Giáo án Ngữ văn 6 tuần 2 tiết 6: Tiếng việt: Từ mượn

Giáo án Ngữ văn 6 tuần 2 tiết 6: Tiếng việt: Từ mượn

Tiếng việt: TỪ MƯỢN

A. Mục tiêu bài học: Học sinh cần:

- Hiểu được khái niệm thế nào là từ mượn.

- Bước đầu biết sử dụng từ mượn 1 cách hợp lý trong nói, viết

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Ghi bảng phụ bài tập 1, 4 trang 26; Ghi câu 1 trang 24

- Học sinh: .Xem bài trước

C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới

 I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số.

 II. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu điểm khác nhau giữa từ láy và từ ghép? Tìm các từ láy và từ ghép trong các từ sau: Cười cợt, tươi cười, tội lỗi, líu lo, ngay ngắn

- Kiểm tra bài tập 5

III. Tiến trình tổ chức dạy học bài mới:

1. Giới thiệu bài mới

2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

 

doc 3 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 791Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tuần 2 tiết 6: Tiếng việt: Từ mượn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/8/2009	
Tiết 6 
Tiếng việt: TỪ MƯỢN 	
A. Mục tiêu bài học: Học sinh cần:
- Hiểu được khái niệm thế nào là từ mượn.
- Bước đầu biết sử dụng từ mượn 1 cách hợp lý trong nói, viết
B. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Ghi bảng phụ bài tập 1, 4 trang 26; Ghi câu 1 trang 24 
- Học sinh: .Xem bài trước
C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới
 I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số.
 II. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu điểm khác nhau giữa từ láy và từ ghép? Tìm các từ láy và từ ghép trong các từ sau: Cười cợt, tươi cười, tội lỗi, líu lo, ngay ngắn
- Kiểm tra bài tập 5
III. Tiến trình tổ chức dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài mới 
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
* Hoạt động 1: Phân tích mẫu
- Giáo viên dùng bảng phụ ghi sẵn câu 1, gạch chân 2 từ “trượng” và “tráng sĩ”
- Hãy giải thích nghĩa của 2 từ “Trượng” và “tráng sĩ”
- Tác giả dân gian dùng hai từ đó trong văn bản “Thánh Gióng” có gì hay và đặc sắc?
-Giải thích nghĩa của từ.
- Gợi ngôn ngữ cổ xưa, trang trọng phù hợp với thời kỳ lịch sử, gợi hình ảnh người anh hùng dân tộc có sức mạnh to lớn, phi thường và dũng cảm " không nên thay bằng từ khác
I- Từ thuần Việt và từ mượn
* Hoạt động 2: Xác định nguồn gốc của 2 từ “Trượng” và “tráng sĩ”
- Các em hay đọc truyện ngắn hoặc xem phim, vậy em nào còn nhớ 2 từ “Trượng” và “Tráng sĩ” ta thường gặp trong lời thuyết minh hoặc đối thoại của những bộ phim ở nước nào?
" Đó là những từ mượn từ tiếng Trung Quốc cổ đại đọc theo cách phát âm của người Việt nên gọi là từ Hán - Việt.
- Tìm thêm 1 số từ mượn gốc Hán
-Trả lời: Tiếng Trung Quốc
-Tìm rtừ Hán-Vịêt: Giang sơn, Quốc kỳ, hải đăng, gia nhân
* Hoạt động 3: Xác định nguồn gốc 1 số từ mượn:
- Gọi học sinh đọc ví dụ 3 trang 24 và cho biết từ nào được mượn của Tiếng Hán, từ nào mượn ngôn ngữ khác?
- Qua phần tìm hiểu thế nào là từ mượn, thế nào là từ thuần Việt?
-Đọc và trả lời:
- Mượn tiếng Hán: Sứ giả, giang sơn, gan
- Mượn gốc Ấn Âu: Các từ còn lại
* Hoạt động 4: Nêu nhận xét về cách viết từ mượn?
- Em có nhận xét gì về cách viết của các từ trong nhóm từ: “Sứ giả  In – tơ- nét” trang 24
" Giải thích thêm về cách viết (Việt hoá cao và chưa Việt hoá cao)
- Có từ được viết như từ thuần Việt (Ti vi, xà phòng )
- Có từ được viết phải dùng dấu gạch ngang để nối các tiếng: Ra- đi-ô, In-tơ-nét 
- Cách viết từ mượn
* Hoạt động 5: Hệ thống hoá kiến thức
- Từ mượn là gì? Bộ phận quan trọng nhất trong vốn từ mượn tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng nước nào?
- Ngoài việc mượn từ nguồn tiếng Hán, từ mượn còn có nguồn gốc từ các tiếng nào khác?
- Gọi 1 em đọc ghi nhớ 1 trang 25
- Bài tập nhanh: Các từ “phụ mẫu, phụ tử, huynh đệ, không phận, hải phận” mượn của tiếng nước nào? Dịch sang từ thuần Việt?
- Trung Quốc
- Ấn Âu
-Đọc ghi nhớ.
-Giải bài tập: Mượn tiếng Hán "Dịch nghĩa: Cha mẹ, cha con, anh em, vùng trời, vùng biển
* Ghi nhớ 1 trang 25
* Hoạt động 6: Tìm hiểu nguyên tắc mượn từ
- Gọi 1 học sinh đọc ý kiến của Bác Hồ và cho biết Bác chỉ mặt tích cực và mặt tiêu cực của công việc mượn từ như thế nào?
" liên hệ thực tế: Có nhiều biểu hiện lạm dụng tiếng nước ngoài có khi còn viết sai rất ngớ ngẩn
- Cho một em đọc ghi nhớ 2
-Đọc và trả lời:
- Mặt tích cực: Giàu ngôn ngữ tiếng Việt, tăng tính trang trọng
- Mặt tiêu cực: Mượn tuỳ tiện, ngôn ngữ sẽ bị pha tạp.
2- Nguyên tắc mượn từ
* Ghi nhớ 2 trang 25
* Hoạt động 7: Hướng dẫn học sinh luyện tập
II- Luyện tập
- Bài tập 1: Học sinh đọc đề bài, giáo viên gọi lên bảng làm
- Bài tập 2: Gọi học sinh đọc đề, nêu yêu cầu
- Bài tập 3: Học sinh đọc đề bài, cho học sinh xung phong
- Bài tập 5: Giáo viên đọc chính tả cho học sinh viết
Giải bài tập
1-a: Mượn tiếng Hán: Vô cùng ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ
 - b: Mượn tiếng Hán: Gia nhân
 - c: Mượn tiếng Anh: Pốp, Mai-cơn Giắc-xơn, In- tơ-nét
2-a: Khán giả: Khán: xem, giả: người
 - b: Yếu điểm: Yếu: quan trọng, điểm: điểm. (lược: tóm tắc)
3-a: Là đơn vị đo lường: mét, lít  hải lý 
 - b: Là tên bộ phận xe đạp: Ghi-đông, Pê-đan, Gác – đơ – bu, xích
 - c: Là tên đồ vật: Ra- đi-ô; Vi-ô-lông, ba – tong, sa – lông, ca-tút
1- Từ mượn
2- Định nghĩa từ Hán Việt
3- Tìm từ mượn
4- Viết chính tả
IV. Củng cố: 
- Thế nào là từ mượn?
- Nêu nguyên tắc mượn từ?
V. Dặn dò: Học bài, đọc bài đọc thêm
 - Làm bài tập 5 ,6 trong Sách bài tập trang 11 và 12
–&—

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 6.doc