Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 5,6

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 5,6

A. Mục tiêu

- Kiến thức: - HS biết kể một câu chuyện thuộc thể loại truyền thuyết

- Kỹ năng : - Biết thể hiện bài viết có bố cục 3 phần và lời văn hợp lý

- Thái độ : - Rút ra bài học cho bản thân.

B. Chuẩn bị

- SGK, SGV, đề và đáp án

C. Cách thức tiến hành

- Phương pháp quy nạp

D. Tiến trình

1- Ổn định tổ chức (1)

2- Kiểm tra bài cũ (5)

3- Bài mới

I. Đề bài: HS chọn một trong 2 đề sau:

Đề 1: Đóng vai nhân vật Lang Liêu kể lại chuyện Bánh chưng bánh giày

Đề 2: Em hãy kể lại Sơn Tinh Thuỷ Tinh bằng lời văn của em

A. Phân tích đề

+ Thể loại: Văn tự sự

+ Nội dung: Cốt truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh – Truyện Bánh chưng bánh giày

+ Ngôi kể: Đề 1: ngôi thứ nhất

 Đề 2: ngôi thứ ba

B. Dàn ý

+ Bố cục: 3 phần

a. Mở bài: Giới thiệu sự việc và nhân vật

b. Thân bài:

- Trình bày diễn biến của sự việc

- Lưu ý thay đổi từ ngữ và ngôi kể cho phù hợp

 

doc 12 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 656Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 5,6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:	 Tuần 5, Tiết 17, 18
	Tập làm văn
Bài viết số 1 – Văn tự sự
A. Mục tiêu
- Kiến thức: - HS biết kể một câu chuyện thuộc thể loại truyền thuyết
- Kỹ năng : - Biết thể hiện bài viết có bố cục 3 phần và lời văn hợp lý
- Thái độ : - Rút ra bài học cho bản thân.
B. Chuẩn bị
- SGK, SGV, đề và đáp án
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp quy nạp
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
3- Bài mới
I. Đề bài: HS chọn một trong 2 đề sau:
Đề 1: Đóng vai nhân vật Lang Liêu kể lại chuyện Bánh chưng bánh giày
Đề 2: Em hãy kể lại Sơn Tinh Thuỷ Tinh bằng lời văn của em
A. Phân tích đề
+ Thể loại: Văn tự sự
+ Nội dung: Cốt truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh – Truyện Bánh chưng bánh giày
+ Ngôi kể: Đề 1: ngôi thứ nhất
	Đề 2: ngôi thứ ba
B. Dàn ý
+ Bố cục: 3 phần
a. Mở bài: Giới thiệu sự việc và nhân vật
b. Thân bài: 
- Trình bày diễn biến của sự việc
- Lưu ý thay đổi từ ngữ và ngôi kể cho phù hợp
c. Kết bài:
- Kết thúc sự việc
- ý nghĩa - rút ra bài học
C. Hướng dẫn HS viết bài
- HS làm bài – GV thu bài
- Nhận xét giờ làm bài
4- Củng cố:
- Nhắc nhở xem lại phương pháp và bố cục một bài văn tự sự
- Ôn lại lý thuyết về văn tự sự
5- Hướng dẫn về nhà:
- Đọc bài: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Chuẩn bị trước các câu hỏi trong SGK
- Soạn : Lời văn đoạn văn tự sự
E. Rút kinh nghiệm
.
.
-----&0&----
Soạn:	Tuần 5, Tiết 19
	Tiếng việt
từ nhiều nghĩa và hiện tượng 
chuyển nghĩa của từ
A. Mục tiêu
- Kiến thức: HS nắm được khái niệm từ nhiều nghĩa,hiện tượng chuyển nghĩa của từ, nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận biết từ nhiều nghĩa, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm. Giải thích hiện tượng chuyển nghĩa
B. Chuẩn bị
- SGK, SGV, bài soạn
- Bảng phụ, phấn màu.
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp quy nạp
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Nghĩa của từ là gì?cách giải thích nghĩa của từ? Cho VD?
3- Bài mới
* Giới thiệu bài: Để diễn tả nỗi đau lớn của dân tộc khi Bác Hồ kính yêu vào cõi vĩnh hằng, nhà thơ Tố Hữu đã viết:
	“Bác đã đi rồi sao Bác ơi
	 Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời”
Từ “đi” trong câu thơ chính là từ nhiều nghĩa. Vậy thể nào là từ nhiều nghĩa. Có khi nào từ có hiện tượng chuyển nghĩa không?Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài đọc
Hoạt động 1 (7’)
* Y/cầu 1: HS đọc bài thơ những cái chân
?) Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “chân” trong bài thơ?
- Chân + bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật dùng dể đi đứng: đau chân 
 + bộ phận dưới cùng của một số đồ vạt có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác: chân giường
 + bộ phận dưới cùng của một số đồ vật có tác dụng tiếp giáp,bám vào mặt nền: chân tường
* Y/cầu 2: GV treo bảng phụ
1- Mắt bé Hoa đen láy -> một bộ phận để nhìn của người hay đồ vật
2- Gốc bàng có những cái mắt to hơn cái gáo dừa -> chỗ lồi lõm giống hình con mắt ở thân cây
3- Quả na bắt đầu mở mắt -> bộ phận tròn giống hình con mắt ở ngoài vỏ quả
4- Các mắt lưới đều tăm tắp -> lỗ hở đều đặn ở các đồ đan
?) Hãy chỉ ra điểm chung về nghĩa của từ “mắt”?
- Chỗ lồi lõm, hình tròn khác hình thoi
-> Từ mắt là từ nhiều nghĩa
?) Thế nào là từ nhiều nghĩa?
- Là những từ có hai nghĩa trở lên
?) Thử tìm từ có một nghĩa
- Măng, kiếng, toán học, bút
GV:Vậy từ có thể có nhiều nghĩa hay mọt nghĩa
- HS đọc ghi nhớ 1 ( 56)
A - Lý thuyết 
I. Từ nhiều nghĩa
1. Ví dụ: sgk
2. Phân tích
3. Nhận xét 
- Là những từ có từ 2 nghĩa trở lên
* Ghi nhớ 1: sgk(56)
Hoạt động 2( 14’)
* Yêu cầu 1: HS làm bài tập 1(56)
VD: Từ đầu: (1) bộ phận trên cùng của cơ thể con người, động 
 vật( đầu tóc)
 (2) bộ phận đầu tiên của một đồ vật, 1vật (đầu 
	đường), đầu hàng, đầu danh sách
 (3) bộ phận quan trọng nhất của một công việc, 1 
	hoạt động, một đầu mối ( đầu đàn, đầu đảng)
* GV : Nghĩa (1) là nghĩa gốc (nghĩa đen, nghĩa chính) -> là cơ sở để hình thành nghĩa chuyển của từ
?) Em hiểu thế nào là nghĩa gốc?
- 2 HS phát biểu
?) Nhận xét về các nghĩa của từ “đầu” với nhau?
- Các nghĩa 2, 3 làm phong phú thêm cho nghĩa đầu tiên
?) Nghĩa 2, 3 là nghĩa chuyển.
?) Vậy em hiểu ntn về nghĩa chuyển?
- Từ “đầu” được suy ra từ nghĩa gốc, có hiện tượng chuyển nghĩa
?) Vậy em hiểu ntn là hiện tượng chuyển nghĩa?
- Là hiện tượng trao đổi nghĩa của từ, tạo ra từ nhiều nghĩa
?) Từ nhiều nghĩa có nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Hãy nhắc lại nghĩa gốc, nghĩa chuyện?
- 2 HS nhắc lại
* Yêu cầu 2: HS làm bài tập 2(56) 
- Lá -> lá phổi, lá lách, lá gan, lá mỡ
- Quả -> quả tim , quả thận
 Nghĩa gốc	Nghĩa chuyển
* Yêu cầu 3: 
?) Trong một câu cụ thể, 1 từ được dùng với mấy nghĩa?
- Thường dùng một nghĩa
* GV: Trong một số trường hợp, nhất là trong văn học người ta có thể dùng một từ với vài nghĩa khác nhau. Trong bài thơ” Những cái chân” từ “chân’ được dùng với nghĩa chuyển nhưng vẫn được hiểu theo nghĩa gốc tạo nên liên tưởng thú vị.
II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
1. Ví dụ: sgk
2. Phân tích
3. Nhận xét
- Là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra từ nhiều nghĩa
- Từ nhiều nghĩa có nghĩa gốc và nghĩa chuyển
* Chú ý: Từ có thể hiểu theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển
Hoạt động 3 (2’)
?) Bài học hôm nay cần ghi nhớ gì?
* Ghi nhớ2: sgk(56)
Hoạt động 4 (15’)
* Yêu cầu 1: Đọc và chỉ ra yêu cầu của bài tập 3
- 1 HS trả lời
-> HS nhận xét
- GV khái quát -> chốt ý
* Yêu cầu 2: Đọc và chỉ ra yêu cầu của bài tập 4
- 1 HS trả lời
-> HS nhận xét
- GV khái quát -> chốt ý
* Yêu cầu 3: Đọc và chỉ ra yêu cầu của bài tập 
- 1 HS trả lời
-> HS nhận xét
- GV khái quát -> chốt ý
B. Luyện tập
1.Bài tập 3(57)
a) Chỉ sự vật -> chỉ hành động: hộp sơn - sơn cửa, cái bào - bào gỗ, cân muối - muối dưa, cái hái - hái rau
b) Chỉ hành động -> chỉ đơn vị : đang bó lúa- gánh 3 bó lúa, nắm cơm -3 nắm cơm, cuộn tờ báo -2 cuộn giấy, gói bánh chưng-2 gói bánh
2. Bài tập 4(57)
a) Tác giả nêu 2 nghĩa của từ “bụng”. Còn một nghĩa (phần phình to ở giữa của một số sự vật - bụng chân)
b) Nghĩa của từ “bụng”
 1) ấm bụng -> nghĩa gốc
 2) tốt bụng -> nghĩa chuyển
 1) bụng chân ->
3. Bài tập thêm
Trong các trường hợp sau đâu là từ nhiều nghĩa, đâu là từ đồng âm?Vì sao?
a) Cụt: cành cụt 1( không trọn vẹnn về chiều dài), ngõ cụt, phố cụt 2(không thông, bế tắc), cụt vốn 3( không còn nguyên vẹn)
b) Lợi 1: răng lợi ( phần bao quanh chân răng
 Lợi 2: hàm lợi ( muốn có nhiều ích lợi)
=>a) Từ nhiều nghĩa	a) các nét nghĩa có quan hệ với nhau
 b) Từ đồng âm 	b) các nghĩa ko có cơ sở chung, ko 
liên quan với nhau
4. Củng cố: - Câu hỏi SGK
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Học ghi nhớ, làm bài tập 5(57)
- Chuẩn bị: Lời văn, đoạn văn tự sự
E. Rút kinh nghiệm
.
.
-----&0&-----
Soạn:	 Tuần 5, Tiết 20
	Tập làm văn
Lời văn, đoạn văn tự sự 
 A. Mục tiêu
- Kiến thức: - HS nắm được hình thức lời văn kể người, kể việc, chủ đề và liên kết trong 
 đoạn văn
- Kỹ năng: - Xây dựng được đoạn văn giới thiệu và kể chuyện sinh hoạt hàng ngày. 
 Nhận ra các hình thức, các kiểu câu thường dùng trong giới thiệu người, sự 
 vật, kể việc, mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn và vận dụng để xây 
 dựng đoạn văn giới thiệu người vật và kể việc
 - Bước đầu rèn luyện kỹ năng viết câu, dựng đoạn văn tự sự
B. Chuẩn bị
- SGK, SGV, TLTK, giáo án
- Bảng phụ, phấn màu.
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp quy nạp
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Cho biết các kiểu đề văn tự sự? yêu cầu khi tìm hiểu đề tự sự? cách làm bài văn tự sự?
3- Bài mới
* Giới thiệu bài: (1’)
Hoạt động 1 (15’)
* HS đọc 2 đoạn văn (58)
* Yêu cầu 1: 
?) 2 đoạn văn giới thiệu những nhân vật nào?
- Hùng Vương thứ 18, Mị Nương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
?) Giới thiệu sự việc gì?
- Vua kén rể, 2 thần đến cầu hôn Mị Nương
?) Mục đích giới thiệu như thế để làm gì?
- Để mở truyện, chuẩn bị cho diễn biến chủ yếu
?) Thứ tự các câu văn trong đoạn văn ntn? Có thể đảo lộn được ko?
- Đ1: + Câu 1: Giới thiệu vua Hùng và con gái Mị 
 Nương -> các nhân vật
 + Câu 2: T/c’ và nguyện vọng của vua Hùng : 
 muốn kén rể xứng đáng ( k/n sự việc)
 =>cách giới thiệu hàm ý đề cao, khẳng định nhân vật
- Đ2: + Câu 1: Giới thiệu chung (sự việc và 2 nhân vật)
 + Câu 2,3: Giới thiệu cụ thể hơn về Sơn Tinh
 + Câu 4,5: Giới thiệu cụ thể hơn về Thuỷ Tinh
 + Câu 6: kết lại, nhận xét chung về ST, TT
 => ko đảo lộn được vì tài của 2 chàng ngang nhau-> cách giới thiệu cũng ngang nhau, cân đối ->tạo vẻ dẹp cho đoạn văn
A - Lý thuyết 
I- Lời văn, đoạn văn tự sự
1) Lời văn giới thiệu nhân vật 
1. Ví dụ
2. Phân tích 
3. Nhận xét 
* Yêu cầu 2: 
?) Khi giới thiệu Hùng Vương và Mị Nương thì giới thiệu về điều gì?
- Tên, lai lịch, quan hệ
?) Còn giới thiệu Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?
- Tên, lai lịch, tài năng
?) Em có nhận xét gì về kiểu câu giới thiệu nhân vật?
- Thường theo kiểu: C có V; Có V, người ta gọi là
=> Kiểu câu có chữ “Có”
* GV minh hoạ kiểu câu có chữ có khi giới thiệu nhân vật ở các truyện đã học
- 2 HS lên bảng làm BT 3(60) hoặc phiếu học tập
- Viết câu giới thiệu Thánh Gióng, Lạc Long Quân
VD: Ngày xưa, có một vị thần thuộc nòi rồng tên là Lạc Long Quân sống ở miền đất Lạc Việt.
- Giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật
* Yêu cầu 3: HS đọc đoạn văn 3
?) Những từ nào kể hành động của nhân vật?
- TT: đến muộn -> ko lấy được Mị Nương -> đem hô mưa, gọi gió dâng nước đánh Sơn Tinh
?) Các hành động kể theo thứ tự nào? Mang kết quả gì?
- Thứ tự trước - sau, nguyên nhân - kết quả, thời gian
- Kết quả: lụt lớn, thành biển nước
?) Vậy khi kể việc là kể những việc gì?
* GV chốt -> HS đọc ý 1 của ghi nhớ
2) Lời văn kể sự việc
1. Ví dụ
2. Phân tích 
3. Nhận xét
- Kể hành động, việc làm,kết quả của hành động 
* Yêu cầu 4: 
?) Quan sát Đ1, 2, 3 và cho biết mỗi đoạn có câu nào diễn tả ý chính? ý đó là gì?
- Đ1: Câu 2: Hùng Vương muốn kén rể
- Đ2: Câu 1: 2 thần đến cầu hôn
- Đ3: Câu 1: Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh
?) Quan hệ của các câu còn lại với câu có ý chính? 
- Kết hợp chặt chẽ làm nổi bật ý chính
* GV: Các câu 2, 1, 1 gọi là câu chủ đề hay câu chốt của đoạn văn
?) Em hiểu ntn là câu chủ đề?
- HS nêu -> GV chốt lại, HS đọc ghi nhớ 2
?) Bài học cần ghi nhớ gì?
- 2 HS phát biểu -> 1 HS đọc cả ghi nhớ
3) Đoạn văn
1. Ví dụ
2. Phân tích 
3. Nhận xét
- Có câu chủ đề diễn đạt ý chính của đoạn
II. Ghi nhớ : sgk(59)
Hoạt động 2 (20’)
Mỗi dãy làm 1 phần
HS nghiên cứu bài tập -> trả lời miệng 
 HS nghiên cứu bài tập -> trả lời miệng
HS viết ra p ... t nào gặp nhiều loại kẻ thù, lâp nhiều chiến công, nhiều tài năng phẩm chất cao đẹp như Thạch Sanh. Đây là con người đẹp nhất, tiêu biểu và hoàn hảo nhất mà cuộc đời và những chiến công thần kì đã làm say mê người đoc người nghe
Hoạt động 1 (12’)
* GV nêu yêu cầu đọc: chậm rãi, sâu lắng, phân biệt giọng kể và nhân vật 
-> 3 HS đọc tiếp
-Gọi HS nhận xét 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích quan trọng 
I. Đọc, tìm hiểu văn bản
1. Đọc – chú thích
2. Thể loại: Cổ tích
Hoạt động 2 (25’)
*Yêu cầu 1:
 ?) Truyện có thể chia thành mấy đoạn ? Nội dung chính mỗi đoạn ?
- Đ1: Từ đầu -> mọi phép thần thông
- Đ2: Tiếp -> phong cho làm quận công
- Đ3: Tiếp -> hoá kiếp thành bọ hung
- Đ4: Còn lại 
* Yêu cầu 2: ?) Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì bình thường và bất bình thường?So sánh điểm giống nhau giữa Thạch Sanh - Thánh Gióng?
-Bình thường: - Con một gia đình nông dân tốt bụng
 - Sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi
-Khác thường: - Do Ngọc Hoàng sai Thái Tử đầu thai
 - Mẹ mang thai nhiều năm mới sinh
 - Được thần dạy đủ võ nghệ và mọi phép 
 thần thông
* GV : Thạch Sanh là nhân vật mồ côi nghèo khổ tiêu biểu nhất trong truyện cổ tích VN
?) Kể về nguồn gốc TS như thế, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì?
?) Khi sống dưới gốc đa, vì sao TS lại vui vẻ nhận lời kết nghĩa anh em với Lý Thông ? Như thế có hợp lý ko?
- TS sớm mồ côi, “tứ khố vô thân” -> hợp lý
?) Em hiểu thế nào là “tứ khố”?
- Không ai thân thích (Từ Hán Việt)
* GV: Việc TS vui vẻ kết anh em với Lí Thông là điều hiển nhiên vì TS đang thiếu thốn tình cảm và như thế mới có tình huống để câu chuỵên tiến triển, cho ta thấy được những thử thách mà TS phải trải qua và những chiến công vang dội của TS sau này.
* Yêu cầu 3:
- GV : Thạch Sanh sinh ra và lớn lên trong một thế giới đầy rẫy cái ác
?)Trong đời mình, TS đã phải trải qua những thử thách nào?
- Đi canh miếu
- Bị bắt hạ ngục
- Xuống hang cứu công chúa
- Chống lại quân xâm lược 18 nước chư hầu
II. Phân tích văn bản	
1. Bố cục
2. Phân tích
a) Nhân vật Thạch Sanh
* Nguồn gốc
+ Thạch Sanh xuất hiện vừa bình thường vừa khác thường 
* Thử thách và những chiến công thần diệu
Tiết 22:
Hoạt động 1 (12’)
* Yêu cầu 1: 
?) Vượt qua những thử thách đó, Thạch Sanh đã lập được những chiến công gì? (mục đích, tính chất, nguyên nhân thắng lợi)
- HS trao đổi theo nhóm -> 1đại diện trình bày
1. Chém chằn tinh -> trừ hại cho dân -> thu 1 bộ cung tên bằng vàng
2. Giết đại bàng -> cứu công chúa
3. Diệt hồ tinh -> cứu thái tử con vua thuỷ tề -> được tặng cây đèn thần
4. Đuổi quân xâm lược bằng tiếng đàn và niêu cơm
- Mục đích: cứu người bị hại, cứu dân, cứu nước
- Tính chất: sức khoẻ, tài năng vô địch
- Nguyên nhân: có vũ khí, phương tiện chiến đấu kì diệu 
?) Qua những chiến công này, em đánh giá như thế nào về Thạch Sanh?
- Là một dũng sĩ bách chiến bách thắng
* GV chốt :TS là 1 dũng sĩ diệt gian bách chiến bách thắng
* Yêu cầu 2: 
?) Kể lại những vũ khí, phương tiện chiến đấu của TS? Em thấy phương tiện nào đặc biệt nhất? Vì sao?
- HS thảo luận -> phát biểu
* GV chốt: cây đàn thần và niêu cơm là 2 phương tiện,vũ khí hiện đại vì:
+ Cây đàn thần: khi thì vạch mặt kẻ thù nham hiểm, bất nhân, vạch mặt Lí Thông, giải câm cho công chúa, khi thì làm nhụt chí quân thù
=> tiếng đàn giãi bày tình yêu, đòi hỏi công lý, tiếng đàn nhân đạo, hoà bình
+ Niêu cơm thần: quân tướng 18 nước chư hầu ăn no
-> Lòng bao dung, nhân ái của Thạch Sanh
* GV chốt ý
?) Tại sao trong quan hệ với Lí Thông, Thạch Sanh luôn tỏ ra ngờ nghệch dại khờ, trung hậu quá đỗi?
- Bản chất TS là trung hậu, độ lượng trong sáng
?) Tại sao TS bao lần bị lừa mà vẫn không hề oán giận? Có phải TS không biết căm thù?
- TS tin người,sẵn sàng giúp người bị hại mà ko cần đền ơn -> TS vô tư, trong sáng
- Với yêu quái TS thẳng tay tiêu diệt nhưng với con người TS dùng tình cảm để đối xử 1 cách độ lượng, nhân ái.
*GV: Nét đặc sắc trong tính cách của TS chính là ở đó. Chàng xứng đáng là một biểu tượng tuyệt đẹp của con người VN trong cuộc sống, chiến đấu và tình yêu hạnh phúc gia đình
* GV chuyển ý
- Thử thách to lớn, chiến công rực rỡ chứng tỏ TS là một dũng sĩ dân gian bách chiến bách thắng
Hoạt động 2( 10’)
* Yêu cầu 1: 
?) Theo em, Lí Thông là người ntn? Đặc điểm nổi bật của hắn là gì? Bộc lộ qua những sự việc nào?
- Đặc điểm nổi bật: xảo quyệt, tàn nhẫn đến mất hết lương tâm -> đối lập hoàn toàn với TS
*GV: Sự tham lam, xảo quyệt, tàn nhẫn, độc ác và cả sự hèn nhát, ti tiện của Lí Thông ko có 1 nhân vật phản diện nào trong truyện cổ tích sánh được
?) Tại sao mẹ con Lí Thông ko bị TS trừng trị mà bị Thiên Lôi đánh chết và biến thành con bọ hung?
* Yêu cầu 2: 
?) Công chúa tuy là nhân vật phụ nhưng ko thể thiếu trong truyện. Tại sao?
* Yêu cầu 3:
?) Nhân dân ta muốn thể hiện điều gì qua kết thức truyện?
- Niềm tin: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo
-> là kết thúc thường gặp trong truyện cổ tích
?) Trong truyện có nhiều yếu tố hoang đường, thần kì, em hãy nêu và cho biết ý nghĩa?
b) Các nhân vật khác
* Lí Thông
- Là kẻ xảo quyệt, tàn nhẫn
* Công chúa:
Hoạt động 3 (15’)
- 2 HS đọc ghi nhớ
* GV chốt 
c) Tổng kết
* Ghi nhớ: sgk (67)
Hoạt động 4 (15’)
?) HS đọc phần đọc thêm (67)
?) Em thích nhất chi tiết nào? Nếu vẽ tranh minh hoạ, em vẽ cảnh nào? Đặt tên cho tranh?
?) Kể diễn cảm 1 đoạn truyện?- 2 HS kể , nhận xét
III. Luyện tập (10’)
1. Đọc thêm
2. Kể diễn cảm
4. Củng cố: Câu hỏi SGK
5. Hướng dẫn về nhà (3’)
- Tập kể chuyện, học bài
- Chuẩn bị: Chữa lỗi dùng từ và Em bé thông minh (4 lần thử thách và cách giải quyết)
F. Rút kinh nghiệm
.
.
-----&0&-----
Soạn:	 Tuần 6, Tiết 23
	Tiếng việt:
 Chữa lỗi dùng từ
 A. Mục tiêu
- Kiến thức: - Giúp HS nhận ra được các lỗi lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm
- Kỹ năng: - Biết phát hiện lỗi, cách chữa lỗi
- Thái độ : - Có ý thức tránh mắc lỗi chính tả khi dùng từ
B. Phương tiện
- SGK, SGV, TLTK, giáo án.
- Bảng phụ, phấn màu, phiếu học tập
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp quy nạp
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Thế nào là từ nhiều nghĩa? Hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Cho VD?
3- Bài mới 
Hoạt động 1(5’)
GV treo bảng phụ chép 1 VD trong sgk(68)
* Yêu cầu 1: 
?) Gạch chân dưới những từ có nghĩa giống nhau trong VD a?
?) Trong đoạn văn có những từ ngữ nào được lặp lại? Lặp mấy lần?
- Tre - Tre : 7 lần
- Giữ - giữ : 4 lần
- Anh hùng - anh hùng: 2 lần
?) Việc lặp các từ trên có ý nghĩa gì?
- Nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hoà cho 1 đoạn văn xuôi giàu chất thơ? -> Phép lặp
* GV: Treo bảng phụ chép VD b.
?) Trong VD b có những từ ngữ nào được lặp?
- Cụm từ: truyện dân gian: 2lần
?) Em có nhận xét gì về câu này ? 
* Yêu cầu 2: ?) Em có thể chữa lỗi lặp ở VD b ntn ?
- Bỏ môt cụm từ: truyện dân gian 
- Đảo cấu trúc : Truyện - em - thích - đọc 
->Em rất thích đọc truyện dân gian Việt Nam vì truyện có nhiều chi tiết. ảo
A - Lý thuyết 
I. Lặp từ
1. Ví dụ: sgk
2. Phân tích
3. Nhận xét 
- Là một loại lỗi dùng từ trùng lặp gây cảm giác nặng nề, nhàm chán, vốn từ nghèo nàn.
- Bỏ từ lặp câu vẫn rõ nghĩa
 Hoạt động 2: (8’)
* HS đọc VD II a, b 
* Yêu cầu 1: ?) Chỉ ra các từ dùng sai âm trong câu?
- thăm quan
- nhấp nháy
?) Nguyên nhân mắc các lỗi trên là gì?
- Không nhớ chính xác hình thức ngữ âm của từ
?) Em hãy sửa 2 lỗi trên?
- Thăm quan -> tham quan (xem tận mắt để mở rộng hiểu biết và học tập kinh nghiệm ) -> thăm quan không có trong từ vựng TV
- Nhấp nháy -> mấp máy (cử động khẽ và liên tiếp) 
->nhấp nháy - mở ra nhắm lại liên tiếp
 Có ánh sáng khi loé ra, khi tắt liên tiếp
* GV: Từ có 2 mặt hình thức và nội dung luôn gắn với nhau chặt chẽ. Muốn tránh mắc lỗi dùng sai âm của từ phải hiểu đúng nghĩa của từ vì sai hình thức sẽ sai nội dung
S đọc vd a, nhiều chi tiết ảo ọng iệt Nam vì truyện có nhiều chi tiết ảo 
 lung củng n ước mơ thiện thắng ác, chính nghĩa thăn
II. Lẫn lộn các từ gần âm
1. Ví dụ: sgk
2. Phân tích
3. Nhận xét
- Là dùng sai âm (hình thức của từ) dẫn đến sai nghĩa 
( nội dung của từ)
- Phải hiểu đúng nghĩa của từ
Hoạt động 3: (17’)
- HS đọc bài tập, làm -> lên chữa
HS làm ra phiếu học tập-> GV thu chấm
B. Luyện tập (17’)
1. BT 1 (68)
2. BT 2 (69)
4. Củng cố: Câu hỏi SGK
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Học bài, làm bài tập 3 ( 28 - SBT )
- Chuẩn bị bài: Danh từ - Tự chữa bài viết số 1 
F. Rút kinh nghiệm 
.
.
Soạn:	 Tuần 6, Tiết 24	Tập làm văn
trả bài viết số 1- Văn tự sự
 A. Mục tiêu 
- Kiến thức: - HS hiểu được ưu nhược điểm trong bài viết của mình về kiểu bài tự sự
- Kỹ năng: - Biết cách sửa chữa lỗi. Đặc biệt chính tả, ngữ pháp
 - Củng cố một bước về cách xây dựng cốt truyện, nhân vật, tình tiết, lời văn 
 và bố cục một câu chuyện
B. Phương tiện
- SGK, vở bán trú, TLTK.
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp quy nạp
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
3- Bài mới 
Hoạt động 1 
* Yêu cầu 1: HS đọc đề và xác định yêu cầu
* Yêu cầu 2: Phân tích đề
- Gọi 1 HS
I. Chép đề
Em hãy kể lại câu chuyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh bằng lời văn của em.
II. Phân tích đề
- Thể loại : kể chuyện - tự sự
- Nội dung: cốt truyện STTT
- Ngôi kể : Ngôi thứ nhất – thứ ba
Hoạt động 2(10’)
II. Dàn ý – yêu cầu
- Bố cục 3 phần( dựa vào chia bố cục văn bản)
- Giới thiệu nhân vật
- Hệ thống sự việc (7 việc) 
- Các sự vật móc nối, xâu chuỗi mạch lạc, hợp lý.
Hoạt động 3(15’)
III. Nhận xét chung
1.ưu điểm
- Hầu hết HS nắm được các chi tiết chính của truyện STTT và kể khá lưu loát, sáng tạo, trình bày đẹp
2. Nhược điểm
- Một số HS khi giới thiệu nhân vật quá máy móc hoặc thay đổi trình tự một cách bất hợp lý
- Một số em chữ xấu, ẩu, sai nhiều chính tả 
Hoạt động 4(25’)
* Chính tả, từ: xướng đáng, dể, bánh trưng, dó, sĩ lễ, lổi cồn, trồng, biển xâu, xắm sửa, tràng, giưới biển, lao lúng
* Câu: - Vua gọi các chư hầu đến bàn bạc và đã cho được việc làm để gả con cho ai 
- Liền hô mưa gọi gió đánh ST
- Đành rút quân về
- Sức ST không hề nao núng
V. Chữa lỗi
* xứng đáng, rể, bánh chưng, gió, sính lễ, nổi cồn, nàng, chồng, biển sâu, sắm sửa, chàng, dưới biển, nao núng
* Câu:
- Vua gọi các lạc hầu vào bàn bạc và tìm ra cách kén rể phù hợp
- TT liền hô mưa gọi gió đánh ST
- TT đuối sức đành rút quân về
- ST không hề nao núng
VI. Đọc bài khá:
4. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Ôn lại lý thuyết về bố cụ bài tự sự, lời văn, đoạn văn tự sự
- Lập dàn ý một số đề bài (GV chọn)
- Chuẩn bị : Em bé thông minh
E. Rút kinh nghiệm
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 56.doc