Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 11

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 11

Văn bản: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG.

 THẦY BÓI XEM VOI.

 ĐEO NHẠC CHO MÈO. (Tự học có hướng dẫn).

 (Ngụ ngôn)

 ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.

A. Mục tiêu bài học: Giúp HS :

-Hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn. Hiểu ND ý nghiã của một số NT đặc sắc của các truyện “Éch ngồi đáy giếng”, “Thầy bói xem voi”, “Đeo nhạc cho mèo”.

-Biết liên hệ những truyện trên với những hoàn cảnh, tình huống thực tế phù hợp.

B. Chuẩn bị: : GV: Bảng phụ, tranh, dự kiến tích hợp.

 HS: Soạn bài, đọc và nghiên cứu bài.

C. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định:Kiểm tra sĩ số

 2 .Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.

 3. Bài mới: GV giới thiệu bài: Cùng với truyền thuyết, cổ tích.Mọi người ưa thích không phải vì chỉ ở ND, ý nghĩa giáo huấn sâu sắc mà còn vì giáo huấn rất tự nhiên, độc đáo của nó. (GV ghi tên bài lên bảng).

 

doc 8 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 760Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày soạn: 11/11/2005
Tiết 41&42 Ngày dạy: 14/11/2005
Văn bản: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG.
 THẦY BÓI XEM VOI.
 ĐEO NHẠC CHO MÈO. (Tự học có hướng dẫn).
 (Ngụ ngôn)
 ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS :
-Hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn. Hiểu ND ý nghiã của một số NT đặc sắc của các truyện “Éch ngồi đáy giếng”, “Thầy bói xem voi”, “Đeo nhạc cho mèo”.
-Biết liên hệ những truyện trên với những hoàn cảnh, tình huống thực tế phù hợp.
B. Chuẩn bị: : GV: Bảng phụ, tranh, dự kiến tích hợp.
 HS: Soạn bài, đọc và nghiên cứu bài.
C. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định:Kiểm tra sĩ số
 2 .Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài: Cùng với truyền thuyết, cổ tích...Mọi người ưa thích không phải vì chỉ ở ND, ý nghĩa giáo huấn sâu sắc mà còn vì giáo huấn rất tự nhiên, độc đáo của nó... (GV ghi tên bài lên bảng).
Hoạt động dạy và học
Nội dung ghi bảng
HĐ 1: GV giới thiệu cho HS về truyện ngụ ngôn. HS đọc chú thích sao. GV treo bảng phụ.
(H). So sánh điểm giống và khác với Cổ tích?
HĐ 2: Đọc – Hiểu văn bản: Ếch ngồi đáy giếng. (30’)
HS đọc văn bản.
(H). Nhân vật Ếch được giới thiệu sống trong hoàn cảnh như thế nào? HS trả lời, GV sử dụng bảng phụ.
(- Sống lâu ngày trong một cái giếng nọ.
- Xung quanh chỉ có một vài loài vật bé nhỏ.
- Hàng ngày Ếch kêu ồm ộp làm vang động cả giếng khiến các con vật kia hoảng sợ)
(H). Những chi tiết ấy chứng tỏ điều gì?
(H). Tầm nhìn hạn hẹp, ít hiểu biết cộng với sự chủ quan, kiêu ngạo của Ếch đã dẫn đến điều gì?
(H). Vì sao Ếch lại bị Trâu giẫm bẹp? (vì quá kiêu ngạo, chủ quan “Nhâng nháo đưa cặp mắt lên nhìn bầu trời, chẳng thèm để ý đến xung quanh”).
HĐ 3: HS thảo luận bài học rút ra.
(H). Từ nhân vật Ếch trong truyện, ta rút ra bài học gì cho bản thân?
HĐ 4: Hướng dẫn HS tổng kết bài.
(H). Tác giả dân gian dùng nghệ thuật gì ở đây? Bài học này để khuyên nhủ, nhắc nhở ai?
GV lấy ví dụ ở nhiều hoàn cảnh khác nhau (thôn, xóm, trường, ...)
HĐ 5: Hướng dẫn luyện tập
(H). Tìm và gạch chân 2 câu văn trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện.
Dặn HS về nhà làm câu 1,2 bài 10 (SBT)
HĐ 6: Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản.
HS đọc phân vai. HS và GV nhận xét.
GV giảng giải chú thích khó.
* Truyện ngụ ngôn: (SGK)
* Văn bản: Ếch ngồi đáy giếng
I/ Tìm hiểu văn bản:
1/ Nhân vật Ếch:
- Môi trường, thế giới sống của Ếch rất nhỏ bé. Ếch chưa bao giờ sống thêm, biết thêm ở môi trường khác. Tầm nhìn hạn hẹp, ít hiểu biết.
- Ếch quá chủ quan, kiêu ngạo.
=> Bị Trâu giẫm bẹp.
2/ Bài học rút ra:
- Dù môi trường, hoàn cảnh sống có giới hạn cũng phải cố gắng mở rộng sự hiểu biết của mình bằng nhiều hình thức khác nhau. Phải biết những hạn chế của mình và phải cố gắng nhìn xa trông rộng.
- Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường những đối tượng xung quanh, chủ quan, kiêu ngạo dễ bị trả giá đắt, thậm chí bằng cả tính mạng.
=> Ẩn dụ: khuyên bảo tất cả mọi người.
II/ Tổng kết: Ẩn dụ, nói chuyện Ếch nhưng để dăn dạy con người ...
+) Ghi nhớ: (SGK)
III/ Luyện tập:
Bài tập 1: “Ếch tưởng bầu trời ... vị chúa tể”.
“ nó nhâng nháo đưa cặp mắt ... giẫm bẹp”.
* Văn bản: Thầy bói xem voi
 (Ngụ ngôn)
I/ Đọc – Hiểu văn bản:
 (Hết tiết 1) GV củng cố nội dung truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.
(H). Truyện Ếch ngồi đáy giếng cho em bài học gì?
 Tiết 42 Ngày soạn: 11/11/2005
 Ngày dạy: 15/11/2005
1/ Kiểm tra bài cũ: (H). Bài học rút ra từ văn bản Ếch ngồi đáy giếng là gì?
2/ Giới thiệu phần bài tiếp theo.
Hoạt động dạy và học
Nội dung ghi bảng
HĐ 1: Phân tích hình ảnh các thầy bói phán về Voi.
(H). Trung tâm của câu chuyận là nhân vật và sự việc nào?
(H). Mở dầu câu chyện tác giả giới thiệu gì vê 5 thầy bói? ( GV dùng bảng phụ).
(H). Cách xem voi của 5 ông thầy bói như thế nào?
(H). Em có nhận xét gì về cách xem xét ấy?
(H).Phán về voi các thầy đều dùnh từ láy – Điều này có ý nghĩa gì?
(H).Phán về voi như vậy các thầy đều sai, vậy thái độ các thầy như thế nào?
GV bình: Năm thầy bói đều đã được sờ voi thật, và mỗi thầy cũng đã sờ được một bộ phận của con voi nhưng không thầy nào nói đúng về hình thù con vật này.
(H).Sai lầm của họ là ở chỗ nào? HS thảo luận:
- Sờ một bộ phận mà phán toàn bộ con voi. Dùng một bộ phận để nói lên toàn thể.
- Mù về nhận thức, chế giễu thầy bói và nghề bói 
(H).Từ sau câu chuyện về 5 ông thầy bói mù xem voi, ta có thể rút ra bài học gì?
GV kết luận ghi nhớ. HS đọc ghi nhớ, GV nh/mạnh các ý.
HĐ2: GV hướng dẫn HS luyện tập.
(H).Điểm chung của những bài học trong truyện ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi là gì?
- Đều nêu ra bài học nhận thức: tìm hiểu đánh giá về sự vật hiện tượng.
- Nhắc nhở người ta không được chủ quan trong đánh giá nhìn nhận về sự việc nhìn nhận sự việc xung quanh.
Khác: Ếch ngồi đáy giếng nhắc con người ta mở rộnh tầm hiểu biết của mình không được coi thường những sự vật xung quanh.
Thầy bói xem voi là bài học về phương pháp tìm hiểu sự vật, hiện tượng xung quanh.
GV Những điểm riêng của hai truyện hỗ trợ cho nhau trong bài học về nhận thức
HĐ3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản Đeo nhạc cho mèo
GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích.
GV hướng dẫn HS tóm tắt.
(H). Sự đối lập chứng tỏ điều gì?
(H). Em có nhận xét gì về cách miêu tả loài chuột của tác giả?
(H).Tác giả sử dụng từ ngữ như thế nào?
 (Bảng phụ)
-(Làng dài răng, khi ưng thuận “dẫu mõm, quật đuôi, lúc hãi im phưng phắc, không một cái tai nào nhích, một cái răng nào nhe cả”).
GV bình: Tai không nhích như không nghe thấy. Răng không nhe vì sợ phải nói, tả vai nào ra vai nấy, gọi tên dân gian.
+ Lối chơi chữ ... GV khẳng định 
(H). Phải chăng một loài chuột đều ám chỉ một loài người nào đó trong xã hội cũ.
(H). Cuộc họp làng chuột ai có quyền xướng ai phải nghe và nhận việc khó khăn, nguy hiểm?
(H). Qua đó em liên tưởng đến điều gì (Cuộc họp làng của loài người trong xã hội phong kiến)
(H). Từ câu chuyện của loài chuột em rút ra bài học gì cho con người?
 HS đọc ghi nhớ, GV nhấn mạnh các ý trong ghi nhớ.
(H). Phân tích, đánh giá tính cách của chuột cống?
I/
1. Các thầy bói xem Voi và phán về Voi:
- Năm ông thầy bói mù xem voi, chưa biết hình thù con voi.
- Cách xem: Sờ một bộ phận, phán đó là con voi => sai.
=> Dùng từ láy đặc tả sinh đọng, tô đậm cái sai.
=> Ai cũng khẳng định mình nói đúng và phủ nhận ý kiến của người khác.
=> Xô xát nhau, đánh nhau.
 2. Bài học rút ra:
- Muốn kết luận đúng về một sự vật phải xem xét nó một cách toàn diện.
- Phải có cách xem xét về sự vật đó.
- Thành ngữ: thầy bói xem voi.
Ghi nhớ: SGK
II, Luyện tập: 
*/ Văn bản: ĐEO NHẠC CHO MÈO
 Ngụ ngôn - (Tự học có hướng dẫn) 
I, Đọc và tìm hiểu chú thích:
II, Tìm hiểu văn bản: 
1. Cảnh làng chuột họp và cử người đeo nhạc cho mèo:
Họp làng
Đeo nhạc
Làng có mặt đủ
Đồng thanh ưng thuận với sức của ông cống.
Hớn hở nghĩ đến ngày không còn bị mèo hại.
- Im phăng phắc- không có một cái răng nhe.
- Không khí nặng nề bao trùm, không ai dám nhận.
- Đùn đẩy, tán loạn.
 Đối lập
=> Hèn nhát, sáng kiến viển vông.
 Miêu tả sinh động, sâu sắc. 
3. Bài học rút ra: Phê phán những ý tưởn vu vơ, không thực tế. Nhắc chúng ta tính thực tiễn, tính củ thi trong mọi dự định và ké hoạch về mọi dự định nào đó .
- Phê phán nhữn đại diện chóp bu của xã hội cũ những kẻ đạo đức giả, đùn đẩy, bắt ép việc nguy hiểm, khó khăn cho kẻ dưới.
* Ghi nhớ : SGK.
III/ Luyện tập.
4. Hướng dẫn về nhà :
- Học bài, làm bài tập 1,2 trong sách bài tập ( bài 10 )
- Chuẩn bị “ Luyện nói kẻ chuyện”. Một chuyến về quê tập nói bằng miệng.
Tuần 11 Ngày soạn: 14/11/2005
Tiết 43 Ngày dạy: 16/11/2005
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
 A. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Biết lập giàn bài cho bài kể miệng theo một đề bài.
- Biết kể theo dàn bài, không kể theo bài viết sẵn hay đọc thuộc lòng.
 B. Chuẩn bị: GV: Ra đề cho HS chuẩn bị.(Đề số 1)
 HS: Chuẩn bị giàn bài (Đề số 1) ở nhà.
 C. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số HS. Phân nhóm cho HS. 
 2. bài mới: Luyện nói kể chuyện.
* GV chép đề lên bảng: Đề: Em hãy kể lại một chuyến về quê.
HS đọc đè bài.
* Dàn bài sơ lược: một Hs lên bảng chép dàn bài sơ lược của mình.
Một HS nhận xét, đánh giá, bổ sung. HS khác bổ sung cho đầy đủ.
- Các nhóm hoạt động (kể trong nhóm – 20’) GV theo dõi, kiểm tra, đánh giá, cho điểm.
* Lưu ý: Phát âm dễ nghe.
Sửa câu sai ngữ pháp, dùng từ sai, sửa cách diễn đạt vụng về.
Biểu dương những diễn đạt hay, sáng tạo, ngắn gọn.
4. Củng cố :
(H). Yêu cầu khi kể miệng là kể như thế nào?
5. Hướng dẫn về nhà:
Tập kể chuyện đời thường. Chuẩn bị “Cụm danh từ”.
Đặc biệt chú ý cách kết hợp của danh từ với từ ngữ khác để tạo thành cụm danh từ.
Tuần 11 Ngày soạn: 16/11/2005
Tiết 44 Ngày dạy: 18/11/2005
(Tiết dạy tốt) CỤM DANH TỪ
 A. Mục tiêu bài học: HS cần nắm được:
- Đặc diểm của cụm danh từ.
- Cấu tạo của phần trung tâm, phần trước và phần sau.
 B. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ , nước tích hợp.
 HS: Ôn lại kiến thức về danh từ, xem trước nội dung cụm danh từ. Ví dụ?
 C. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định:
 2. Kiểm ra bài cũ: 
(H). Danh từ là gì? Thế nào là danh từ chung? Thế nào là danh từ riêng? Cho ví dụ?
(H). Nêu cá quy tắc về danh từ riêng?
 GV kiểm tra bài tập 3(SGK) ; 4(SBT).
 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Danh từ... . Đi cùng danh từ một số từ ngữ khác tạo thành một cụm từ. Vậy khi danh từ cộng một số từ ngữ khác tạo thành cụm từ thì như thế nào? Nội dung ý nghĩa và cấu trúc của nó ra sao. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
(GV ghi tên bài lên bảng)
Hoạt động của Thầy & Trò
ND ghi bảng
GV treo bảng phụ có ghi VD(GK).
(H). Cá từ ngữ được in đậm bỏ sung ý nghĩa cho từ ngữ nào?
(H). Trong cụm từ, từ nào giữ vai trò chính?
(H). Em hãy chỉ ra phần phụ làm(TT) rõ nghĩa cho danh từ TT
GV: Các tổ hợp từ trên được gọi là cụm danh từ?
(H). Vậy cụm danh từ là gì?
- GV dùng bảng phụ có ghi VD và cho HS nhận xét tửng cặp một.
(H). Rừ đó em thấy của cum danh từ như thế nào so với những của danh từ?
GV đưa ra cụm danh từ : những em học sinh ấy.
(H). Hãy đặt câu để cụm danh từ này làm chủ ngữ?
(H). Hãy đặt câu để cụm danh từ này làm vị ngữ?
Qua đó em có nhận xét gì về hoạt động trong câu của cụm danh từ so với danh từ?
HS đọc ghi nhớ. GV nhấn mạnh nộ dung?
HS đọc ví dụ. (H). Hãy tính các cụm danh từ trong câu:
(H). Liệt kê các từ ngữ cụ thể trước và sau trong các cụm trên?
HS điền các cụm danh từ đã tìm được vào mô hình, cụm danh từ (GV dùng bảng phụ).
Phụ trước
Phụ. TT
Phụ sau
T2
T1
T1
T2
s1
s2
Cả
Ba
ba
ba
làng 
thúng
con
con
năm
làng
gạo
trâu
trâu
nếp
đực
sau
ấy
ấy
(H). Qua ví dụ. Em có nhận xét gì về cấu tạo của cụm danh từ?
(H). Trong các phần ấy- phần nào là quan trọng? (không thể thiếu)? Phần nào có thể vắng mặt?
GV đưa ví dụ: Ba người 
 Tất cả học sinh ấy 
 Tính này
(H). Trong ba phần ấy TT chỉ cái gì?
(H). Phần phụ trước chỉ cái gì? (Số lượng).
(H). Phần phụ sau chỉ cái gì? (Cụ thể đặc điểm của danh từ hoặc xác định vị trí)
HS đọc ghi nhớ. GV khắc sâu hai ý.
Cho về nhà.
GV hướng dẫn làm bài tập 3:.
Cần nêu được phụ từ , đúng mà không bị lặp từ.
HS đọc bài tập 4- SBT.
GV hướng dẫn : Nêu xét riêng cụm dnh từ trong đó danh từ là vai trò chính (TT).
Trong đoạn, các từ ngữ, kể cả phụ ngữ đều có mối quan hệ ràng buộc. Do vậy, bỏ đi một từ nào phải cân nhắc cho kĩ.
(H). Vậy khi sử dụng phụ ngữ ta cần chú ý điều gì?
I. Cụm danh từ là gì?
1. Xét ví dụ: (SGK)
 */ Nhận xét:
 Cụm danh từ ( Tổ hợp từ ? = Danh từ + một số phụ ngữ.
2. Xét ví dụ: SGK.
*/ Nhận xét:
 Cụm danh từ có nghĩa đầy đủ hơn so với danh từ. Phụ ngữ càng tăng càng phức tạp thì nghĩa cụm danh từ càng đầy đủ, rõ ràng.
3.Đặt câu:
- Những em học sinh ấy rất chăm chỉ.
- Học chăm, học giởi là những em học sinh ấy
=> Cụm danh từ hoạt động trong câu như danh từ.
4. Kết luận: 
* Ghi nhớ: (SGK)
II. Cấu tạo của cụm danh từ.
1.Xét ví dụ: SGK
2. Nhận xét:
 Phụ trước
- Cấu tạo TT (danh từ)
	 Phụ sau
 T1: Định vị tính toán, 
 P.trung tâm chủng loại, khái quát.
 T2: Đối tượng cụ thể.
 t1: Số lượng
Phụ trước 
 t2: t/thể, tất cả, toàn bộ. 
 s1: đặc điểm cụ thể
Phụ sau
 s2: phiếm chỉ
* Ghi nhớ: SGK.
III. Luyện tập:
Bài tập 1: Tìm cụm danh từ: 
a. Một người chồng thật xứng đáng.
b. Một lưỡi búa của người cha để lại.
c. Một con yêu tinh trên núi có nhiều phép lạ.
Bài tập 2: (về nhà)
Bài tập 3: Tìm phụ ngữ thích hợp.
... chàng vứt luôn thanh sắt ấy... Thanh sắt vừa rồi ... thanh sắt cũ ... 
Bài tập 4: (SBT)
- Tên Mỵ Nương, nếu bỏ đi thì câu 1&2 không ăn nhập với nhau.
- Người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu với tác dụng miêu tả hình thức và tính nết của Mị Nương. Có thể bỏ được nhưng nếu bỏ người đọc sẽ không hiểu được vua cha kén cho con một người chồng thật xứng đáng với cái gì?
 => Sử dụng phụ ngữ cần cân nhắc, không được tuỳ tiện.
4. Củng cố:
HS nhắc lại cấu tạo của cụm danh từ? Cách sử dụng nó?
5. Hướng dẫn về nhà:
Học bài, làm bài tập 2 (GK), BT5 (SBT)
Soạn bài, “ Chân, tay, tai, mắt, miệng”.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NV t11.doc