Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 83: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 83: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Biết cách lập bố cục và lập luận trong bài văn nghị luận.

2. Kĩ năng: Nắm được mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận của bài văn nghị luận.

B. CHUẨN BỊ:

 + Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ, phiếu học tập.

 + Học sinh: Chuẩn bị bài.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.

 HOẠT ĐỘNG 1. Kiểm tra bài cũ :

 Em hiểu gì về nội dung tính chất của đề văn nghị luận? Yêu cầu của việc tìm hiểu đề và tìm ý cho bài văn nghị luận?

HOẠT ĐỘNG2. Giới thiệu bài.

 Bố cục bài văn nghị luận thường gồm có 3 phần nhiệm vụ của từng phần như thế nào để giúp các em có kĩ năng lập luận trong bài văn nghị luận chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.

 HOẠT ĐỘNG 2: Bài mới.

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1102Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 83: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/1/2007 Tiết 83
Ngày dạy: 31/1/2007 Bố cục và phương pháp lập luận
 trong bài văn nghị luận.
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Biết cách lập bố cục và lập luận trong bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng: Nắm được mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận của bài văn nghị luận.
B. Chuẩn bị: 
	+ Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ, phiếu học tập.
	+ Học sinh: Chuẩn bị bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
 Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ :
	Em hiểu gì về nội dung tính chất của đề văn nghị luận? Yêu cầu của việc tìm hiểu đề và tìm ý cho bài văn nghị luận?
Hoạt động2. Giới thiệu bài.
	 Bố cục bài văn nghị luận thường gồm có 3 phần nhiệm vụ của từng phần như thế nào để giúp các em có kĩ năng lập luận trong bài văn nghị luận chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
 Hoạt động 2: Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Gọi học sinh đọc bài văn: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
? Lập luận là gì?
? Bài viết có mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần.
? Phần thân bài gồm có mấy đoạn văn? Luận điểm của từng phần.
? Nhiệm vụ của phần kết bài?
- GV khái quát: Qua bài văn em hiểu gì về bố cục một bài văn nghị luận.
- GV: Đây là nội dung ý 1 phần ghi nhớ.
- Cho học sinh quan sát sơ đồ
( trên bảng phụ)
- GV: Giới thiệu phần I tương ứng với phần mở bài, phần II.tương ứng với phần thân bài, phần III. tương ứng với phần kết bài.
? Tìm hiểu cách lập luận của hàng ngang 1,2,3,4.
- GV: Nhìn vào sơ đồ có thể nói mối quan hệ giữa bố cục và lập luận đã tạo thành 1 mạng lưới liên kết trong văn bản nghị luận, trong đó phương pháp lập luận là chất keo gắn các phần, các ý của bố cục.
? Để xác lập các luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần người ta làm thế nào.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- Gọi học sinh đọc bài văn.
? Bài văn nêu lên tư tưởng nào?
? Tư tưởng ấy thể hiện ở những luận điểm nào? Hãy tìm câu văn mang luận điểm.
? Bài văn có bố cục mấy phần? Cách lập luận ở từng phần.
? Hãy chỉ ra đâu là nhân, đâu là quả trong lập luận ở đoạn kết bài?
- GV khái quát.
- Đọc bài văn.
- Nhắc lại kiến thức cũ.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Quan sát.
- Trình bày ý kiến
- Nhận xét khái quát.
- Đọc bài.
- Xác định vấn đề.
- Phát hiện.
- Trả lời.
- Nêu ý kiến cá nhân.
I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận.
- Là cách nêu các lí lẽ dẫn chứng để dẫn đến luận điểm.
( Kết luận mà người viết muốn đạt tới)
* Bố cục: Gồm 3 phần.
- Mở bài.
+ Nêu vấn đề bàn luận.
- Thân bài: 
 Làm sáng tỏ vấn đề đã nêu.
+ Truyền thống yêu nước trong lịch sử.
+ Truyền thống yêu nước trong hiện tại.
- Kết bài: Kết luận vấn đề, đề nghị hành động.
* Lập luận trong bài văn.
* Hàng ngang.
1. Quan hệ nhân quả: Có lòng nồng nàn yêu nước, lòng yêu nước trở thành truyền thống và nó nhấn chìm tất cả
2. Quan hệ nhân quả: Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại như Bà Trưng, bà Triệu, chúng ta phải ghi nhớ.
3. Quan hệ tổng- phân- hợp tức là đưa ra một nhận định chung, rồi dẫn chứng bằng các trường hợp cụ thể dể cuối cùng kết luận là mọi người đều có lòng yêu nước.
4. Quan hệ suy luận tương đồng: Từ truyền thống mà suy ra bổn phận của chúng talà phát huy lòng yêu nước. Dó là kết luận, là mục đích, là nhiệm vụ trước mắt. nếu chỉ khẳng định dân ta có lòng nồng nàn yêu nước mà không dẫn tới kết luận đó thì chẳng cần nghị luận làm gì !
* Hàng dọc.
1. Suy luận tương đồng theo dòng thời gian.
2. Suy luận theo dòng thời gian.
3. Quan hệ nhân- quả.
* Ghi nhớ: SGK.
III. Luyện tập.
- Bài văn: Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.
- Bài văn nêu lên tư tưởng: Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.
* Luận điểm.
- ít người biết học cho thành tài. (câu 1 thể hiện luận điểm đó)
- Chỉ có chịu khó học tập những điều cơ bản mới thành tài.
- Câu chuyện về danh họa Đơ Vanh- Xi.
* Bố cục:
- Mở bài: Câu1 - Lập luận suy luận tương phản, nhiều người, ít người.
- Thân bài: Từ " Danh hoạ.... của thời Phục Hưng": Câu chuyện Đơ Vanh- Xi vẽ trứng. cách lập luận là suy luận nhân quả.
- Kết bài: Phần còn lại - Cách lập luận nhân quả. ( Cách dạy của thầy, cách chịu khó luyện tập các động tác cơ bản của Đơ Vanh- Xi (nhân)-> Sự thành công của Đơ Vanh - Xi (quả).
Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
- Học ở nhà: Ghi nhớ.
- Soạn: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 83- TLV.doc