Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 9

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 9

 (Tiết dạy tốt) DANH TỪ.

 A. Mục tiêu cần đạt: Trên cở DT đã học ở tiểu học GV giúp HS nắm được:

- Đặc điểm của DT.

- Các nhóm DT đơn vị và sự vật.

B. Chuẩn bị: GV: Mở rộng kiến thức, định hướng tích hợp, bảng phụ.

 HS: Ôn lại kiến thức danh từ đã học ở lớp5.

C. Hoạt động dạy và học:

1. Ổn định: Kiểm tra sỹ số HS.

2. Kiểm tra bài cũ:

-Phát hiện lỗi dùng từ trong câu sau và sữa lại cho đúng? “Thầy giáo đã truyền tụng cho các em rất nhiều kiến thức.”

-GV kiểm ra bài tập 3 về nhà của HS. Nhận xét cho điểm.

 

doc 4 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 9 Ngày soạn: 30/10/2005
 Tiết 33 Ngày dạy: 31/10/2005
 (Tiết dạy tốt) DANH TỪ.
 A. Mục tiêu cần đạt: Trên cở DT đã học ở tiểu học GV giúp HS nắm được:
- Đặc điểm của DT.
- Các nhóm DT đơn vị và sự vật.
B. Chuẩn bị: GV: Mở rộng kiến thức, định hướng tích hợp, bảng phụ.
 HS: Ôn lại kiến thức danh từ đã học ở lớp5.
C. Hoạt động dạy và học: 
1. Ổn định: Kiểm tra sỹ số HS.
2. Kiểm tra bài cũ:
-Phát hiện lỗi dùng từ trong câu sau và sữa lại cho đúng? “Thầy giáo đã truyền tụng cho các em rất nhiều kiến thức.”
-GV kiểm ra bài tập 3 về nhà của HS. Nhận xét cho điểm.
3.Bài mới: GV giới thiệu bài: 
Hoạt động dạy và học
Nội dung ghi bảng
HĐ1: HS đọc ví dụ, chú ý các từ in đậm.
(H).Hãyxác định danh từ trọng cụm từ in đậm?
(H).Tìm danh từ khác với trong câu đã dẫn?
HĐ2: (H).Danh từ biểu thị những gì?
(H).Hãy đặt câu với những danh em tìm được?
GV hướng cho HS kết luận. => ND ghi nhớ.
1HS đọc ghi nhớ(SGK).
HĐ3: Xét ví dụ (SGK).
(H).Các từ in đậm có gì khác danh từ đứng sau?
(H).Vậy danh từ có mấy loại? Đó là nhứng từ nào? (2 loại: đơn vị & sự vật).
(H).Thử thay thế các danh từ in đậm trên bằng các từ khác rồi rút ra nhận xét. Trường hợp nào là đơn vị tính, đếm, đo lượng thay đổi? Trường hợp nào là đơn vị tính, đếm, đo lượng không thay đổi? Vì sao?
(H).Vậy danh từ đơn vị gồm có mấy nhóm nhỏ? (2 nhóm: đơn vị thay đổi, đơn vị tự nhiên).
(H).Vì sao có thể nói: (Nhà có ba thúng gạo rất đầy)mà không thể nói (Nhà có sáu tạ thóc rất nặng).
HĐ4: HS đọc ghi nhớ.GV nhấn mạnh một số điểm chính. 
HĐ5: Hướng dẫn HS làm bài tập HS liệt kê.
(H).Đặt câu với 1 trong các danh từ ấy HS làm bài tập 2 HS khác nhận xét GV sửa chữa.
 GV đọc: Từ đầu ... “dày đặc các hình vẽ”.
Viết: s-d; uông-ương.
I/ Đặc điểm của danh từ:
Xét VD (SGK).
Ba con trâu ấy.
 DT
Các danh từ khác: Vua, làng, thúng, gạo, nếp... .
 II/ DT chỉ đvị & DT chỉ sự vật:
-Con, viên, thúng, tạ => DT để tính, đếm người và vật.
Con trâu => chú trâu.
Viên quan => ông quan.
=> Đơn vị không thay đổi (tự nhiên).
Thúng gạo => rá gạo.
Tạ thóc => tấn thóc.
=> Đơn vị thay đổi(quy ước).
 chính xác.
 không chính xác(ước chừng)
*/ Ghi nhớ: (SGK).
 III/ Luyện tập:
1. Liệt kê một số danh từ chỉ sự vật: Bàn, bảng, gà, bò, bút... .
2. Liệt kê các ví dụ:
a) Chuyên đứng trước danh từ chỉ người: Ngài, viên, cụ, chú, tím... .
b) Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: Quyển, quả, tờ, chiếc... .
3. Chính tả: (Nghe-viết).
4. Củng cố:
(H). Nêu đặc điểm của danh từ? Nêu ví dụ?
(H).Danh từ tiếng việt có mấy loại lớn? Đó là những loại nào?
5. Hướng dẫn về nhà:
Học bài, làm bài tập (3,5-SGK), (5,6,7-SBT). Chuẩn bị: “Thứ tự kể trong văn kể chuyện”.
Tuần 9 Ngày soạn: 30/10/2005
Tiết 34 Ngày dạy: 31/11/2005
THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
-Thấy được trong tự sự có thể kể xuôi có thể kể ngược tùy theo nhu cầu thể hiện.
-Tự thấy cách khác biệt của “kể xuôi”, “kể ngược”. Biết được muốn kể ngược phải có điều kiện.
-Luyện tập kể theo hình thức nhớ lại.
B. Chuẩn bị: GV: Mở rộng kiến thức, định hướng tích hợp.
 HS:Chuẩn bị bài bằng cách trả lời yêu cầu của SGK. Đọc “ông lão... vàng”
C. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định:Kiểm tra sĩ số.
 2.Kiểm tra bài cũ:(kiểm tra 15’).
*/ Đề :
Câu1: Đoạn văn sau đã dùng ngôi kể nào?
 “Thủy Tinh Đến sau không lấy được vợ đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời. Dâng nước sông lên cuồn cuộn dánh ST. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi. Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước”. (Sơn Tinh-Thủy Tinh).
Câu2:Em hãy đổi ngôi kể trong đoạn thành ngôi thứ nhất?
*/ Đáp án:
Câu1: Đoạn văn viết theo ngôi thứ3 (người kể dấu mình) (3đ).
 Câu2: Thủy Tinh xưng “tôi”- HS phải hóa thân mình chính là Thủy Tinh kể lại.(7đ)
 Sau 15’ HS nộp bài. GV nhận xét giờ làm bài.
3. Bài mới: GV giới thiệu bài: Văn tự sự là kiểu văn bản mà người viết có thể lựa chọn những cách biểu đạt thích hợp để có hiệu quả gao tiếp tốt nhất. Có những cách kể theo những thứ tự khác nhau. Cụ thể hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
(GV ghi tên bài lên bảng).
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
 HĐ 1
(H).Hãy tóm tắt sự việc trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá Vàng”?
HS nêu các sự việc GV ghi lên bảng.
(H).Các sự việc trong truyện được kể ntn?
(H).Kể theo thứ tự ấy tạo nên hiệu quả NT gì?
GV: Lúc đầu Cá Vàng trả nghĩa ông lão là rất có lí nhưng vợ ông đã đòi hỏi nhiều thành ra lợi dụng. Cuối cùng mụ vợ làm việc phi nghĩa và bị trả giá.
(H).Nếu không tuân thủ thứ tự ấy câu chuyện sẽ ntn? (không làm nổi bật được ý nghĩa của truyện).
 HĐ2:GV giới thiệu các chi tiết về nhân vật Ngỗ.
(H).Thứ tự kể của các sự việc trong bài văn ntn?
(H)Như vậy, thứ tự kể trong văn tự sự có mấy cách?
(H).Hai cách ấy có điểm nào giống và khác nhau? (Đều có mục dích làm nổi bật điều mình muốn nói; khác:Kể bật ngược các thứ tự gây bất ngờ).
3HS lần lượt đọc ghi nhớ
 HĐ3: HS đọc câu chuyện (SGK)
(H).Câu chuyện được kể theo thứ tự ntn?
(H).Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
(H).Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò gì?
HS về nhà làm.
(H). “Cây bút thần ”được kể theo thứ tự nào?
(H).Em có nhận xét gì về thứ tự và ngôi kể trong truyện cổ tích?
I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn TS:
1,Tóm tắt “Ông lão đánh cá...cá Vàng”.
- Giới thiệu ông lão đánh cá.
- Ông lão bắt được cá Vàng, thả cá Vàng và nhận lời hứa của cá Vàng.
- Năm lần ra biển gọi cá.
=>Thứ tự kể rất tự nhiên (kể xuôi).
=>Sự gia tăng của lòng tham ngày càng táo tợn. Thứ tự tự nhiên ở đây có giá trị tố cáo, phê phán.
 2 .Bài văn: SGK
(3).Ngỗ mồ côi không có người rèn, lêu lổng, hư hỏng.
(4).Tìm cách trêu chọc mọi người làm họ mất lòng tin.
(2).Bị chó dại cắn thật, kêu không ai cứu.
(1).Bị chó cắn phải băng bó, tiêm thuốc.
Hậu quả nguyên nhân: làm nổi bật ý nghĩa của bài học.
*/Ghi nhớ: SGK-89.
II. Luyện tập:
Bài tập1:Thứ tự kể ngược theo dòng hồi tưởng.
-Ngôi kể : ngôi thứ nhất.
-Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò cơ sở cho việc kể ngược.
Bài tập2: 
Bài tập3: (SBT).
Truyện “Cây bút thần” kể theo thứ tự kể tự nhiên.
 -Truyện cổ tích kể tự nhiên và ngôi thứ 3.
4.Củng cố: GV nhắc lại: Thứ tự kể ngược hay kể xuôi phụ thuộc vào yếu tố truyện. Nếu truyện có yếu tố hồi tưởng nên kể ngược.
5.Hướng dẫn về nhà: Học thuộc ghi nhớ, nắm được thứ tự kể và ngôi kể.
Làm bài tập2- SGK. Chuẩn bị bài “Danh từ” (tiếp theo).
Tuần 9 Ngày soạn: 31/10/2005
Tiết 35& 36 Ngày dạy: 01/11/2005
VIẾT BÀI LÀM SỐ 2.
A. Mục tiêu bài học: HS biết kể một câu chuỵên có ý nghĩa. Biết thực hiện bài viết, có bố cục chặt chẽ, lời văn trong sáng.
B. Chuẩn bị: : GV: Ra đề, đáp án, biểu điểm.
 HS: Ôn bài, đọc các bài mẫu tham khảo.
C. Hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số, GV nhắc nhở HS về nội quy kiểm tra.
 2. Kiểm tra: (2 tiết).
*/GV chép đề lên bảng, HS ghi đề vào giấy kiểm tra.
Đề bài: Kể về một lần em mắc lỗi.
*/HS ngồi làm bài nghiêm túc, GV giám sát, nhắc nhở.
*/Cuối tiết GV thu bài, kiểm bài, dặn HS về chuẩn bị bài tâp trong tiết “Luyện nói về kể chuyện”:Lưu ý: tập nói trước gương.
Đáp án và biểu điểm:
*/Đáp án: Sử dụng ngôi kể : ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ3.
Trình tự có thể theo trình tự tự nhiên hoặc kể ngược.
ND:Làm nổi bật ý nghĩa của câu chuyện - Bài học ở đời.
Hình thức: Bố cục bài văn có ba phần.
*/Biểu điểm: 9-10: Bài viết có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, logic, mạch lạc,sử dụng ngôi kể và trình tự kể hợp lý làm nổi bật ý nghĩa.
7-8: Bài viết có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, logic, mạch lạc, sử dụng ngôi kể và trình tự kể hợp lý nhưng có một số đặc điểm kể chưa sâu sắc, chưa làm nổi bật. (Không quá 6 lỗi các loại). 
5-6: Bài viết có bố cục rõ ràng, một số ý còn lộn xộn,kể chưa làm nổi bật tình cảm. Câu chữ lủng củng. Ý trình bày còn nghèo, thiếu sáng tạo. (không quá 10 lỗi).
3-4: Bài viết có bố cục rõ ràng, một số ý còn lộn xộn,kể chưa làm nổi bật tình cảm hoặc chỉ kể những lời văn rời rạc. (không quá 13 lỗi).
1-2: Chỉ viết được một đoạn văn ngắn, kể vài ý lộn xộn. (sai quá nhiều lỗi).
0: Lạc đề hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NV t9.doc