Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 29

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 29

Tuần 29

 Tiết 113+114 Lao xao

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.

- Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim. Thấy được tâm hồn nhạy cảm, sự hiểu biết và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả;

- Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động và hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong bài văn.

B. Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ; Dự kiến tích hợp. Đọc lại Tuổi thơ im lặng – Duy Khán

- HS: đọc kĩ văn bản và Soạn bài

C. Hoạt động dạy học:

 1. Kiểm tra bài cũ:

- (H). Đọc thuộc lòng và diễn cảm đoạn văn Dòng suối đổ vào sông. Tổ quốc – Theo em đoạn văn ấy hay và sâu sắc ở chỗ nào?

 

doc 8 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 1813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T29
B 27
113
114
115
116
Lao xao
Lao xao
Kiểm tra Tiếng Việt
Trả bài KT Văn, bài TLV tả người
Lao xao
Tuần 29 	Ngày soạn: 01 /4 /06
 Tiết 113+114 	 	Ngày dạy: 03 /4 /06
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.
Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim. Thấy được tâm hồn nhạy cảm, sự hiểu biết và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả;
Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động và hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong bài văn.
B. Chuẩn bị: 
GV: Bảng phụ; Dự kiến tích hợp. Đọc lại Tuổi thơ im lặng – Duy Khán
HS: đọc kĩ văn bản và Soạn bài
C. Hoạt động dạy học: 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 (H). Đọc thuộc lòng và diễn cảm đoạn văn Dòng suối đổ vào sông... Tổ quốc – Theo em đoạn văn ấy hay và sâu sắc ở chỗ nào?
Bài kí Lòng yêu nước đã chứng minh một chân lý gì?
2. Bài mới:
Giới thiệu bài mới. Ca dao cổ truyền Việt nam có câu: 
	Trên rừng ba mươi sáu thứ chim,
	Có chim chèo bẻo có chim ác là...
Thế còn ở đồng bằng, ở làng quê Việt nam thì sao? Cũng là cả một thế giới các loài chim lao xao trong mỗi buổi sớm chớm hè qua hồi kí Tuổi thơ im lặng của nhà văn Duy Khán– (GV ghi tên bài lên bảng).
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung ghi bảng.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác giả tác phẩm
Giáo viên gọi học sinh đọc chú thích SGK về tác giả tác phẩm.
GV giảng thêm về tác giả .
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh đọc và hiểu chú thích
Giáo viên nêu yêu cầu đọc : chậm rãi, tâm tình
GV đọc mẫu và gọi học sinh đọc tiếp – nhận xét cách đọc
GV gọi học sinh đọc một vài từ khó.
(H) Thể loại của văn bản này là gì? 
(H) Văn bản Lao xao tái hiện một bức tranh thế giới loài vật ở làng quê với ong bướm và chim. Theo em phần văn bản nào tả lao xao ong, bướm trong vườn? Phần văn bản nào tả lao xao thế giới loài chim?
	Lao xao ong, bướm: từ đầu đến “ râm ran”
	Lao xao thế giới loài chim : còm lại 
(H) Phần nào gây ấn tượng hơn đối với người đọc? 
	Thế giới loài chim
(H) Tác giả đã phân loại thế giới loài chim như thế nào?
	 Chim hiền - chim xấu, chim ác và chim trị ác
(H) Cách phân chia thế giới loài chim thoe quan niệm dân gian như vậy có gì đặc sắc? Có gì chưa xác đáng?
GV : phù hợp tâm lí trẻ thơ và mang màu sắc văn hóa dân gian nhưng lại ít dựa trên khoa học và bản năng sinh tồn trong tự nhiên.
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản
(H) Cái gì làm nên sự sống lao xao trong vườn quê vào một buổi sớm chớm hè?
(H) Lao xao ong bướm được tả bằng các chi tiết nào?
Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật; bướm hiền lành .. từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi
(H) Nhận xét của em về cách miêu tả loài vật trong đoạn văn này?
GV chuyển ý.
(H) Các loại chim hiền được tác giả kể là loại nào? 
(H) Tác giả quan niệm về chim hiền như thế nào? Chúng thể hiện sự mang vui đến cho giờ đất bằng những chi tiết nào? Phương diện nào? ( hình dáng, màu sắc hay hoạt động)
GV bình giảng
(H) Trong số các loại chim xấu, chim ác, tác giả tập trung kể về loại nào?
(H) Chúng được kể và tả trên các phương diện nào?
(H) Tác giả kể về chim bìm bịp như thế nào?
	Câu chuyện sự tích bìm bịp
(H) Diều hâu có những điểm xấu và ác nào ?
	Học sinh đọc đoạn văn miêu tả và trả lời
(H) Điểm xấu nhất ở quạ là gì?
	Giáo viên giải thích thành ngữ
(H) Chim cắt thì ác ở điểm nào?
	Học sinh đọc câu thành ngữ, nhận xét sự so sánh độc đáo® vốn sống phong phú của tác giả ở nông thôn.
GV đặt câu hỏi thảo luận
(H) Nếu đánh giá chúng bằng cách nhìn dân gian, em sẽ đặt tên cho mấy thứ chim ác đó như thế nào?
	Diều hâu: chim ăn cướp
	Quạ: chim kẻ trộm
	Chim cắt: chim đao phủ
(H) Tại sao tác giả gọi chúng là chim ác , chim xấu?
(H) Tác giả phân loại và đặt tên có dựa vào đặc điểm khoa học, tập tính của các loại chim không? 
(H) Em có thích cách gọi này không? Vì sao?
(H) Duy Khán kể loài chim nào dám trị kẻ ác?
(H) Tại sao tác giả gọi chèo bẻo là chim trị ác?
(H) Vì sao tác giả viết “Người ta nói chèo bẻo là kẻ cắp”?
GV: chèo bẻo thường hay ăn quả chín bói đầu mùa.
(H) Chèo bẻo đã chứng tỏ là chim trị ác qua những đặc điểm nào về hình dạng và hoạt động?
(H) Em có nhận xét gì về lời tác giả: “người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm”? ® bình luận đầy thiện cảm và nhân văn.
(H) Tác giả viết “chèo bẻo ơi, chèo bẻo!” điều đó có ý nghĩa gì? 
(H) Tác giả đã sử dụng kết hợp hai phương thức biểu đạt miêu tả và tự sự như thế nào?
(H) Khi nào dùng nhiều miêu tả ?
(H) Khi nào dùng nhiều tự sự ?
(H) em hãy đọc lại bài đồng dao trong văn bản?
	Bồ Các là bác chim ri
(H) Nhắc lại một số thành ngữ trong bài?
	Dây mơ, rrẽ má, kẻ cắp gặp bà già
(H) Truyện cổ tích nào được nhắc đến trong bài văn?
	 Sự tích chim bìm bịp, chim chèo bẻo
GV gợi ra một số cách nghĩ, cách nói đầy chất dân gian “lần sau cụ bảo”, “nhọn như dao bầu ”
® đấy là chất văn hóa dân gian trong văn bản được Duy Khán thổi vào Lao Xao một cách tự nhiên, dung dị.
Hoạt động 4: hướng dẫn học sinh tổng kết
(H) Em hiểu thêm gì về thế giới tự nhiên và con người qua văn bản Lao xao?
(H) Qua thế giới loài chim trong Lao xao em cảm nhận được gì?
GV bình: tình yêu bình dị, mộc mạc, gắn với những điều tưởng như nhỏ nhặt nhất.”yêu làng xóm, yêu miền quê”
(H) Em học tập được gì từ nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của tác giả trong văn bản Lao Xao?
GV bình và nhắc nhở học sinh nhiệm vụ bảo vệ thiên nhiên
Gọi hs đọc ghi nhớ.
Có thể cho học sinh viết một đoạn văn ngắn hoặc ra bài tập về nhà.
I. Tác giả tác phẩm (SGK)
- Duy Khán (1934-1995)
- Lao xao trích hồi kí Tuổi thơ im lặng
II. Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Đọc
2. Chú thích: 
Hồi kí tự truyện
III. Tìm hiểu văn bản
1. Lao xao ong, bướm trong vườn
Hoa của cây cối
Ong và bướm tìm mật 
® Miêu tả đặc điểm của ong bướm trong vườn. Bức tranh sinh động rộn rịp về sự sống trong vườn
2. Lao xao thế giới loài chim 
a. Chim hiền mang vui đến cho giời đất
- Chim sáo và tu hú
	+ Chim sáo: đậu cả lên lưng trâu mà hót, tọ tọe học nói..
	+ Tu hú: báo mùa tu hú chín, đậu trên ngọn tu hú mà kêu
® Đặc điểm hoạt động ( hót, học nói, tiếng kêu)
b.Chim ác, chim xấu
- Chim diều hâu, quạ và chim cắt, chim bìm bịp.
® Hình dáng lai lịch hoạt động
	+ Bìm bịp: câu chuyện hóa thân của ông sư dữ như hổ mang
	+ Diều hâu: mũi khoằm, đánh hơi xác chết và gà con, cướp gà con táo bạo
	+ Quạ: Bắt gà con, trộm trứng, ngó nghiêng chuồn lợn
	+ Chim cắt: cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn, xỉa bằng cánh, loài quỉ đen.
® Cách gọi kèm theo thái độ yêu ghét của dân gian, chỉ loài chim ăn thịt, hung dữ chứ không mang tính giải thích khoa học về tập tính, bản năng sinh tồn
c. Chim trị ác: Chèo bẻo
-Hình dáng: mũi tên mang hình đuôi cá
- Hoạt động: đánh nhau với diều hâu, đánh quạ chết đến rũ xương, cả đàn xông vào chim cắt cứu bạn. 
® Kết hợp giữa kể và tả rất sinh động và hấp dẫn ngoài ra còn có những lời bình rất sâu sắc.
3. Lao xao văn hóa dân gian
- sử dụng thành ngữ dân gia
- các bài đồng dao quen thuộc
- câu chuyện cổ tích thú vị
- cách nói dân dã
IV. Tổng kết 
- Qua Lao Xao tác giả giúp chúng ta hiểu thêm về một số loài chim ở làng quê và sự quan tâm của con người đối với loài vật từ đó yêu quí thiên nhiên quanh ta, yêu quí làng quê, dân tộc.
- Nghệ thuật miêu tả, kể chuyện: quan sát, lựa chọn tinh tế, vốn sống phong phú và có nặng lòng với quê hương.
Ghi nhớ : SGK
V. Luyện tập Viết một đoạn văn tả một loài chim
3. Củng cố
Đọc một đoạn văn miêu tả hay trong văn bản.
4. Hướng dẫn về nhà: 
Đọc lại nhiều lần văn bản
Học bài, học ghi nhớ.
 Tìm thêm các câu ca dao tục ngữ nói về các loài chim
Ôn tập các bài văn kí đã được học. soạn bài ôn tập: kẻ bảng điền đầy đủ nội dung
Lao xao
Cảnh tượng này sao mà vui và thanh bình đến thế. Hẳn một xã hội loài chim, giống chim, con chim, con gà, con vịt sống bên cạnh con người. Con nào ra con nấy. Đẹp, xấu. Lành, ác. Thông minh, ngu ngơ. Đáng yêu và đáng ghét. Trước thấy ghét sau lại thấy thương thương. Như là con chèo bẻo ấ cứ có thứ quả gì ở trong vườn vừa chín bói là chèo bẻo ta chén trước, không đợi ai mời và cũng chẳng xin ai. Nhưng về lòng dũng cảm thì chèo bẻo có thừa. Cái xã hội loài chim ấ có cái gì đó, từa tựa, hao hao như xã hội loài người. Thương quá, thân quá và xôn xao, lao xao quá.. 
Ta còn gặp ở truyện ngắn này hương vị ngày xưa, nếp nghĩ xưa đằn thắm chảy trong dòng truyền thống của dân tộc Việt Nam. Không gọi là ông trăng mà lại là ông giăng. Ông trời là ông giời. Nghe sao gần gũi quá.
Chuyện kể, miêu tả về đời sống xã hội loài chim hay đó cũng là chuyện của con người ta vậy?
Có một điều đáng phải suy nghĩ là những cảnh tượng ấy chỉ sinh sôi, diễn ra ở nông thôn và vùng núi. Nếu không đọc truyện này, mấy ai hiểu hết đợc đặc tính sinh hoạt của các loài chim.
(Lời bình của nhà văn Phong Thu)
TƯ LIỆU : Duy Khán -Tuổi Thơ Im Lặng- Lao xao
Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa đẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi. 
Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện trẻ con. Râm ran. 
- Các... các... các... 
Một con bồ các kêu váng lên. Cái con này bao giờ cũng vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuổi đánh. 
Chị Điệp nhanh nhảu: 
- Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú lại là chú bồ các... 
Thế thì ra dây mơ, rễ má thế nào mà chúng đều có họ với nhau. Họ của chúng đều hiền cả. Chúng đều mang vui đến cho giời đất. Sáo sậu, sáo đen hót, đậu cả lên lưng trâu mà hót mừng được mùa. Nhà bác Vui có con sáo đen tọ tọe học nói. Nó bay đi ăn, chiều chiều lại về với chủ. Con tu hú to nhất họ, nó kêu "tu hú" là mùa tu hú chín; không sai một tẹo nào. Cả làng có mỗi cây tu hú ở vườn ông Tấn. Tu hú đỗ ngọn cây tu hú mà kêu. Quả chín đỏ, đầy ụ như mâm xôi gấc. Tiếng tu hú hiếm hoi; quả hết, nó bay đi đâu biệt. 
Một đàn chim ngói sạt qua rồi vội vã kéo nhau về hướng mặt giời lặn. 
Nhạn tha hồ vùng vẫy tít mây xanh "chéc chéc''. 
Khi con bìm bịp kêu "bịp bịp" tức là đã thổng buổi. Nghe đâu trước đây có một ông sư dữ như hổ mang. Lúc ông ta chết, giời bắt ông ta hóa thân làm con bìm bịp. Ông ta phải tự nhận là bịp, mở miệng ra là "bịp bịp". Giời khoác cho nó bộ cánh nâu, suốt đêm ngày rúc trong bụi cây. Khi nó kêu thì một loạt chim ác, chim xấu mới ra mặt. Ít khi chúng ra mặt vào buổi sớm. 
Kia kìa! Con diều hâu bay cao tít, nó có cái mũi khoằm, đánh hơi tinh lắm: Đâu có xác chết. Đâu có gà con... Khi tiếng nó rú lên, tất ... u con bồ câu của nhà chú Chàng đã bị chim cắt xỉa chết. Khi đánh nhau cắt chỉ xỉa bằng cánh. Chúng là loài quỷ đen, vụt đến, vụt biến... cho đến nay, chưa có loài chim nào trị được nó. Họ nhà chèo bẻo chắc là nhiều phen muốn trị tội cắt. Một cuộc trị tội đã diễn ra thật! Hai con chèo bẻo đang bay, một con cắt vụt lao ra. Nó xỉa cánh hụt. Lập tức một đàn chèo bẻo hàng chục con xông lên cứu bạn. Cuộc đánh nhau rất dữ. Trẻ con ở dưới reo ầm lên. Cắt hốt hoảng cho nên xỉa cánh đều trượt. Hàng chục chèo bẻo thi nhau vào mổ. Cắt kiệt sức rồi, quay tròn xuống đồng Xóc như cái diều đứt dây. Chúng tôi ùa chạy ra, con cắt còn ngấp ngoải. Mỗi chúng tôi bồi tiếp cho nó hòn đất. Bây giờ tôi mới tận mắt nhìn thấy con cắt. 
* 
* *
Chiều qua, nhìn ráng phía tây, u tôi đã đoán: Mỡ gà thì gió. Mỡ chó thì mưa. Ráng trắng màu mỡ chó. Đêm qua, nhìn giăng, u tôi đoán: Quầng cạn, tán mưa. Cái tán tròn xoe bằng cái nia. 
Chiều nay, mây đen nổi lên như cồn, như núi từ phía đông ập đến. Người, trâu bò kêu gào chạy nháo nhác. Không kịp rồi! Nón, khăn bay rợp đồng. Mưa như hàng vạn tên bắn. Trận mưa kéo dài đến đêm thì tạnh hẳn. U tôi và bác Ký gái bị ngấm mưa. Bị cảm, bị sốt. Không biết làng này bao người bị như thế. Đêm đen bì. Mùi cám rang khét đến rợn người. U rên. Con cú đã đánh hơi người ốm. Nó nấp ở vườn bà Xã. Thỉnh thoảng nó lại "cú", một tiếng. Nghe nói: Cú và ma là đồng lõa. Cú kêu, mong cho người ốm chết để rỉa xác. Nhà người chết phải cúng ma. "Cú kêu cho ma ăn" là thế! Trẻ nó không tha, già nó không thương! 
Sớm, u tôi đã khỏi cảm. Và, hình như mọi người cũng khỏi cảm. 
Giời đẹp hơn mọi sớm thường. 
Chim mở hội ở rặng tre nhà tôi. Lũ chào mào đỏ đít cứ "quých quých, quao quao" trên các cành na. Chỉ tội là chưa có quả na nào chín. Chúng nó chỉ thích ăn na chín. Quả nào chúng nó ăn, y như là quả ấy ngon nhất nhì trong số quả chín. 
Từ đầu mùa đến giờ hoàng anh mới đến. Lông nó vàng óng. Cứ suốt đời nó kêu "đứa nào kiếm củi nhà tao". Như người khách quý và hiếm hoi. Nó đậu một lát rồi bay đi không biết bao giờ nó mới đến lại. 
Con chim gõ mõ khôn không kém gì người. Nó khôn ranh đến choắt lại. Cây tre già có một đoạn nứt. Kiến nằm kín ở trong thế mà nó biết. Nó ôm chặt lấy đoạn tre, nhìn phải, nhìn trái, nhìn trước, nhìn sau xem có kẻ nào hại nó. Tôi đứng im như bụt, nhìn nó. Nó bắt đầu lấy mỏ gõ vào đoạn tre "cốc cốc cốc". Từng dòng kiến bò ra. Nó ăn no nê rồi vụt bay mất. 
Chỉ có hai con liếu điếu mà nhặng xị cả bờ tre: "liếu điếu, liếu điếu". 
Liếu điếu như kẻ lắm lời. 
Một loài chim chúng tôi thích nhất. Khi nó lên tiếng là giời đất bình yên. Không bao giờ chúng nó đánh nhau. Khi nó đi ở trên đất thì tha thẩn, nhàn nhã. Mỗi bước đi một cái gật đầu. Thường thì chúng bay đôi: đực và cái. Nó luôn ngơ ngác chẳng hiểu thế sự ra sao mà nó cũng chẳng cần biết thế sự. Nó ngơ ngác đến cái mức luôn bị mắc bẫy. Thật là hiền quá hóa ngu. Hai con rủ nhau đậu đỉnh ngọn tre. Nó cất tiếng "cúc cu cu", ngay trên đầu tôi mà tôi tưởng tiếng gáy của nó xa tít tắp. Chúng ngắm giời ngắm đất rồi sà xuống cái lồng mộc. Con chim mồi hiếu khách. Nó đứng trong lồng gật gù mời khách vào ăn. Hai con chui tọt vào, cái cửa đã khép chặt mà ba con vẫn gật gù mời nhau ăn. Chú Chàng từ trong chùm lá móc, đàng hoàng ra xách lồng về. Vài hôm sau đã thấy chúng nó gáy ở mái hiên. Có khi đêm thức giấc, chúng cũng gáy. Chim gáy là loài vô tư nhất trong các loài chim. 
Đến gần trưa, một con chim khoác bộ lông dễ đến bảy tám màu sặc sỡ. Nếu nó đi trên đất thì đuôi quết đất. Ai chưa biết về nó thì nó làm cho mọi người thèm thuồng muốn nuôi nó làm chim cảnh. Nhưng khi đã biết nó thì ai cũng tởm lợm. Nó ngủ sớm, dậy muộn; lười chảy thây. Nó chẳng gây gổ gì, nhưng các loài chim hiền đều tránh nó. Nó bẩn lắm. Khi nó bay qua là bọn chúng tôi phải bịt mũi: 
Giẻ cùi tốt mã dài đuôi 
Hay ăn cứt chó - ai nuôi giẻ cùi.
* 
Con gà mái cứ vào tầm này là nó đẻ xong. Nó bay khỏi ổ, chạy xuống đất tác ầm lên, cả xóm nghe tiếng: "Vừa đau vừa rát". Con gà sống đứng ngơ ngác một lúc, rồi mổ mồi dỗ gà mái. Nó vừa mổ mồi nó vừa "cực... cực" ra vẻ thương gà mái. Hai con vịt bầu thì phớt lờ, vừa đủng đỉnh mang cái thân nặng nề, vừa toáng lên: "mặc, mặc....", rồi chúng nhảy xuống vũng bùn bên vại nước, vầy đục ngầu lên, không thấy mồi, chúng húc tung cả bãi húng giũi. 
Giữa lúc đó, tiếng chim gào ở ngoài trại. Anh Thả rung hết cây này đến cây nọ để bắt chim con. Cả họ nhà chim kéo nhau đến vây anh Thả. Những con sáo, chào mào hiền đến thế mà cũng trở thành dữ tợn, biết giữ nhà mình, biết cứu con mình. Bắt được hai con sáo chuyền, anh Thả cúi đầu chạy về nhà. Những con chim mẹ bay chao chát theo anh Thả về tận nhà, gào thét mãi... Thầy đã đi câu về: 
- Thằng Thả lại đi bắt chim con rồi! Thả ngay chúng nó ra, nếu không thì ầm ĩ đến đêm. 
Anh Thả thả những con chim chuyền ra. Chim mẹ bay trước dẫn đường từng đoạn cho các con. Giời đất yên ả. Những cây mỏ anh Thả vừa rung xong, quả nó vỡ ra, những bông trắng như bông bay đầy giời, trắng đất, bay cả vào vại nước. 
Thầy mở thúng câu ra, nhiều cá quả, cá chõm quẫy tung tóe thúng nước. Thấy con chim chích bay qua, đậu vào cành tre: "chích, chích...". Bất ngờ thầy hỏi tôi: 
- Cái chữ hôm nọ thầy dạy con, con đọc cho thầy nghe xem nào! 
Tôi đọc làu làu: 
- Chim chích mà đậu cành tre, 
Thập trên, tứ dưới, nhất đè chữ tâm. 
Đấy là chữ "đức" thầy ạ. 
Thầy gật gù: 
- Đúng lắm. Con còn bé, thỉnh thoảng thầy dạy cho một chữ. Biết được chữ "đức" là biết năm chữ. Nay mai, con biết khối chữ. 
"Quẹt, quẹt, quẹt". Con dẻ quạt chuyền trên cành na, cái đuôi xòe ra y hệt cái quạt giấy. 
Thầy mỉm cười: "Có khách rồi!". 
Cái con chim này được người ta tặng cho cái tên vui đáo để "Chim khách". Nhiều lần nó báo sai, nhưng cũng rất nhiều lần nó báo có khách là đúng. Hôm nọ nó báo, đúng là chú Chản sang thật. Hôm ấy cả nhà vui. Một sanh canh cua đặc, một niêu cá đầy; húng giũi húng láng, lá lốt, xương xông xanh mâm. Khách và chủ được bữa no nê. 
Lần này, thầy tôi cứ đợi khách mãi đến gần tối; khi dàn nhạc ve ở vườn mít chú Chàng đồng thanh lên tiếng: Ve sầu "e ầu" "u oao" ; chàng chèng "chèng chèng"; ve thường "ve ve" cao vút. Chúng đã lột xác đầy vườn. Hết mùa hè thì "gầy xác ve" rồi chết hết, chết la chết liệt... 
Anh em chúng tôi rủ nhau đi tắm ở suối sau nhà. Qua mấy vườn sắn xanh biếc là đến gần suối. Tiếng nước chảy ào ào. Nước từ núi Tiên giội như thác, trắng xóa, qua suối Cộc xóm Đông tràn sang suối xóm Tây rồi dồn về suối xóm Trại chúng tôi. Các chị im lặng mặc cả yếm, cả quần dài ngồi hiền lành kỳ hai cánh tay và cái lưng nõn nà. Trẻ con chúng tôi la ó, té nhau, reo hò. Ôi, con suối; con suối khi nó cạn, chúng tôi ngẩn ngơ. Chúng tôi tắm thỏa thuê khi ra về tiếng ào ào vọng mãi. 
Tối, cái Bảng giải chiếu manh giữa sân. Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về; trong tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve; trong tiếng chó thủng thẳng sủa giăng... 
Chúng tôi no nê, rủ nhau giải chiếu ở hiên nhà ngủ cho mát. 
Ôi cái mùa hè hiếm hoi. Ngày lao xao, đêm cũng lao xao. Cả làng xóm hình như không ai ngủ, cùng thức với giời, với đất. Tôi khát khao thầm ước: Mùa hè nào cũng được như mùa hè này!
Trích Tuổi thơ im lặng – Duy Khán	(www. Dactrung.com )
Tuần 29 	Ngày soạn: 03//2006
Tiết 115 	Ngày dạy: 05/04/2006 
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
 A. Mục tiêu bài học: 
Kiểm tra kiến thức HS về tiếng việt và khả năng sử dụng ngôn ngữ.
Rèn kĩ năng làm bài tự giác, vận dụng kiến thức đã học.
 B. Chuẩn bị: GV: Đề, đáp án, biểu điểm.
 Kiểm tra sĩ số HS: Thu tài liệu, nhắc nhở nội quy bài làm.
1. Kiểm tra:
 a. GV: Phát đề cho HS.
 * Đề: ( Kiểm tra chung – có kèm theo)
2. Đáp án 
....
....
....
....
....
....
....
....
....
....
....
....
3. GV thu bài cuối tiết, nộp bài cho nhà trường và nhận bài về chấm
4. Hướng dẫn về nhà:
Nhớ lại và làm lại vào vở bài tập. 
Tự chấm bài làm của mình.
Tuần 29 	Ngày soạn: 05 /4 /06
TRAÍ BAÌI VIÃÚT SÄÚ 6
( Baìi laìm văn tả ngườiì)
 Tiết 116 	 	Ngày dạy: 07 /4 /06
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.
Nhận ra được những ưu điểm, hạn chế trong bài viết của mình về nội dung và hình thức trình bày.
Thấy được phương hướng khắc phục , sửa chữa các lỗi.Biết cách sửa chữa những lỗi sai và cách tránh lỗi sai.
Ôn tập lại kiến thức lý thuyết và kĩ năng đã học. 
B. Chuẩn bị: 
GV: Chấm bài, nêu nhận xét vào bài làm
C. Hoạt động dạy học: 
1. Bài mới
* Hoạt động 1:
Giáo viên trả bài trước cho học sinh 3 ngày, yêu cầu các em đọc lĩ lời phê, suy nghĩ tìm cách khắc phục những lỗi sai.
Học sinh đọc và tự nêu yêu cầu của đề, giáo viên bổ sung.
Nhận xét ưu điểm hạn chế của bài làm theo từng vấn đề nội dung, hình thức trình bày, bố cục, các đoạn, dùng từ, đặt câu...
GV chọn một số bài văn tiêu biểu để sửa lỗi cụ thể hơn và đọc những bàikhá trước lớp
Học sinh góp ý về các bài, các đoạn đó.
Giáo viên nhắc nhở, phê bình thái độ làm bài qua loa, sơ sài của một số học sinh hoặc các bài làm lạc đề do không đọc kĩ đề bài.
* Hoạt động 2: Giáo viên và học sinh cùng nhau xây dựng lại dàn bài
Đề: Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em kính yêu (Cụ già đó có thể là ông, bà em hoặc một người mà em quen )
DÀN BÀI: viết theo trình tự
Mở bài: Giới thiệu về ông ( bà) của mình
 + Đối với em ông ( bà) là người gắn bó và đầy kỉ niệmm em không thể nào quên.
Thân bài:
+ Ông ( bà) đã già 
+ Ngoại hình: mái tóc, ánh mắt, nụ cười, làn da, chòm râu (đối với ông) về dáng đi
+ Những công việc ông ( bà) thường làm: tập thể dục, chăm sóc dạy bảocác cháu, trồng cây, lo cho hạnh phúc gia đình. Những việc làm khác
+ Tình cảm của ông ( bà) dành cho cháu	.
+ Tình cảm của mọi người đối với ông ( bà).
Kết bài: Tỏ lòng kính yêu đối với ông ( bà), vâng lời ông bà, cố gắng học tập.
* Hoạt động 3: Nhận xét ưu điểm- hạn chế:
 Ưu điểm
Đa số bài viết đã biết xác định được đối tượng miêu tả
Biết cách lựa chọn chi tiết hợp lý và tiêu biểu.
Bài viết có cảm xúc chân thành.
Bố cục chặt chẽ, hình thức rõ ràng, chữ viết sạch đẹp.
Hạn chế
Một số học sinh chưa biết cách xác đinh đối tượng miêu tả, sa vào thấy gì tả nấy.
Một số bài viết biểu hiện chưa biết cách làm bài, chưa nắm được cách trình bày, sắp xếp các ý.
Vẫn còn khá nhiều em chưa biết cách sử dụng từ, đặt câu và sai chính tả khá nhiều.
Những em học yếu chưa thể hiện sự tiến bộ cần thiết.
Giáo viên trả lời thắc mắc của học sinh, lấy điểm vào sổ
2. Hướng dẫn về nhà
Ôn tập lại kiến thức cơ bản về văn tả người
Tiếp tục sửa lỗi trong bài văn của mình
Một số học sinh cần làm lại bài.
Chuẩn bị để ôn tập truyện và kí.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NV t29.doc