Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 36: Cách lập ý của bài văn biểu cảm - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 36: Cách lập ý của bài văn biểu cảm - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

 - Giúp học sinh: Tìm hiểu cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi kỹ năng làm làm bài văn biểu cảm.

2. Kĩ năng:

 - Tiếp xúc với những dạng văn biểu cảm, nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn.

3. Thái độ:

 - Có ý thức vận dụng các cách lập ý trên vào làm bài văn biểu cảm.

B. CHUẨN BỊ

 - Giáo viên: Bảng phụ

 - Học sinh: Chuẩn bị bài ( Đề a,d - Bài tập phần luyện tập )

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.

HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ:

 - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

 HOẠT ĐỘNG 2: Khởi động.

Tình cảm con người vốn dĩ rất đa dạng, phong phú và phức tạp. Cách biểu lộ tình cảm muôn hình muôn vẻ. Biểu cảm theo cách nào là tùy thuộc vào qui luật tình cảm cũng như thói quen suy nghĩ, biểu cảm của con người. Bài học hôm nay, chúng ta đi tìm hiểu một số cách biểu cảm thường gặp.

 

doc 5 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1756Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 36: Cách lập ý của bài văn biểu cảm - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/10/2006 Tiết: 36
Ngày dạy: 6/10/2006 Cách lập ý của bài văn
 biểu cảm.
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
	- Giúp học sinh: Tìm hiểu cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi kỹ năng làm làm bài văn biểu cảm.
2. Kĩ năng:
	- Tiếp xúc với những dạng văn biểu cảm, nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn.
3. Thái độ: 
	- Có ý thức vận dụng các cách lập ý trên vào làm bài văn biểu cảm.
B. Chuẩn bị 
	- Giáo viên: Bảng phụ
	- Học sinh: Chuẩn bị bài ( Đề a,d - Bài tập phần luyện tập )
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
	- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 Hoạt động 2: Khởi động.
Tình cảm con người vốn dĩ rất đa dạng, phong phú và phức tạp. Cách biểu lộ tình cảm muôn hình muôn vẻ. Biểu cảm theo cách nào là tùy thuộc vào qui luật tình cảm cũng như thói quen suy nghĩ, biểu cảm của con người. Bài học hôm nay, chúng ta đi tìm hiểu một số cách biểu cảm thường gặp.
Hoạt động 3: Bài mới
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Gọi học sinh đọc biểu cảm đoạn văn SGK.
- Chú ý đoạn văn từ ''Các em-> vui hạnh phúc hòa bình ''
? Đoạn văn biểu đạt ý gì?
? Để thể hiện sự gắn bó''Còn mãi'' của cây tre, đoạn văn đã nhắc đến những gì ở tương lai?
- HS theo dõi đoạn tiếp.
? Người viết đã liên tưởng, tưởng tượng cây tre trong tương lai như thế nào?
? Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hóa đã khơi gợi cho tác giả những cảm xúc gì về cây tre?
? Tác giả trình bày cảm xúc đó bằng cách nào?
- Gọi học sinh đọc đoạn văn 2 /SGK.
? Đoạn văn kể về việc gì?
? Nội dung ấy được trình bày theo trình tự nào?
( Đoạn nào tác giả nghĩ về con gà đất trong quá khứ ?)
? Đoạn nào biểu hiện suy nghĩ trực tiếp về đồ chơi trẻ con trong quá khứ?
- Chú ý từ ''say mê, kì diệu'' trong đoạn văn.
? Em có thể thay từ ''Say mê, kì diệu'' bằng các từ đồng nghĩa nào?
? Em thấy dùng từ nào thích hợp hơn, hay hơn ?
- GV: để diễn đạt ý, người ta có thể dùng nhiều những từ đồng nghĩa. Nhưng các em cần lựa chọn từ phù hợp với văn cảnh để biểu cảm được hay hơn.
? Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc gì cho tác giả?
? Cách trình bày cảm xúc ở đoạn 2 khác đoạn 1 như thế nào?
- Theo dõi đoạn văn 3.
? Nêu nội dung của đoạn văn?
? Người viết đã thể hiện tình cảm ấy bằng cách nào?
? Tác giả đã tưởng tượng ra những tình huống như thế nào?
GV: Xen lẫn vào đó là những lời hứa hẹn ''Không bao giờ có thể quên được cô giáo...''
- Đến đây biết thêm một cách lập ý nữa cho bài văn biểu cảm là gì?
- Quan sát đoạn văn 4 /SGK
? Đoạn văn viết về ai? Thông qua hình ảnh nào?
? Để miêu tả được hình dáng và khuôn mặt của U, người viết đã sử dụng phương tiện nào?
? Qua quan sát và miêu tả về U tôi người viết bày tỏ cảm xúc gì?
? Qua đoạn văn, em thấy quan sát trong miêu tả có vai trò như thế nào trong việc bày tỏ cảm xúc?
? Nhắc lại : Các cách lập ý thường gặp trong bài văn biểu cảm?
? Để bài văn biểu cảm chiếm được lòng tin và sự đồng cảm của người đọc, tình cảm phải như thế nào?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- Gọi học sinh đọc đề bài.
? Xác định đối tượng của đề nội dung?
? Tìm ý và lập dàn ý cho đề bài trên?
- Gọi học sinh trình bày bài của mình.
- GV: Nhận xét bài làm của học sinh.
- GV: Hướng dẫn học sinh viết bài văn hoàn chỉnh dựa vào dàn ý trên.
- Chỉ rõ: Em đã trình bày cảm xúc theo cách nào?
- Học sinh đọc
- Độc lập trả lời.
- Trả lời.
- Trình bày ý kiến.
- Nhận xét khái quát.
- Nêu đề mục
- Đọc đoạn văn.
- Xác định nội dung.
- Phát hiện.
- Trả lời
- Tìm từ đồng nghĩa thay thế.
- Nhận xét.
- Phát hiện
- So sánh, nhận xét.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Trả lời.
- Nhận xét.
- Phát hiện.
- Nêu ý kiến
- Suy nghĩ trả lời.
- Nhận xét.
- Khái quát kiến thức.
- Học sinh xác định đối tượng.
- Làm bài theo yêu cầu.
- Viết thành bài hoàn chỉnh.
I. Những cách lập ý của bài văn biểu cảm.
* Bài tập.
a. Đoạn văn : SGK. 
-> Sự gắn bó'' còn mãi'' của cây tre với các em, với dân tộc Việt Nam.
- Sắt thép nhiều hưn tre nứa...
- Tre xanh vẫn là bóng mát, tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình...
=> Tự hào, yêu mến cây tre. Tác giả gọi là'' cây tre Việt Nam''.
1.Liên hệ hiện tại với tương lai
- Nội dung: Niềm say mê con gà đất - đồ chơi thưở nhỏ.
- Đoạn 1: Từ đầu -> kèn đồng
- Đoạn 2
+ Say mê: thích thú, say sưa
+ Kì diệu: Kì lạ, tuyệt diệu
-> Say mê, kì diệu.
- Cảm xúc: Nhớ kỉ niệm tuổi thơ, nuối tiếc những món đồ chơi và những ngày ấu thơ.
2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.
- Tình cảm của học trò với cô giáo.
- Gợi lại những kỉ niệm.
- Tưởng tượng gặp cô giữa đám học trò nhỏ
- Nghe tiếng cô giảng bài...
3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn mong ước
- Đoạn văn: SGK.
- Nội dung: Đoạn văn viết về U tôi qua hình dáng, khuôn mặt.
- Quan sát và miêu tả.
- Lòng yêu mến kính trọng đối với cha mẹ.
- Quan sát, miêu tả giúp người viết bộc lộ cảm xúc một cách chân thành và sâu sắc hơn.
- Có 4 cách lập ý cho bài văn biểu cảm.
- Cảm xúc phải chân thành sâu sắc.
- Có thể kết hợp cả 4 cách trên trong một bài văn biểu cảm.
* Ghi nhớ: SGK.
II. Luyện tập.
1. Bài tập1.
- Đề: Cảm xúc về vườn nhà.
a. Tìm hiểu đề.
- Đối tượng: Vườn nhà em.
- Nội dung: Tình cảm thái độ đối với vườn.
b. Tìm ý.
c. Lập dàn ý.
+Mở bài: Giới thiệu vườn nhà, tình cảm đối với vườn.
+ Thân bài: Vườn và cuộc sống vui buồn gia đình và bản thân.
- Vườn là lao động của cha mẹ.
- Vườn qua 4 mùa.
+ Kết bài:
- Cảm xúc về vườn.
 Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
- Học ghi nhớ SGK.
- Làm bài tập1 phần b, c, đ
- Soạn bài : Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
* Thống nhất phương pháp dạy kiểu bài lập ý cho bài văn biểu cảm
+ Bước 1: Hướng dẫn học sinh nhận diện được các dạng lập ý của bài văn biểu cảm.
+ Bước 2: Đặc điểm các dạng lập ý của bài văn biểu cảm.
+ Bước 3: Vận dụng các dạng lập ý để làm bài văn biểu cảm.
 4 dạng: 
1. Liên hệ hiện tại với tương lai.
2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.
3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước.
4. Quan sát suy ngẫm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 36 - TLV.doc