Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 23, Tiết 95+96: Đêm nay Bác không ngủ - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 23, Tiết 95+96: Đêm nay Bác không ngủ - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu bài học.

 1 Kiến thức: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông, sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ đồng bào. Nắm được nét đắc sắc về NT của bài thơ: Kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu hiện cảm xúc, tâm trạng, những chi tiết giản dị, tự nhiên à giàu sức truyền cảm, thể thơ 5 chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện.

 2 Kỹ năng :Rèn kĩ năng phân tích thể thơ ngũ ngôn

 3 Thái độ: Giáo dục lòng yêu kính đối với vị cha già dân tộc

II.Các kỹ năng sống cơ bản đượ giáo dục trong bài

 Kỹ năng nhận thức , kỹ năng lắng nghe tích cực và trình bày suy nghĩ

II Đồ dùng :

 1 .Giáo viên:Bảng phụ ghi đoạn văn mẫu.

 2.Học sinh :Chuẩn bị bài ở nhà

 III Phương pháp

 Vấn đáp ,thuyết trình,thảo luận nhóm,.phân tích ,bình

 IV. Tiến trình tổ chức dạy học

 1.ổn định

 2.Kiểm tra: GV tiến hành kiểm tra 15ph

Phân tích diễn biến tâm trạng Phrăng trong buổi học cuối cùng?

( Tâm trạng .Đầu tiên ý định trốn học .

 Trong giờ học chăm chú nghe giảng .

 Xấu hổ vì lười học .

 Cảm thấy tiếc nuối vì đây là buổi học cuối cùng .

 Kính trọng thầy giáo .)

 3.Tiến trình tổ chức dạy học

* Khởi động

 Một canh, hai canh, lại ba canh

 .hồn quanh.

 Ko ngủ được đã trở thành quen thuộc đối với Bác . Ko ngủ được vì còn lo cho đất nước còn giặc ngoại xâm, lo cho nhân dân phải làm lô lệ. “ Đêm nay Bác ko ngủ “ là một trong muôn vàn những đêm ko ngủ của Bác. Vậy nguyên nhân nàokhiến đêm nay Bác ko ngủ được chúng ta cùng tìm hiểu.

Tiến trình dạy học

 

doc 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 483Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 23, Tiết 95+96: Đêm nay Bác không ngủ - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24-02-2011
Ngày giảng: 6A 26-02-2011
 6B 28- 29-02-2011 
Ngữ văn Bài 23
 Tiết 95-96 : Đêm nay Bác không ngủ
I. Mục tiêu bài học.
 1 Kiến thức: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông, sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ đồng bào. Nắm được nét đắc sắc về NT của bài thơ: Kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu hiện cảm xúc, tâm trạng, những chi tiết giản dị, tự nhiên à giàu sức truyền cảm, thể thơ 5 chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện.
 2 Kỹ năng :Rèn kĩ năng phân tích thể thơ ngũ ngôn
 3 Thái độ: Giáo dục lòng yêu kính đối với vị cha già dân tộc
II.Các kỹ năng sống cơ bản đượ giáo dục trong bài 
 Kỹ năng nhận thức , kỹ năng lắng nghe tích cực và trình bày suy nghĩ 
II Đồ dùng :
 1 .Giáo viên:Bảng phụ ghi đoạn văn mẫu.
 2.Học sinh :Chuẩn bị bài ở nhà 
 III Phương pháp 
 Vấn đáp ,thuyết trình,thảo luận nhóm,.phân tích ,bình
 IV. Tiến trình tổ chức dạy học 
 1.ổn định 
 2.Kiểm tra: GV tiến hành kiểm tra 15ph
Phân tích diễn biến tâm trạng Phrăng trong buổi học cuối cùng?
( Tâm trạng .Đầu tiên ý định trốn học ....
 Trong giờ học chăm chú nghe giảng ....
 Xấu hổ vì lười học .......
 Cảm thấy tiếc nuối vì đây là buổi học cuối cùng ....
 Kính trọng thầy giáo ..............................................)
 3.Tiến trình tổ chức dạy học
* Khởi động 
 Một canh, hai canh, lại ba canh
.hồn quanh. 
 Ko ngủ được đã trở thành quen thuộc đối với Bác . Ko ngủ được vì còn lo cho đất nước còn giặc ngoại xâm, lo cho nhân dân phải làm lô lệ. “ Đêm nay Bác ko ngủ “ là một trong muôn vàn những đêm ko ngủ của Bác. Vậy nguyên nhân nàokhiến đêm nay Bác ko ngủ được chúng ta cùng tìm hiểu.
Tiến trình dạy học 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Thời gian
Nội dung
Hoạt động 1:Đọc và tìm hiểu chú thích
Mục tiêu :HS đọc và nắm nội dung văn bản về tác gia ,tác phẩm và các chú thích khác 
- GV hướng dẫn đọc: giọng đọc trầm ở đoạn 1. Đoạn 2 đọc thể hiện sự ngạc nhiên. Đoạn 3 hạ giọng.
- gv đọc mẫu -> học sinh đọc.
H. Em có hiểu biết gì về tác giả Minh Huệ?
GV giảng mở rộng về tác giả.......
H. Bài thơ viết trong hoàn cảnh nào?
H. Hiểu thế nào là đội viên vệ quốc? Đinh ninh ? 
- học sinh tìm hiểu các chú thích SGK.
Hoạt động 2 :Bố cục 
HS căn cứ vào nội dung văn bản chia bố cục văn bản và khai thác văn bản theo bố cục 
H.Căn cứ vào nội dung văn bản Em chia văn bản làm mấy phần ?Nội dung ? 
H. Bài thơ làm theo thể thơ gì? 
(5 tiếng /câu, 4 câu/khổ. gieo vần chân, vần liền- thể thơ ngũ ngôn).
- GV: Bài thơ như một câu chuyện kể. 
H. Hãy kể lại câu chuyện đó?
- HS kể lại truyện.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung văn bản 
Mục tiêu :HS khai thác văv bản làm nổi bật giá trị nghệ thuật và nội dung văn bản
H. Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nhận của ai? 
 (Anh đội viên)
H. Vì sao nhà thơ lại không trực tiếp miêu tả Bác? Cách miêu tả đó có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ hình ảnh Bác?
(Anh đội viên là người chứng kiến, Hình tượng BH hiện ra tự nhiên, vừa có tính KQ vừa đặt trong mối quan hệ gần gũi với chiến sĩ, làm cho câu chuyện rất thực và cảm động)
H. Câu chuyện xảy ra trong một không gian, thời gian như thế nào?
H. Nhận xét cách dùng từ ngữ của tác giả? Qua đó em hình dung thời gian, không gian xảy ra câu chuyện ra sao?
H. Dưới con mắt và sự cảm nhận của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như thế nào?
H. Bác có những cử chỉ, việc làm gì?
H. Em hiểu như thế nào là nhón chân?
H. Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ và lời kể của tác giả?
H. Em có cảm nhận gì về hình tượng Bác trong lần đầu thức giấc của anh đội viên?
H. Vì sao Bác lại có những cử chỉ, việc làm như vậy?
- GV bình
 Thật khó có thể phân biệt được đâu là tình thương của lãnh tụ, đâu là tình thương của người cha trong những câu thơ mộc mạc xúc động lòng người. Bởi tất cả đều giản dị như chính cuộc sống của Bác
H. Trong bài thơ có nói đến lần thứ hai thức giấc của anh đội viên không? Tại sao lại như vậy?
(Không kể mà dùng dấu(). Kể như vậy cô đọng và thấy được sự thay đổi khác nhau trong tâm trạng anh đội viên và tập trung làm nổi bật hình tượng Bác Hồ.)
- GV: Vậy làn thứ ba thức dậy anh đội viên thấy gì? Tâm trạng của anh ra sao? Giờ sau chúng ta tìm hiểu.
 Tiết 2 (tiếp)
Bác Hồ, vị cha già kính yêu của dân tộc, Bác ra đi vào cõi vĩnh hằng đã hơn 30 năm nhưng hình ảnh Bác luôn in đâm trong mỗi người dân Việt Nam. Cái lớn lao vĩ đại trong con người Bác được nhà thơ Tố Hữu 
“ ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
..
Như dòng sông chảy nặng phù sa”
 - Tấm lòng Bác như vậy đó, để thấy được hình tượng Bác thể hiện trong bài thơ tiếp tục như thế nào? Tình cảm của anh đội viên với Bác ra sao? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài.
H. Lần thứ ba thức dậy anh đội viên thấy Bác như thế nào?
H. Em hiểu như thế nào là "Đinh ninh, phăng phắc"?
(GV giảng mở rộng )
H. Tại sao tác giả miêu tả hình dáng Bác trong lần thứ 3 ko dùng từ Lặng yên như lần 1 mà dùng từ đinh ninh.?
(Thể hiện chiều sâu tâm trạng, sự tập trung suy nghĩ đến cao độ).
H. Với sự lo nghĩ của anh đội viên, Bác có dãi bày tấm lòng để anh đội viên biết không?
(Có vì Bác thương chiến sĩ ngoài mặt trận ...)
H. Theo em trong bài thơ có mấy lần Bác nói với anh chiến sĩ? Đó là những lần nào?
 (HS tìm và trả lời)
H. Em nhận xét gì về những câu trả lời của Bác ? Tại sao lần thứ 3 Bác lại trả lời anh cụ thể rõ ràng như vậy? 
(Bộc lộ nỗi lòng , đó chính là nỗi lo của bác )
H. Khung cảnh trời mưa được nhắc lại trong bài thơ mấy lần? Việc lặp lại ở lần thứ 2 có giống lần đầu ko? 
(Lần đầu đơn thuần là câu tả cảnh, lần 2: trời thì mưa-> trĩu nặng tình cảm lo lắng bồn chồn sốt ruột của Bác đối với đoàn dân công đang nằm dưới đêm mưa trời lạnh.)
H. Nhận xét về cách dùng từ ngữ và cách gieo vần của tác giả?
H. Qua đó em có cảm nhận gì về hình ảnh Bác trong lần thứ ba thức giấc của anh đội viên?
- GV mở rộng:
 Cả đời Người hi sinh vì dân, vì nước
GV: : Tình thương yêu của Bác như vậy đó, còn tình cảm của anh đội viên, của nhân dân ta với Bác ra sao? (Chuyển ý)
H. Diễn biến tâm trạng của anh đội viên trong bài thơ có thay đổi không? Tìm những từ ngữ, câu thơ thể hiện điều đó?
H. Theo em, vì sao anh đội viên lại ngạc nhiên khi thấy bác vẫn ngồi?
(Vì thấy mọi người đều ngủ cả..)
H. Thấy như vậy anh đã có hành động và suy nghĩ gì?
H. Nhận xét về sự phát triển cảm xúc của anh đội viên? Em có suy nghĩ gì về tâm trạng của anh?
H. Lần thứ ba thức giấc thái độ của anh thay đổi như thế nào?
H. Tại sao anh lại vui sướng?
H. Nhận xét về lời thơ của tác giả? Qua đó em hiểu gì về tấm lòng của anh đội viên với Bác?
Bước 3 Khổ cuối 
- HS đọc khổ thơ cuối.
H. Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh gì?
(Bác không ngủ)
H. Tác giả giải thích vì sao Bác không ngủ?
H. Em hiểu thế nào là lẽ thường tình?
(Bình thường ,hay xẩy ra ...)
H. Qua cách giải thích ấy, em hiểu gì về con người Bác?
- GV: Cái lẽ thường tình ấy, đó chính là lòng nhân ái bao la, sự xông pha, nếm trải gian khổ cùng các chiến sĩlà sự hi sinh vì nước vì dân. Người đã hiến dâng cả cuộc đời 79 mùa xuân cho độc lập tự do của dân tộc, đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết: 
"Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta.phù sa"
Hoạt động 4 Ghi nhớ: 
Gv kết luận rút ra nội dung ghi nhớ 
H. Nêu nội dung chính của bài?
- HS đọc ghi nhớ.
- GV chốt kiến thức.
Hoạt động 5 Luyện tập:
Mục tiêu :HS vận dụng làm bài tập 
- HS đọc bài tập 1: Nêu yêu cầu.
- GV gợi ý.
- HS viết ra giấy nháp.
Trình bày trước lớp.
- HS nhận xét. GV bổ sung.
6ph
3ph
23ph
28ph
2ph
8ph
I. Đọc và tìm hiểu chú thích:
1. Đọc 
2. Tìm hiểu chú thích
a. Tác giả: Minh Huệ (SGK)
b. Tác phẩm:
 Bài thơ viết về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch năm 1950.
c. Các chú thích khác:
 (SGK)
II. Bố cục,Thể loại 
Chia 3 phần.
- Mở truyện: Khổ 1.
Thắc mắc của anh đội viên vì sao Bác mãi ko ngủ được? 
- Diễn biến câu chuyện: Khổ 2 -> khổ 15
Câu chuyện giữa anh đội viên với Bác Hồ, trong đêm rừng VB
- Kết truyện: Khổ 16: 
 Lý do ko ngủ được của Bác Hồ.
-Bài thơ làm theo thể ngũ ngôn 
III. Tìm hiểu văn bản
1. Hình tượng Bác Hồ qua cảm nhận của anh đội viên:
* Thời gian, không gian:
+ Đêm khuya, trời mưa lâm thâm.
+ Trong một mái lều tranh xơ xác.
Dùng các từ láy gợi tả.
 Một đêm đông lạnh lẽo thời chiến tranh, loạn lạc.
* Hình tượng Bác Hồ trong lần thức giấc đầu tiên của anh đội viên:
+ Bác vẫn ngồi
Người cha mái tóc bạc
 Lặng yên bên bếp lửa
 Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
+ Việc làm: Đốt lửadém chăn.
+ Cử chỉ: Nhón chân nhẹ nhàng.
Lời kể tự nhiên, chân thành. Từ ngữ gợi cảm.
Bác lớn lao vừa vĩ đại, ân cần nâng niu, chăm sóc giấc ngủ của các anh bộ đội như tình cha con trong một gia đình.
III. Tìm hiểu văn bản (tiếp):
1. Hình tượng Bác Hồ qua sự cảm nhận của anh đội viên:
* Hình tượng Bác Hồ trong lần thứ ba thức giấc của anh đội viên:
+ Bác vẫn ngồi đinh ninh
 Chòm râu im phăng phắc.
+ Bác nhắc nhở: 
Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Bác thương đoàn dân công
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng
Câu thơ kể, kết hợp miêu tả.
Tình thương của Bác thật giản dị, mênh mông như lẽ sống và cuộc đời Bác.
2. Hình ảnh anh đội viên:
+ Anh chợt thức giấc giữa đêm khuya.Ngạc nhiên suy nghĩ: "Mà sao Bác vẫn ngồi".
+ Anh khẽ nói: 
"Bác ơi Bác chưa ngủ
 Bác có lạnh lắm không?"
+ "Anh nằm lo Bác ốm"
 Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian trong đêm.
 Anh thương Bác, lo lắng cho sức khoẻ của Bác.
+ Lần thứ ba thức giấc:
" Anh vội vàng nằng nặc
 Mời Bác ngủ Bác ơi."
+ "Lòng vui sướng
 Anh thức luôn cùng Bác".
Lời văn kể chuyện kết hợp miêu tả, biểu cảm.
 Anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấu hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ. Tình cảm của anh cũng chính là tình cảm của nhân dân đối với Bác.
3. Khổ thơ cuối
" Đêm nay Bác ngồi đó
 Đêm nay Bác không ngủ
 Vì một lẽ thường tình
 Bác là Hồ Chí Minh"
Bài thơ kết thúc bằng một lời giải thích giản dị, chân thành.
-Hình ảnh Bác thật giản dị nhưng lớn lao, vĩ đại. Chính sự giản dị đó đã làm nên sự vĩ đại của Người.
IV. Ghi nhớ:
 (SGK- 67)
V. Luyện tập:
Bài tập 1:
 Dựa vào bài thơ, viết bài văn ngắn bằng lời của người chiến sĩ kể về kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ?
 Gợi ý:
- Về nội dung:
HS dựa vào phần phân tích diễn biến tâm trạng của anh bộ đội khi chứng kiến một đêm không ngủ của Bác để viết đoạn văn.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự (ngôi thứ nhất).
- Hình thức: là đoạn văn hoàn chỉnh.
 4. Củng cốvà hướng dẫn học bài
 - GV hệ thống bài giảng.
 - HS đọc diẽn cảm bài thơ.
- Học thuộc lòng bài thơ. Phân tích hình tượng Bác Hồ và diễn biến tâm trạng của anh đội viên.
 - Chuẩn bị bài: ẩn dụ.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van t95-96.doc