Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 114: Liệt kê - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 114: Liệt kê - Năm học 2006-2007

A/ Mục tiêu cần đạt:

 Giỳp học sinh:

 - Hiểu được thế nào là liệt kê, tác dụng của phép liệt kê.

 - Phân biệt được các kiểu liệt kê: liệt kê theo từng cặp, liệt kê không theo từng cặp, liệt kê tăng tiến, liệt kê không tăng tiến.

 - Biết vận dụng phép liệt kê trong nói và viết.

B/ Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Bảng phụ.

 - Học sinh: Chuẩn bị bài.

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)

 ? Đặt 1 câu có cụm C-V làm thành phần chủ ngữ.

 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút)

 *Hoạt động 3: Bài mới ( 38 phút).

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 114: Liệt kê - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 01/4/2007
 Ngày giảng: 5/4/2007
 Tiết 114: Liệt kê
A/ Mục tiờu cần đạt: 
 Giỳp học sinh:
 - Hiểu được thế nào là liệt kê, tác dụng của phép liệt kê.
 - Phân biệt được các kiểu liệt kê: liệt kê theo từng cặp, liệt kê không theo từng cặp, liệt kê tăng tiến, liệt kê không tăng tiến.
 - Biết vận dụng phép liệt kê trong nói và viết.
B/ Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Bảng phụ.
 - Học sinh: Chuẩn bị bài.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
 ? Đặt 1 câu có cụm C-V làm thành phần chủ ngữ.
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút)
 *Hoạt động 3: Bài mới ( 38 phút).
 Hoạt động của thầy
HĐ của trò
 Nội dung cần đạt
? Đọc VD (bảng phụ).
? Cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận (in đậm) trong câu có gì giống nhau.
? Cách sắp xếp các bộ phận này như thế nào.
? Việc tác giả nêu ra hàng loạt các sự việc tương tự bằng các kết cấu giống nhau có tác dụng gì. 
- GV: việc sắp xếp nối tiếp hàng loạt để nhấn mạnh hơn khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm gọi là phép liệt kê.
? Qua phân tích bài tập trên, em hiểu thế nào là phép liệt kê.
- Gọi h.s đọc ghi nhớ.
* Bài tập nhanh:
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung không giết được em người con gái anh hùng.
 (Tố Hữu)
? Chỉ ra phép liệt kê trong 2 câu thơ trên và cho biết tác dụng của nó.
? Qua các VD trên, em thấy việc sử dụng phép liệt kê đúng lúc, đúng chỗ có tác dụng gì.
? Đọc VD (bảng phụ).
? Xác đinh liệt kê được sử dụng trong 2 ví dụ trên.
? Xét về cấu tạo, các phép liệt kê ở trên có điểm gì khác nhau.
? Dựa vào cấu tạo, có mấy kiểu liệt kê ? Đó là kiểu nào.
? Đọc bài tập (bảng phụ) và xác định phép liệt kê trong các VD đó.
? Thử đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê trên và cho biết ý nghĩa của các phép liệt kê ấy có gì khác nhau.
? Qua các ví dụ trên, xét về ý nghĩa có mấy kiểu liệt kê.
? Từ việc giải 2 bài tập trên, hãy trình bày kết quả phân loại phép liệt kê bằng sơ đồ hoặc bảng phân loại.
? Đọc phần ghi nhớ (sgk – tr105)
? Tìm phép liệt kê trong đoạn trích sau (bảng phụ).
? Đặt câu có sử dụng phép liệt kê.
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Đọc
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Đọc
- H.s thảo 
luận nhóm.
- H.s thảo 
luận nhóm
I- Thế nào là phép liệt kê.
1- Bài tập (sgk – tr104).
- Cấu tạo: đều được cấu tạo bởi ccs cụm danh từ.
- ý nghĩa: cùng miêu tả các sự vật xa xỉ đắt tiền.
- Sắp xếp nối tiếp nhau.
=> Đặc tả thói hưởng lạc, ích kỷ và thói vô trách nhiệm của tên quan huyện.
=> phép liệt kê.
2- Ghi nhớ (sgk –tr105).
- Liệt kê: điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung.
- Tác dụng: miêu tả các hình thức tra tấn dã man của đế quốc Mĩ =>
nhấn mạnh sự anh dũng, kiên cường của chị Trần Thị Lý – người con gái anh hùng.
- Tác dụng: sử dụng liệt kê đúng lúc, đúng chỗ sẽ gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc, người nghe.
II- Các kiểu liệt kê:
1- Xét về cấu tạo:
* Bài tập (sgk – tr105)
a- Tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải.
b- Tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải.
- Trong VDa: giữa các bộ phận liệt kê không có từ và.
- Trong VDb: giữa các bộ phận liệt kê có từ và -> tạo thành cặp.
- Có 2 kiểu liệt kê:
+ Liệt kê không theo cặp.
+ Liệt kê theo cặp.
2- Xét về ý nghĩa:
* Bài tập (sgk – tr105)
a- Tre, nứa, trúc mai, vầu.
b- Hình thành và trưởng thành.
 - Gia đình, họ hàng, làng xóm. 
- Câu a: có thể thay đổi thứ tự các bộ phận liệt kê mà ý nghĩa của phép liệt kê vẫn không bị ảnh hưởng.
=> Kiểu liệt kê này gọi là liệt kê không tăng tiến.
- Câu b: Không thể thay đổi thứ tự được vì các bộ phận liệt kê có sự tăng tiến về ý nghĩa.
=> Gọi là liệt kê tăng tiến.
- Liệt kê không tăng tiến.
- Liệt kê tăng tiến.
* Sơ đồ phép liệt kê:
Phép liệt kê
Phân loại
ý nghĩa
Phân loại
theo cấu tạo
Liệt kê
tăng tiến
Liệt kê
theo cặp
Liệt kê
không theo cặp
Liệt kê
không tăng tiến
* Ghi nhớ (sgk – tr105).
III- Luyện tập:
* Bài 1 (sgk – tr106)
- Phép liệt kê trong văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
+ Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
- Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung 
- Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những Kiều bào ở nước ngoài đến 
- Giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo.
* Bài 2 (sgk – tr106).
- Phép liệt kê.
+ Dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm, những cu li kéo xe tay phóng cật lực, đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch trên đường nóng bỏng ngực đeo tấm Bắc đẩu bội tinh hình chữ thập.
*Bài 3 (sgk – tr106).
- Đặt câu có sử dụng phép liệt kê.
a- Tả một số hoạt động trên sân trường trong giờ ra chơi:
- Trong sân trường, các bạn chơi rất nhiều trò chơi: nào nhảy dây, đá cầu, bắn bi, chơi chuyền, Trông rất vui mắt.
 * Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút)
 ? Thế nào là phép liệt kê.
 ? Các kiểu liệt kê.
 - Về nhà học bài, làm bài tập 3 phần b, c.
 - Chuẩn bị: Trả bài TLV số 6; tìm hiểu chung về văn bản hành chính.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 114 - Liet ke.doc