Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 80: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 80: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Làm quen với các đề văn nghị luận.

2. Kĩ năng: Biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận.

B. CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên: Soạn bài.

 - Học sinh: Chuẩn bị bài.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

 HOẠT ĐỘNG1. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm của bài văn nghị luận.

 HOẠT ĐỘNG 2. Giới thiệu bài.

 Việc tìm hiểu đề, tìm ý là thao tác quan trọng trong quá trình làm văn. trước khi làm bài, người viết phải tìm hiểu kỹ đề bài, yêu cầu của đề sau đó mới lập dàn ý và làm bài. Để giúp các em nắm được nội dung, tính chất của đề văn nghị luận và cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận, chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.

 HOẠT ĐỘNG 3. Bài mới.

 

doc 6 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 2690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 80: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/1/2007 Tiết 80.
Ngày dạy: 27/1/2007 Đề văn nghị luận và việc lập ý 
 cho bài văn nghị luận.
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Làm quen với các đề văn nghị luận. 
2. Kĩ năng: Biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận.
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Soạn bài.
	- Học sinh: Chuẩn bị bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
	 Hoạt động1. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm của bài văn nghị luận.
	 Hoạt động 2. Giới thiệu bài.
	Việc tìm hiểu đề, tìm ý là thao tác quan trọng trong quá trình làm văn. trước khi làm bài, người viết phải tìm hiểu kỹ đề bài, yêu cầu của đề sau đó mới lập dàn ý và làm bài. Để giúp các em nắm được nội dung, tính chất của đề văn nghị luận và cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận, chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
	 Hoạt động 3. Bài mới.
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- GV cho học sinh đọc 11 đề văn trên bảng phụ.
- Các đề văn trên có thể xem là đề bài cho bài viết hoặc đầu đề được không? Nếu dùng làm đề văn cho bài văn sắp viết có được không?
? Vấn đề mà các đề bài đề cập đều xuất phát từ đâu?
? Những vấn đề đó nêu lên điều gì trong đời sống xã hội?
? Đặt ra những vấn đề ấy nhằm mục đích gì?
- GV: vấn đề của văn nghị luận gọi là luận đề( vấn đề bàn luận) và cũng có khi gọi là luận điểm lớn.
? Quan sát lại các đề bài của bài tập trên, em thấy nội dung của các đề bài trên có khác nhau không?
? Chỉ ra sự khác nhau của từng đề bài?
? So sánh các đè 2,8,9,10 với các đề còn lại về nội dung có gì khác nhau?
? Nhận xét các đề còn lại?
- GV kết luận: Các đề trên đều là đề nghị luận. Tìm hiểu thái độ của người viết thể hiện trong đó?
? Tính chất của đề văn nghị luận có tác dụng gì trong việc làm văn?
? Qua việc tìm hiểu bài tập trên, em rút ra điều gì về nội dung, tính chất của đề vă nghị luận?
- HS đọc ghi nhớ 1.
- GV dùng bảng phụ
? Vấn đề nghị luận ở đây là gì?
? Theo em để giải quyết vấn đề trên cần có những luận điểm nào?
? Khuynh hướng tư tưởng là khẳng định hay phủ định?
? Để giải quyết vấn đề trên, người viết phải làm gì?
? Theo em yêu cầu của việc tìm hiểu đề văn nghị luận là gì?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
? Sau khi tìm hiểu đề, bước tiếp theo cần rèn luyện là gì
 -> phần 2.
- GV hướng dẫn học sinh lập ý cho đề bài trên.
? Nếu coi đề bài trên nêu 1 ý kiến, một tư tưởng, một thái độ với thói tự phụ. em có tán thành với ý kiến đó không?
? Coi chớ lên tự phụ là luận điểm thì em hãy lập luận cho luận điểm đó.
? Nêu các luận điểm nhỏ bậc dưới so với luận điểm chính.
? Xác định luận cứ cho đề bài trên.
? Tự phụ là gì? vì sao khuyên chơ nên tự phụ.
? Tự phụ có hại như thế nào? Hãy liệt kê những điều có hại do tự phụ, chọn lí lẽ dẫn chứng quan trọng để thuyết phục mọi người.
? Lập luận là gì?
? Khi lập ý cho bài văn nghị luận ta phải đi theo trình tự nào?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Gọi học sinh đọc đề bài
? Vấn đề cần bàn bạc là gì?
? Nêu đối tượng, phạm vi nghị luận? khuynh hướng tư tưởng?
? Để giải quyết vấn đề trên đòi hỏi người viết phải làm gì?
? Nêu luận điểm, luận cứ cho đề bài trên?
- HS đọc bài tập.
- Trả lời.
- Nêu ý kiến.
- Trả lời.
- Bày tỏ ý kiến.
- So sánh nhận xét.
- Nêu sự khác nhau.
- So sánh, nhận xét.
- Nhận xét.
- Phát hiện.
- Nêu tác dụng.
- Rút ra ghi nhớ.
- Phát hiện vấn đề.
- Nêu luận điểm.
- Trả lời.
- Độc lập trả lời.
- Xác định yêu cầu.
- Đọc ghi nhớ.
- Nghe, ghi
- Nêu ý kiến cá nhân.
- Luận điểm phụ.
- Tìm luận cứ
- Tìm lí lẽ, dẫn chứng.
- Nhắc lại khái niệm.
- Khái quát.
- Đọc đề bài.
- Xác định vấn đề.
- Nêu đối tượng, phạm vi .
- Suy nghĩ, trả lời.
- Xác định luận điểm, luận cứ
I Tìm hiểu đề văn nghị luận.
1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận.
* Bài tập.
- Các đề bài trên có thể coi là đề bài hoặc đầu đề.
- Đều xuất phát từ cuộc sống xã hội con người.
- Tư tưởng, quan điểm
- Mục đích là để người viết phải bàn luận làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục mọi người trong vấn đề đó.
- Nội dung của đề văn nghị luận khác nhau.
1. Lối sống giản dị của Bác Hồ
2. Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
3. Tác dụng của thuốc đắng.
4. Tác dụng của thất bại.
5. Tầm quan trọng của tình bạn trong cuộc sống.
6. Biết quý ttrọng và tiết kiệm thời gian.
7. Cần phải khiêm tốn.
8. Nêu cao việc học thầy, học bạn.
9. ảnh hưởng của khách quan, môi trường và yếu tố bên ngoài.
10. Hưởng thụ và làm việc, cái nào nên chọn trước, chọn sau.
11. Không nên thật thà quá đúng hay sai.
- Đề 2,8,9,10 bản thân nội dung đề có thể tách ra các luận điểm nhỏ.
2. + Tiếng Việt giàu
 + Tiếng Việt đẹp
8. + Học thầy không tày học bạn
 + Không thầy đố mày làm nên.
9. +Gần mực thì đen
 + Gần đèn thì rạng.
- Các đề còn lại, nội dung tương ứng với từng luận điểm. Muốn có luận điểm nhỏ người viết phải tự suy nghĩ, phân tách hợp lý.
VD: đề 6 :Hãy biết quý thời gian.
+ Quý thời Gian 
+ Tiết kiệm thời gian
- Ca ngợi, biết ơn, thành kính..
- Khuyên nhủ, phản bác
-> Tính chất của đề văn
- Qui định về cách viết (phân tích, giải thích, chứng minh) giọng điệu lời văn (biết ơn thành kính, tự hào hay phản bác)
* Ghi nhớ 1/SGK
2. Tìm hiểu đề văn nghị luận
* Bài tập: Đề bài
 Chớ nên tự phụ.
- Vấn đề : Chớ nên tự phụ
 + Giải thích tự phụ là gì?
 + Phân tích, chứng minh : tác hại của tự phụ đối với mình, với mọi người.
- Tư tưởng phủ định.
- Dựa vào vốn sống, kinh nghiệm của bản thân, thái độ phê phán.
- Xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất-> để không bị lệch lạc, đúng hướng
* Ghi nhớ.
II. Lập ý cho bài văn nghị luận
* Bài tập
- Đề bài: chớ nên tự phụ.
* Xác định luận điểm
- Tự phụ là thói xấu của con 
người (đức tính khiêm tốn tạo nên cái đẹp cho nhân cách con người bao nhiêu thì sự tự phụ lại bôi xấu nhân cách bấy nhiêu)
+ Luận điểm phụ:
- Tự phụ khiến cho bản thân không biết mình là ai
- Tự phụ khiến cho bản thân bị chê trách, bị mọi người xa lánh.
* Tìm luận cứ
- Tự phụ là gì: đánh giá quá cao về mình
- Khuyên con người chớ nên tự phụ
+ Không biết mình
+ Bị mọi người khinh ghét.
* Có hại: - Đối với bản thân
+ Bị cô lập
+ Gây nỗi buồn cho mình.
+ Khi thất bại thường tự ti.
 - Nếu ở cương vị lãnh đạo: người có tính tự phụ sẽ không thu phục được quần chúng.
- Nếu là người bình thường sẽ bị mọi người xa lánh, ít bạn bè. 
* Xây dựng lập luận
- Dẫn dắt từ việc định nghĩa tự phụ là gì.
- Vì sao khuyên không nên tự phụ.
- Tác hại của tự phụ.
-> Luận điểm- luận cứ- xây dựng lập luận.
2. Ghi nhớ 3
III. Luyện tập
Đề bài:
Sách là người bạn lớn của mọi người.
a. Tìm hiểu đề.
- Vấn đề cần bàn: Lợi ích của việc đọc sách.
- Đối tượng và phạm vi nghị luận: Đọc sách và lợi ích của sách.
- Khuynh hướng tư tưởng.
Khẳng định lợi ích của việc đọc sách.
- Yêu cầu người viết suy nghĩ, phân tích về lợi ích của việc đọc sách.
b. Lập dàn ý.
- Luận điểm: Sách là người bạn tốt, cuốn sách tốt là người bạn giúp ta học tập, rèn luyện hàng ngày.
- Luận cứ:
+ Sách vở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta...
+ sách cho ta thư giãn.
+ Sách cho hiểu vẻ đẹp của ngôn từ.
+ Sách đem đến cho ta đời sống nội tâm phong phú và giúp ta biết sống cao thượng, nhân ái, vị tha...
+ Phải biết chọn sách mà đọc.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
- Hoàn thành đề bài trên( Làm tiếp phần lập luận)
- Học ghi nhớ.
- Soạn bài'' Tinh thần yêu nước của nhân dân ta''.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 80- VH.doc