Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 3 - Năm học 2007-2008 - Trương Thị Thanh Tuyền

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 3 - Năm học 2007-2008 - Trương Thị Thanh Tuyền

 Truyện ST, TT gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện ND gì?

 GV: Chia làm 3 đoạn:

 - Đ1: “Từ đầu 1 đôi”: Vua Hùng thứ 18 kén rễ.

 - Đ2: “tiếp theo rút quân”: Cuộc giao tranh của 2 vị thần.

 - Đ3: Phần còn lại: Sự trả thù hằng năm của TT và sự chiến thắng của ST.

 Nhân vật chính của truyện là ai? Các nhân vật ấy được giới thiệu như thứ nào?

 Vì sao tên 2 vị thần trở thành tên truyện? (HSTL)

 Ng/nhân nào dẫn đến cuộc tranh tài giữa hai nhân vật?

 Em nghĩ gì về sính lễ của vua Hùng đặt ra?

 (Kì lạ, dễ kiếm ở miền núi)

 Cuộc tranh tài diễn ra như thế nào?

 Theo em, n/v ST-TT có ý nghĩa tượng trưng như thế nào?

 (ST: chính nghĩa, nh/d, người đắp đê; TT: phi nghĩa, thiên tai, lũ lụt)

 

doc 7 trang Người đăng vanady Lượt xem 1186Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 3 - Năm học 2007-2008 - Trương Thị Thanh Tuyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 03
- Tiết 09: Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Tiết 10,11: Nghĩa của từ.
- Tiết 12: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
Ngày soạn: 16/09/2005
Tiết 09
SƠN TINH, THỦY TINH
I. Mục tiêu bài học:
Giúp HS hiểu truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh nhằm giải thích hiện tượng lụt lội xảy ra ở Châu Thổ Bắc bộ thửa các vua Hùng dựng nước và khát vọng của người Việt cổ trong việc giải thích và chế ngự thiên tai lụt lội bảo vệ cuộc sống của mình.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: 	Kiểm tra việc soạn bài của học sinh
2. Giới thiệu: (Trực tiếp)
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của Thầy + Trò
Ghi bảng
 Truyện ST, TT gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện ND gì?
 GV: Chia làm 3 đoạn:
 - Đ1: “Từ đầu  1 đôi”: Vua Hùng thứ 18 kén rễ.
 - Đ2: “tiếp theo  rút quân”: Cuộc giao tranh của 2 vị thần.
 - Đ3: Phần còn lại: Sự trả thù hằng năm của TT và sự chiến thắng của ST.
I. Phân tích:
 Nhân vật chính của truyện là ai? Các nhân vật ấy được giới thiệu như thứ nào?
 Vì sao tên 2 vị thần trở thành tên truyện? (HSTL)
1. Giới thiệu nhân vật:
 - Hùng Vương thứ 18 muốn kén cho con 1 người chồng xứng đáng.
 - Sơn Tinh – Thủy Tinh đến cầu hôn. Cả 2 đều xứng đáng làm rễ.
 Ng/nhân nào dẫn đến cuộc tranh tài giữa hai nhân vật?
 Em nghĩ gì về sính lễ của vua Hùng đặt ra?
 (Kì lạ, dễ kiếm ở miền núi)
2. Cuộc tranh tài:
 - Sơn Tinh: Đem nay đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi.
 - Thủy Tinh: Đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương.
 Cuộc tranh tài diễn ra như thế nào?
 Theo em, n/v ST-TT có ý nghĩa tượng trưng như thế nào?
 (ST: chính nghĩa, nh/d, người đắp đê; TT: phi nghĩa, thiên tai, lũ lụt)
 - Nước dâng cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bay nhiêu à có ý nghĩa phản ánh ước mơ chiến thắng thiên tai.
à Những chi tiết kì ảo, bay bổng thể hiện trí tưởng tượng đặc sắc của người xưa.
 Truyện kết thúc như thế nào? Em có biết câu chuyện nào cũng nhằm g/thích hiện tượng nêu trên k0? (Nữ oa vá trời)
 Ý nghĩa giải thích ng/nhân hiện tượng lũ lụt hàng năm có đúng k0? Vì sao?
II. Ý nghĩa truyện:
Ghi nhớ: SGK Tr34
III. Luyện tập:
 HD HS trả lời câu hỏi SGK TR34
4. Củng cố: 
Ý nghĩa của truyện là gì? Đọc thêm.
1. Truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” thuộc phương thức biểu đạt nào?
a. Biểu cảm	b. Miêu tả	c. Tự sự	d. Nghị luận
2. Vì sao em biết truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” thuộc phương thức biểu đạt mà em đã khoanh tròn ở câu 1?
a. Vì truyện tái hiện trạng thái sự vật, con người.	b. Vì truyện trình bày diễn biến sự việc.
c. Vì truyện bày tỏ tình cảm, cảm xúc.	d. Vì truyện nêu ý kiến đánh giá, bàn luận.
	3. Nhân vật chính trong truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”?
	a. Hùng Vương thứ mười tám	b. Mị Nương	c. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh	d. Các lạc hầu
5. Hướng dẫn học bài:
Học bài và chuẩn bị bài “Nghĩa của từ”
	- Nghĩa của từ là gì?
	- Nghĩa của từ có thể giải thích được bằng mấy cách? Nêu ví dụ.
Ngày soạn: 17/09/2006
Tiết 10,11
NGHĨA CỦA TỪ
I. Mục tiêu bài học:
Giúp HS nắm:
- Thế nào là nghĩa của từ.
- Một số cách giải thích nghĩa của từ.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
1. Truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” thuộc phương thức biểu đạt nào?
a. Biểu cảm	b. Miêu tả	c. Tự sự	d. Nghị luận
2. Nhân vật chính trong truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”?
	a. Hùng Vương thứ mười tám	b. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh	c. Mị Nương d. Các lạc hầu
2. Giới thiệu: (Trực tiếp)
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của Thầy + Trò
Ghi bảng
Tìm hiểu phần chú thích SGK (GV HD HS)
 u Phần chú thích gồm 2 bộ phận: Từ và nghĩa of từ.
 v Phần đứng sau chấm (:) nêu lên nghĩa of từ.
 w Nghĩa ứng với phần ND.
à Những phần chú thích cho ta biết điều gì?
I. Nghĩa của từ là gì:
 Nghĩa of từ là ND (sự vật, tích chất, hoạt động, quan hệ ) mà từ biểu thị.
 - Tập quán: Trình bày bằng nõ kh/niệm mà từ biểu thị.
 - Lẫm liệt, nao núng: Giải thích bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
 Có mấy cách giải thích nghĩa of từ?
II. Cách giải thích nghĩa của từ:
 Có thể giải thích nghĩa of từ bằng 2 cách:
 Cách 1: Trình bày kh/niệm mà từ biểu thị.
 Cách 2: Đưa ra nõ từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩavới từ cần giải thích.
III. Luyện tập:
1. HS xem phần chú thích các truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo”. (GV HD HS – GV làm mẫu một vài từ)
 2. Điền từ:
a. Học tập	b. Học lõm	c. Học hỏi	d. Học hành.
 3. Điền từ:
a. Trung bình	b. Trung gian	c. Trung niên.
 4. Giải thích:
 - Giếng: Hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất để lấy nước.
 - Rung rinh: Chuyển động qua lại, nhẹ nhàng, liên tiếp.
 - Hèn nhát: Thiếu can đảm.
 5. - Mất: Theo cách giải nghĩa của nhân vật “Nụ” là không đúng?
 - Mất: Theo cách hiểu thông thường là không còn được sở hữu, không có, không thuộc về mình nữa.
4. Củng cố: 
Học sinh đọc ghi nhớ 1, 2 SGK Tr35
1. Từ trái nghĩa với từ “nao núng”:
a. Lung lay	b. Vững vàng	c. Dao động	d. Nghiêng ngả
2. Từ đồng nghĩa với từ “động đậy”:
a. Nhúc nhích 	b. Im lìm	c. Lặng yên	d. Ngừng nghỉ
5. Hướng dẫn học bài:
Chuẩn bị bài “ø Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.”
- Sự việc trong văn tự sự có đặc điểm như thế nào?
- Nhân vật trong văn tự sự có đặc điểm gì?
Ngày soạn: 18/09/2006
Tiết 12
SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ 
I. Mục tiêu bài học:
- Nắm được vai trò và ý nghĩa của các yếu tố sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
- Chỉ ra và vận dụng các yếu tố trên khi đọc hay kể một câu chuyện.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
1. Từ trái nghĩa với từ “nao núng”:
a. Lung lay	b. Vững vàng	c. Dao động	d. Nghiêng ngả
2. Từ đồng nghĩa với từ “động đậy”:
a. Nhúc nhích 	b. Im lìm	c. Lặng yên	d. Ngừng nghỉ
2. Giới thiệu: (Trực tiếp)
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của Thầy + Trò
Ghi bảng
 Gọi HS chú ý xem các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
I. Tìm hiểu bài:
 1. Sự việc: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:
 a. Vua Hùng kén rễ.
 b. Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.
 c. Vua Hùng ra đ/k chọn rễ.
 d. Sơn Tinh đến trước, được vợ.
 đ. Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.
 e. Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh rút về.
 g. Hàng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.
 Em hãy cho biết các sự việc trên có sự việc nào thừa k0?
 Các sự việc kết hợp nhau theo quan hệ nào?
 Có thể thay đổi trật tự sau trước của các sự việc ấy k0? Thử dẫn chứng.
 Trong chuỗi các sự việc đó, ST đã thắng TT mấy lần?(nhiều lần) Điều ấy nói lên điều gì?
 Em hãy tưởng tượng nếu TT thắng ST thì sẽ ra sao?
 Vậy truyện ST,TT có thể thay đổi chi tiết TT thắng ST được k0? Vì sao? (vì k0 đúng với ý nghĩa of người xưa )
 Vậy em hãy cho biết sự việc trong câu chuyện có đặc điểm gì? (được chọn lọc, sắp xếp theo 1 trật tự có ý nghĩa)
 Trong thực tế có nõ việc xảy ra mà người xưa k0 biết ng/nhân như “trời mưa ” Vậy theo em, người kể đã làm như thế nào để có được các ng/nhân xảy ra sự tích cụ thể ấy? (tưởng tượng)
à Không có sự việc thừa
è Các sự việc kết hợp nhau theo quan hệ thời gian, không gian cụ thể, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả theo một trật tự thống nhất có ý nghĩa (ước mơ chiến thắng lũ lụt)
 Nhân vật trong văn tự sự là gì? (người được thể hiện, được nói tới)
 Hãy kể tên các nhân vật trong truyện ST,TT và cho biết ai là người làm ra sự việc.
 Ai là người được nói đến nhiều nhất?
 2. Nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:
 Sơn Tinh, Thủy Tinh, Vua Hùng, Mị Nương làm ra sự việc.
 Sơn Tinh, TT được nói đến nhiều nhất (n/v chính)
 N/v trong văn tự sự được thể hiện như thế nào? (được gọi tên, đặt tên, giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng, được bổ việc làm, được miêu tả)
 - Lai lịch:
 + ST: ở vùng núi Tản Viên, có tài tạo ra cồn bãi, núi đồi.
 + TT: ở miền biển, gọi gió, hô mưa.
 N/v trong truyện ST,TT được kể như thế nào? (giới thiệu tính tình, tài năng, kể việc làm)
 Kết luận: Vậy nhân vật trong tự sự có đặc điểm như thế nào?
 - Tính tình: Mị Nương: con gái Vua Hùng Vương thứ 18, đẹp như hoa, tính nết hiền diệu.
 - Việc làm: TT: hô mây, gọi gió làm thành giông bão, dâng nước sông lên.
 ST: bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dưng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ.
- Miêu tả: Đơn giản theo tính cách của dân gian (thường là từ hình à tính cách) 
II. Ghi nhớ: (SGK Tr38)
III. Luyện tập:
1. Các việc mà các nhân vật trong Sơn Tinh, Thủy Tinh đã làm:
 - Vua Hùng: kén rễ, mời các laic hầu vào bàn bạc, phán, bảo (điều kiện và sinh lễ)
 - Mị Nương: Theo Sơn Tinh về núi (Tản Viên)
 - Sơn Tinh: Đến cầu hôn, thi thố tài năng, tâu hỏi đem lễ vật đến rước Mị Nương về núi, dùng phép lạ bốc, dời, dựng, ngăn chặn nước lũ.
 - Thủy Tinh: Đến cầu hôn, thi thố tài năng, tâu hỏi, đến sau ST, đem quân đuổi theo đòi cướp MN, hô mây, gọi gió, dâng nước, rút quân về.
 a. Vua Hùng + Mị Nương: Nhân vật phụ tạo tình huống cho truyện.
 Sơn Tinh, Thủy Tinh: Nhân vật chính, hành động.
 b. Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
 c. Tác phẩm được gọi là ST, TT vì ST, TT là 2 nhân vật chính. Họ cũng là người làm các việc chính và được nói tới nhiều nhất. Nếu đổi tên truyện như B1 –SGK trên thì chưa làm nổi bậc sự việc và nhân vật chính cũng như chưa phản ánh đúng với ý của người xưa muốn nói trong truyện.
4. Củng cố: 
1. Học sinh đọc ghi nhớ SGK Tr38
2. Sự việc trong văn tự sự được kết hợp theo quan hệ nào?
a. Thời gian	b. Không gian	
c. Nguyên nhân, diễn biến, kết quả	d. Tất cả đều đúng
5. Hướng dẫn học bài:
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập 2, 3 SGK
- Soạn bài “Sự tích Hồ Gươm”
+ Việc Đức Long Quân cho mượn gươm có ý nghĩa gì?
+ Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm đối với nghĩa quân Lam Sơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3.doc