Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 1 đến tiết 99

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 1 đến tiết 99

Văn bản

CỔNG TRƯỜNG MỞ RA

 (Lý Lan )

I.Mục tiêu: Giúp HS

 - Cảm nhận và hiểu được tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đ.với con cái.

 - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đ. với cuộc đời của mỗi con người.

II . Chuẩn bị :

 - Bảng nhóm , SGK , SGV , sách tham khảo , vở BT .

III.Phương pháp :

 Sử dụng phương pháp đọc sáng tạo , vấn đáp ,bình giảng , tích hợp .

III. Tiến trình bài dạy:

 1, Ổn định: K.tra sĩ số, sách vở

 2, Bài cũ: Nhắc nhở 1 số y/c đ.với bộ môn.

 3, Bài mới:

 *) Giới thiệu bài:

 Từ lớp 1 đến lớp 7 , em đã dự 7 lần khai trường. Ngày khai trường lần nào làm em nhớ nhất? ( HS đa số sẽ trả lời: Ngày khai trường đầu tiên).

 Trong ngày khai trường đầu tiên, ai đưa em đến trường? Em có nhớ đêm trước ngày đầu tiên đến trường, mẹ ( bố) em đã làm gì và nghĩ gì không? ( Việc làm , biết trong suy nghĩ không thể biết).

 Bài học hôm nay với văn bản " Cổng trường mở ra" tác giả Lí Lan sẽ giúp chúng ta hiểu được tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con.

 *) Tổ chức các hoạt động :

 

doc 415 trang Người đăng thu10 Lượt xem 482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 1 đến tiết 99", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 2.9.07 Tuần 1 
 Ngày giảng : 6.9.07 Tiết 1 
Văn bản
Cổng trường mở ra
 (Lý Lan )
I.Mục tiêu: Giúp HS 
 - Cảm nhận và hiểu được tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đ.với con cái.
 - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đ. với cuộc đời của mỗi con người.
II . Chuẩn bị :
 - Bảng nhóm , SGK , SGV , sách tham khảo , vở BT .
III.Phương pháp :
 Sử dụng phương pháp đọc sáng tạo , vấn đáp ,bình giảng , tích hợp . 
III. Tiến trình bài dạy:
 1, ổn định: K.tra sĩ số, sách vở
 2, Bài cũ: Nhắc nhở 1 số y/c đ.với bộ môn.
 3, Bài mới:
 *) Giới thiệu bài:
 Từ lớp 1 đến lớp 7 , em đã dự 7 lần khai trường. Ngày khai trường lần nào làm em nhớ nhất? ( HS đa số sẽ trả lời: Ngày khai trường đầu tiên).
 Trong ngày khai trường đầu tiên, ai đưa em đến trường? Em có nhớ đêm trước ngày đầu tiên đến trường, mẹ ( bố) em đã làm gì và nghĩ gì không? ( Việc làm , biết trong suy nghĩ không thể biết).
 Bài học hôm nay với văn bản " Cổng trường mở ra" tác giả Lí Lan sẽ giúp chúng ta hiểu được tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con. 
 *) Tổ chức các hoạt động : 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
G: Lớp 6 các em đã làm quen với 1 số VBND
GV? Hãy kể tên những VBND đã học và nhắc lại thế nào là văn bản ND?
HS: - Cầu Long Biên - Chứng nhận lịch sử, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ: Động Phong Nha.
 - VBND: Là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đ. với đ. sống của con người, cộng đồng, XH, TN, môi trường, V.hoá XH, ma tuý, tre em...
GV: Lên lớp 7 chúng ta tiếp tục tìm hiểu một số VBND về quyền trẻ em, nhà trường, phụ nữ, VHGD. Và văn bản " Cổng trường..."_ Lí lan là VBND đầu tiên của chương trình lớp 7, Chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động 1 : T/hiểu tg - Tác phẩm
GV? Em biết gì về X2VB " Cổng trường mở ra"
GV: Hướng dẫn HS đọc VB: Giọng dịu dàng, 
chậm rãi, đôi khi thì thầm ( Khi nhìn con đã ngủ) : T/c2 thiết tha thể hiện tình trạng bâng khuâng, xao xuyến của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai giảng vào lớp 1 của con.
GV: Đọc mẫu 1 đoạn 
HS: Đọc tiếp cho đến hết
GV: NX - Sửa cách đọc cho HS
GV? Tìm và giải thích 1 số từ biểu hiện tâm trạng của mẹ và con trong văn bản?
HS: Giải thích từ : Háo hức, bận tâm, nhạy cảm.
GV: 1 Số chú thích khác: Tự xem SGK - về tìm hiểu sau
Hoạt động II: Phân tích văn bản
GV? Có những ý kiến khác nhau cho rằng VB trên thuộc loại truyện - tự sự . Lại có ý kiến đó là loại kí - biểu cảm . Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
HS: - Thể loại: Kí - biểu cảm. ( Vì chủ yếu biểu hiện tâm trạng người mẹ)
GV? VB trên có NV chính không? Đó làm NV nào? VB có sự việc và cốt truyện không? X.định ngôi kể?
HS: - NV chính: Người mẹ, đứa con.
- VB có rất nhiều sv, chi tiết ( Chủ yếu B.lộ tâm trạng mẹ)
- Ngôi kể : Thứ nhất
GV? Xác định bố cục VB? Nêu nội dung từng phần?
HS: 2 phần: 
 (1) Đầu ... Bước ra: Tâm trạng 2 mẹ con đêm trước ngày khai trường.
 (2) Còn lại: Suy nghĩ của người mẹ về vai trò của nhà trường và XH trong việc gia đình thế hệ trẻ.
GV? Hãy tóm tắt ( Đại ý) NDVB = 1 câu văn?
GV: Hướng dẫn HS phân tích theo bố cục VB đã tìm
HS: Q.sát đoạn văn 1
GV? Tìm những chi tiết biểu hiện tâm trạng ( rất khác nhau) của người mẹ và đứa con trong đêm trước ngày khai trường? Tâm trạng của mẹ và đứa con có gì khác nhau?
HS: Tìm các chi tiết: 1HS tìm, các HS khác gạch chân = bút chì vào SGK những chi tiết sau:
*) Con:
 - Háo hức
 - Cảm thấy mình đã lớn, giúp mẹ dọn dẹp.
 - Giấc ngủ đến dễ dàng như uống ly sữa...
*) Mẹ:
 - Không ngủ được 
 - Đắp màn, buông mùng...
 - Không tập trung vào việc gì...
 - Tin vào con
 - Nhớ lại những kỷ niệm ngày đầu tiên đi học..
 g Con : Háo hức, vô tư, hồn nhiên , thanh thản, nhẹ nhàng , còn mẹ : thao thức, trằn trọc, bâng khuâng, xao xuyến.
GV? Theo em vì sao người mẹ có tâm trạng ấy?
GV: Gợi ý? Người mẹ không ngủ có phải vì lo lắng cho con hay người mẹ đang nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của chính mình? Hay vì lý do nào khác nữa?
HS: PB nhnhững ý kiến khác nhau.
GV: Tổng hợp - khái quát lại:
- Mẹ mừng vì con đã lớn và tin ở con.
- Mẹ hi vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với con
- yêu thương con, luôn nghĩ về con
- Hồi hộp, bâng khuâng nhớ về ngày kha trường đầu tiên của mình.
GV? Qua những chi tiết trên, em cảm nhận được gì về người mẹ?
HS: PBYK như ND bảng chính
GV? Một trong những điều khiến người mẹ thao thức, đó là những kỉ niệm xưa cứ sống dậy, nôn nao trong lòng mẹ. Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người mẹ ?
HS: Tìm - Gạch chân:
 - Cứ nhắm mắt lại.......
 - Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi ....
 - mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp...
GV? Vì sao những hình ảnh ấy lại hiện lên trong tâm trí người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con?
HS: ấm tượng về ngày khai trường đầu tiên của mẹ thật sâu đậm. Ngày khai trường đầu tiên của con đã làm sống lại những kỷ niệm ấy. Và người mẹ muốn truyền cho con niềm rạo rực bâng khuâng, xao xuyến ; muốn khắc sâu mãi mãi trong lòng con về cái ngày đầu tiên: " Hôm nay tôi đi học "
GV? Có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không? Theo em người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
HS:
 - Người mẹ không trực tiếp nói với con mà thực ra là đang tâm sự với chính mình như những dòng nhật ký...
- Cách viết ( như vậy ) : Như những dòng nhật ký nhỏ nhẹ, tâm tình, sâu lắng. Tác giả đã miêu tả và làm nổi bật tâm trạng người mẹ. Người viết đi vào thế giới tâm hồn của người mẹ để miêu tả 1 cách tinh tế những bâng khuâng, xao xuyến; Những nôn nao, hồi hộp của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con; Những điều mà nhiều khi không thể nói trực tiếp được.
GV? Nhận xét gì về PTBĐ được sử dụng trong đoạn văn?
 A. Tự sự + Miêu tả
 B. Miêu tả + Biểu cảm
 C. Tự sự + Biểu cảm
 D. Cả 3 phương án trên đều sai.
HS: Chọn B.
GV: Bằng cách viết nhẹ nhàng, tinh tế, giàu chất trữ tình sâu sắc, Tác giả Lí Lan đã diễn tả những cảm xúc sâu sắc, mãnh liệt của người mẹ; Vẻ đẹp cao quý cuẩ tình mẫu tử của người mẹ đối với con = Đó cũng là tình cảm cảu tất cả các bà mẹ việt nam.
HS: Quan sát đoạn văn 2.
GV? Trong đêm trước ngày khai trường của con, người mẹ còn suy nghĩ về điều gì?
HS: Thông qua việc kể lại ngày khai trường ở Nhật người mẹ muốn nói đến vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ.
GV: Chuyên mục 4.2 
GV? Ngày khai trường ở Nhật bản diễn ra ntn? Em nhận thấy ở nước ta ngày khai trường có diễn ra như vậy không? Hãy miêu tả 1 vài chi tiết mà em cho là ấn tượng nhất trong ngày khai trường mà em đã tham gia?
HS: PBYK 
- Theo SGK (7) 
- Tự do s2 ngày khai trường ở nước ta...
GV: Dù ở đâu, nước nào, trong h/c2 cả xã hội,
cộng đồng đều quan tâm đến gd , đều đầu tư cho gd , coi gd là quốc sách hàng đầu...
GV? Câu văn nào đã khẳng định vai trò hết sức quan trọng của gd ? Theo em câu văn đó có đúng không? vì sao?
HS: - Chỉ ra 2 câu văn ( bảng chính)
- 2 câu văn là đúng : vì nó khẳng định vai trò quan trọng, to lớn hàng đầu của gd, gd không được phép sai lầm vì gd còn đào tạo con người - những người quy định tương lai của đất nước . Thành ngữ " Sai 1 li, đi 1 dặm" được vận dụng khéo léo để thấy rõ sự >< 1 dặm
GV? Kết thúc văn bản, người mẹ nói : Bước qua cổng trường, em hiểu " Thời gian kỳ diệu" được nói đến ở đây là gì?
HS: - Điều hay lẽ phải, đạo lý làm người
- Tri thức, hiểu biết về mọi lĩnh vực trong cs đầy lý thú, hẫp dẫn, kỳ diệu . Con chưa từng biết.
- Thời gian kỳ diệu của tình thầy trò, tình bạn, tình yêu...
- Thời gian của ước mơ hi vọng, niềm tin, ý chí, nghị lực và có thể cả những thất bại, đắng cay... giúp ta thành người.
 GV? Câu nói của người mẹ có ý nghĩa gì? ( Thể hiện t/cảm, Thái độ ntn của người mẹ đ.với nhà trường?)
HS: - Tự hào, tin tưởng, khẳng định vai trò của gd
GV bình : Từ mái ấm gđ, Tuổi thơ được chắp cánh đến mái trường thân yêu. Các em có thầy cô, lớp học, bạn bè... được chăm sóc, dạy dỗ; Từng ngày chúng ta lớn lên, ngày càng vững vàng trong cs; trưởng thành về nhân cách, trí tuệ rồi lại đươc chắp cánh bay cao, bay xa trong cuộc đời... Tất cả những điều đó đều được vun trồng từ thời gian kì diệu, nhà trường.
Điều đó lí giải tại sao: Ngay từ xa xưa ông cha ta đã đề cao vai trò của gd, của thầy cô: " Không thầy...
Hay bà mẹ Mạnh Tử đã liên tục chuyển nhà để tìm cho con môi trường sống thích hợp: đó chính là gần trường học môi trường giáo dục tốt.
Hoạt động 3: Tổng kết
GV? Khái quát những nét nt đặc sắc được sử dụng trong vb? Qua đó em cảm nhận được gì từ vb?
HS: Khái quát những biện pháp NT được sử dụng
- Cách viết... giọng điệu, ngôi kể, nt miêu tả.
GV: Khái quát - Chốt ghi bảng
HS: Đọc phần ghi nhớ SGK/9 
GV? Đọc bài văn trong những ngày đầu năm mới, em hiểu thêm được những điều gì mới mẻ?
HS:
- Ai cũng trải qua những ngày khai trường, ít ai quan tâm đến tâm trạng của mẹ trước ngày khai trường đầu tiên và những ngày khai trường sau đó.
- Phải biết trân trọng, rung động truớc những thời khắc đáng nhớ đã đi qua trong cuộc đời.
- Biết yêu thương, quý trọng những người đã yêu thương mình.
Hoạt động 4: Luyện tập
HS: Làm bài tập 1,2 (SGK/ 9)
GV? Hát 1 bài hát về mẹ và mái trường?
GV? Tại sao Vb có tên " Cổng trường mở ra"?
HS: - Lấy câu nói cuối cùng của người mẹ trong phần kết thúc văn bản - Nhan đề văn bản- khẳng định niềm tin tưởng vào vai trò của gd...
GV? Đọc thầm phần "đọc thêm". Nêu nội dung vb, " Trường học"? (Vai trò học tập + nhắc nhở)
I,Tìm hiểu tácgiả - tác phẩm 
1, Tác giả - Tác phẩm
- Cổng trường mở ra bài ký trích từ báo " Yêu trẻ" ( Số 166 - TPHCM- Ngày 1/9/2000 ) của Lí Lan
2, Đọc - Tìm hiểu chú thích
a, Đọc:
b. Chú thích:
II . Phân tích VB
1. Thể loại:
- Kí - Biểu cảm
2. Bố cục: 2 đoạn
- Tâm trạng 2 mẹ con đêm trước ngày khai trường.
- Cảm nghĩ cảu người mẹ về vai trò cảu XH và gia đình Đ.Với thế hệ trẻ.
3. Đại ý: Tâm trạng người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường đầu tiên của con.
4,Phân tích:
4.1: Tâm trạng người mẹ trong đêm trước ngày khai trường.
- Trằn trọc, thao thức: bâng khuâng, xao xuyến. ( Nhớ về những kỷ niệm về ngày khai trường đầu tiên)
- Người mẹ giàu tình yêu thương con và đức hi sinh.
- Nhớ về những kỉ niệm xưa: Ngày khai trường đầu tiên của mình .
- Chất chữ tình biểu cảm sâu sắc + Miêu tả tâm trạng nhân vật tinh tế, phù hợp.
4.2 Cảm nghĩ của người mẹ về vai trò của XH và nhà trường đốivới thế hệ trẻ.
+ Không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên gd thế hệ trẻ cho tương lai.
+ Mỗi sai lầm trong gd sẽ ảnh hưởng đến cả 1 thế hệ mai sau...
- Bước qua cổng trường thế giới kì diệu mở ra.
- Vai trò to lớn của gd đối với thế hệ trẻ.
III, Tổng  ...  thức, kĩ năng trình bày luận điểm và kĩ 
 năng viết đoạn văn CM.
 3- Thái độ :
 - GD HS ý thức tự giác ôn luyện , hệ thống hoá kiến thức , GD tinh thần yêu
 nước , kính yêu Bác Hồ thông qua kiểm tra.
B. Chuẩn bị :
 - GV : Đề bài + đáp án + biểu điểm
 - HS : Ôn tập kiến thức.
C. Phương pháp :
 - Thực hành trên lớp.
D. Tiến trình bài dạy :
 I- ổn định tổ chức :
 - Kiểm tra sĩ số : 27
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 II- Kiểm tra bài cũ : ( Không)
 III- Bài mới :
 1, Đề bài :
 Phần I : Trắc nghiệm ( 2 điểm ) 
 Hãy chọn câu trả lời đúng nhất và ghi vào bài làm của mình cho mỗi câu 
 hỏi sau .
 Câu 1 : Tác giả của văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ” là ai ?
 A. Phạm Văn Đồng .	C. Hồ Chí Minh .
 B. Đặng Thai Mai . 	D. Hoài Thanh .
 Câu 2 : Văn bản trên đợc viết theo phương thức biểu đạt nào ?
 A. Tự sự .	C. Biểu cảm .
 B. Miêu tả .	D. Nghị luận .
 Câu 3 : Văn bản trên được viết trong thời kỳ nào ?
 A. Kháng chiến chống Mỹ .	C. Thời kỳ xây dựng XHCN ở miền Bắc .
 B. Kháng chiến chống Pháp .	D. Những năm dầu thế kỷ XX .
 Câu 4 : Vấn đề nghị luận bài “ Tinh thần yêu nớc của nhân dân ta ” nằm ở
 vị trí nào của văn bản ?
 A. Câu mở đầu tác phẩm .	C. Câu mở đầu đoạn 3 . B. Câu mở đầu đoạn 2 .	D. Phần kết luận .
 Câu 5 : Trọng tâm chứng minh tinh thần yêu nớc của bài văn là ở thời kỳ 
 nào ?
 A. Trong quá khứ . 
 B. Trong cuộc kháng chiến hiện tại chống thực dân Pháp. 
 Câu 6 : Trong bài văn , tinh thần yêu nớc đợc thể hiện nh thế nào ?
 A. Tiềm tàng kín đáo .	
 B. Biểu lộ rõ ràng , đầy đủ .
 C. Khi thì tiềm tàng kín đáo , lúc lại biểu lộ rõ ràng đầy đủ .
 D. Luôn mạnh mẽ và sôi sục .
 Câu 7 : Nét đặc sắc nghệ thuật của bài văn nghị luận này là gì ?
 A. Sử dụng biện pháp so sánh .	 C. Sử dụng biện pháp nhân hoá .
 B. Sử dụng biện pháp ẩn dụ . 	 D. Sử dụng so sánh và liệt kê theo 
 mô hình từ  đến .
Câu 8 : Nhận xét nào đúng về dẫn chứng đợc đa ra trong bài văn ?
 A. Dẫn chứng cụ thể .	 C. Dẫn chứng xác thực , giàu tính thuyết phục
 B. Dẫn chứng phong phú . D. Cả 3 phương án trên .
II. Tự luận ( 8 điểm ) :
Câu 1 ( 2 điểm ) :
 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một văn bản nghị luận mẫu mực . 
 Hãy ghi lại hệ thống luận điểm của văn bản . 
 Câu 2 ( 6 điểm ) :
Dựa vào văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ ” hãy viết 1 đoạn văn chứng minh sự giản dị trong cuộc sống của Bác.
 2,Đáp án, biểu điểm :
 Phần I- trắc nghiệm : ( 2điểm , mỗi câu đúng đợc 0, 25 đ)
 Câu
 1 
2
3
4
5
6
7
8
 Đáp án
C
D
B
A
B
C
D
Đ
 II. Phần tự luận : ( 8 điểm)
 Câu 1 : 2 điểm . ( Mỗi luận điểm đúng được 0,5 điểm )
 Hệ thống luận điểm trong văn bản Tinh thần yêu nớc của nhân dân ta.
 - Luận điểm chính ( luận điểm xuất phát ): Dân ta có một lòng nồng nàn
 yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta.( 0,5đ)
 - Luận điểm phụ 1: Lịch sử có nhiều cuộc k/c vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu 
 nc của dân ta.( 0,5 đ)
 - Luận điểm phụ 2 : Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên 
 ta ngày trước. ( 0,5 đ)
 - Luận điểm chốt : Bổn phận của chúng ta.( 0,5 đ)
 Câu 2 : 6 điểm .
 - Hình thức : trình bày đúng hình thức đoạn văn, liên kết mạch lạc, không
 sai chính tả, chữ viết rõ ràng, sáng sủa (1 điểm )
 - Nội dung : ( 5 điểm)
 + Nêu bật đời sống sinh hoạt của Bác qua những phương diện
 . Bữa cơm : vài ba món , ăn không vãi , bát sạch.
 . Căn nhà : nhà sàn vài ba phòng , lộng gió , đồ dùng đơn xơ
 . Làm việc : Suốt đời , suốt ngày , tự làm nhiều việc.
 . Quan hệ với mọi người : tiếp đón các cháu , thăm hỏi đồng bào
 + Nhận xét đánh giá : Cuộc sống giản dị về vật chất nhưng phong phú , cao 
 đẹp về tâm hồn . Một cuộc sóng thực sự văn minh.
 IV- Củng cố : Nội dung bài học.
 - Nhận xét giờ làm bài của HS.
 - Thu bài.
 V- Hướng dẫn , dặn dò :
 - Xem lại kiến thức đã học.
 - Tự đánh giá kết quả bài làm của mình.
 - Chuẩn bị bài : “ Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động “
E. Rút kinh nghiệm :
 ------------------------------------------
Ngày soạn :.
Ngày giảng:
 Tiết 99
Tiếng việt : Chuyển đổi câu chủ động 
 thành câu bị động 
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : 
 1- Kiến thức :
 - Nắm được các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
 - Phân biệt được câu bị động có từ “ bị , được” với câu bình thường có từ “ bị , 
 được”.
 2- Kĩ năng :
 - Thực hành các thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
 3- Thái độ :
 - GD HS ý thức tìm hiểu cách sử dụng câu bị động để chuyển đổi cho phù hợp với 
 hoàn cảnh giao tiếp.
B. Chuẩn bị :
 - GV : SGK , SGV , tài liệu tham khảo , bảng phụ.
 - HS : học thuộc bài cũ, làm đủ BT.
C. Phương pháp : 
 - Quy nạp + vấn đáp , trao đổi + hoạt động nhóm , cá nhân + thực hành.
D. Tiến trình bài dạy : 
 I- ổn định tổ chức.
 - Kiểm tra sĩ số : 27
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 II- Kiểm tra bài cũ :
 ? Thế nào là câu chủ động ? Câu bị động ? Lấy VD ? 
 ? Trong những câu sau , câu nào là câu bị động ? ( đánh dấu vào câu chọn )
A. Tủ bị lệch.
 B. Nó bị ngã.
 C. Nó được đi bơi.
 D. Nó bị thầy phạt.
 *) Gợi ý :
 - Câu chủ động : là câu CN chỉ người , vật thực hiện một hoạt động hướng vào 
 ật và người khác.
 - Câu bị động : là câu có CN chỉ người, vật được hoạt động của người vật khác
 hướng vào.
 - HS lấy VD. 
 III- Bài mới :
*) GV giới thiệu bài: Bài trước các em đã hiểu thế nào là câu chủ động và câu bị động . Khi tạo lập văn bản , để các câu, các đoạn trong văn bản được liên kết mạch lạc ta có nhiều cách liên kết . Một trong các cách đố chính là việc chuyến đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại. 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
GV? : Đọc 2 VD a , b trong SGK / 64 -xác định cấu chúc C - V.
GV? : Hai câu trên có điểm gì giống nhau và khác nhau ( Về nội dung , về hình thức , kiểu câu )
HS : Phát biểu ý kiến.
GV ? : Vì sao em cho rằng cả 2 câu đó đều là câu bị động 
HS : Vì CN ( cánh màn điều ) là đối tượng của hành động ( hạ ) mà người khác hướng tới.
GV ? : Từ 2 VD trên , nhận xét có mấy kiểu câu bị động ?
HS : 2 kiểu : + Câu bị động có từ bị , được.
 + Câu bị động không có từ bị , được.
GV : Đưa VD lên bảng phụ.
 Người ta // đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ 
 Chủ thể của Đối tượng của
 hành động. hành động
GV ? : So sánh nội dung của câu này với 2 câu trên ? Câu này thuộc kiểu câu gì ( chủ động hay bị động ) ? Vì sao ?
HS : Nội dụng : giống với 2 câu bị động trên.
 ð Câu chủ động . Vì : CN là chủ thể của hành động ( hạ ) hướng tới đối tượng khác ( cánh màn điều )
GV : Đây là câu chủ động , tương ứng với 2 câu bị động trên . Và từ câu chủ động này ð chuyển thành 2 câu bị động ð tìm hiểu cách chuyển.
GV ? : Xác định kấu trúc chủ - vị trong câu trên ? Xác định chủ thể của 1 hành động và đối tượng của hành động ?
HS : Xác định.
GV : Gạch chân vào bảng phụ ( ở trên )
GV ? : Đối chiếu với 2 câu bị động (a) và (b) . Em hãy nhận xét về vị trí của đối tượng và chủ thể của hoạt động trong 2 câu (a) và (b).
HS : 
- Cả 2 câu bị động : đều không có chủ thể của hành động.
+VD (a) : cụm từ chỉ đối tượng của hành động được chuyển lên đầu câu và dằng sau cụm từ ấy có từ được ( bị )
+ VD (b) : cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động ( cánh màn điều ) ð chuyển lên đầu câu , đằng sau nó không có từ được ( bị )
 GV : Chốt ghi bảng ð kết luận : đó là 2 cách chuyển đổi câu chủ động ð câu bị động tương ứng.
GV ? : Nêu các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ?
HS : Nêu theo ghi nhớ chấm 1 / 64.
GV : Đưa 2 VD : a , b của BT1/SGK/65 lên bảng phụ yêu cầuHS chuyển câu chủ động thành 2 câu bị động :
 a) Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỷ XIII.
- Ngôi chùa ấy được ( 1 nhà sư vô danh ) xây từ thế kỷ XIII.
- Ngôi chùa ấy được xây từ thế kỷ XIII.
b) Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.
 - Tất cả cánh cửa chùa được ( người ta ) làm bằng gỗ lim. 
 - Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.
GV : Khẳng định lại 1 lần nữa 2 cách chuyển đổi câu chủ động ð câu bị động và chú ý HS : 
- Chủ thể chỉ hoạt động trong VD (a) , (b) mục ( I )- tìm hiểu bài ð bị lược bỏ.
- Chủ thể chỉ hoạt động trong VD (a) , (b) phần BT 1 : bị biến thành bộ phận không bắt buộc trong câu ( có thể có hoặc không có trong câu )
HS : Đọc 2 câu (a) , (b) trong phần 3 , mục I/64.
GV ? : 2 câu ấy có phải là câu bị động không ? Vì sao ?
GV : Gợi ý :
- HS dựa vào định nghĩa câu bị động để giải thích.
- Xem 2 câu ấy có chuyển thành câu chủ động tương ứng không ?
HS : Chỉ ra :
- VD (a) : không có hành động nào của VN hướng tới đối tượng ở CN ð 2 câu này không thể chuyển thành câu chủ động ð 2 câu trên không phải là câu bị động.
GV : Kết luận : không phải câu nào có từ bị , được cũng là câu bị động.
- Chốt 2 nội dung trong ghi nhớ.
HS : Đọc ghi nhớ / 64.
GV ? : Đặt 1 câu chủ động và biến câu chủ động thành 2 kiểu câu bị động.
HS : Chia 3 nhóm - thảo luận - lên bảng viết.
GV : Nhận xét - sửa chữa hoàn chỉnh.
Hoạt động 2 : Luyện tập.
A. Lý thuyết.
I. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bi động : 
1. VD : SGK / 64.
2. Phân tích và nhận xét : 
*) So sánh 2 câu (a) và (b) 
- Giống nhau : 
+Nội dung : cùng miêu tả 1 sự việc.
+ Hình thức : đều là câu bị động.
- Khác nhau :
: dùng từ được.
: không dùng từ được.
*) Cách chuyển :
 - VD (a) : đối tượng của hành động được chuyển lên đầu câu + được ( bị ).
- VD (b) : đối tượng của hành động được chuyển lên đầu câu không có từ được 
( bị ).
- Phân biệt câu bị động với những câu bình thường có từ bị ( được )
II. Luyện tập : 
BT2 / 65 : Chuyển câu chủ đọng ð câu bị động ( 1 câu dùng từ được ; 1 câu dùng từ bị ) ð cho biết sắc thái ý nghĩa của 2 câu.
a) Thầy giáo phê bình em.
 ð Em bị thầy giáo phê bình ð hàm ý đánh giá tiêu cực.
 ð Em được thầy giáo phê bình ð hàm ý đánh giá tích cực.
 c) ð Sự phân biệt giữa thành thị và nông thôn đã được trào lưu đô thị hoá thu hẹp.
 ð Sự phân biệt giữa thành thị và nông thôn đã bị trào lưu đô thị hoá thu hẹp.
BT3 : Viết đoạn văn ngắn  dùng ít nhất 1 câu bị động.
HS : Hoạt động cá nhân . Viết đoạn văn dưới sự hướng dẫn của GV.
GV : Chữa bài viết - nhận xét - cho điểm.
 4. Củng cố : Khái quát nội dung bài học.
 5. Hướng dẫn học bài : 
 - Thuộc ghi nhớ ; hoàn thành BT SGK , làm BT4 / SBT / 43.
 - Tiết sau : Ôn tập lại phương pháp làm văn chứng minh .
 + Dàn ý bài văn chứng minh .
 + Để viết được 1 đoạn văn chứng minh cần phải làm gì ?
 + Chuẩn bị trước mục I của tiết : “ Luyện tập viết đoạn văn chứng minh ” ð tiết sau học ( mỗi nhóm nhỏ làm 1 đề )
V. Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 7 ca nam chuan.doc