Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 23 - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 23 - Năm học 2012-2013

HDĐT: SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT

- Đặng Thai Mai -

A. Mức độ cần đạt

- Thấy được những lí lẽ, chứng cứ có sức thuyết phục và toàn diện mà tác giả đã sử dụng để lập luận trong văn bản.

- Hiểu được sự giàu đẹp của tiếng Việt.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

1. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Đặng Thai Mai.

- Những đặc điểm của tiếng Việt.

- Những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.

2. Kỹ năng

- Đọc – hiểu văn bản nghị luận.

- Nhận ra được hệ thống luận điểm và cách trình bày luận điểm trong bài văn.

- Phân tích được lập luận thuyết phục của tác giả trong văn bản.

3. Thái độ: Hiểu được những nét chung về sự giàu đẹp của Tiếng Việt qua việc phân tích, chứng minh của tác giả.

C. Phương pháp

Vấn đáp, thuyết trình, phân tích và cảm nhận văn bản.

III. Tiến trình dạy học

 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: 7A1 .

 2. Bài cũ: Nghệ thuật nghị luận ở văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” có gì đặc sắc? Với nghệ thuật đặc sắc ấy, tác giả đã tập trung làm sáng tỏ vấn đề gì?

 

doc 9 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 905Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 23 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23	 Ngày soạn: 26/01/13
TIẾT 85 	Văn bản:	 Ngày dạy: 29/01/13
HDĐT: SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
- Đặng Thai Mai - 
A. Mức độ cần đạt
- Thấy được những lí lẽ, chứng cứ có sức thuyết phục và toàn diện mà tác giả đã sử dụng để lập luận trong văn bản.
- Hiểu được sự giàu đẹp của tiếng Việt.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Đặng Thai Mai.
- Những đặc điểm của tiếng Việt.
- Những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.
2. Kỹ năng
- Đọc – hiểu văn bản nghị luận.
- Nhận ra được hệ thống luận điểm và cách trình bày luận điểm trong bài văn.
- Phân tích được lập luận thuyết phục của tác giả trong văn bản.
3. Thái độ: Hiểu được những nét chung về sự giàu đẹp của Tiếng Việt qua việc phân tích, chứng minh của tác giả.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, phân tích và cảm nhận văn bản.
III. Tiến trình dạy học 
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: 7A1..............................................
 2. Bài cũ: Nghệ thuật nghị luận ở văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” có gì đặc sắc? Với nghệ thuật đặc sắc ấy, tác giả đã tập trung làm sáng tỏ vấn đề gì?
 3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
 Trải qua bao cuộc thăng trầm của đất nước, người Việt Nam ta đã có thể tự hào về tiếng nói và chữ viết của mình. Điểu này giáo sư Đặng Thai Mai cũng đã đề cập đến một cách chi tiết, cụ thể trong bài nghiên cứu dài “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”. Vậy Tiếng Việt của chúng ta được giáo sư đề cập đến như thế nào? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em giải đáp được những thắc mắc trên. 
* Tiến trình bài dạy:
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
? Trình bày những hiểu biết của mình về tác giả Đặng Thai Mai?
Hs dựa vào chú thích * (Sgk), trả lời.
? Nêu xuất xứ của tác phẩm?
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc – hiểu văn bản
Đọc rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh khi đọc những câu mở đầu, kết luận. Gv đọc mẫu, Hs đọc hết bài.
Yêu cầu Hs theo dõi mục Chú thích.
? Ngoài những từ khó mà Sgk đã giải thích, các em còn thấy có từ nào khó hiểu nữa không?
Có thể chia văn bản này thành mấy phần? Nêu nội dung mỗi phần?
Gv: Thực ra, đây chỉ là một đoạn trích từ bài nghiên cứu của giáo sư Đặng Thai Mai nên khi phân chia bố cục không thể có 3 phần như những văn bản khác mà chúng ta đã từng phân tích. 
- Đoạn 1: Từ đầu “qua các thời kỳ lịch sử”: Nêu nhận định tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay và giải thích nhận định ấy.
- Đoạn 2: phần còn lại: Chứng minh cái đẹp và sự giàu có, phong phú (cái hay) của tiếng Việt về các mặt: ngữ âm, từ vựng, cú pháp. Sự giàu đẹp ấy cũng là một chứng cứ về sức sống của tiếng Việt.
? Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Hướng dẫn phân tích cụ thể
 ? Phần đầu của bài viết tác giả đã nêu vấn đề nghị luận ở câu văn nào? Nhận xét cách nêu vấn đề của tác giả? -> Tác giả đã nêu vấn đề một cách ngắn gọn, súc tích, trong câu: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”. 
? Sau khi nêu vấn đề, tác giả đã giải thích cụ thể về cái đẹp và cái hay của Tiếng Việt như thế nào?
-> Cái đẹp của tiếng Việt là sự hài hoà về âm hưởng, thanh điệu; Cái hay của tiếng Việt là sự tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng để diễn đạt tư tưởng, tình cảm của con người, thoả mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hoá xã hội.
? Em hãy nhận xét cách lập luận của tác giả trong đoạn văn này? -> Cách lập luận của tác giả ngắn gọn, rành mạch, đi từ ý khái quát đến ý cụ thể nên dễ theo dõi.
? Em hãy cho biết tác giả đã dựa trên những đặc sắc nào trong cấu tạo của tiếng Việt để chứng minh cái đẹp của nó?
-> Tác giả đưa ra những chứng cứ: Giàu chất nhạc, uyển chuyển trong câu kéo. 
? Chất nhạc của TV được xác nhận trên các chứng cứ nào trong đời sống và khoa học?
-> Ấn tượng của người nước ngoài khi nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân đều nhận xét: Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc. Bên cạnh đó là cấu tạo đặc biệt của TV với hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú, giàu thanh điệu, giàu hình tượng ngữ âm.
Trong bài tác giả chưa đưa ra các dẫn chứng cụ thể về sự giàu chất nhạc của tiếng Việt. Em hãy tìm và đưa ra một số ví dụ về văn, thơ hay ca dao mà em cho là giàu chất nhạc nhất? (Học sinh tìm và đọc.)
? Tính uyển chuyển của TV được xác nhận trên các chứng cớ nào trong đời sống? 
-> Tác giả đã đưa ra lời nhận xét của các giáo sĩ nước ngoài: “TV rất ngon lành trong tục ngữ”.
? Em hãy nhận xét cách nghị luận của tác giả?
-> Việc kết hợp giữa chứng cớ khoa học và đời sống làm cho lí lẽ trở nên sâu sắc nhưng còn thiếu các dẫn chứng cụ thể trong văn học à có phần khô cứng và khó hiểu đối với người đọc thông thường. 
Giáo viên yêu cầu theo dõi tiếp đoạn văn 
Thảo luận: Cho biết tác giả quan niệm như thế nào về một thứ tiếng hay? Tác giả đã đưa ra những chứng cớ nào để xác định cái hay đó của Tiếng Việt? -> Tác giả quan niệm một thứ tiếng hay phải thoả mãn nhu cầu trao đổi tình cảm, ý nghĩ giữa người với người.
- Tác giả đưa ra những chứng cứ: TV dồi dào về cấu tạo từ ngữ, về hình thức diễn đạt; Từ vựng tăng; Ngữ pháp uyển chuyển, chính xác hơn; Không ngừng đặt ra những từ mới, cách nói mới thoả mãn những yêu cầu đời sống văn hoá ngày một phức tạp về mọi mặt
Yêu cầu Hs lấy thêm một số dẫn chứng trong thơ ca
So sánh cách lập luận ở đoạn này với đoạn trên?
-> Cách lập luận giống nhau: Đi từ khái quát đến cụ thể theo cách diễn dịch - phân tích.
Cái hay và cái đẹp trong tiếng Việt có quan hệ ntn?
-> Cái hay và cái đẹp trong tiếng Việt có quan hệ gắn bó: cái đẹp của Tiếng việt đi liền với cái hay, ngược lại cái hay cũng tạo ra vẻ đẹp của TV.
Mục đích tác giả cho in nghiêng câu cuối cùng trong văn bản nhằm mục đích gì?
-> Khẳng định sức sống hùng hồn của tiếng Việt.
Qua bài học này, em hiểu thêm gì về TV và nghĩ mình sẽ làm gì cho sự giàu đẹp của TV?
-> Biết thêm TV hay và đẹp trên nhiều phương diện, có phẩm chất bền vững, có khả năng sáng tạo.
Tổng kết: Nghệ thuật nghị luận của tác giả có gì đặc biệt? Điều mà tác giả muốn nói với chúng ta là gì? 
-> Nghệ thuật nghị luận của tác giả đặc biệt ở chỗ là có sự kết hợp giữa giải thích, chứng minh và bình luận
Luyện tập
Bt1 và Bt2 Gv gợi ý, Hs về nhà làm.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
GV nêu yêu cầu để Hs tự học ở nhà
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: Đặng Thai Mai (1902 – 1984)
2. Tác phẩm: 
- Văn bản trích phần đầu từ bài nghiên cứu “Tiếng việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”, in năm 1967.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
 2.1. Bố cục: 2 đoạn
2.2. Phương thức biểu đạt: Nghị luận
2.3. Phân tích
 a. Nhận định chung về phẩm chất của Tiếng Việt
- Tác giả đã nêu vấn đề một cách ngắn gọn: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”. 
- Giải thích cụ thể về cái hay và cái đẹp của Tiếng Việt: Nói thế có nghĩa là nói rằng
-> Điệp ngữ: Nhấn mạnh và thể hiện tính chất giải thích của đoạn văn.
à Cách lập luận của tác giả ngắn gọn, rành mạch, đi từ ý khái quát đến ý cụ thể, người đọc dễ theo dõi, dễ hiểu.
b. Những biểu hiện giàu đẹp của Tiếng Việt
* Tiếng Việt đẹp
- Giàu chất nhạc:
 + Ấn tượng của người nước ngoài khi nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân.
 + Cấu tạo đặc biệt của tiếng Việt với hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú; giàu thanh điệu; giàu hình tượng ngữ âm
- Uyển chuyển trong câu kéo
-> Sử dụng nghệ thuật mở rộng câu, kết hợp lập luận theo kiểu diễn dịch - phân tích.
à Việc kết hợp giữa chứng cứ khoa học và đời sống làm cho lí lẽ trở nên sâu sắc, chứng minh được cụ thể vẻ đẹp của Tiếng Việt. 
* Tiếng Việt hay
- Quan niệm của tác giả: một thứ tiếng hay phải thoả mãn nhu cầu trao đổi tình cảm, ý nghĩ giữa người với người.
- Tác giả đưa ra những chứng cứ:
 + Dồi dào về cấu tạo từ ngữ, về hình thức diễn đạt.
 + Từ vựng ngày một tăng.
 + Ngữ pháp uyển chuyển, chính xác hơn.
 + Không ngừng đặt ra những từ mới, cách nói mới, khái niệm mới.
-> Thoả mãn những yêu cầu đời sống văn hoá ngày một phức tạp về mọi mặt.
** Giữa cái hay và cái đẹp trong tiếng Việt có quan hệ gắn bó. Cái đẹp của Tiếng việt đi liền với cái hay, ngược lại cái hay cũng tạo ra vẻ đẹp của TV.
c. Khẳng định sức sống của tiếng Việt
- Tiếng Việt với khả năng thích ứng của nó là biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc.
-> Tác giả là nhà khoa học yêu tiếng nói của dân tộc, có tinh thần dân tộc, am hiểu và trân trọng giá trị của tiếng Việt.
3. Tổng kết
- NT:
- ND:
* Ý nghĩa: 
- Tiếng Việt mang trong nó những giá trị văn hóa rất đáng tự hào của người Việt Nam
- Trách nhiệm giữ gìn, phát triển tiếng nói dân tộc của mỗi người Việt Nam
4. Luyện tập
III. Hướng dẫn tự học
- Đọc kỹ văn bản, nắm nội dung bài học.
- So sánh cách sắp xếp lí lẽ, dẫn chứng của văn bản này với văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN 22	 Ngày soạn: 26/01/13
TIẾT 86 	 Ngày dạy: 29/01/13
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU 
A. Mức độ cần đạt	
- Nắm được đặc điểm, công dụng của trạng ngữ; nhận biết trạng ngữ trong câu.
- Biết mở rộng câu bằng cách thêm vào câu thành phần trạng ngữ phù hợp.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Một số trạng ngữ thường gặp.
- Vị trí của trạng ngữ trong câu.
2. Kỹ năng: 
- Nhận biết thành phần trạng ngữ của câu.
- Phân biệt các loại trạng ngữ.
3. Thái độ: Vừa ôn lại thành phần trạng ngữ đã học ở tiểu học vừa biết thêm trạng ngữ cho câu.
C. Phương pháp: 
Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 7A1..............................................
2. Bài cũ: Thế nào là câu đặc biệt? Lấy ví dụ.
3. Bài mới: Bên cạnh các thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ, trong câu còn có sự tham gia của các thành phần khác, chúng sẽ bổ sung nghĩa cho nòng cốt câu. Một trong những thành phần cô muốn đề cập trong tiết học hôm nay đó là thành phần trạng ngữ.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm của trạng ngữ
Gv treo bảng phụ ghi đoạn văn trong Sgk.
Gọi hs đọc các ví dụ.
 Em hãy xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên?
Hs xác định, Hs khác bổ sung (nếu cần). 
Gv nhận xét, chữa bài.
? Về ý nghĩa trạng ngữ có vai trò gì ?
-> Trạng ngữ có vai trò bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu, giúp cho ý nghĩa của câu cụ thể hơn.
? Còn hình thức, các em thấy trạng ngữ trên đứng ở vị trí nào trong câu? Và thường được nhận biết bằng dấu hiệu nào?
-> Trạng ngữ thường có thể đứng ở đầu câu, cuối câu và giữa câu. Và thường được nhận biết bằng một quãng ngắt hơi khi nói, dấu phẩy khi viết.
Gv: Về bản chất, thêm trạng ngữ cho câu tức là ta đã thực hiện một trong những cách mở rộng câu.
Gv lấy thêm ví dụ trạng ngữ chỉ nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức
Vì bị sốt, Nam không đi học.
-> Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
? Vậy, trạng ngữ có những đặc điểm gì?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc.
Em hãy đặt câu có sử dụng trạng ngữ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
BT1: Trong câu a, b, c, d, từ “Mùa xuân” nào trong câu là trạng ngữ? Các từ còn lại đóng vai trò gì?
Hs đứng tại chỗ trả lời.
Hs khác nhận xét. Gv chữa bài.
BT2+3a: Căn cứ vào cấu tạo câu, thành phần ngữ pháp, xác định trạng ngữ trong các đoạn?
 Hãy phân loại trạng ngữ ở bài tập 2?
Gv tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm cả hai bài tập cùng một lúc.
Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên trình bày trên bảng.
Gv chữa bài.
 Kể thêm những trạng ngữ khác mà em biết? Cho ví dụ.
(Câu này dành cho Hs khá giỏi.)
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu để Hs tự học ở nhà.
I. Tìm hiểu chung
1. Đặc điểm của trạng ngữ
 a. Phân tích ví dụ
- Dưới bóng tre xanh -> Trạng ngữ chỉ nơi chốn.
- Đã từ lâu đời -> Trạng ngữ chỉ thời gian.
- Đời đời, kiếp kiếp -> Trạng ngữ chỉ thời gian.
- Từ nghìn đời nay -> Trạng ngữ chỉ thời gian.
=> Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hoặc ở giữa câu.
 2. Ghi nhớ: (Sgk/39)
II. Luyện tập
BT1: Trong 4 câu đã cho chỉ có từ “Mùa xuân” trong câu b là trạng ngữ: xác định thời gian.
a. Mùa xuân giữ vai trò chủ ngữ và vị ngữ.
c. Mùa xuân giữ vai trò phụ ngữ cho động từ.
d. Mùa xuân giữ vai trò là câu đặc biệt.
BT 2+3: Tìm trạng ngữ trong các đoạn trích – phân loại:
a. + Như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết.
 -> Trạng ngữ cách thức.
+ Khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi.
-> Trạng ngữ chỉ thời gian.
+ Trong cái vỏ xanh kia
-> Trạng ngữ chỉ nơi chốn.
+ Dưới ánh nắng
-> Trạng ngữ chỉ nơi chốn.
b. Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây.
-> Trạng ngữ cách thức.
III. Hướng dẫn tự học
- Nắm nội dung bài học, học thuộc Ghi nhớ.
- Viết một đoạn văn ngắn có câu chứa thành phần trạng ngữ. Chỉ ra các trạng ngữ và giải thích lí do trạng ngữ được sử dụng trong các câu văn đó.
- Chuẩn bị 2 bài tiếp theo.
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN 23	 Ngày soạn: 28/01/13
TIẾT 87 	 	 Ngày dạy: 31/01/13
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
A. Mức độ cần đạt	
Hiểu mục đích, tính chất và các yếu tố của của phép lập luận chứng minh.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Đặc điểm của phép lập luận chứng minh trong bài văn nghị luận.
- Yêu cầu cơ bản về luận điểm, luận cứ của phương pháp lập luận chứng minh.
2. Kỹ năng
- Nhận biết phương pháp lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
- Phân tích phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
3. Thái độ: Hiểu mục đích, tính chất và các yếu tố của của phép lập luận chứng minh để vận dụng trong bài làm văn nghị luận chứng minh.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 7A1..............................................
2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của 2 Hs.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Trong các tiết học trước các em đã được tìm hiểu rất kỹ về văn nghị luận. Tuy nhiên, đó chỉ là tên gọi chung của một số thể văn (chứng minh, phân tích, giải thích, bình luận). Hôm nay chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích một thể loại cụ thể, đó là kiểu bài nghị luận chứng minh qua bài học hôm nay.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về mục đích và phương pháp chứng minh
? Trong đời sống, khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải làm ntn?
 -> Em phải tìm những dẫn chứng để thuyết phục, để chứng tỏ là mình nói sự thật. Ví dụ như đưa ra những vật chứng (đồ vật, tranh ảnh) hay nhân chứng (mời ai đó từng chứng kiến sự việc) làm chứng.
? Gv cho Hs quan sát một thẻ sinh viên hoặc học sinh, một giấy khai sinh, chứng minh nhân dân và hỏi những giấy tờ này chứng minh về điều gì?
-> Thẻ sinh viên hoặc thẻ học sinh là chứng minh người đó là sinh viên hay học sinh. Giấy khai sinh là bằng chứng về ngày sinh. Chứng minh nhân dân là chứng minh tư cách công dân.
?Từ những ví dụ trên em hãy rút ra nhận xét: Thế nào là chứng minh?
-> Chứng minh trong đời sống là đưa ra những bằng chứng để làm sáng tỏ sự đúng đắn của vấn đề.
 ? Tuy nhiên, trong văn nghị luận, khi người ta chỉ được dùng lời văn, (không được dùng nhân chứng và vật chứng) thì làm sao để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đáng tin cậy và đúng sự thật?
 -> Muốn chứng minh vấn đề trong bài văn nghị luận chỉ có cách dùng lý lẽ, bằng chứng chân thực để làm sáng tỏ.
* Hs đọc, thảo luận bài “Đừng sợ vấp ngã”
Gọi học sinh đọc bài văn.
? Luận điểm chính của bài văn này là gì? Hãy tìm những câu văn mang luận điểm đó.
? Để khuyên người ta “Đừng sợ vấp ngã” bài văn đã lập luận như thế nào? Các sự thật được dẫn ra có đáng tin không?
Bài văn chứng minh bằng cách nêu chân lý trước sau đó chứng minh cho chân lý bằng cách đưa ra hai ý:
Ý 1: Vấp ngã là thường và lấy ví dụ mà ai cũng có kinh nghiệm để chứng minh.
Ý 2: Những người nổi tiếng cũng đã từng vấp ngã, nhưng vấp ngã không gây trở ngại cho họ trở thành người nổi tiếng. Bài viết nêu ra 5 danh nhân mà ai cũng thừa nhận.
Dẫn chứng nêu ra rất đáng tin cậy, được mọi người thừa nhận. Văn bản đã chứng minh từ gần đến xa, từ bản thân đến người khác theo cách lập luận chặt chẽ,.
? Qua việc tìm hiểu văn bản, em hiểu phép lập luận chứng minh là gì?
Hs trả lời, Gv tóm ý dẫn đến Ghi nhớ (Sgk/42).
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
 Gọi Hs đọc bài văn Không sợ sai lầm:
 Bài văn nêu lên luận điểm gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm.
Để chứng minh luận điểm của mình, người viết nêu ra những luận cứ nào? 
 Những luận cứ ấy có sức thuyết phục không?
Cách lập luận chứng minh của bài này có gì khác so với bài “Đừng sợ vấp ngã”?
 Hs thảo luận nhóm để tìm ra câu trả lời.
 Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Gv chữa bài.
* Gv hướng dẫn Hs đọc phần Đọc thêm
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn để Hs về nhà tự học thêm.
I. Tìm hiểu chung về mục đích và phương pháp chứng minh
1. Khái niệm chứng minh: 
- Trong đời sống: chứng minh là dùng chứng cớ, sự thật để xác nhận một điều gì đó đáng tin.
- Trong văn nghị luận: Chứng minh là một phép lập luận vận dụng lí lẽ, dẫn chứng nhằm khẳng định một luận điểm nào đó là đúng đắn. 
 Các lí lẽ và bằng chứng phải được lựa chọn, thẩm tra, chân thực và đã được thừa nhận. 
2. Văn bản “Đừng sợ vấp ngã”
- Luận điểm chính: Đừng sợ vấp ngã.
- Câu văn mang luận điểm:
 + Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ.
 + Vậy xin bạn chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.
- Cách thức lập luận:
 + Oan Đi-xnây từng bị tòa báo sa thải vì thiếu ý tưởng.
 + Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình.
 + Lép Tôn-xtôi, tác giả bộ tiểu thuyết nổi tiếng “Chiến tranh và hòa bình” bị đình chỉ học vì “vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập”.
 + He-ri Pho thất bại và cháy túi tới 5 lần trước khi đi tới thành công.
 + Ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng, En-ri-cô Ca-ru-xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được.
-> Dùng dẫn chứng thực tế để chứng minh, có sức thuyết phục cao.
* Ghi nhớ: (Sgk/42)
TIẾT 2
II. Luyện tập
* Văn bản “Không sợ sai lầm”
- Luận điểm chính: Không sợ sai lầm.
Câu văn mang luận điểm:
 + Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy thì đó...
 + Thất bại là mẹ thành công.
 + Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.
- Luận cứ:
 + Người sợ sai lầm là người trốn tránh thực tế , không tự lập được.
 + Sai lầm cũng có mặt lợi.
 + Khẳng định không thể tránh được sai lầm, phải biết chấp nhận nó và kết luận thất bại là mẹ thành công.
 + Nêu ra những cách ứng xử của con người khi phạm sai lầm.
 + Khẳng định không sợ sai lầm mới làm chủ số phận của mình.
-> Đó là những luận cứ hiển nhiên, giàu sức thuyết phục làm sáng tỏ luận điểm.
+ Văn bản này dùng hệ thống lý lẽ để lập luận. Văn bản Đừng sợ vấp ngã dùng dẫn chứng để chứng minh.
* Đọc thêm
III. Hướng dẫn tự học
- Nắm nội dung bài học, học thuộc phần Ghi nhớ.
- Sưu tầm một vài văn bản nghị luận chứng minh làm tài liệu học tập.
- Chuẩn bị 2 bài tiếp theo: Thêm trạng ngữ cho câu và Cách làm bài văn lập luận chứng minh.
E. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 7 TUAN 23.doc