Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 1: Văn bản Cổng trường mở ra - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 1: Văn bản Cổng trường mở ra - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

I.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của trường đối với cuộc đời mỗi con người.

II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

-Thầy: Nghiên cứu soạn bài.

- Học sinh: Chuẩn bị bài.

III.Kiểm tra bài cũ:

- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Nêuyêu cầu học tập bộ môn.

IV.Tiến trình các tổ chức các hoạt động dạy học

*Hoạt động 1:KHỞI ĐỘNG.

Ngày khai trường đầu tiên khi em vào lớp 1 có gì đáng nhớ?

Trong ngày khai trường ấy ai đưa em đến trường? Em có biết đêm trước ngày khai trường vào lớp một của em mẹ đã làm gì ? và nghĩ gì ?

- Học bài văn này chúng ta sẽ hiểu được trong đêm trước ngày khai trường vào lớp một của con những người mẹ đã làm gì và nghĩ những gì ?

 

doc 11 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 912Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 1: Văn bản Cổng trường mở ra - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 5/9/2006 Văn bản 
Ngày dạy 6/9/2006 Cổng trường mở ra
 (Theo Lý Lan)
Tiết 1: Đọc- Hiểu văn bản
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của trường đối với cuộc đời mỗi con người.
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
-Thầy: Nghiên cứu soạn bài.
- Học sinh: Chuẩn bị bài.
III.Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Nêuyêu cầu học tập bộ môn.
IV.Tiến trình các tổ chức các hoạt động dạy học
*Hoạt động 1:Khởi động.
Ngày khai trường đầu tiên khi em vào lớp 1 có gì đáng nhớ?
Trong ngày khai trường ấy ai đưa em đến trường? Em có biết đêm trước ngày khai trường vào lớp một của em mẹ đã làm gì ? và nghĩ gì ? 
- Học bài văn này chúng ta sẽ hiểu được trong đêm trước ngày khai trường vào lớp một của con những người mẹ đã làm gì và nghĩ những gì ?
* Hoạt động 2 : Đọc - Hiểu văn bản 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
?Theo em cần đọc văn bản với giọng điệu như thế nào?
- Giáo viên đọc mẫu đoạn: "Vào đêm....kịp giờ"
- Gọi 3 học sinh đọc nối tiếp.
? Em nhận thấy từ Hán Việt nào xuất hiện trong phần chú thích? Từ đó được giải thích như thế nào?
? Theo dõi nội dung văn bản, em hãy cho biết nội dung văn bản này nhằm:
-Kể chuyện nhà trường, chuyện đưa con đến trường.
Hay biểu hiện tâm tư người 
mẹ.?
? Nhân vật chính trong văn bản là ai?
? Tự sự là kể người, kể việc. Biểu cảm là trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ con người. Vậy văn bản " Cổng trường mở ra" thuộc kiểu văn bản nào?
GV: Tâm tư của người mẹ được biểu hiện trong hai phần nội dung văn bản:
- Nỗi lòng yêu thương của mẹ.
- Cảm nghĩ của mẹ về vai trò của nhà trường. 
? Hãy xác định hai phần nội dung đó trên văn bản?
? Từ văn bản đã đọc, hãy tóm tắt đại ý của bài văn bằng một câu ngắn gọn?
GV:Nêu định hướng phân tích.
- GV gọi học đọc phần 1.
? Theo dõi phần đầu văn bản, em hãy cho biết người mẹ nghĩ đến con trong thời điểm nào?
? Thời điểm đó gợi cảm xúc gì trong tình cảm của hai mẹ con?
? Những chi tiết nào diễn tả tâm trạng của người mẹ và đứa con?
? Trong đêm trước ngày khai trường tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau ?
?Theo em ,vì sao người mẹ lại trằn trọc không ngủ được?
? Trong đêm không ngủ ,mẹ đã làm gì cho con ?
? Em cảm nhận được gì qua những cử chỉ đó ?
GV: Đó là đức hy sinh - Một vẻ đẹp mả giản dị mà lớn lao của tình mẫu tử trong cách sống của người mẹ Việt Nam.
?Trong đêm không ngủ tâm trí mẹ đã sống lại kỷ niệm quá khứ nào ?
GV: Khi nhớ những kỷ niệm ấy ,lòng mẹ rạo rực những bâng khuâng ,xao xuyến .
? Hãy nhận xét về cách dùng từ trong lời văn trên ? Nêu tác dụng của cách dùng từ đó?
? Cảm xúc ấy nói lên tình cảm sâu nặng nào trong lòng mẹ ?
? Trong đêm không ngủ, mẹ đã chăm sóc giấc ngủ cho con, nhớ lại những kỷ niệm thân thương về bà ngoại và mái trường xưa .Tất cả điều đó cho em hình dung về một người mẹ như thế nào ?
GV:khái quát chuyển ý.
- Gọi học sinh đọc phần còn lại.
? Theo dõi phần cuối văn bản, cho biết trong đêm không ngủ người mẹ đã nghĩ về điều gì?
? Em nhận thấy ở nước ta ngày khai trường có diễn ra như là ngày lễ của toàn xã hội không?
? Hãy miêu tả quang cảnh ngày hội khai trường ở trường em?
? Trong đoạn văn cuối xuất hiện thành ngữ"Sai một li đi một dặm". Em hiểu thành ngữ này có ý nghĩa gì khi gắn với sự nghiệp gia đình?
? Kết thúc bài vă người mẹ nói:" Bước qua cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra".Đã bẩy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu" thế giới kì diệu đó là gì"?
GV:- Đó là thế giới do nhà trường mở ra, trong đó: Hạnh phúc được sống trong tình bạn bè, thầy cô. Được hiểu biết thêm nhiều kiến thức về cuộc sống, cách ứng xử.
- Biết đọc,biết viết, học kiến thức khoa học.
GV:Khái quát lại toàn bài.
 Trong bài văn có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không? Theo em người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
? Trong toàn bộ văn bản, em thấy đoạn văn nào thâu tóm nội dung của văn bản?
GV: Đó là tình yêu và lòng tin của mẹ.
? Theo em ,mẹ đã giành tình yêu và lòng tin ấy cho ai?
GV: Văn bản" Cổng trường mở ra" vì thế là bài ca về tình mẫu tử,bài ca hi vọng về con cái và nhà trường.
GV khái quát toàn bài
? Kỉ niệm sâu sắc nhất trong ngày vào lớp 1của em là gì?
( Viết đoạn văn ghi lại kỉ niệm).
- Hát một bài hát về mái trường thân yêu(về người mẹ yêu con) mà em thích nhất.
-H/S nêu ý kiến
- dựa vào SGK giải thích
-Lựa chọn
-Phát hiện
-Nêu ý kiến
-Xác định
-Tóm tắt
-Đọc
- Phát hiện
-Nhận xét
-Phát hiện
-So sánh
-Giải thích
-Phát hiện
-Nêu cảm nhận
-Nghe
-Phát hiện
-Nhận xét
-Nhận xét
-Hình dung
-Đọc
-Phát hiện
-Mô tả
-Nêu ý kiến
I.Đọc và tìm hiểu chú thích.
- Đọc tình cảm tha thiết, chậm rãi.
- Cao điểm.
- Biểu hiện tâm tư người mẹ.
II. tìm hiểu cấu trúc văn bản.
-Người mẹ
- Biểu cảm.
- Phần 1:Từ đầu...Bước vào.
- phần 2: còn lại.
*Đại ý: Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con.
III.Phân tích.
1.Nỗi lòng người mẹ.
- Đêm trước ngày con vào lớp 1.
- Cảm xúc: Hồi hộp, vui sướng, hi vọng.
- Con: niềm vui háo hức, giấc ngủ đến nhẹ nhàng...đôi môi hé mở.
- Mẹ: hôm nay, mẹ không tập trung được
-Mẹ lên giường và trằn trọc 
 Mẹ tin đứa con của mẹ. 
-Mẹ thao thức không ngủ được 
-Con :Thanh thản nhẹ nhàng vô tư.
-Mừng vì con đã lớn. 
-Thương yêu con luôn nghĩ về con .Thức canh cho giấc ngủ của con ngon lành . 
-Nhớ lại những kỷ niệm thua cắp sách tới trường của mình .
-Đắp mền buông mùng, lượm đồ chơi nhìn con ngủ , xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con.
*Tình yêu con đến độ quên mình .Đó là đức hy sinh vẻ đẹp của tỉnh mẫu tử.
-Nhớ ngày bà ngoại dắt mẹ vào lớp một .
-Nhớ tâm trạng hồi hôp trước cổng trường .
-Dùng từ láy liên tiếp ,gợi tả cảm xúc phức tạp trong lòng mẹ :vui ,nhớ ,thương.
-Nhớ thương bà ngoại và mái trường xưa .
-Vô cùng thương yêu người thân 
- Yêu quí biết ơn trường học 
- Sẫn sàng hy sinh vì sự tiến bộ cả con.Tin tưởng ở tương lai con cái.
2. Cảm nghĩ của mẹ.
- Nghĩ về ngày hội khai trường...
- Nghĩ về vai trò của giáo dục
 đối với con trẻ
- Khẳng định tầm quan trọng của 
giáo dục không được phép sai lầm trong giáo dục vì giáo dục quyết định tương lai của đất nước.
* Giáo dục có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống mỗi con người
- Thế giới của những điều hay lẽ phải, tri thức,tình bạn,tình nghĩa 
thầy trò cao đẹp, ước mơ...
- Người mẹ không trực tiếp nói với con hoặc với ai cả.
- Người mẹ nhìn con ngủ như tâm sự với con nhưng thực ra đang nói với chính mình, đang tự ôn lại kỉ 
niệm của riêng mình.
- Tác dụng: Khắc hoạ được tâm trạng, những suy nghĩ sâu kín của bà mẹ mà đôi khi khó nói ra bằng những lời trực tiếp.
- Đoạn văn:" Đêm nay....mở ra
- Cho con, cho nhà trường, cho xã hội tốt đẹp.
III. Tổng kết.
* Ghi nhớ : SGK
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
- Học ở nhà: 
+ Tóm tắt văn bản.
+Làm bài tập 1-2- 4-6( SBT)
+ Soạn :" Mẹ tôi ".
Ngày soạn 5/ 9/ 2006 Văn bản: Mẹ tôi
Ngày dạy 6/9/2006 (A- Mi -Xi )
Tiết 2: Đọc - Hiểu văn bản.
A. Mục tiêu cần đạt:
* Kiến thức:
- Học simh cảm nhận được tấm lòng của cha mẹ đối với con cái.
- Có ý thức rèn luyện và trau dồi tình cảm đối với cha mẹ.
* Kĩ năng:
- Tích hợp phân môn Tiếng Việt ở một số khái niệm tờ ghép, rèn kĩ năng sử dụng từ ghép.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu, soạn bài.
- Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi /SGK.
C. Tiến trình tổ chức các tổ chức các hoạt động dạy học.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Học xong văn bản :" Cổng trường mở ra", em thấy người mẹ trong bài là người mẹ như thế nào? Em hiểu thêm gì về bản thân mình.
( Cần có thái độ trân trọng,hiểu biết và thông cảm với mẹ mình hơn).
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao,thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức hết được 
điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm, ta mới nhận ra tất cả. Bài văn "Mẹ tôi" sẽ cho ta một bài học như thế.
* Hoạt động 3: Bài mới. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung.
 GV nêu yêu cầu đọc: 
- Cần thể hiện được những tâm tư và tình cảm buồn khổ của người cha trước lỗi lầm của con và sự trân trọng của ông đối với vợ mình.
GV: Đọc mẫu từ đầu ...cứu 
sống con.
- Gọi học sinh đọc tiếp.
GV: Kiểm tra phần nắm nghĩa của từ( theo chú thích).
? Tại sao nội dung văn bản là một bức thư người bố gửi cho con, nhưng nhan đề lại lấy tên là " Mẹ tôi"?
? Việc không để cho bà mẹ xuất hiện trực tiếp mà thông qua bức thư người bố gửi cho con, người đọc thấy hiện lên một hình tượng đẹp đẽ về người mẹ, điều đó có tác dụng gì?
GV: Khái quát , chuyển ý.
- Gọi học sinh đọc.
? Qua bức thư, em thấy tác giả 
đề cập đến những vấn đề gì?
? Sự việc nào khiến cho người bố tỏ thái độ đối với En-ri-Cô?
? Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh, lời lẽ trong bức thư đã thể hiện thái độ của người bố?
? Qua những lời lẽ trên, em cảm nhận được gì trong thái độ của người bố?
GV: Khái quát, chuyển ý.
? Tìm những chi tiết và hình ảnh trong truyện nói về hình ảnh của người mẹ En-ri-Cô?
? Qua những chi tiết trên em thấy hiện lên hình ảnh bà mẹ của En- Ri- Cô như thế nào?
? Cùng với hình ảnh người mẹ trong văn bản'' Cổng trường mở ra'', em hãy trình bày những suy nghĩ sâu sắc nhất của em về các người mẹ ?
GV: Trước thái độ nghiêm 
khắc, những lời lẽ buồn bã tức giận của người cha,trước công lao người mẹ được gợi lại, En-
Ri-Cô đã có biểu hiện gì chúng ta sang phần 3. 
? En- Ri- Cô đã có biểu hiện gì khi đọc thư bố?
- Hãy tìm hiểu và lựa chọn những lý do mà em cho là đúng trong các lý do sau.(Câu 4- Trang 12)
GV: Lá thư của người bố đã tác động tới En-Ri-Cô khiến em xúc động vô cùng. Em đã nhận ra lỗi và rất hối hận.Có những người nổi tiếng trên thế gian nhưng trước mẹ họ vẫn thấy mình nhỏ bé vô cùng.
GV: Gọi học sinh đọc ''Thư gửi mẹ''.
? Theo em tại sao người bố không trực tiếp nói với En-Ri - Cô mà lại viết thư ?
? Bức thư đã gợi cho em những cảm nghĩ gì?
? Hãy chọn một đoạn thư của bố En-ri-cô thể hiện nội dung cảm nghĩ ấy?
 ? Em cảm nhận được gì qua bức thư của người bố gửi cho con?
- GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ. 
- G/V yêu cầu đọc thêm:'' Vì sao hoa cúc có nhiều cánh nhỏ''.
? Hai văn bản ''Cổng trường mở ra'' và ''Mẹ tôi'' đều tập trung thể hiện nội dung gì?
? Xét về nội dung thì hai văn bản này thuộc loại nào?
? Tìm một số câu ca dao, bài hát ngợi ca tấm lòng cha mẹ đối với con cái?
-Học sinh đọc bài.
- HS nêu ý hiểu.
-Trình bày ý kiến.
- H/S đọc bài.
- H/S phát hiện.
-H/S phát hiện.
-H/S trả lời.
-H/S nêu cảm nhận.
- Phát hiện chi tiết.
-Trình bày ý kiến.
- Nêu suy nghĩ cá nhân.
-Lựa chọn phương án
- H/S nghe.
-H/S đọc bài.
-H/S thảo luận nhóm.
- HS nêu cảm nghĩ.
- HS khái quát.
- HS đọc.
- HS phát hiện.
- HS trả lời.
- HS tìm.
I. Đọc- tiếp xúc văn bản.
 * Đọc:
* Từ khó:
*Cấu trúc văn bản:
- Đây là nhan đề do A- Mi- Xi đặt cho đoạn trích.
- Đọc kĩ ta thấy tuy bà mẹ không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện nhưng là tiêu điểm mà các nhân vật và chi tiết đều hướng tới làm sáng tỏ.
- Tác giả sẽ dễ dàng tả cũng như bộc lộ những tình cảm và thái độ quý trọng của người bố với mẹ.
- Nói được một cách tế nhị và sâu sắc những gian khổ và hi sinh mà người mẹ đã âm thầm giành cho con.
- Điểm nhìn xuất phát từ người bố làm tăng tính khái quát cho sự việc, thể hiện được tình cảm và thái độ người kể.
II. Đọc - hiểu văn bản.
- Tâm trạng, những suy nghĩ của người bố.
- Hình ảnh người mẹ.
- Thái độ của người con.
1. Tâm trạng và những suy nghĩ của người bố qua bức thư của người con.
- En- Ri- Cô nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ lúc cô giáo đến thăm.
* Như một nhát dao đâm vào tim bố...
- Bố không thể nén được cơn tức giận....con.
-Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho những kẻ nào chà đạp lên tình thương.
- Cái dấu vết...chán con.
- Thà rằng.....bội bạc với mẹ.
- Bố sẽ không thể....được
* Buồn bã và tức giận.
2. Hình ảnh người mẹ.
- Mẹ thức suốt đêm chăm sóc, lo lắng khi con bị bệnh.
- Mẹ có thể hy sinh mọi thứ ...để cứu sống con.
 * Yêu thương con, sẵn sàng hy sinh vì con.
- Yêu thương con,lo lắng, săn sóc con, sẵn sàng hy sinh vì con .
-Tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng.
3. Thái độ của En -Ri- Cô.
-Phương án đúng có thể lựa chọn là (a), (b),(d).
- Những tình cảm,những điều kín đáo tế nhị nhiều khi không nói trực tiếp được.
- Trước những vấnđề như vậy qua thư người con đỡ bị tự ái, xấu hổ trước mặt cha mình.
-Viết thư như vậy người cha muốn con mình có dịp đọc nhiều lần để suy ngẫm và thấm thía những điều trong thư.
- Có thể cha con ít có thời gian gặp nhau. 
- Vai trò của người mẹ đối với con.
III.Tổng kết.
* Nghệ thuật:
* Nội dung:
- Tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi người.
* Ghi nhớ: SGK.
IV. Luyện tập.
*Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà.
-Học ghi nhớ.
-Làm bài tập 2 -Trang12.
-Soạn :Từ ghép.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 tiet 1-2.doc