Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 20: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 20: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

-Giúp học sinh: Hiểu được văn biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người.

2.Kĩ năng:

- Phân biệt được biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt được các yếu tố trong văn biểu cảm.

3. Thái độ:

- Biết nhận diện và bước đầu phân tích các văn bản biểu cảm, có ý thức chuẩn bị để tập viết kiểu văn bản này.

B. CHUẨN BỊ :

-Giáo viên: Chuẩn bị một bài thơ, một bài báo,một bức thư mang nội dung biểu cảm.

- Học sinh: Chuẩn bị bài theo nội dung sách giáo khoa.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠTDỘNG.

HOẠT ĐỘNG1:Kiểm tra

GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

* HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài.

Hằng ngày các em được đọc một số bài thơ, bài báo, bức thư mang nội dung biểu cảm, trong cuộc sống văn biểu cảm rất nhiều. Vậy văn biểu cảm là gì? có đặc điểm như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

 

doc 6 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 824Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 20: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/10/2006 Tiết 20.
Ngày dạy: 9/10/2006 Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: 
-Giúp học sinh: Hiểu được văn biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người.
2.Kĩ năng:
- Phân biệt được biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt được các yếu tố trong văn biểu cảm.
3. Thái độ:
- Biết nhận diện và bước đầu phân tích các văn bản biểu cảm, có ý thức chuẩn bị để tập viết kiểu văn bản này.
B. Chuẩn bị :
-Giáo viên: Chuẩn bị một bài thơ, một bài báo,một bức thư mang nội dung biểu cảm.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo nội dung sách giáo khoa.
C. Tiến trình tổ chức các hoạtdộng.
Hoạt động1:Kiểm tra
GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
Hằng ngày các em được đọc một số bài thơ, bài báo, bức thư mang nội dung biểu cảm, trong cuộc sống văn biểu cảm rất nhiều. Vậy văn biểu cảm là gì? có đặc điểm như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
* Hoạt động 3: Bài mới.
	Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
? Vận dụng kiến thức về từ
hán việt để giải nghĩa các từ sau:
Nhu, cầu, biểu, cảm.
GV: Nhu cầu biểu cảm là mong muốn bày tỏ những rung động của bản thân thành lời văn lời thơ.
? Trong cuộc sống hàng ngày có khi nào các em xúc động trước một cảnh đẹp thiên nhiên, một cử chỉ đẹp?
GV: Là con người ai cũng có những giây phút xúc động. Các nhà văn nhà thơ viết ra những tác phẩm hay từ những phút giây xúc động đó.
Văn bản biểu cảm chỉ là một trong vô vàn những cách biểu cảm của con người (Nhạc, hoạ...) 
- Đọc 2 bài ca dao SGK.
? Câu ca dao 1 có phải kể chuyện con Cuốc không? Hình ảnh con Cuốc gợi sự liên tưởng gì?
? Câu ca dao 2 thổ lộ tình cảm, cảm xúc gì?
? Khi nào thì con người có nhu cầu biểu cảm?
? Người ta thường biểu lộ tình cảm bằng những phương tiện nào?
GV khái quát: 
? Thế nào là văn biểu cảm?
? Văn biểu cảm gồm những thể loại nào?
 Cho học sinh đọc 2 đoạn văn / SGK.
? Hãy xác định nội dung biểu đạt của từng đoạn văn?
 Nội dung ấy có đặc điểm gì khác so với nội dung của văn bản tự sự và miêu tả?
? Hai đoạn văn trên được trình bày theo phương thức biểu đạt nào?
? Qua việc so sánh, em có nhận xét gì về văn biểu cảm so với văn miêu tả, tự sự?
? Nội dung tình cảm trong văn biểu cảm thường đề cập đến những nội dung nào? 
? Có ý kiến cho rằng" Tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm phải là tình cảm cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn" Qua 2 đoạn văn trên em có tán thành không? Vì sao?
- Nhân văn: Văn minh loài người.
GV: Chính vì vậy mà cảm và nghĩ thường không tách rời nhau. Những tình cảm không tốt đẹp xấu xa như lòng đố kị, bụng dạ hẹp hòi keo kiệt đều không trở thành nội dung biểu cảm chính diện được mà nếu có cũng chỉ là đối tượng để mỉa mai, châm biếm mà thôi.
? Theo em, tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm như thế nào?
- Cho học sinh đọc 2 đoạn văn
? Em có nhận xét gì về cách thể hiện tình cảm ở 2 đoạn văn?
? Qua đó em thấy có mấy cách biểu cảm tình cảm là những cách nào? Đó là những cách nào?
? Tìm những từ ngữ có giá trị biểu cảm trong hai đoạn văn trên?
GV: Văn biểu cảm chỉ nhằm cho người đọc biết được tình cảm của người viết, tình cảm là nội dung thông tin chủ yếu của văn biểu cảm. Các hình ảnh, sự việc chỉ là phương tiện để biểu cảm. Trong văn biểu cảm thường sử dụng các hình ảnh liên tưởng, so sánh, ẩn dụ.
? Văn biểu cảm là gì?
? Những thể loại nào thuộc văn biểu cảm? Tình cảm thường có tính chất như thế nào, cách biểu hiện của văn biểu cảm ra sao?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
GV khái quát.
GV. Nêu yêu cầu bài tập 1.
? So sánh 2 đoạn văn cho biết đoạn nào là văn biểu cảm? Vì sao?
? Nêu nội dung của hai đoạn văn?
? Theo em đoạn văn nào là biểu cảm? Vì sao?
Chỉ ra những từ ngữ biểu cảm tong đoạn văn?
- GV Nêu yêu cầu của bài tập 2.
- Gọi học sinh đọc 2 bài thơ.
? Nêu nội dung biểu cảm của 2 bài thơ'' Sông núi nước Nam''; '' Phò giá về kinh''.
? Cách thể hiện tình cảm trong bài thơ như thế nào? Theo cách trực tiếp hay gián tiếp?
- HS giải nghĩa.
- HS lắng nghe.
- Tự bộc lộ.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài.
- Trả lời độc lập.
- Suy nghĩ, Trả lời.
- Trình bày ý kiến.
- Trả lời độc lập.
- Đọc 2 đoạn văn.
- Xác định nội dung.
- So sánh, nhận xét.
- Trả lời độc lập.
- Nhận xét.
- Trả lời độc lập.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện trình bày.
- HS nghe.
- Trình bày ý kiến.
- Đọc đoạn văn/ SGK.
- Nêu ý kiến nhận xét.
- Trả lời độc lập.
- Phát hiện trình bày.
- HS nghe.
- Khái quát, rút ra ghi nhớ.
- HS nghe yêu cầu.
- So sánh, nhận xét.
- Trình bày ý kiến.
- HS đọc bài.
- Trả lời độc lập.
- Nhận xét
I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm.
1. Nhu cầu biểu cảm của con người.
Nhu: Cần phải có.
- Cầu: Mong muốn.
- > Mong muốn có.
- Biểu: Thể hiện ra bên ngoài
- Cảm: Rung động và mến phục.
- > Rung động được biểu hiện ra bằng lời.
* Bài tập.
+ Câu1. 
- Biểu hiện nỗi đau oan trái của người lao động không được lẽ công bằng soi tỏ.
+ Câu 2.
- Cảm xúc về một niềm hạnh phúc bao la êm ái và tự trào.
- >Khi con người có những tình cảm tốt đẹp chất chứa muốn bày tỏ cho người khác cảm nhận được thì người ta có nhu cầu biểu cảm.
- Phương tiện biểu cảm: Bài thơ, bài văn...
* Ghi nhớ: SGK.
2.Đặc điểm chung của văn biểu cảm.
* Bài tập.
- Đoạn 1: Biểu hiện nỗi nhớ và nhắc lại những kỷ niệm.
- Đoạn 2: Biểu hiện tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.
- Khác: Cả hai đoạn văn đều không kể một chuyện gì hoàn chỉnh.
+ Đoạn 2: Sử dụng miêu tả và liên tưởng để gợi cảm xúc.
+ Trình bày theo phương thức biểu cảm.
- Văn biểu cảm khác văn miêu tả, tự sự về nội dung biểu cảm.
* Nội dung tình cảm.
- Nỗi nhớ và tình cảm bạn bè.
- Tình cảm gắn bó với quê hương.
- ý kiến trên hoàn toàn đúng vì con người luôn phải hướng tới những tình cảm tốt đẹp.
* Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn.
- Đoạn 1: Thể hiện tình cảm trực tiếp.
- Đoạn 2: Thể hiện tình cảm gián tiếp.
- Đoạn1: Gọi tên trực tiếp của đối tượng biểu cảm, nói thẳng tình cảm của mình.
- Đoạn 2: Bắt đầu bằng miêu tả tiếng hát trên đài, tiếng hát trong tâm hồn, trong tưởng tượng...
* Có hai cách biểu cảm
- Biểu cảm trực tiếp: Thường gặp ở thư từ, nhật ký.
- Biểu cảm gián tiếp: Thường gặp trong tác phẩm văn học.
- Các từ : Thương, nhớ ai, xiết bao mong nhớ.
Đoạn 2 là một chuỗi hình ảnh, liên tưởng.
3.Ghi nhớ: SGK.
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1.
- Đoạn 1: Giải thích về cây Hải đường.
- Bộc lộ tình cảm yêu thích hoa Hải đường của tác giả.
- Đoạn 2 là văn biểu cảm vì: Đoạn văn đã thểu hiện tình cảm của tác giả về hoa Hải đường.
- Từ ngữ: Phơi phới, trông dân dã.
2. Bài tập 2.
- Nội dung biểu cảm của 2 bài thơ:
+ Tình cảm tự hào trước chủ quyền độc lập của dân tộc.
+ Niềm tự hào trước những chiến công oanh liệt của dân tộc.
- > Tình cảm biểu hiện trực tiếp.
* Hoạt động 4. Hướng dẫn học ở nhà
- ở nhà: + Sưu tầm những đoạn văn, bài thơ biểu cảm, theo quan niệm đã học.
 + Học ghi nhớ.
 + Làm bài tập 3.
 +Soạn bài ca Côn sơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 20 - TLV.doc