Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 17 - Lê Thị Trang - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 17 - Lê Thị Trang - Năm học 2012-2013

A. Mức độ cần đạt

- Thấy được vẻ đẹp của cảnh sắc, thiên nhiên, con người và tình cảm đậm đà, sâu sắc của tác giả đối với Sài Gòn.

- Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả.

- Cảm nhận được tình yêu quê hương của một người miền Bắc sống ở miền Nam qua lối viết tùy bút tài hoa, độc đáo.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Những nét đẹp riêng của thành phố Sài Gòn: thiên nhiên, khí hậu, cảnh quan và phong cách con người.

- Nghệ thuật biểu cảm nồng nhiệt, chân thành của tác giả.

- Một số hiểu biết bước đầu về tác giả Vũ Bằng.

- Cảm xúc về những nét riêng của cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội, về miền Bắc qua nỗi lòng “sầu xứ”, tâm sự day dứt của tác giả.

 2. Kỹ năng

- Đọc - hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm

- Biểu hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc qua những hiểu biết cụ thể.

- Đọc - hiểu văn bản tùy bút.

 

doc 10 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 708Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 17 - Lê Thị Trang - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17	Ngày soạn: 15/12/12
TIẾT 65 	Ngày dạy: 17/12/12
HDĐT: SÀI GÒN TÔI YÊU
(Minh Hương)
A. Mức độ cần đạt
- Thấy được vẻ đẹp của cảnh sắc, thiên nhiên, con người và tình cảm đậm đà, sâu sắc của tác giả đối với Sài Gòn.
- Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả.
- Cảm nhận được tình yêu quê hương của một người miền Bắc sống ở miền Nam qua lối viết tùy bút tài hoa, độc đáo.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Những nét đẹp riêng của thành phố Sài Gòn: thiên nhiên, khí hậu, cảnh quan và phong cách con người.
- Nghệ thuật biểu cảm nồng nhiệt, chân thành của tác giả.
- Một số hiểu biết bước đầu về tác giả Vũ Bằng.
- Cảm xúc về những nét riêng của cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội, về miền Bắc qua nỗi lòng “sầu xứ”, tâm sự day dứt của tác giả.
 2. Kỹ năng
- Đọc - hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm
- Biểu hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc qua những hiểu biết cụ thể.
- Đọc - hiểu văn bản tùy bút.
- Phân tích áng văn xuôi trữ tình giàu chất thơ, nhận biết và làm rõ vai trò của các yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm.
 3. Thái độ: 
- Hiểu được những tình cảm mà tác giả Minh Hương dành cho Sài Gòn.
- Cảm nhận được tình cảm của tác giả dành cho mùa xuân Bắc Việt nói chung và mùa xuân Hà Nội nói chung.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, cảm nhận và phân tích tác phẩm.
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: 7A1
 2. Bài cũ: Thế nào là tùy bút?Đọc thuộc lòng và diễn cảm đoạn văn thứ 3 trong bài “Một thứ quà của lúa non: Cốm”. 
 3. Bài mới: Sài Gòn từng được mệnh danh là Hòn ngọc viễn đông, chan hòa nắng gió - nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 tại bến cảng Nhà Rồng – trở thành niềm tự hào vô hạn trong mỗi trái tim người Việt Nam. Hôm nay, cô trò ta lại đến thăm Sài Gòn qua những trang tùy bút chân thành và sôi động của một người con Sài Gòn: Minh Hương.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
 Em biết gì về thành phố SG? Kể tên một số tác phẩm thơ văn, nhạc viết về Sài Gòn? Nắng Sài Gòn; Tiến về Sài Gòn, Tp Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người
 Em hãy nhắc lại thế nào là tùy bút?	
 Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản
Gv yêu cầu giọng đọc: Giọng đọc hồ hởi, vui tươi, hăm hở, sôi động; chú ý các từ ngữ địa phương
Gv đọc mẫu 1 đoạn, gọi Hs đọc các đoạn tiếp theo.
Giải thích từ khó theo Chú thích Sgk.
Văn bản này có thể chia làm mấy phần?
Phần 1: Từ đầu đến tông chi họ hàng: Những ấn tượng chung về Sài Gòn và tình yêu của tác giả.
Phần 2: Tiếp đó đến leo lên hơn năm triệu: Cảm nhận và bình luận về phong cách con người Sài Gòn.
Phần 3: Đoạn còn lại: Khẳng định tình yêu của tác giả đối với thành phố.
Gv: Cách phân chia bố cục một cách tương đối. Thực ra, bài tùy bút này được liên kết từ các đoạn nhỏ, theo mạch cảm xúc của người viết.
 Nêu phương thức biểu đạt của văn bản?
Hướng dẫn phân tích cụ thể
Tác giả đã so sánh Sài Gòn với cái gì? Tác dụng của so sánh ấy? Hs theo dõi đoạn đầu của văn bản trả lời
 Tác giả cảm nhận về thiên nhiên, khí hậu ở Sài Gòn như thế nào? Qua đó, tác giả bộc lộ tình cảm gì?
-> Ở đây, tác giả đã bộc lộ tình yêu nồng nhiệt, thiết tha với thành phố của mình. Chính từ tình yêu ấy mà tác giả đã cảm nhận được nhiều vẻ đẹp và nét riêng. Thậm chí cả những điều tưởng chừng không mấy dễ chịu như sự “trái chứng” thay đổi đột ngột của thời tiết, những cơn mưa nhiệt đới ào ạt, sự ồn ào đông đúc của những giờ cao điểm cũng trở thành cái đáng yêu, đáng nhớ của tác giả.
Trong đoạn mở đầu, biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng. Việc sử dụng điệp ngữ đó khẳng định điều gì?
Tác giả sử dụng biện pháp điệp từ ở đầu câu, điệp cấu trúc câu để tạo hiệu quả nhấn mạnh tình cảm của mình và thể hiện sự phong phú của thiên nhiên, khí hậu SG.
Gọi Hs đọc lại phần 2
 Em hãy cho cô biết phong cách con người Sài Gòn như thế nào?
Hướng dẫn Tổng kết
Qua bài học này chúng ta cần ghi nhớ điều gì?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài.
I. Giới thiệu chung
 1. Tác giả: Minh Hương
 2. Tác phẩm: 
- Xuất xứ: Được trích trong cuốn tùy bút - bút ký Nhớ Sài Gòn, tập 1, Nxb Tp HCM.
- Thể loại: Tùy bút.
II. Đọc - hiểu văn bản
 1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 3 phần
2.2. Phương thức biểu đạt: Miêu tả và biểu cảm
2.3. Phân tích
a. Những ấn tượng chung về Sài Gòn
- Tác giả so tuổi thành phố với tuổi của mình và tuổi của đất nước để nhấn mạnh thành phố “vẫn còn xuân chán”
-> Cách so sánh khá đa dạng và bất ngờ, có tác dụng tô đậm sự trẻ trung của Sài Gòn.
- Thiên nhiên, khí hậu:
 + Tôi yêu
 + Tôi yêu
 + Tôi yêu 
-> Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu.
-> Cảm nhận tinh tế về sự đổi thay nhanh chóng, đột ngột của thời tiết với những nét riêng biệt không kém nhịp sống đa dạng của thành phố.
=> Tình yêu nồng nhiệt, thiết tha của tác giả đối với Sài Gòn và sự phong phú của thiên nhiên, khí hậu nơi đây.
b. Phong cách con người Sài Gòn
- Sài Gòn là nơi hội tụ của người bốn phương.
- Người Sài Gòn cởi mở, bộc trực, chân thành; tuân thủ các quy tắc ứng xử nhưng đơn giản; kiên cường, bất khuất ở những thời điểm lịch sử
- Sài Gòn là miền đất lành.
-> Tạo sức sống và nét đẹp cho thành phố Sài Gòn.
=> Tác giả nhận xét, chứng minh bằng những sự hiểu biết cụ thể, sâu sắc về người Sài Gòn, tình cảm thấm sâu vào lời kể.
3. Tổng kết
 Ghi nhớ / Sgk
III. Hướng dẫn tự học
- Tìm hiểu thêm các đặc điểm về thiên nhiên, cuộc sống, kiến trúc, phong cách con người của 2 thành phố Huế, Hà Nội.
- Nắm nội dung 2 bài học. Ghi lại và học thuộc những câu văn, đoạn văn mà em yêu thích nhất trong văn bản.
- Soạn bài mới.
E. Ruùt kinh nghieäm : 
TUẦN 17	Ngày soạn: 15/12/12
TIẾT 66 	Ngày dạy: 17/12/12
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu cần đạt
 Giúp Hs: 
	- Đánh giá bài văn đúng theo yêu cầu của đề văn cảm nghĩ về người thân và cách bày tỏ cảm xúc đối với người thân đó.
	- Biết cách kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm để bài văn chân thực và sinh động, có tình cảm tự nhiên, trong sáng, chân thành.
	- Rèn kỹ năng viết ngắn gọn, mạch lạc qua việc chữa các lỗi thường gặp phải.
B. Chuẩn bị
	Gv: Soạn giáo án, chấm bài, bảng phụ.
	Hs: Soạn bài theo yêu cầu của Gv.
C. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: 7A1
 2. bài cũ: Kiểm tra vở soạn.
 3. Em hãy nhắc lại đề bài?	
* TRẢ BÀI TLV SỐ 3:
Hoạt động 1: Nhắc lại và ghi đề lên bảng.
Đề bài: Cảm nghĩ về người thân.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tìm ý.
Hoạt động 3: Lập dàn ý.
HS Thảo luận nhóm xây dựng dàn ý.
GV nhận xét thống nhất dàn ý chung.
Hoạt động 4: Nhận xét ưu khuyết điểm qua việc chấm bài.
* Ưu điểm : Đa số các em hoàn thành bài, đảm bảo bố cục, biết sáng tạo tình huống truyện. Một số em khá linh hoạt trong diễn đạt.
* Nhược điểm : Một số em làm bài sơ sài, diễn đạt yếu; vẫn còn tình trạng không tách bố cục của bài . Số em thường viết sai lỗi chính tả, chữ viết cẩu thả nhưng chưa có ý thức khắc phục. Môt vài em kết quả các bài làm lần sau đi xuống liên tục so với bài làm trước.
Hoạt động 5: Sửa lỗi điển hình 
Phần văn bản sai
Lỗi mắc phải
Cách sửa
- Mở bài giới thiệu về mẹ đến kết bài nêu cảm nghĩ về bà.
- Mẹ em năm nay đã tám mươi tuổi.
- Ông em tuy dã già, bước đi có phần nặng nề nhưng đầu óc ông vẫn nhanh nhẹn.
Xác định đối tượng chưa thống nhất.
Tuổi mẹ chua hợp lý. Vì lúc này ”em” mới học lớp 7.
Dùng từ chưa hợp lý khi chỉ đến tinh thần cùa ông.
Mở bài giới thiệu về mẹ đến kết bài nêu cảm nghĩ về mẹ.
Mẹ em năm nay đã bốn mươi tuổi
Ông em tuy dã già, bước đi có phần nặng nề nhưng đầu óc ông vẫn minh mẫn.
Hoạt động 6: Phát bài, học sinh đối chiếu dàn ý sửa bài, vào điểm
Hoạt động 7: Đọc bài mẫu cho học sinh nghe
Hoạt động 8: Ghi điểm vào sổ và thống kê chất lượng (bảng bên dưới)
*TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT:
 - Gv thông qua đáp án ? (Xem giáo án tiết 62)
- Gv nhận xét ưu, khuyết điểm trong bài làm của HS .
* Ưu điểm : Phần trắc nghiệm đa số các em hoàn thành với kết quả tốt. Phần tự luận- câu 1 phần đông các em hoàn thành. Một vài em diễn đạt khá, viết văn có cảm xúc.
* Nhược điểm : Phần tự luận- câu 2, phần động các em mắc lỗi khi phân tích. Cảm nhận tác phẩm trữ tình : iễn xuôi thơ, tách nội dung ra khỏi nghệ thuật. Điều đáng buồn hơn là các em chỉ chú ý đến nội dung của câu chữ mà không chỉ ra cái hay trong diễn đạt của tác giả. Đây là một điều tội kị khi tìm hiểu tác phẩm trữ tình mà GV thường nhắc nhở nhưng các em không có ý thức thực hiện.
*Hướng dẫn sửa lỗi sai : 
 - Gv trả bài cho HS để các em :- Gv yêu cầu HS đổi bài cho nhau, phát hiện lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. Sau đó Gv gọi 3 HS nêu ví dụ về lỗi sai trong bài của bạn và đề xuất hướng khắc phục ( theo mẫu).
- Gv sửa lại cho HS.
* Kết quả:
Bài 
Ñieåm
< 3
Döôùi 5
Töø 5 trôû leân
Töø 8 – 10
Tiếng Việt
Tập làm văn
E. Ruùt kinh nghieäm : 
TUẦN 17	Ngày soạn: 15/12/12
TIẾT 67,68 	Ngày dạy: 20/12/12
ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I
* ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
A. Mức độ cần đạt
- Hệ thống háo những tác phẩm trữ tình dân gian, trung đại, hiện đại đã học trong học kỳ I lớp 7, từ đó hiểu rõ hơn, sâu hơn giá trị nội dung, nghệ thuật của chúng.
- Hệ thống hóa kiến thức tiếng Việt đã học ở kỳ I.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.
- Một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình.
- Một số thể thơ đã học.
- Giá trị nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình đã học. 
 2. Kỹ năng
- Rèn các kỹ năng ghi nhớ, hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, chứng minh.
- Cảm nhận, phân tích tác phẩm trữ tình.
3. Thái độ: Ôn tập một cách có hệ thống tác phẩm trữ tình và phần tiếng Việt đã học ở học kỳ I.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, hệ thống hóa kiến thức
* ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I
A. Mức độ cần đạt
- Hệ thống hóa những kiến thức đã học của ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn đã học trong học kỳ I lớp 7.
- Nắm vững kiến thức cơ bản tiếng Việt của ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn đã học ở kỳ I.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Khái niệm các thể loại văn học.
- Ý nghĩa các văn bản.
- Các đơn vị kiến thức về từ, cấu tạo từ.
- Các kiểu văn bản, đặc biệt là văn biểu cảm.
 2. Kỹ năng
- Rèn các kỹ năng ghi nhớ, hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, chứng minh.
- Cảm nhận, phân tích tác phẩm, xác định từ theo quan hệ chức năng, cách làm bài văn biểu cảm.
3. Thái độ: Ôn tập một cách có hệ ... 
1. Tác giả, tác phẩm
- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ ) - Lý Bạch.
- Phò giá về kinh (tụng giá hoàn kinh sư ) - Trần Quang khải.
- Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh.
- Cảnh khuya - Hồ Chí Minh.
- Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê - Hạ Chi Chương.
- Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến.
- Buổi chiếu đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) - Trần Nhân Tông.
- Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) - Đỗ Phủ
2. Sắp xếp tên tác phẩm với nội dung tư tưởng, tình cảm
Tác phẩm
Nội dung tưởng, tình cảm được thể hiện
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả.
Qua đèo ngang
Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ.
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê.
Sông núi nước Nam
Ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch.
Tiếng gà trưa
Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ.
Bài ca Côn Sơn
 Nhân cách thanh cao và sự giao hòa tuyệt đối với thiên nhiên.
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
 Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng.
Cảnh khuya
 Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan.
* Hướng dẫn sắp xếp tên tác phẩm khớp với thể thơ
(Hs lập bảng)
3. Tác phẩm – thể thơ
Tác phẩm
Thể thơ
Sau phút chia ly
Song thất lục bát.
Qua đèo ngang
Bát cú Đường luật (Thất ngôn bát cú).
Bài ca Côn Sơn
Lục bát.
Tiếng gà trưa - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Các thể thơ khác (ngũ ngôn - ngũ ngôn tứ tuyệt cổ thể).
Sông núi nước Nam
Thất ngôn tứ tuyệt.
* Hướng dẫn làm bài tập 4
* Hướng dẫn làm bài tập 5
 Gọi học sinh đọc Ghi nhớ Sgk (Gv tóm tắt các ý chính của mục ghi nhớ) 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Nêu nội dung trữ tình, hình thức thể hiện thơ Nguyễn Trãi?
Bài 2: Gv gọi hs đọc bài tập 2 trong sgk, sau đó trả lời.
 GV cho Hs thảo luận nhóm.
 Đại diện nhóm lên trình bày.
Bài 3: So sánh hai bài thơ Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều và bài Rằm tháng giêng
Hs thảo luận
Bài 4: Đọc kỹ lại 3 bài tùy bút trong bài 14,15. Hãy lựa chọn những câu em cho là đúng (Hs đứng tại chỗ làm)
TIẾT 2
B. ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập cấu tạo từ
Hướng dẫn ôn tập về từ
* Hướng dẫn ôn tập các loại từ đã học
* Thế nào là từ đồng nghĩa? Từ đồng nghĩa có mấy loại? Tại sao có hiện tượng từ đồng nghĩa?
* Thế nào là từ trái nghĩa?
 * Thế nào là từ đồng âm? Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Cho ví dụ.
* Thế nào là thành ngữ? Thành ngữ có thể giữ những chức vụ gì trong câu?
Tìm thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với mỗi thành ngữ Hán Việt sau?	
 Hãy thay thế những từ ngữ in đậm trong các câu sau đây bằng những thành ngữ có ý nghĩa tương đương?
* Hướng dẫn ôn tập Tập làm văn
* Văn bản:
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài và làm bài
4. Bài tập 4
Đáp án đúng: a, e, i, k.
5. Bài tập 5
a.  tập thể và truyền miệng.
b.  lục bát.
c.  so sánh, điệp ngữ, ẩn dụ, nhân hóa
* Ghi nhớ / sgk
II. Luyện tập
Bài 1: “Suốt ngày ôm nỗi ưu tư
 Đêm lạnh quàng chăn ngủ chẳng yên.”
-> Biểu cảm trực tiếp thông qua tả và kể
 “Bui một tấc lòng ưu ái cũ
 Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.”
-> Biểu cảm gián tiếp, dùng lối ẩn dụ để tô đậm thêm tình cảm được biểu hiện
=> Tấm lòng ưu ái lo cho nước, thương yêu dân không chỉ là nỗi lo thường trực mà còn là nỗi lo duy nhất của nhà thơ.
Bài 2: So sánh bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
- Tình cảm quê hương được thể hiện lúc xa quê
- Biểu cảm trực tiếp
- Tình cảm nhẹ nhàng, sâu lắng
- Tình cảm được biểu hiện lúc mới đặt chân về quê
- Biểu cảm gián tiếp
- Tình cảm đượm màu sắc hóm hỉnh mà ngậm ngùi, xót xa
Bài 3:
So sánh bài “Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều” và “Rằm tháng giêng”:
- Cảnh vật ít nhiều có nét tương đồng: đêm khuya, trăng, thuyền, dòng sông nhưng màu sắc khác nhau, một bên yên tĩnh và chìm trong bóng tối, một bên sống động và huyền ảo.
- Về chủ thể trữ tình: Nếu “Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều” là tâm tình của người lữ khách xa quê thao thức không ngủ thì Rằm tháng giêng là tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu nước, tâm hồn nghệ sĩ hòa hợp với cốt cách của người nghệ sĩ, của vị lãnh tụ cách mạng.
Bài 4: Đáp án đúng: Câu b, c, e.
* Tiếng Việt:
I. Cấu tạo từ
Hs kẻ sơ đồ từ loại vào vở - lấy ví dụ.
II. Đại từ
Hs vẽ sơ đồ vào vở - lấy ví dụ.
III. Từ Hán Việt
1. Khái niệm
2. Phân loại: 2 loại
a. Từ ghép đẳng lập
b. Từ ghép chính phụ
- Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau
- Yếu tố chính đứng sau, yếu tố phụ đứng trước
c. Tác dụng của từ Hán Việt
d. Cách sử dụng từ Hán Việt
IV. Quan hệ từ
1. Khái niệm
2. Cách sử dụng quan hệ từ
* Bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng
Từ loại
Ý nghĩa và chức năng
Danh từ, động từ, tính từ
Quan hệ từ
Ý nghĩa
 Biểu thị người, sự vật, hoạt động, tính chất.
 Biểu thị ý nghĩa quan hệ.
Chức năng
 Có khả năng làm thành phần của cụm từ, của câu.
 Liên kết các thành phần của cụm từ, của câu.
V. Các loại từ đã học
1. Từ đồng nghĩa
2. Từ trái nghĩa
3. Từ đồng âm
4. Thành ngữ
5. Điệp ngữ
6. Chơi chữ
* Tập làm văn - Văn biểu cảm:
1. Bố cục và dàn bài.
2. Các bước làm bài văn biểu cảm:
 * Văn bản: 
1. Văn học dân gian:
2. Thơ Đường luật:
3. Văn, thơ hiện đại:
Hướng dẫn tự học
- Viết đoạn cảm nhận về một bài, một đoạn hay một câu... trong một văn bản tác phẩm trữ tình mà em thích nhất.
- Chọn một trong các văn bản đã học, xác định trong văn bản đó: từ ghép, từ láy, từ Hán Việt, đại từ, quan hệ từ.
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ trong văn bản cụ thể.
E. Ruùt kinh nghieäm : 
TUẦN 16	Ngày soạn: 08/12/11
TIẾT 64 	Ngày dạy: 12/12/11
ÔN TẬP VĂN BẢN BIỂU CẢM
A. Mức độ cần đạt
 Hệ thống hóa toàn bộ kiến thức, kỹ năng đã học ở phần đọc – hiểu các văn bản trữ tình đã học ở HKI.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Văn tự sự, miêu tả và các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
- Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm.
- Cách diễn đạt trong một bài văn biểu cảm.
 2. Kỹ năng
- Nhận biết, phân tích đặc điểm của văn bản biểu cảm.
- Tạo lập văn bản biểu cảm.
 3. Thái độ: Có ý thức ôn tập để hệ thống lại kiến thức về văn biểu cảm.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình.
III. Tiến trình hoạt động
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: 7A5
 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của 2 Hs.
 3. Bài mới: Để hệ thống toàn bộ kiến thức đã được học về văn biểu cảm và khắc sâu một lần nữa những kiến thức đó, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn Tìm hiểu chung
* Hướng dẫn tìm hiểu sự khác nhau giữa văn miêu tả và văm biểu cảm
 Gọi Học sinh đọc lại các văn bản:
	+ Hoa hải đường. (Bài 5)
	+ Hoa học trò. (Bài 6)
 Gv ôn lại: Văn miêu tả là loại văn giúp cho người đọc hình dung ra được những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh rõ ràng như hiện ra trước mắt. Khi miêu tả, năng lực quan sát của người viết thường bộc lộ rõ.
 Vậy em hãy cho biết văn miêu tả và văn biểu cảm khác như thế nào?
Hướng dẫn tìm hiểu sự khác nhau giữa văn tự sự và văn biểu cảm
 Gọi học sinh đọc lại bài “Kẹo mầm”
 Giáo viên nhắc lại văn tự sự, cho biết văn tự sự khác văn biểu cảm ở chỗ nào.
* Hướng dẫn tìm hiểu vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
 Gọi học sinh đọc câu hỏi 3:
 Tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò gì? Chúng thực hiện nhiệm vụ biểu cảm như thế nào? Nêu ví dụ
- Tự sự: Là giới thiệu, kể lại các sự việc và diễn biến của truyện.
- Biểu cảm: Thường là lời thơ trữ tình vút lên trong tự sự. Thiếu tự sự, miêu tả thì tình cảm mơ hồ, không cụ thể, bởi vì tình cảm, cảm xúc của con người nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thể.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
 Cho đề văn biểu cảm “Cảm nghĩ mùa xuân”, em sẽ thực hiện bài làm qua những bước nào? Tìm ý và sắp xếp ý như thế nào? 
Hs làm việc nhóm: Làm nhanh ra nháp.
1 Hs trình bày. Hs khác nhận xét. Gv nhận xét, chỉnh sửa.
Gọi học sinh đọc câu 5:
 Bài văn biểu cảm thường sử dụng những biện pháp tu từ nào? Người ta nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ, em có đồng ý không? Vì sao?
-> Văn biểu cảm thường sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ. Ngôn ngữ văn bản gần với ngôn ngữ thơ. Vì văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình, bao gồm các thể loại như thơ, ca dao để biểu hiện tình cảm, bộc lộ cảm xúc, ý nghĩa thầm kín.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
I. Tìm hiểu chung
1. Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm
 - Văn miêu tả: Nhằm tái hiện lại đối tượng (người, vật, cảnh vật) sao cho người ta cảm nhận được nó. Miêu tả thường hay sử dụng tính từ, ẩn dụ, so sánh.
 - Văn biểu cảm: Miêu tả đối tượng nhằm mượn những đặc điểm, phẩm chất của nó mà nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình. Do đặc điểm này mà văn biểu cảm thường sử dụng biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa.
2. Văn tự sự và văn biểu cảm
- Tự sự là phương thức kể lại một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng tạo thành một kết thúc.
- Trong văn biểu cảm, yếu tố tự sự chỉ để làm nền nhằm nói lên cảm xúc qua sự việc. Do đó, yếu tố tự sự trong văn biểu cảm thường nhớ lại những sự việc trong quá khứ, những sự việc để lại ấn tượng sâu đậm, chứ không đi sâu vào nguyên nhân, kết quả.
3. Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
 Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm “giá đỡ” cho tác giả bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Thiếu tự sự, miêu tả thì tình cảm mơ hồ, không cụ thể.
II. Luyện tập
1. Đề bài: “Cảm nghĩ mùa xuân”.
a. Thực hiện qua các bước:
 - Tìm hiểu đề và tìm ý. (xác định biểu hiện những tình cảm gì? Đối với người hay cảnh?)
 - Lập dàn bài.
 - Viết bài. 
 - Đọc lại và sửa chữa.
b. Tìm ý và sắp xếp ý:
 - Mùa xuân đem lại cho mỗi người một tuổi trong đời.
 - Mùa xuân là mùa đâm chồi nảy lộc của thực vật, là mùa sinh sôi của muôn loài.
 - Mùa xuân là mùa mở đầu cho một năm, mở đầu cho một kế hoạch, một dự định.
=> Mùa xuân đem lại cho em biết bao suy nghĩ về mình và mọi người xung quanh.
2. Các biện pháp tu từ thường sử dụng trong văn biểu cảm: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ.
III. Hướng dẫn về nhà
- Tiến hành lập dàn bài và viết bài văn theo đề bài trên.
- Tiếp tục ôn tập về văn biểu cảm
- Soạn bài mới.
E. Ruùt kinh nghieäm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 7 TUAN 17.doc