Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 69: Ôn tập Tiếng Việt - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 69: Ôn tập Tiếng Việt - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

 Giúp học sinh: Hệ thống hoá tiếng việt đã học ở kỳ I về từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ, từ trái nghĩa, từ đồng âm.

2. Kỹ năng:

 Củng cố những kiến thức chuẩn mực sử dụng từ và sử dụng từ Hán Việt.

3. Thái độ:

 Có ý thức sử dụng từ đúng nghĩa, đúng chính tả.

B.CHUẨN BỊ.

 - GV:Soạn bài, bảng phụ

 - Học sinh:Chuẩn bị bài,ôn tập.

C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG .

HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra.

 GVkiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

HOẠT ĐỘNG 2:Giới thiệu bài

 Chúng ta đã tìm hiểu xong chương trình Tiếng Việt học kì I, để giúp các em hệ thống hoá những kiến thức đã học về tiếng việt, hôm nay cô và các em cùng đi ôn tập.

HOẠT ĐỘNG 3: Bài mới.

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1069Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 69: Ôn tập Tiếng Việt - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/1/2007 Tiết 69.
Ngày dạy: 3/1/2007 Ôn tập tiếng Việt.
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
	 Giúp học sinh: Hệ thống hoá tiếng việt đã học ở kỳ I về từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
2. Kỹ năng:
	 Củng cố những kiến thức chuẩn mực sử dụng từ và sử dụng từ Hán Việt.
3. Thái độ: 
	 Có ý thức sử dụng từ đúng nghĩa, đúng chính tả.
B.Chuẩn bị.
	- GV:Soạn bài, bảng phụ
	- Học sinh:Chuẩn bị bài,ôn tập.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động .
Hoạt động 1: Kiểm tra.
	 GVkiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Hoạt động 2:Giới thiệu bài
	 Chúng ta đã tìm hiểu xong chương trình Tiếng Việt học kì I, để giúp các em hệ thống hoá những kiến thức đã học về tiếng việt, hôm nay cô và các em cùng đi ôn tập.
Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của GV
HĐcủa HS
Nội dung cần đạt
- GV: Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ-SGK.
? Thế nào là từ ghép, từ láy, phân loại từ ghép, từ láy.
? Thế nào là đại từ để hỏi, để trả lời?
? Lấy các ví dụ.
- GVnêu yêu cầu.
- Gọi học sinh trình bày.
- GV cho học sinh giải nghĩa từng từ trong thời gian 7 phút sau đó cho học sinh trình bày-gọi học sinh khác nhận xét.
- Đặt câu với một số từ hán việt vừa giải thích
- GV nhận xét.
- GV khái quát toàn bộ nội dung.
? Thế nào là từ đồng nghĩa?
Các loại từ đồng nghĩa?
? Tại sao lại có từ đồng nghĩa?
? Thế nào là từ trái nghĩa?
? Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ: bé, thắng, chăm chỉ?
? Thế nào là từ đồng âm?
? Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa?
? Thế nào là thành ngữ? Chức năng ngữ pháp của thành ngữ?
-? Tìm thành ngữ thuần việt với các thành ngữ / SGK
- Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm.
- Gọi đại diện trình bày.
- Gọi học sinh đọc câu 1.
? Tìm từ thay thế từ in đậm.
? Thế nào là điệp ngữ?
 Các dạng điệp ngữ.
? Chơi chữ là gì? Lấy ví dụ.
- HS vẽ sơ đồ.
- Nhắc lại kiến thức cũ.
- Trả lời.
- lấy ví dụ.
- HS nghe.
- Suy nghĩ, độc lập trả lời
- HS giải nghĩa từ.
- Nhận xét.
- HS đặt câu
- HS trả lời.
- Suy nghĩ trả lời.
- Nhắc lại khái niệm.
- Độc lập trả lời.
- Nêu khái niệm.
- HS phân biệt.
- Nhắc lại kiến thức cũ.
- Thảo luận nhóm 2 em.
- Đại diện trình bày.
- Đọc câu 1.
- Tìm từ thay thế.
- Nhắc lại kiến thức cũ.
- HS lấy ví dụ
I. Ôn tập tiếng việt
1.Bài tập.
Câu 1.Vẽ sơ đồ vào vở
- Ghép chính phụ:cây cam, cá rô, xe đạp.
- Ghép đẳng lập:Núi sông, ăn mặc.
- Láy toàn bộ: Đo đỏ,tim tím.
- Láy bộ phận: Đẹp đẽ, lung linh, loanh quanh.
- Đại từ để trỏ: Chúng tớ, nó, hắn...
- Đại từ để hỏi: Ai, gì, nào, bao nhiêu, mấy, sao...
2. Câu 2 . Lập bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng.
* Danh từ, động từ, tính từ:
- ý nghĩa: Biểu thị người, sự vật, hoạt động, tính chất.
- Chức năng: Có khả năng làm thành phần của cụm từ, của câu.
* Quan hệ từ:
- ý nghĩa: Biểu thị ý nghĩa quan hệ.
- Chức năng: Liên kết các thành phần của cụm từ, của câu.
3. Câu 3. Giải nghĩa các yếu tố hán việt đã học.
- Bạch( bạch cầu): Trắng.
- Bán: Nửa.
- Cô( cô độc): Lẻ loi, đơn chiếc.
- Cư( cư trú): ở.
- Cửu: Chín.
- Dạ: Đêm.
- Đại: lớn.
- Điền: Ruộng
- Hà: Sông
- Hậu: Sau
- Hồi: Trở lại
- Hữu: Có ích
- Lực: Sức mạnh
- Mộc: Cây cỏ
- Nguyệt: Trăng
- Nhật: Ngày
- Quốc: Nước.
- Tam: Ba
- Tâm: Lòng dạ
- Thảo: Cỏ
- Thiên : Nghìn
- Thiết( thiết giáp): Sắt thép
- Thiếu( thiếu niên): Trẻ
- Thư( thư viện): Sách
- Tiền( tiền đạo): Trước
- Tiểu( tiểu đội): Nhỏ
4. Câu 4. Từ đồng nghĩa
- Từ đồng nghĩa: Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Các loại từ đồng nghĩa:
+ Đồng nghĩa hoàn toàn
+ Đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Vì có nhiều từ cùng chỉ một sự việc, vật, hiện tượng.
5. Câu 5. Từ trái nghĩa
- Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Ví dụ: To- nhỏ.
6. Câu 6. Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
+ Bé - đồng nghĩa: nhỏ
 - Trái nghĩa: To lớn.
+ Thắng - Đồng nghĩa: được.
 - Trái nghĩa: Thua.
+ Chăm chỉ - Siêng năng
 - Lười biếng.
7. Câu 7. Từ đồng âm. 
- Là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau.
- Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
- Từ nhiều nghĩa: Là những từ có nghĩa giống nhau nhưng phát âm khác xa nhau.
8. Câu 8. Thành ngữ.
- Là những cụm từ có tính chất cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Làm chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ của cụm danh từ, động từ...
9. Câu 9
- Bách chiến bách thắng: Trăm trận trăm thắng.
- Bán tín bán nghi: Nửa tin nửa ngờ.
- Kim chi ngọc diệp: Cành vàng lá ngọc.
- Khẩu phật tâm xà: Miệng nam mô bụng bồ dao găm.
10. Câu10. Tìm từ thay thế từ in đậm.
- Đồng ruộng mênh mông và vắng lặng -> Đồng không mông quạnh.
- Phải cố gắng đến cùng-> Còn nước còn tát.
- Làm cha mẹ...-> Con dại cái mang.
- Giàu có ...-> giàu nứt đố đổ vách.
11. Điệp ngữ .
- Là cách lặp lại từ ngữ, câu ... để làm nổi bật ý cần diễn đạt.
- Có 3 dạng điệp ngữ: Điệp ngữ cách quãng, nối tiếp, chuyển tiếp.
12. Câu 12. Chơi chữ.
- Là lợi dụng về âm, về nghĩa để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước....làm câu văn hấp dẫn, thú vị
 Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà.
- GV khái quát lại nội dung ôn tập.
- ở nhà: Ôn tập toàn bộ Phần tiếng việt
- Chuẩn bị thi học kỳI 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 69-TV.doc