Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 5 - Nguyễn Thị Lượng - Năm học 2009-2010

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 5 - Nguyễn Thị Lượng - Năm học 2009-2010

 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được

- Khái niệm từ nhiều nghĩa

- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

- Nghĩa góc và nghĩa chuyển của từ

 2. Kĩ năng: Nhận diện được hiện tượng chuyển nghĩa của từ và làm một số bài tập có liên quan.

 3. Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

II/ Chuẩn bị:

 1. GV:

+ Phương pháp: Nêu vấn đề, giải thích, thảo luận

 + Bảng phụ, tư liệu,

 2. HS: Đọc, tìm hiểu bài theo sự hướng dẫn SGk

III/Tiến trình lên lớp bản.

 

doc 6 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 652Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 5 - Nguyễn Thị Lượng - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 5
TIẾT:	 17, 18
Ngày soạn: 07/ 9/2009
Ngày dạy: 13/9/2009
BÀI 5
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
(VĂN TỰ SỰ)
..................................................
I/ Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: Giúp HS 
	- Viết được một bài văn kể chuyện có nội dung , nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, nguyên nhân, kết quả. 
 2. Kĩ năng: Biết thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lí.
 3. Thái độ: Làm bài viết nghiêm túc. 
II/ Chuẩn bị:
 1. GV:
+ Phương pháp: tập trung
+ Đề bài
 2. HS: Ôn kiến thức kiểu bài
III/Tiến trình lên lớp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1:
- GV: Ghi đề lên bảng 
- Hướng dẫn học sinh về yêu cầu và phương pháp làm bài
+ Chọn sự việc, chi tiết
+ lập dàn ý
* Hoạt động 2:
- HS làm bài, GV theo dõi.
4. Củng cố:
GV thu bài và nhận xét thái độ làm bài của lớp.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Xem lại dàn bài của bài văn tự sự.
- Soạn bài Luyện tập xây dựng bài văn tự sự - Kể chuyện đời thường.
- Báo cáo sĩ số
- HS làm bài.
Đề bài:
Em hãy kể lại truyện “Sơn Tinh – Thuỷ Tinh” bằng lời văn của em
¯ Rút kinh nghiệm:..............................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
 ======v======
Ngày soạn: 07/ 02/2009
Ngày dạy: 09/02/2009
TUẦN : 5
TIẾT:	 19
BÀI 5
T Ừ NHIỀU NGHĨA
 VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được 
- Khái niệm từ nhiều nghĩa
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ 
- Nghĩa góc và nghĩa chuyển của từ
 2. Kĩ năng: Nhận diện được hiện tượng chuyển nghĩa của từ và làm một số bài tập có liên quan.
 3. Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị:
 1. GV:
+ Phương pháp: Nêu vấn đề, giải thích, thảo luận
 + Bảng phụ, tư liệu, 
 2. HS: Đọc, tìm hiểu bài theo sự hướng dẫn SGk
III/Tiến trình lên lớp bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: : - Nghĩa của từ là gì ? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ ?
3. Bài mới: Khi mới xuất hiện thường từ chỉ với 1 nghĩa nhất định, nhưng do sự phát triển của xã hội nên nhận thức của con người cũng tăng nên từ 1 từ lại xuất hiện nhiều nghĩa. Vậy thế nào là từ nhiều nghĩa và nguyên nhân do đâu tạo nên từ nhiều nghĩa ta đi vào bài học này. 
* HĐ 1:
Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm “ Từ nhiều nghĩa “ :
- Gọi HS đọc bài thơ 
Hỏi: Trong bài thơ từ nào mang nhiều nghĩa ? Tại sao em biết ? 
Hỏi: Em hãy tìm thêm 1 số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ “ chân” ?
Hỏi: Qua các VD trên , em có nhận xét gì về nghĩa của từ ?
-GV kết luận
* Hoạt động 2 :
Hướng dẫn HS tìm hiểu hiện tượng chuyển nghĩa của từ :
Hỏi: Tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ “ chân” 
Hỏi: Theo em trong số các nghĩa ấy , nghĩa nào được xuất hiện đầu tiên ?
Hỏi:Thế nào là nghĩa gốc ? Nghĩa chuyển ?
Hỏi: Trong 1 câu cụ thể , 1 từ thường được dùng mấy nghĩa ?
Hỏi: ở bài thơ “ Những cái chân ” , từ “ chân ” được dùng với những nghĩa nào?
Hỏi: Qua tìm hiểu các VD trên , em hiểu gì về hiện tượng chuyển nghĩa của
 từ ? Trong từ nhiều nghĩa thường có những nghĩa nào ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện tập
Hỏi: Hãy tìm 3 – 5 từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra 1 số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng ?( Cho HS thi tìm theo nhóm bằng trò chơi tiếp sức để tạo không khí hào hứng học tập . )
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2. SGK/57
- Cho HS làm bài tập trắc nghiệm :
Hỏi: Nêu 1 số nghĩa chuyển của các từ : “ nhà , ăn , đi , chơi , mắt ” .
Hỏi: Khoanh tròn chữ cái đầu ý trả lời đúng :Trong
 tiếng Việt :
A . Tất cả từ TV chỉ có 1 nghĩa .
B . Tất cả từ TV đều có nhiều nghĩa .
C . Có từ chỉ có 1 nghĩa nhưng lại có từ có nhiều nghĩa .
- Cho HS luyện chính tả
( Bài “ Sọ Dừa ” :
Từ “ Một hôm, cô út vừa mang cơm đến....”
4. Củng cố:
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm, đọc ghi nhớ
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Năn vững kiến thức, ghi nhớ
- Chuẩn bị: Chữa lỗi dùng từ SGK Tr 68
- HS đọc bài thơ
+ Từ “ chân , giải thích
VD : “ mắt ” :
+ Bạn Hiền có đôi mắt bồ câu rất đẹp .
+ Những quả na đã bắt đầu mở mắt .
+ Dụng cụ có hai chân... dùng để tạo những hình tròn => có 1 nghĩa .
+ Từ có thể có 1 hay nhiều nghĩa .
+ Dùng chỉ bộ phận dưới cùng .
+ Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật 
-> nghĩa gốc
Những nghĩa còn lại được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc - > nghĩa chuyển .
+ 1 nghĩa
+ HS suy nghĩ , trả lời
+ 2 HS đọc ND ghi nhớ
+ “ đầu” :- đầu sông ...
 - đầu mối...
 - đau đầu.
+ “ mũi ” :- mũi tẹt...
 - mũi kéo
 - mũi đất...
- Chỉ sự vật chuyển thành hành động : 
a) cái cưa -> cưa gỗ
+ cái bào -> bào gỗ
+ hộp sơn -> sơn cửa...
b) Chỉ hành động chuyển thành đơn vị :
+ đang bó lúa -> một bó lúa
+ đang nắm cơm -> 2 nắm cơm... 
+ cuộn bức tranh -> 3 cuộn tranh ...
-HS suy nghĩ , lựa chọn đáp án đúng , nhận xét , bổ sung .
- HS nghe – viết theo yêu cầu SGK/57 ( chú ý các phụ âm : l/n ; s/x ; tr/ch.
I/ Từ nhiều nghĩa
* Ngữ liệu 
( SGK/55 )
- Bài thơ : “ Những cái chân ”
* Ghi nhớ 1
( SGK / 56 )
II / Hiện tượng chuyển nghĩa của từ :
* Ghi nhớ 2
SGK/56
III / Luyện tập
- Bài 1
 Bài 2
- Bài tập trắc nghiệm
- Viết chính tả
¯ Rút kinh nghiệm:..............................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
 TUẦN :5
TIẾT:	 20
Ngày soạn: 10/ 9/2009
Ngày dạy: 14/ 9 /2009
BÀI 5
LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
............................
I/ Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: Giúp HS
- Nắm vững hình thức , đặc điểm của lời văn , đoạn văn tự sự khi sử dụng để kể về người ,về việc , giới thiệu nhân vật .
- Nắm được chủ đề và mối liên kết trong đoạn văn để xây dựng được đoạn văn giới thiệu và kể chuyện sinh hoạt hàng ngày ( giới thiệu nhân vật và kể việc ) .
 2. Kĩ năng: 
 3. Thái độ: 
II/ Chuẩn bị:
 1. GV:
+ Phương pháp: 
+ Bảng phụ, tư liệu, 
 2. HS: Đọc, nghiên cứu văn bản.
III/Tiến trình lên lớp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
* HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài qua phần I ( SGK / 58 ; 59 )
- HS đọc2 đoạn văn
Hỏi: Đoạn 1 ; 2 giới thiệu về nhân vật nào ? về sự việc gì ? Mục đích của việc giới thiệu đó ?
Hỏi: Em hãy nhận xét thứ tự các câu văn trong đoạn văn như thế nào ? có thể đảo lộn được không ?
- GV : Đoạn văn hợp lý , không thể đảo lộn được , nếu không ý nghĩa của đoạn văn sẽ thay đổi hoặc khó hiểu .
+ Chỉ đảo được câu 4 ; 5 ; 6 với câu 2 ; 3 : ý nghĩa đoạn văn vẫn giữ nguyên 
Hỏi: Chú ý 2 câu đầu của 2 đoạn văn , em có nhận xét gì về những câu văn dùng giới thiệu nhân vật ? GV kết luận
Hỏi: Khi giới thiệu nhân vật thì người kể cần giới thiệu những thông tin gì về nhân vật ?
* HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu lời văn kể sự việc 
Đoạn văn 3
Hỏi: Đoạn văn kể những hành động gì của nhân vật? Gạch dưới những từ chỉ hành động đó ? Thuộc từ loại nào ? 
Hỏi: Các hành động được kể theo thứ tự nào ? Kết quả của hành động đó là gì ?
Hỏi: Vậy kể việc trong tự sự là kể những gì ?
- GVkết luận
* HĐ 3 : Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn văn tự sự :
- Cho HS đọc thầm lại đoạn văn trên 
Hỏi: Mỗi đoạn gồm mấy câu ? Mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào ?
Hỏi: Em hãy gạch dưới câu biểu đạt ý chính ấy ?
( Câu 1 )
Hỏi: Nhận xét vị trí của câu đó trong đoạn văn ?
- Các câu đó là câu chủ đề . Em hiểu thế nào là câu chủ đề ?
Hỏi: Các câu khác của đoạn văn có nhiệm vụ gì Hỏi: Em có nhận xét gì về cách diễn đạt đoạn văn tự sự ?
 Cho HS đọc và nhắc lại ND phần ghi nhớ .
* Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS luyện tập 
Hỏi: Nêu ý chính của từng đoạn ? Câu chủ đề của từng đoạn là gì ? Mối quan hệ giữa các câu trong đoạn văn đó ?
- Cho HS đọc và nhận xét Đ - S ở 2 câu văn .
 Cho HS tập viết các câu văn giới thiệu nhân vật : Thánh Gióng ; Lạc Long Quân ; Tuệ Tĩnh ...
+ “ Thánh Gióng là một vị thần cứu nước kì diệu mà người Việt Nam ta ai cũng biết đến ...”
+ “ Lạc Long Quân đã từng dùng phép lạ của mình giết các loài yêu quái , giúp dân an cư lạc nghiệp... ”
+ “ Danh y Tuệ Tĩnh là một vị thầy thuốc hết lòng yêu thương ngươì bệnh .”
- BT TN :
 Hỏi: Chức năng chủ yếu của văn tự sự ?
A . Kể người và kể vật .
B . Kể người và kể việc .
C . Tả người và miêu tả công việc .
D . Thuyết minh cho nhân vật và sự kiện .
Hỏi: Câu chủ đề có vai trò như thế nào trong đoạn văn ?
A . Làm nổi bật ý chính B . Dẫn đến ý chính .
C . Là ý chính .
D . Giải thích cho ý chính
4. Củng cố:
- Đọc lại ghi nhớ
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Năm nội dung ghi nhớ
-Chuẩn bị: Luyện nói kể chuyện, yêu cầu SGK.
- HS đọc , suy nghĩ , trả lời câu hỏi .
+ Nhân vật 
+ Sự việc
+ Mục đích
+ HS nêu nhận xét từng câu văn 
( từ câu 1 – câu 6 ) 
+ HS quan sát, so sánh đáp án , bổ sung .
+ Những câu đó thường có vị ngữ là động từ “ là ; có ” ; kể ngôi thứ 3...
+ HS khái quát trả lời . 
- HS đọc đoạn văn
+ “ đến , lấy , nổi giận , đuổi , cướp ”
+ “ hô , gọi , làm thành , dâng nước , đánh ”
-> Động từ mạnh
+ HS trả lời dựa vào nội dung đoạn văn .
+ Kể các hành động , việc làm của nhân vật , kết quả và sự đổi thay do các hành động đó đem lại .
- HS ghi nhận kiến thức .
- HS đọc đoạn văn 
+ Đoạn 1 : Vua Hùng muốn kén rể .
+ Đoạn 2 : Giới thiệu 2 nhân vật chính : Sơn Tinh – Thuỷ Tinh đến cầu hôn .
+ Đoạn 3 : Miêu tả 1 loạt hành động của Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh .
+ Thường đứng đầu đoạn văn .
+ Là câu diễn đạt ý chính của cả 1 đoạn văn .
+ Triển khai cụ thể ý chính .
+ HS khái quát trả lời , nhận xét , bổ sung .
- 2 HS thực hiện
- HS đọc 3 đoạn văn a ; b ; c - SGK/60
+ Đoạn 1
+ Đoạn 2 
+ Đoạn3
a) S : Vì diễn đạt lộn xộn 
b) Đ : Vì theo trình tự , mạch lạc .
+ HS viết câu giới thiệu nhân vật theo hướng dẫn của GV .
- HS đọc các yêu cầu của bài tập trắc nghiệm và lựa chọn đáp án đúng .
Nhận xét , bổ sung .
1 . B
2 . C
I . Lời văn , đoạn văn tự sự 
1 . Lời văn giới thiệu nhân vật
+ Đoạn 1
+ Đoạn 2
- Giới thiệu tên họ , lai lịch , quan hệ...
2 . Lời văn kể sự việc
- Hành động
- Việc làm
- Kết quả , sự đổi thay do các hành động đem lại
3 . Đoạn văn
+ Từ 2 câu trở lên .
+ Diễn đạt 1 ý chính ( câu chủ đề )
+ Các câu phải kết hợp chặt chẽ với nhau -> Nổi bật ý chính .
* Ghi nhớ 
( SGK/ 59 )
II . Luyện tập
- Bài 1 
- Bài 2
- Bài 3
 Bài tập trắc nghiệm
¯ Rút kinh nghiệm:..............................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
======v======

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 6 TUAN 5 3 COT.doc