Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 10

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 10

 Văn bản: ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG.

 (Truyện cổ tích DG Nga của Pu skin).

Tiết 37-38: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.

A. Mục tiêu bài học: Giúp HS :

-Hiểu ND và ý nghĩa của truyện.

-Nắm được biện pháp NT chủ đạo và một số chi tiết NT tiêu biểu, đặc sắc trong truyện.

-Kể lại được truyện.

B. Chuẩn bị: : GV: Bảng phụ, tranh, dự kiến tích hợp.

 HS: Đọc, kể, trả lời câu hỏi - SGK.

C. Hoạt động dạy và học:

1. Ổn định:Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

(H).Thế nào là truyện cổ tích? Ví dụ? Phân tích ví dụ minh họa?

(H).Trình bày ý nghĩa của truyện “Cây bút thần”?

GV kiểm ra bài soạn (2 em).

3. Bài mới: GV giới thiệu bài: “Ông lão đánh cá và con Cá Vàng” là truyện cổ tích DG Nga được Pu skin viết lại bằng 205 câu thơ tiếng Nga, Vũ Dình Liên và Lê Trí Viễn dịch qua văn bản tiếng Pháp. Câu chuyện vừa giữ được nét chất phác, dung dị với những biện pháp NT rất quen thuộc của truyện cổ tích DG,vừa điêu luyện tinh tế trong sự miêu tả và tổ chức truyện. Hôm nay.

 

doc 5 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 928Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 10 Ngày soạn: 5/11/2005
 Tiết 37& 38 Ngày dạy: 7/11/2005
 Văn bản: ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG.
 (Truyện cổ tích DG Nga của Pu skin).
Tiết 37-38: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS :
-Hiểu ND và ý nghĩa của truyện.
-Nắm được biện pháp NT chủ đạo và một số chi tiết NT tiêu biểu, đặc sắc trong truyện.
-Kể lại được truyện.
B. Chuẩn bị: : GV: Bảng phụ, tranh, dự kiến tích hợp.
 HS: Đọc, kể, trả lời câu hỏi - SGK.
C. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định:Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
(H).Thế nào là truyện cổ tích? Ví dụ? Phân tích ví dụ minh họa?
(H).Trình bày ý nghĩa của truyện “Cây bút thần”?
GV kiểm ra bài soạn (2 em).
3. Bài mới: GV giới thiệu bài: “Ông lão đánh cá và con Cá Vàng” là truyện cổ tích DG Nga được Pu skin viết lại bằng 205 câu thơ tiếng Nga, Vũ Dình Liên và Lê Trí Viễn dịch qua văn bản tiếng Pháp. Câu chuyện vừa giữ được nét chất phác, dung dị với những biện pháp NT rất quen thuộc của truyện cổ tích DG,vừa điêu luyện tinh tế trong sự miêu tả và tổ chức truyện. Hôm nay....
(GV ghi tên bài lên bảng).
Hoạt động dạy và học
Nội dung ghi bảng
 HĐ1: GV h/ dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích.
HS đọc phân vai. HS khác nhận xét.
HĐ2:
(H).Trong truyện có mấy lần ông lão ra biển gọi cá? Nhắc lại ngắn gọn những lần này?
(H).Mỗi lần ông ra biển, thái độ của biển ntn?
(H).Kể lại những lần ra biển của ông lão tác giả dùng biện pháp NT gì?
(H).Sử dụng NT này ở đây có tác dụng gì? (Tô đậm tính cách nhân vật).
GV bình: ...
(H).Quan sát 5 lần đòi hỏi của mụ vợ ta thấy điều gì?
GV sử dụng bảng phụ:
-Lần1&2: Đòi hỏi vật chất tăng lên.
-Lần3: Đòi hỏi của cải và danh vọng.
-Lần4: Của cải + danh vọng + quyền lực.
-Lần5: Một dịa vị đầy quyền uy, không có thật và một quyền phép vô hạn.
GV bình: Lòng tham của mụ vợ không có điểm dừng... Của cải, danh vọng, quyền lực, kể cả địa vị chỉ có trong tưởng tượng.
Hết tiết 1: GV củng cố kiến thức (Nghệ thuật làm nổi bật lòng tham...).
I. Đọc và tìm hiểu chú thích:
 II. Tìm hiểu văn bản:
 1. Năm lần Ông Lão ra biển:
Mụ vợ:
- Đòi máng
- Đòi nhà
- Đòi làm nhất phẩm phu nhân
- Nữ hoàng
- Long Vương
Biển:
- Gợn sóng êm ả 
- Biển xanh đã nổi sóng
- Sóng dữ dội
- Sóng mù mịt
- Sóng ầm ầm
 => Lặp lại tăng tiến, tạo tình huống, gây hồi hộp.
=> Mụ vợ tham lam, lòng tham vô hạn.
 Tiết 38: Ngày soạn: 5/11/2005
 Ngày dạy: 8/11/2005
Kiểm tra bài cũ: (H). Tóm tắt nội dung truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”? 
GV giới thiệu phần bài tiếp theo.
Hoạt động dạy và học
Nội dung ghi bảng
HĐ1: HS nhắc lại lòng tham của mụ vợ.
HĐ2: Tìm hiểu sự bội bạc của mụ vợ:
(H).Khi lòng tham ngày càng tăng thái độ của mụ vợ đối với chồng ntn?
(Tình cảm càng teo dần lại).
GV bình: Với mụ vợ Ông Lão không chỉ là chồng mà còn là ân nhân. Nhờ ông mà mụ có tất cả. Ông còn giúp mụ thỏa mãn được nhiều đòi hỏi, mụ càng tệ bạc. Đặc biệt cả Cá Vàng... .
(H).Ngoài lòng tham mụ vợ còn có tội gì?
GV bình: Sự bội bạc tột cùng khi mụ muốn gạt bỏ Ông Lão, nhân vật trung gian... .
(H).Trước lòng tham không đáy và sự bội bạc ghê tởm ấy của mụ vợ, thiên nhiên cũng bày tỏ nỗi bất bình. Sự bất bình của biển chính là sự bất bình của ai?
HS thảo luận:
 (H).Câu chuyện kết thúc ntn? Ý nghĩa của cách kết thúc ấy? (Yêu cầu HS phải biện giải đựơc ý kiến của mình).
(Ông Lão như vừa qua cơn ác mộng, càng quý hơn cảnh sống xưa của mình.
Mụ vợ bị trừng phạt (thu hết) từ chỗ sung sướng sang chỗ khổ cực (khổ hơn ban đầu rất nhiều).
(H).Cá Vàng trừng trị mụ vợ về tội gì?
HĐ3: HS thảo luận: Ý nghĩa của truyện.
(H).Cá Vàng được Ông Lão thả trả ơn ông, điều này có ý nghĩa gì?
(H).Cá Vàng còn tượng trưng cho một chân lý của DG, đó là chân lý gì?
HĐ4:
(H). ND nổi bật của truỵện?
(H). Truyện có NT tiêu biểu ntn?
HĐ5: (H).Có ý kiến cho rằng truyện này đặt tên là “Mụ vợ ông lão đánh cá và con Cá Vàng”, ý kiến của em thế nào?
(Không đồng ý - Tên truyện phải gắn với nhân vật chính đại diện cho cái thiện. Mụ vợ phải nhờ ông lão mới tiếp xúc được với Cá Vàng. Đồng thời ca ngợi người nhân hậu).
(Có thể có - vì mụ vợ là nhân vật chính phe phán, nêu bài học đích đáng cho kẻ tham lam, bội bạc).
HS kể diễn cảm truyện- GV nhận xét.
Mụ mắng chồng: Đồ ngốc đồ ngu, mắng như tát nước vào mặt, giận giữ, tát vào mặt ông lão, nổi cơn thịnh nộ, sai ngươi bắt ông lão đến (đòi làm Long Vương ngự trị Cá Vàng).
 => Bội bạc đến tột cùng.
=> Biển thay đổi, giận giữ.
=> Phản ứng của ND trước thói xấu vô độ của mụ vợ.
 - Cá Vàng trừng trị mụ vợ vì hai tội: tham lam và bội bạc. Đặc biệt là tội bội bạc.
2. Ý nghĩa của truyện:
-Ca ngợi lòng biết ơn đối với người nhân hậu.
-Tham lam bội bạc sẽ bị trừng trị đích đáng.
 III. Tổng kết: Ghi nhớ - SGK.
 IV. Luyện tập:
4. Hướng dẫn về nhà: 
 Học phần trích, đọc diễn cảm, kể diễn cảm.
 Đọc thêm SGK: Câu tục ngữ nào ám chỉ tính xấu của mụ vợ? Câu tục ngữ nào là bài học cho chúng ta, ý khuyên ta điều gì?
 Chuẩn bị: Làm bài viết 2 tiết về văn tự sự
 Soạn bài: “Ếch ngồi đáy giếng”, “Thầy bói xem voi”.
 Tuần 10 Ngày soạn: 6/11/2005
 Tiết 39 Ngày dạy: 8/11/2005
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN.
A. Mục tiêu bài học:
- Giúp HS nhận ra những sai sót về kiến thức và hình thức trình bày trong bài kiểm tra. Từ đó có ý thức sửa chữa.
-Lấy điểm hệ số 2.
B. Chuẩn bị: : GV chấm, chữa bài.
C. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định:Kiểm tra sĩ số
 2. Trả bài:
1. GV chữa bài:
- Phần trắc nghiệm như đáp án tuần 7-Tiết 28
- Nhận xét cách làm câu 1,2 của phần tự luận.
- Chữa lỗi chính tả HS mắc trong câu 1,2 phần tự luận.
- Tuyên dương bài làm tốt: Oanh (6.1), Trâm (6.1), Thảo (6.4)
- GV phát bài cho HS.
- HS đọc lại bài, tự chữa bài và sửa bài vào phần dưới.
2. GV ghi điểm vào sổ.
3. GV nhắc lại những điều lưu ý khi làm bài.
 3 . Hướng dẫn về nhà: Chuẩn bị bài “Danh từ” (tiếp).
 Tuần 10 Ngày soạn: 7/11/2005
 Tiết 40 Ngày dạy: 10/11/2005
DANH TỪ
 (tiếp)
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS ôn lại:
-Đặc điểm của nhóm DT riêng và DT chung.
-Cách viết hoa danh từ riêng.
B. Chuẩn bị: :
GV:Bảng Phụ, tên gọi riêng của một số cơ quan, đơn vị, nhà nước.
HS: Ôn bài kiến thức lớp5 về DT. Học bài cũ.
C. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định:Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ:
(H).DT là gì? Nêu đặc điểm của DT? Cho ví dụ?
(H). DT có mấy loại? Đó là những loại nào? Cho ví dụ?
GV kiểm tra bài tập về nhà.
3. Bài mới: GV giới thiệu bài: BBắt đầu từ chỗ kiểm tra bài cũ.
(GV ghi tên bài lên bảng).
Hoạt động dạy và học.
HĐ1: HS đọc ví dụ-SGK.
(H).Hãy xác định tất cảc các DT theo trật tự xuất hiện trong câu?
GV:Trong các DT này, DT nào viết hoa, DT nào không viết hoa?
(H).Những DT viết hoa có ý nghĩa ntn? (chỉ riêng - DT riêng).
(H). DT không viết hoa có ý nghĩa ntn? (chỉ chung- DT chung).
HS lên bảng điền DT riêng và DT chung vào bảng phụ.
HS nhắc lại thế nào là DT chung? Thế nào là DT riêng?
HĐ2:
(H).Trong ví dụ, tất cả các chữ cái đâu tiên của các tiếng tạo thành DT riêng phải viết ntn?
GV:Đó là tên riêng của người, địa lí Việt Nam khi viết phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng.
(H).Hãy lên bảng viết tên: Ô-lim-pic. Bra-zin.
(H).Hãy viết tên riêng của một cơ quan, tổ chức: Trường THCS Võ Thị Sáu.
Hội Chữ Thập Đỏ.
(H).Em có nhận xét gì về cách viết này?
HĐ3: HS đọc ghi nhớ.
GV lưu ý HS 3 điểm cần lưu ý trong bài.
HĐ4: Hương dẫn HS luyện tập
HS làm bài tập1:
(H).Yêu cầu của bài tập1 là gì? GV hướng dẫn HS làm. 2 HS lên bảng, ở dưới làm vào giấy nháp.
HS thảo luận:Các nhóm thảo luận, sau đó đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
GV nhận xét, sửa chữa.
HS về nhà tự viết lại đoạn thơ. Chu ý viết hoa các DT riêng.
GV đọc cho HS ghi chính tả. HS chú ý phân biệt: l / n; ênh / ếch.
Nội dung ghi bảng.
I. DT chung và DT riêng:
1/ Ví dụ: SGK.
DT chung.
Vua, công ơn, tráng sỹ, đền thờ, làng, xã, huyện.
DT riêng.
Phù Đổng, Thiên Vương, Gióng, Gia Lâm, Hà Nội.
2/ Kết luận: - Danh từ chung: chỉ tên chung sự vật, hiện tượng.
 - Danh từ riêng: gọi tên riêng của người, địa danh, sự vật, ... Khi viết danh từ riêng phải viết hoa.
 */ Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
1.Tìm danh từ chung và danh từ riêng.
-DT chung: Ngày xưa, miền, đất, nước, thần, nòi rồng, con trai, tên.
- DT riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân.
2.a.Chim, Mây, Nước, Hoa, Họa Mi.
b.Út.
c.Cháy.
=> Đều là danh từ riêng vì chúng đều được dùng để gọi tên của một sự vật riêng cá biệt, duy nhất mà không phải dùng để gọi chung một loại sự vật.
Bài tập3:
Bài tập4: Chính tả ( nghe - viết).
Ếch ngồi đáy giếng (trích).
4.Củng cố:
(H). DT chung và DT từ riêng khác nhau ntn?
(H).Nêu quy tắc viết hoa tên người và tên địa lý Việt Nam.
(H) Nêu quy tắc viết hoa tên người và tên địa lý nước ngoài.
(H) Nêu quy tắc viết hoa tên người và tên địa lý nước ngoài đã được phiên dịch trực tiếp.
(H) Nêu quy tắc viết hoa của cụm từ là tên riêng của cơ quan, tổ chức, danh hiệu, giải thưởng.
5.Hướng dẫn về nhà: Học bài, làm bài tập3 - SGK; Bài tập4 - SBT.
 Chuẩn bị bài “ Ông lão dánh cá và con Cá Vàng”.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NV t10.doc