Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 7 - Nguyễn Thị Quyên - Trường TH&THCS Húc Nghì

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 7 - Nguyễn Thị Quyên - Trường TH&THCS Húc Nghì

EM BÉ THÔNG MINH

 (t1)

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp hs thấy được sự thông minh của em bé khi em bé giải câu đố của viên quan.

2. Kĩ năng: Đọc, kể, tóm tắt, phân tích

3. Thái độ: Yêu mến nền văn học trong nước củng như nước ngoài.

B/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I.Ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nền nếp lớp học.

II. Bài cũ: Tóm tắt văn bản Thạch Sanh. Nêu nd-nt

III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề: Kho tàng truyện cổ tích nhiều nước (trong đó có Việt Nam) có một thể truyện rất lí thú.Truyện về các nhân vật tài giỏi, thông minh. Em bé thông minh là một trongnhững loại truyện đó

 

doc 8 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 7 - Nguyễn Thị Quyên - Trường TH&THCS Húc Nghì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 25
	Ngày soạn:04/10/08
Em bé thông minh 
	(t1)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp hs thấy được sự thông minh của em bé khi em bé giải câu đố của viên quan.
2. Kĩ năng: Đọc, kể, tóm tắt, phân tích
3. Thái độ: Yêu mến nền văn học trong nước củng như nước ngoài.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nền nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Tóm tắt văn bản Thạch Sanh. Nêu nd-nt
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Kho tàng truyện cổ tích nhiều nước (trong đó có Việt Nam) có một thể truyện rất lí thú.Truyện về các nhân vật tài giỏi, thông minh. Em bé thông minh là một trongnhững loại truyện đó
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Gv: hướng dẫn cách đọc cho hs:
Giọng kể vui, hóm hỉnh, lưu ý những đoạn đối thoại.
Gv: Đọc mẫu.
Hs: Đọc tiếp.
Gv: Nhận xét, uốn nắn cách đọc cho hs
Gv: Gọi hs kể lại tác phẩm.
Gv: Kể lại cho hs nghe.
Hs: Đọc thầm phần từ khó.
* Văn bản được chia làm mấy phần? Chỉ ra từng phần tương ứng nội dung?
 Hoạt động 2:
* Viên quan đi tìm người tài đã gặp em bé trong hoàn cảnh nào?
* Viên quan hỏi bố của em bé như vậy theo em đó có phải là 1 câu đố không?
* Câu hỏi của em bé đó có phải là một câu đố không?
*Trí thông minh của em bé được bộc lộ ntn?
I.Tìm hiểu chung.
1. Đọc bài:
2. Kể
3. Từ khó
4. Bố cục: 4 phần:
II.Tìm hiểu nội dung văn bản; 
 1.Em bé giải câu đố của viên quan.
- Hai cha con đang làm ruộng. Cha cày, con đập đất.
- Câu đố à Bất ngờ, khó trả lời
- Giải đố bằng cách đố lại.
à Cứu được cha.
IV. Củng cố: 
Gv cho hs nhắc lại kiến thức cần nắm về nội dung của văn bản.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Xem tiếp phần còn lại của văn bản.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 26
	Ngày soạn: 06/10/08
Em bé thông minh
	(t2)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp hs thấy được sự thông minh của em bé khi 2 lần giải câu đố của vua và của sứ giả.
2. Kĩ năng: Đọc, kể, tóm tắt, phân tích.
3. Thái độ: Tự hào về những người tài giỏi, yêu mến truyện dân gian.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: 
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: 
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào nd bài dạy.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
* Vì sao vua có ý định thử tài em bé? 
*Lần thứ nhât vua thử tài em bé bằng cách nào?
* Lệnh đó của vua có phải là một câu đố không? Vì sao?
* Em bé thỉnh cầu vua điều gì? qua đó em bé là người ntn?
* Lần thứ 3 vua thử tài em bé bằng cách nào?
* Lệnh của vua có thể thực hiện được không? Em bé giải lệnh của vua bằng cách nào?
* Cả 2 lần em bé giải câu đố của vua xác nhận phẩm chất đáng quý nào của em?
* Sứ thần thách đố điều gì?
* Vì sao sứ thần lại thất đố triều đình ta ?
* Em bé đã có kế sách gì?
* Lời giải đố đó dựa trên tri thức sách vở hay kinh nghiệm trong dân gian? Vì sao?
Hoạt động 2:
* Gv nhấn mạnh những nét chính về nội dung, nghệ thuật. 
II.Tìm hiểu nội dung văn bản. 
2. Em bé giải câu đố thứ nhất của vua.
- Biết chính xác tài năng của em bé.
- Ban gạo và 3 con trâu đực, bắt đẻ 9 con, nếu không cả làng bị phạt
- Là câu đố oái oăm, khó trả lời.
-Bắt bố đẻ em bé cho mình.
à Thông minh, tài giỏi.
3. Em bé giải câu đố lần thứ 2 của vua.
- Lệnh sắp 3 cổ thức ăn bằng một con chim sẻ.
- Em bé yêu cầu vua rèn cho cây dao từ một cây kim.
àTrí thông minh, lòng can đảm, tính hồn nhiên.
4. Em bé giải câu đố của viên sứ thần nước ngoài.
- Dùng sợi chỉ xâu qua một con ốc vặn 
+ Dùng miệng hút.
+ Bôi sáp vào sợi chỉ. 
+ Các đại thần suy nghĩ bó tay.
- Em bé giải đố bằng kinh nghiệm trong dân gian.
à Là người thông minh khiến sứ giả khâm phục.
III. Tổng kết.
* Ghi nhớ sgk
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm chắc nd bài học. Xem lại các văn bản đã học để tiết sau kiểm tra.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 27
	Ngày soạn:07/10/08
Chữa lỗi dùng từ
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp hs phát hiện được các lỗi dùng từ sai nghĩa. Mối quan hệ giữa các từ gần nghĩa.
2. Kĩ năng: Có ý thức dùng từ đúng nghĩa, sửa được các lỗi dùng từ sai nghĩa.
3. Thái độ: Tích cực sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: 
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào nd bài dạy
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
* Chỉ ra các lỗi dùng từ không đúng nghĩa? 
* Thay những từ sai bằng những từ khác?
Gv: Giải nghĩa các từ dùng sai và các từ thay thế để hs hiểu.
Hoạt động 2:
Hs đọc yêu cầu bt1
Hs trình bày 
Gv nhận xét.
Hs thảo luận bt2
I.Dùng từ không đúng nghĩa.
1. Ví dụ;
a. yếu điểmà nhược điểm
b. đề bạtà bầu.
c. chứng thựcà chứng kiến.
- Yếu điểm: Điểm quan trọng.
- Nhược điểm: Điểm yếu kém.
- Đề bạt: Cấp trêncó thẩm quyền cử người nào đó giữ chức vụ cao hơn.
- Bầu: Tập thể tín nhiệm, biểu quyết.
- Chứng thực: xác nhận đúng sự thật.
- Chứng kiến: Tận mắt nhìn.
II.Luyện tập. 
1.Bài tập 1;
+ bản
+ xán lạn
+ bôn ba
+ thuỷ mạc
+ tuỳ tiện
2. Bài tập 2;
a. Khinh khỉnh
b. Khẩn trương
c. Băn khoăn 
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về các lổi dùng từ.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung của bài. Xem trước bài mới Danh từ.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 28
	Ngày soạn:10/10/08
Kiểm tra văn
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp hs củng cố, khắc sâu kiến thức văn, tập làm văn, tiếng việt đã được học từ đầu năm đến nay.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hành, biết cách lập dàn bài cho bài văn tự sự.
3. Thái độ: Tự chủ, sáng tạo trong khi làm bài.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Ra đề, đáp án.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: 
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào nội dung bài dạy. 
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
* Gv ghi đề lên bảng.
* Hs làm bài.
Hoạt động 2:
* Gv thu bài, kiểm tra số lượng bài.
Hoạt động 3:
* Gv làm đáp án.
A. Trắc nghiệm. (3d)
Câu1: B
Câu2: C
Câu3: A
B. Tự luận.(7 đ)
- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện “ Em bé thông minh”
- Thân bài: Diễn biến câu chuyện.
- Kết bài: Kết thúc câu chuyện.
I.Trắc nghiệm.
* Hãy khoanh tròn vào chữ cái em cho là đúng.
Câu 1: Nhân vật công chúa Quỳnh Nga thuộc văn bản nào?
a. Thánh Gióng.
b. Thạch Sanh.
c. Sọ Dừa.
Câu 2: “ Em bé thông minh” thuộc thể loại truyện nào?
a. Truyền thuyết.
b. truyện cười.
c. Cổ tích.
Câu 3: Trong các văn bản sau văn bản nào thuộc truyền thuyết thời hậu Lê.
a. Sự tích Hồ Gươm.
b. Bánh chưng, bánh giầy.
c. Con rồng, cháu tiên.
II. Tự luận.
* Đề bài: Kể lại câu chuyện “ Em bé thông minh” theo lời kể của em. 
IV. Củng cố: 
Gv nhận xét về tiết làm bài.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Xem trước bài “ Luyện nói kể chuyện”
Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct25-t28.doc