Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 24: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 24: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức: Giúp học sinh nắm được kiểu đề văn biểu cảm .

2.Kĩ năng: Nắm được các bước làm bài văn biểu cảm, bước đầu có kỹ năng đáh giá và tạo lập văn bản biểu cảm

3.Thái độ: Có ý thức rèn luyện kĩ năng làm bài văn theo thể loại.

B. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Soạn bài

 - Học sinh : Chuẩn bị bài

C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ : ? Nêu những đặc điểm của văn biểu cảm.

 HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài

 Các em đã nắm được thế nào là văn biểu cảm và đặc điểm của bài văn biểu cảm, để xác định và làm đúng một bài văn biểu cảm trong tiết học hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu.

 HOẠT ĐỘNG 3: Bài mới

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1436Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 24: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/10/2006 Tiết 24
Ngày dạy: 16/10/2006 Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức: Giúp học sinh nắm được kiểu đề văn biểu cảm .
2.Kĩ năng: Nắm được các bước làm bài văn biểu cảm, bước đầu có kỹ năng đáh giá và tạo lập văn bản biểu cảm
3.Thái độ: Có ý thức rèn luyện kĩ năng làm bài văn theo thể loại.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Soạn bài 
 - Học sinh : Chuẩn bị bài 
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ : ? Nêu những đặc điểm của văn biểu cảm.
 Hoạt động 2: Giới thiệu bài
	Các em đã nắm được thế nào là văn biểu cảm và đặc điểm của bài văn biểu cảm, để xác định và làm đúng một bài văn biểu cảm trong tiết học hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu.
 Hoạt động 3: Bài mới
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Giáo viên cho học sinh đọc 5 đề bài trong SGK.
? Xét về mặt hình thức, các đề bài trên có đặc điểm gì?
? Đọc kĩ từng đề bài, xác định đối tượng biểu cảm, nội dung biểu cảm trong từng đề bài trên.
? Đối tượng biểu cảm trong đề bài (b) là gì?
? Nội dung biểu cảm?
? Tương tự như trên, học sinh xác định đối tựơng, nội dung biểu cảm trong các đề còn lại.
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu từng đề. Chỉ ra những từ ngữ quan trọng; Định hướng tình cảm.
GV:- Có đề: Nêu Cụ thể ( Cảm nghĩ ).
- Có đề: Không cụ thể, biểu hiện cảm nghĩ thông qua từ ngữ khác.
? Qua tìm hiểu 5 đề bài trên, em cho biết cấu tạo của một đề văn biểu cảm thường gồm mấy phần là những phần nào? 
GV Khái quát, chuyển ý.
- Gọi học sinh đọc đề bài.
Làm bài văn biểu cảm chính là chúng ta đã tạo lập 1 văn bản.
? Nhắc lại các bước tạo lập văn bản.
Dựa vào các bước trong quá trình tạo lập văn bản, em hãy xác định các yêu cầu cho đề bài trên.
? Xác định đối tượng biểu cảm.
? Từ khi lớn lên và hiểu biết em đã nhìn thấy nụ cười của mẹ những khi nào?
? Cảm nhận của em về nụ cười của mẹ.
? Có khi nào em thấy vắng nụ cười ở mẹ? Đó là những lúc như thế nào?
? Mỗi khi vắng nụ cười của mẹ, em cảm thấy như thế nào?
? Em phải làm gì để luôn thấy nụ cười của mẹ.
- Từ những gợi ý trên, hãy xác định dàn ý cho đề bài trên.
? Phần mở bài, thân bài, kết bài em cần trình bày những ý gì?
GV hướng dẫn học sinh làm bài.
- Trình bày phần chuẩn bị.
GV nhận xét, bổ xung.
- Hướng dẫn học sinh viết phần mở bài, kết bài.
- Gọi học sinh trình bày, nhận xét.
- GVkhái quát, gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- Cho học sinh đọc bài văn.
? Bài văn biểu đạt tình cảm gì?
? Phần mở bài cần nêu ý nào?
? Tìm ý cho phần thân bài, kết
bài.
 Chỉ ra phương thức biểu cảm của bài văn.
? Hãy đặt 1 nhan đề.
- Đọc bài
- Nhận xét
-HS xác định
- Trả lời
- Thực hiện theo yêu cầu.
- HS nghe.
- Rút ra nhận xét.
- HS đọc đề bài
- Nhắc lại kiến thức cũ.
- Trả lời độc lập
- Nêu cảm nhận
- Trình bày ý kiến.
- Tự bộc lộ.
- Nêu ý kiến cá nhân.
- HS tìm ý, lập dàn ý.
- Viết đoạn văn mở bài, kết bài.
- Trình bày.
- Nhận xét.
- Đọc ghi nhớ.
- Xác định đối tượng biểu cảm
- Tìm ý, lập dàn ý.
- Trả lời.
- Đặt nhan đề.
I.Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm 
1.Đề văn biểu cảm 
* Đề bài : SGK
- Hình thức ngắn gọn, dễ hiểu 
a, Cảm nghĩ dòng sông quê hương.
- Đối tượng: Dòng sông quê hương 
- Tình cảm: Tình yêu dòng sông, những kỉ niệm về dòng sông 
b, Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu.
->Đêm trăng trung thu.
->Sự vui thích về đêm trăng trung thu, lòng biết ơn đối với sự quan tâm của người lớn. 
c, Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ. 
- Nụ cười của mẹ 
- Cảm nghĩ: Hiền lành, thương yêu, độ lượng.
d, Vui buồn tuổi thơ. 
- Những kỉ niệm tuổi thơ. 
- Những vui buồn và suy nghĩ về những kỉ niệm đó.
e, Loài cây em yêu. 
- Giống cây mà em thích nhất. 
- Tình cảm và ý nghĩ về cây đó. 
* Nhận xét: Đề văn biểu cảm nêu đối tượng biểu cảm. Định hướng tình cảm cho bài làm.
2. Các bước làm văn biểu cảm.
* Đề bài: 
Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
- Gồm 4 bước: Định hướng, tìm ý và lập ý, viết thành văn, kiểm tra.
a. Tìm hiểu đề và tìm ý.
* Tìm hiểu đề.
- Đối tượng biểu cảm: Cảm xúc và suy nghĩ về nụ cười của mẹ.
* Tìm ý.
- Nhìn thấy nụ cười của mẹ khi nào?
- Nụ cười của mẹ là nụ cười yêu thương, khích lệ khi em tiến bộ.
- Không phải lúc nào mẹ cũng nở nụ cười, khi mẹ buồn...
- Em cảm thấy lo lắng...
b. Lập dàn ý.
* Mở bài: Giới thiệu nụ cười của mẹ.
- Cảm xúc khái quát của em về nụ cười đó.
* Thân bài: Nêu các biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ.
- Nụ cười vui, thương yêu.
- Nụ cười khuyến khích.
- Nụ cười an ủi.
- Những khi vắng nụ cười.
* Kết bài: Lòng yêu thương và kính trọng mẹ.
c. Viết bài.
d. Kiểm tra.
3. Ghi nhớ: SGK.
III. Luyện tập.
* Bài văn / SGK.
- Đối tượng: Tình cảm tha thiết đối với quê hương An Giang.
* Dàn ý.
+ Mở bài: Giới thiệu tình yêu quê hương.
+ Thân bài:
- Tình yêu từ tuổi thơ.
- Tình yêu quê trong chiến đấu và những tấm gương yêu nước.
+ Kết bài: 
- Tình yêu quê với nhận thức của người từng trải, trưởng thành.
- Biểu cảm trực tiếp tình yêu quê hương.
- > An Giang quê tôi.
* Hoạt động 4. Hướng dẫn học ở nhà
- Về nhà: Học ghi nhớ.
- Soạn bài: Sau phút chia li, Bánh trôi nước.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 24-TLV.doc