Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 4 - Nguyễn Thị Quyên - Trường TH&THCS Húc Nghì

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 4 - Nguyễn Thị Quyên - Trường TH&THCS Húc Nghì

TRUYỀN THUYẾT HỒ GƯƠM

 (Học thêm)

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Ca ngợi tính chất toàn dân, chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đề cao Lê Lợi và nhà Lê. Giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Gươm.

2. Kĩ năng: Đọc, kể chuyện diển cảm, tom tắt tp tự sự.

3. Thái độ: Tự hào về truyền thống anh hùng dân tộc.

B/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Tư liệu lịch sử, bảng phụ, tranh minh hoạ.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I.Ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.

II. Bài cũ: Kể lại chuyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh. Nêu nội dung của truyện?

III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề: Giữa thủ đô Hà Nội. Hồ Gươm đẹp như một lẳng hoa lộng lẫy, duyên dáng có những tên gọi khác nhau, sự tích như thế nào?

 

doc 8 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 4 - Nguyễn Thị Quyên - Trường TH&THCS Húc Nghì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 13
	 Ngày soạn:13/09/08
	Ngày dạy:16/09/08
Truyền thuyết hồ gươm
	(Học thêm)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Ca ngợi tính chất toàn dân, chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đề cao Lê Lợi và nhà Lê. Giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Gươm.
2. Kĩ năng: Đọc, kể chuyện diển cảm, tom tắt tp tự sự.
3. Thái độ: Tự hào về truyền thống anh hùng dân tộc.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Tư liệu lịch sử, bảng phụ, tranh minh hoạ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Kể lại chuyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh. Nêu nội dung của truyện?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Giữa thủ đô Hà Nội. Hồ Gươm đẹp như một lẳng hoa lộng lẫy, duyên dáng có những tên gọi khác nhau, sự tích như thế nào?
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Gv: Hướng dẫn cách đọc, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hs: kể lại tóm tắt văn bản.
Gv: Nhận xét, khái quát.
Hoạt động 2:
Gv: cho hs trả lời những câu hỏi:
* Vì sao Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?
* Gươm được về tay quân Lam Sơn theo cách nào?
* Hai lưỡi gươm chắp lại có ý nghĩa gì?
* Tìm những chi tiết kì ảo khi lấy gươm?
* Lê Lợi có gươm sức mạnh như thế nào?
* Lê Lợi trả gươm trong hoàn cảnh nào?
* Thần đòi gươm và vua trả gươm điều đó có ý nghĩa gì?
Hoạt động 3:
Hs: Khái quát nội dung bài học.
Gv: Khái quát.
Hs: đọc phần ghi nhớ
I.Tìm hiểu chung:
1.Đọc bài:
2. Kể tóm tắt:
II. Phân tích:
 1. Sự tích Lê Lợi được gươm thần:
- Quân Lam Sơn yếu , có gươm thần để đánh tháng giặc ngoại xâm.
- Lưỡi gươm được tìm thấy ở dưới sông.
- Chuôi gươm được tìm thấy ở trên ngọn cây.
à Tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm của toàn nhân dân ta.
+ cả 3 lần thả lưới đều vớt lên được lưỡi gươm.
- Một lần gươm có chữ.
- Lưỡi gươm sáng một góc nhà.
- Chuôi gươm xuất hiện ở ngọn đa.
+ Tung hoành khắp trận địa à không một tên giặc nào thoát.
2. Sự tích Lê Lợi trả gươm.
- Giặc tan đất nước thái bình.
+ Gươm chỉ dùng đánh giặc.
+ Yêu chuộng hoà bình.
à Giải thích nguồn gốc Hồ Gươm.
III.Tổng kết. 
 Ghi nhớ sgk
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, đọc lại truyện. Chuẩn bị bài Sọ Dừa.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 14
	 Ngày soạn:15/09/08
	Ngày dạy:18/09/08
Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh nắm chủ đề, dàn bài, thân bài, kết bài trong một bài văn tự sự.
2. Kĩ năng: Tìm chủ đề làm dàn bài trước khi viết bài.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, bài văn mẫu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào? 
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Muốn hiểu một bài văn tự sự trước hết người đọc cần nắm được chủ đề của nó, sau đó tìm hiểu bố cục của bài văn. Vậy chủ đề là gì? Bố cục có phải là dàn ý không? làm thế nào để có thể xác định được chủ đề, dàn ý của tác phẩm tự sự.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc bài văn và trả lời câu hỏi sgk.
* Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị cho chú bé con nhà nông dân bị gãy chân nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?
* Chủ đề trên có phải ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh không?
* Các nhan đề sgk thì nhan đề nào thích hợp?
Hs: Thảo luận trả lời. 
Gv: Nhận xét bổ sung.
* Chủ đề là gì?
*Văn bản được chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
Hoạt động 2:
Gv: cho hs đọc truyện “ Phần thưởng” và trả lời câu hỏi ở sgk 
Hs: trình bày
Gv: nhận xét bổ sung
I.Tìm hiểu chủ đề, dàn bài của bài văn tự sự.
1. Bài văn:
- Tuệ Tĩnh là danh y lỗi lạc đời Trần à Người hết lòng yêu thương giúp đỡ người bệnh.
2. Nhận xét
* Chủ đề: Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản
* Bố cục: Gồm 3 phần.
- Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc.
- Thân bài: Diễn biến sự việc.
- Kết bài: Kết thúc sự việc.
II.Luyện tập 
1. Bài tập 1: Phần thưởng 
* Chủ đề: Ca ngợi trí thông minh lòng trung thành với vua của người nông dân.
- Chế giễu tính tham lam, cậy quyền của viên quan. Nhưng chủ đề không nằm trong bất kì phần nào mà toát lên từ toàn bộ nội dung.
- Sự việc tập trung; Câu nói của người nông dân với vua. 
- 3 phần
+ Mở bài: Câu đầu tiên
+ Thân bài: Các câu tiếp theo
+ Kết bài: Câu cuối cùng
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại nội dung cần nắm về chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Về nhà học bài cũ. Xem trước bài mới “Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự”
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 15
	 Ngày soạn:16/09/08
	Ngày dạy:19/09/08
Tìm hiểu đề và cách 
làm bài văn tự sự
	(T1)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp hs củng cố khắc sâu kiến thức thông qua bài luyện tập về văn tự sự.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hành, tìm hiểu đề, cách làm của bài văn tự sự.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, bài văn mẫu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Nêu các phần của bố cục một bài văn tự sự.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv nhắc lại kiến thức bài cũ, dẫn vào bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc 6 đề và trả lời câu hỏi.
* Lời văn của đề 1 nêu lên những yêu cầu gì?
* Các đề 3,4,5,6 không có từ kể nhưng vẫn là đề văn tự sự vì vẫn yêu cầu có việc, có chuyện về những ngày thơ ấu, ngày sinh nhật, quê em đổi mới, em đã lớn như thế nào. Từ trọng tâm của đề là những từ nào?
* Các đề yêu cầu làm nổi bật điều gì?
I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự:
1. Đề văn tự sự:
- Đề 1, 2 kể chuyện:
+ Câu chuyện em thích.
+ bằng lời văn của em.
* Từ trọng tâm:
- Câu chuyện em thích, chuyện người bạn tốt, kỉ niệm thời ấu thơ, quê em đổi mới, em đã lớn.
* Các đề yêu cầu làm nổi bật:
- Câu chuyện từng làm em thích thú.
- Những lời nói, việc làm chứng tỏ người bạn ấy tốt.
- Câu chuyện về kĩ niệm khiến em không quên.
- Những sự việc trọng tâm ngày sinh nhật.
- Sự đổi mới ở quê hương em.
- Những biểu hiện cho thấy em đã lớn.
+ Kể việc: đề 5, 4, 3.
+ Kể người: 2, 6.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về đặc điểm của đề văn tự sự.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, chuẩn bị phần còn lại của bài học.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 16
	 Ngày soạn:22/09/08
Tìm hiểu đề và cách 
làm bài văn tự sự
	(T2)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết cách làm bài văn tự sự, cách tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài văn tự sự.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hành, tìm hiểu đề, cách làm bài văn tự sự
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, đề văn, bài văn mẫu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào nội dung bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Tìm hiểu đề bài.
* Nêu cách lập ý?
* Cách lập dàn ý?
Hoạt động 2:
* Lập dàn ý cho đề văn sau.
Hs: Thực hienj vào vở sau đó lên bảng trình bày.
Gv: Nhận xét, đánh giá.
I.Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự:
2. Cách làm bài văn tự sự:
* Đề bài: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
a. Tìm hiểu đề:
- Yêu cầu kể lại câu chuyện mà em thích.
- Kể bằng chính lời văn của mình. (không sao chép của người khác)
b. Lập ý:
- Chọn chuyện nào thích, nhân vật nào, sự việc nào.
- lập ý Xây dựng nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xây dựn nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả, ý nghĩa.
c. Lập dàn bài:
- Mở bài.
- Diễn biến.
- Kết thúc.
* Là cách sắp xếp việc gì, nội dung gì trước, nội dung gì sau để ngươid đọc theo dõi được câu chuyện, hiểu được ý định của người viết.
d. Viết bài:
- Suy nghĩ kĩ rồi viết ra bằng chính lời văn của mình, không sao chép của người khác.
II. Luyện tập:
* Đề bài: Kê lại câu chuyện Bánh chưng bánh giầy theo lời kể của em.
- Mở bài.
- Diễn biến.
- Kết thúc.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về cách làm bài văn tự sự.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, hoàn thành bài tập, chuẩn bị bài viết tập làm văn.
Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct13-t16.doc