Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 89: Thêm trạng ngữ cho câu - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 89: Thêm trạng ngữ cho câu - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức: Nắm được công dụng của trạng ngữ ( bổ sung những thông tin tình huống và liên kết của các câu, đoạn văn trong bài )

- Nắm được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng( nhấn mạnh ý, chuyển ý, bộc lộ cảm xúc.)

B. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Bảng phụ

 2. Học sinh: Chuẩn bị bài.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

 HOẠT ĐỘNG1. Kiểm tra bài cũ.

- Đặc điểm của trạng ngữ - bài tập 1 - SBT.

 HOẠT ĐỘNG 2. Giới thiệu bài

 Trạng ngữ được chia làm những loại khác nhau theo ý nghĩa tính chất của chúng và những công dụng như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 3. Bài mới.

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 815Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 89: Thêm trạng ngữ cho câu - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/2/2007 Tiết 89
Ngày dạy: 12/2/2007 Thêm trạng ngữ cho câu.
A. mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: Nắm được công dụng của trạng ngữ ( bổ sung những thông tin tình huống và liên kết của các câu, đoạn văn trong bài )
- Nắm được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng( nhấn mạnh ý, chuyển ý, bộc lộ cảm xúc..)
B. chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Bảng phụ
	2. Học sinh: Chuẩn bị bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
 Hoạt động1. Kiểm tra bài cũ.
- Đặc điểm của trạng ngữ - bài tập 1 - SBT.
 Hoạt động 2. Giới thiệu bài
 	Trạng ngữ được chia làm những loại khác nhau theo ý nghĩa tính chất của chúng và những công dụng như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
Hoạt động 3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Bảng phụ- bài tập.
- Gọi học sinh đọc ví dụ trên bảng phụ.
? Xác định trạng ngữ trong bài tập trên.
? Cho biết các trạng ngữ trên bổ xung ý nghĩa gì cho câu.
- Học sinh trả lời, GV ghi.
? Có nên lược bỏ các trạng ngữ trong 2 ví dụ trên được không. Vì sao.
- GV cho học sinh đọc lại bài " Sự giầu đẹp của Tiếng Việt"
? Tìm một vài trạng ngữ trong bài.
? Các trạng ngữ trên có ý nghĩa gì trong bài viết?
- GV khái quát: Như vậy trong bài văn nghị luận người ta thường sử dụng trạng ngữ để liên kết câu văn, đoạn văn.
? Qua tìm hiểu, hãy cho biết trạng ngữ có những tác dụng gì?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- GV khái quát, chuyển ý: như vậy chúng ta thấy trạng ngữ trên có những ý nghĩa nhất định. Vậy khi đứng thành câu độc lập trạng ngữ có những tác dụng như thế nào?- > Phần III.
- Bảng phụ.
- Cho học sinh đọc bài tập.
? Xác định trạng ngữ ở câu 1? 
? Hãy so sánh ý nghĩa của trạng ngữ gạch chân ở câu1 với câu in đậm trong ví dụ thứ 2 để thấy sự giống và khác nhau?
? Việc tách trạng ngữ thành một câu riêng trong ví dụ trên có tác dụng gì.
? Người ta thường tách trạng ngữ thành câu riêng trong những trường hợp nào?
- GV khái quát- gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- Nêu yêu cầu của bài tập.
? Em hãy xác định các trạng ngữ.
? Nêu công dụng của trạng ngữ.
- Gọi học sinh nhận xét.
- GV kết luận.
- Học sinh đọc bài tập.
- Chỉ ra những trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng nêu công dụng.
- Đọc bài tập.
- Xác định trạng ngữ.
- Độc lập trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Đọc bài.
- Xác định trạng ngữ.
- Nêu ý nghĩa.
- Khái quát kiến thức.
- Đọc bài tập.
- Xác định trạng ngữ.
- So sánh nhận xét.
- Nêu tác dụng.
- Nêu nhận xét.
- Đọc ghi nhớ.
- Xác định trạng ngữ.
- Nêu công dụng của trạng ngữ.
- Đọc bài tập.
- Thực hiện theo yêu cầu.
I. Công dụng của trạng ngữ.
1. Bài tập: SGK.
* Trạng ngữ.
a. Thường thường, vào khoảng đó-> thời gian.
- Sáng dậy- Thời gian.
- Trên giàn hoa lí-> Địa điểm.
- Chỉ độ tám chín giờ sáng-> Thời gian.
- Trên nền trời trong trong-> Địa điểm.
b. Về mùa đông-> Thời gian.
- Không lược bỏ các trạng ngữ trong 2 ví dụ trên được vì:
+ Trạng ngữ xác định về mặt thời gian, địa điểm cho nội dung câu.
+ Nó liên kết các câu văn với nhau.
+ Giúp cho nội dung miêu tả của câu được chính xác hơn. (Trong VD -b nếu bỏ trạng ngữ, nội dung của câu sẽ thiếu chính xác)
- Văn bản: Sự giầu đẹp của Tiếng Việt.
- Trạng ngữ: ''Để tự hào với tiếng nói của mình''
- Và ''Để tin tưởng hơn vào tương lại của nó''
- Là một phương tiện trao đổi...
-> Liên kết các câu văn, đoạn văn trong bài tạo nên sự thống nhất mạch lạc..
2. Ghi nhớ: SGK.
III. Tách riêng trạng ngữ thành câu riêng.
1. Bài tập.
- Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.
- Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
- Giống: cả hai đều có quan hệ với nòng cốt câu, có thể gộp lại thành một câu chung nhất có 2 trạng ngữ.
- Khác: Trạng ngữ ''để tin tưởng...'' được tách thành một câu riêng.
-> Nhấn mạnh vào ý của trạng ngữ đứng sau.
- Nhấn mạnh ý cho nội dung của câu, thể hiện những tình huống hoặc bộc lộ cảm xúc.
2. Ghi nhớ: SGK.
III. Luyện tập:
1. Bài tập1.
a. ở loại bài thứ nhất và ở loại bài thứ hai -> Trạng ngữ có tác dụng liên kết các câu, đoạn văn với nhau.
b, Đã bao lần, lần đầu tiên chập chững bước đi, lần đầu tiên chơi bóng bàn, lần đầu tiên tập bơi, lúc còn học phổ thông, về môn hoá.-> Xác định hoàn cảnh diễn ra sự việc và làm cho nội dung câu văn đầy đủ, chính xác hơn làm cho bài văn trở lên rõ ràng, dễ hiểu.
2. Bài tập 2.
a. Năm 72.-> Nhấn mạnh thời điểm của nhân vật bị hy sinh được nói đến trong câu đứng trước.
b. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.
-> Làm nổi bật thông tin ở nòng cốt câu. Thể hiện một tình huống dạt dào cảm xúc.
 Hoạt động 4 Hướng dẫn học ở nhà
- Học ở nhà: ghi nhớ, làm bài tập 3.
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 89- TV.doc