Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 2 - Nguyễn Thị Quyên - Trường TH&THCS Húc Nghì

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 2 - Nguyễn Thị Quyên - Trường TH&THCS Húc Nghì

THÁNH GIÓNG

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu Thánh Gióng là hình ảnh cao đẹp nhất về người anh hùng đánh giặc cứu nước theo quan niệm của nhân dân và là mơ ước của nhân dân về sức mạnh tự cường của dân tộc.

2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm, kể tóm tắt truyện, phân tích nhân vật.

3. Thái độ: Niềm tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

B/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Tranh ảnh minh họa.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I.Ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.

II. Bài cũ: Kể lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.

 

doc 9 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 598Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 2 - Nguyễn Thị Quyên - Trường TH&THCS Húc Nghì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 5
	 Ngày soạn:26/08/08
	Ngày dạy:29/08/08
thánh gióng
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu Thánh Gióng là hình ảnh cao đẹp nhất về người anh hùng đánh giặc cứu nước theo quan niệm của nhân dân và là mơ ước của nhân dân về sức mạnh tự cường của dân tộc.
2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm, kể tóm tắt truyện, phân tích nhân vật.
3. Thái độ: Niềm tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Tranh ảnh minh họa.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Kể lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Truyền thuyết Thánh Gióng là một trong những truyện cổ hay , đẹp nhất, là bài ca chiến thắng ngoại xâm hào hùng nhất của dân tộc.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hs: Kể tóm tắt lại câu chuyện.
Gv: Nhận xét, khái quát.
Hoạt động 2:
* Sự ra đời của gióng có gì khác lạ?
* Một đứa được sinh ra như thế nào là bình thường hay kì lạ?
* Vì sao người dân muốn sự ra đời của gióng?
* Em nghĩ gì về nguồn gốc của Gióng?
* Tiếng nói đầu tiên của Gióng là nói với ai, có ý nghĩa gì?
* Gióng đòi ngựa sắt, roi săt, áo giáp sắt có ý nghĩa gì?
* Vua có đáp ứng yêu cầu của Gióng không?
* Có gì kì lạ trong cách lớn lên của Gióng?
* Sự lớn nhanh như thổi của Gióng thể hiện ước mơ gì của nhân dân?
* Những người nuôi Gióng là ai? nuôi bằng cách nào?
* Gióng lớn lên bằng cơm gạo của làng có ý nghĩa gì?
* Gióng trở thành tráng sĩ đánh giặc như thế nào?
* Gióng nhổ tre đánh giặc có ý nghĩa gì?
* Gióng lên trời có ý nghĩa gì?
Hoạt động 3: 
Hs: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
Gv: Nhận xét, khái quát.
Hs: Đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Đọc bài:
2. Kể tóm tắt:
II. Phân tích:
1. Sự ra đời của Gióng:
- Mẹ mang thai 12 tháng.
- Lên 3 tuổi vẫn chưa biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đó.
- Về sau Gióng thành người tài.
- Gióng là con của người dân lương thiện, gần gũi với mọi người.
2. Gióng đòi đi đánh giặc:
- Lòng yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tin vào chiến thắng ề Sức mạnh tự cường của dân tộc.
- Muốn đánh thắng giặc thì cần có lòng yêu nước và vũ khí sắc bén.
3. Gióng được nuôi lớn để đánh giặc:
- Cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc đứt chỉ.
- Mong Gióng lớn nhanh để đánh giặc cứu nước.
+ Cha mẹ làm lụng nuôi Gióng.
+ Xóm làng gom gạo nuôi Gióng.
? Gióng thuộc về nhân dân, sức mạnh của Gióng là sức mạnh của cộng đồng.
4. Gióng đánh tháng giặc và trở về trời:
- Vươn vai thành tráng sĩ, mặc áo giáp, cầm roi nhãy lên mình ngựa, ngựa phun lửa phi đến nơi có giặc. Roi sắt gãy nhổ tre quật vào giặc.
- Gióng đánh giặc bằng vũ khí sẵn có của quê hương.
ề Gióng không màng danh lợi, để lại dấu tích trên quê hương.
III. Tổng kết: 
Ghi nhớ sgk.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, đọc lại văn bản, chuẩn bị bài Sự tích Hồ Gươm.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 6
	 Ngày soạn:02/09/08
	Ngày dạy:05/09/08
từ mượn
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu rỏ thế nào là từ mượn, cách thức từ mượn.
2. Kĩ năng: Sử dụng từ mượn một cách hợp lý trong nói và viết.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, ngữ liệu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Hãy tìm 5 từ ghép, 5 từ láy.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Ngoài những từ thuần Việt, chúng ta còn vay mượn từ ngữ nước ngoài. Để hiểu thêm các hình thức từ mượn, chúng ta học bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc ví dụ.
* Tìm những từ Hán Việt trong ví dụ trên?
* Đặt câu vào văn bản Thánh Gióng, hãy giải nghĩa của từ trượng, tráng sĩ?
* Những từ đó là từ mượn của nước nào?
(đọc theo cách phát âm của người Việt ề từ Hán Việt)
* Hãy tìm những từ ghép Hán Việt có yếu tố sĩ đứng sau?
Hs: Thảo luận, trình bày.
Gv: Nhận xét.
* Trong ví dụ 3, từ nào là từ mượn tiếng Hán? Từ nào là từ mượn ngôn ngữ khác.
* Vì sao có cách viết như vậy?
* Những từ mượn đó có cách viết khác nhau có nguồn gốc từ ngôn ngữ nào?
Hoạt động 2:
Hs: Đọc bài của Hồ Chí Minh.
* Mặt tích cực của việc mượn từ vựng là gì?
* Mặt tiêu cực của việc lạm dụng từ mượn?
Hoạt động 3:
Hs: Thảo luận, thực hiện yêu cầu của bài tập 1.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Hs: Thảo luận, trình bày.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
I. Từ thuần Việt - từ mượn:
1. Ví dụ:
- trượng, tráng sĩ, ...g hai từ mượn được sử dụng rất hợp lý nhằm tạo sắc thái trang trọng.
- Có từ viết như từ vựng tiếng Việt: Ti vi, xà phòng, 
- Có từ có dấu gạch nối giữa các tiếng: Ra-đi-ô, in-tơ-nét...
ề các từ mượn đã được Việt hóa cao cần có dấu gạch nối giữa các tiếng.
- Các ngôn ngữ ấn - âu - tiếng anh.
- Tiếng Trung Quốc: Sứ giả, giang sơn, gan, buồm, điện...
2. kết luận:
ề Từ mượn có hai nguồn gốc chính:
+ Tiếng Hán.
+ ấn âu.
-Từ mượn ấn âu có hai cách viết khác nhau.
II. Nguyên tắc từ mượn:
1. Đặt vấn đề:
2. Nhận xét:
- Mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt.
- Lạm dụng việc mượn từ làm cho tiếng Việt kém trong sáng.
ề Không nên lạm dụng từ mượn một cách tùy tiện.
III. Luyện tập:
Bt1:
a. Mượn tiếng Hán: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ.
b. Tiếng Hán: Giai nhân.
c. Tiếng Anh: pốp, Mai-cơn, in-tơ-nét.
Bt2:
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần năm về từ mượn.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, làm bài tập, tìm hiểu về từ Hán Việt, chuẩn bị bài Nghĩa của từ.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 7
	 Ngày soạn:04/09/08
	Ngày dạy:07/09/08
	(Dạy bù)
tìm hiểu chung về văn tự sự
	 (t1)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm vững đặc điểm của văn bản tự sự, vai trò của phương thức biểu đạt này trong cuộc sống, trong giao tiếp.
2. Kĩ năng: Nhận diện văn bản tự sự, phân biệt với các kiểu văn bản khác.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, bài văn mẫu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Giao tiếp là gì? Kể các phương thức biểu đạt.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Trong hệ thống các kiểu văn bản có văn tự sự, văn tự sự có đặc điểm như thế nào?
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
* Trong cuộc sống hàng ngày ta thường nghe những yêu cầu và câu hỏi thường gặp trường hợp như thế thì người nghe muốn biết điều gì? người kể phải làm gì?
Hs: Đọc lại truyện Thánh Gióng .
* Cho biết văn bản kể về ai? ở thời gian nào? làm việc gì? Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của sự việc?
* Hãy liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau của truyện.
* Thế nào là văn tự sự?
* Tự sự giúp người kể, người đọc những gì?
Hs: Thảo luận, khái quát.
Gv: Nhận xét, khái quát.
Hs: Đọc ghi nhớ.
I. ý nghĩa và đặc điểm chung của văn tự sự:
1. Ví dụ1:
- Để trả lời các câu hỏi trên, cần sử dụng văn tự sự - kể chuyện. Nghĩa là để đáp ứng yêu cầu tìm hiểu sự việc, con người, câu chuyện của người nghe, người đọc thì sử dụng phương thức tự sự.
2. Ví dụ2:
- Truyện thể hiện chủ đề đánh giặc giữ nước của người Việt cổ.Quá trình ra đời, trưởng thành, lập chiến công thần thánh của vị anh hùng giữ nước đầu tiên của dân tộc ta.
- Chi tiết mở đầu...
- Diển biến.
- Kết thúc.
3. Nhậ xét:
- Tự sự là phương thức trình bày một chuổi các sự việc, sự việc này dẫn đến các sự việc kia, cho đến kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
- Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về khái niệm của văn tự sự.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, chuẩn bị phần luyện tập.
Quyết chí thành danh
	 Ngày soạn:06/09/08
Tiết thứ 8
	Ngày dạy:09/09/08
tìm hiểu chung về văn tự sự
	 (t2)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm vững đặc điểm của văn bản tự sự, vai trò của phương thức biểu đạt này trong cuộc sống, trong giao tiếp.
2. Kĩ năng: Nhận diện văn bản tự sự, phân biệt với các kiểu văn bản khác.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, bài văn mẫu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv nhắc lại bài cũ, dẫn vào bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
HS: Đọc mẫu chuyện Ông già và thần chết.
* Trong truyện, phương thức tự sự thể hiện như thế nào?
* Câu cuyện thể hiện ý nghĩa gì?
Hs: Thảo luận, trình bày bài tập 2.
Gv: Nhận xét cách làm của học sinh.
Hs: Thảo luận, thực hiện yêu cầu của bài tập 3.
Gv: Nhận xét, đánh giá.
II. Luyện tập:
Bt1:
- Phương thức tự sự: kể theo trình tự thời gian, sự việc nối tiếp nhau. Kết thúc bất ngờ, ngôi kể thứ 3.
- ý nghĩa:
+ ca ngợi trí thông minh.
+ Cầu được ước thấy.
Bt2:
Bt3:
- Cả hai văn bản đều có nội dung tự sự dùng để kể chuyện, kể việc.
- Tự sự ở đây có vai trò giới thiệu, kể chuyện thời sự hay lịch sử.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về đặc điểm của văn tự sự.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, hoàn thành các bài tập, chuẩn bị bài Sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự.
Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct5-t8.doc