Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 18 (Tiết 69- 72)

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 18 (Tiết 69- 72)

 Tuần 18 ( Tiết 69- 72)

TIẾT 69

CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:Giúp học sinh

- Biết sửa những lỗi chính tả mang tính địa phương.

 - Sử dụng tiếng địa phương khi nói, viết.

2. Kĩ năng: Viết đúng chính tả trong khi viết và phát âm đúng âm chuẩn khi nói.

3. Thái độ:Giáo dụcn HS trân trọng và biết giữ gìn tiếng địa phương

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- GV: Sưu tầm một số truyện cổ dân gian địa phương; trò chơi dân gian địa phương.

- HS: Sưu tầm một số phong tục, sinh hoạt văn hoá ở địa phương; truyện cổ dân gian địa

 phương, trò chơi dân gian địa phương.

III. Tiến trình bài dạy:

1.Tổ chức lớp

2. Kiểm tra: Kiểm tra việc chuẩn của học sinh

 

doc 5 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 18 (Tiết 69- 72)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 18 ( tiết 69- 72) 
Tiết 69
Chương trình Ngữ văn địa phương
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:Giúp học sinh 
- Biết sửa những lỗi chính tả mang tính địa phương.
	- Sử dụng tiếng địa phương khi nói, viết.
2. Kĩ năng: Viết đúng chính tả trong khi viết và phát âm đúng âm chuẩn khi nói. 
3. Thái độ:Giáo dụcn HS trân trọng và biết giữ gìn tiếng địa phương
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Sưu tầm một số truyện cổ dân gian địa phương; trò chơi dân gian địa phương.
- HS: Sưu tầm một số phong tục, sinh hoạt văn hoá ở địa phương; truyện cổ dân gian địa
 phương, trò chơi dân gian địa phương.
III. Tiến trình bài dạy:
1.Tổ chức lớp
2. Kiểm tra: Kiểm tra việc chuẩn của học sinh
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy- Trò
Nội dung
HĐ1: Giới thiệu mục đích tiết học.
? Viết chữ như thế nào gọi là viết đúng chính tả?
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập
* Bài tập 1 ( SGK/ 166) đọc và viết đúng các cặp phụ âm 
đầu dễ mắc lỗi
GV: Đọc các tiếng có sử dụng các phụ âm đầu dễ mắc lỗi cho HS chép vào vở.
HV. Kiểm tra cheo nhau, nhận xét.
GV: Kiểm tra 1 vài em HS yếu, TB, hướng dẫn cách viết đúng.
* Bài tập 2 ( SGK/ 167)
HS: thực hiện cá nhân, kiểm tra chéo nhau, phát hiện lỗi của bạn, ( 4 em ( y, 1 Tb, 2 K) lên bảng thực hiện).
GV+ HS nhận xét, chuẩn kiến thức.
* Bài tập 3,4 ( SGK/ 167)
HS thực hiện như bài 2 ( 3 HS yếu lên bảng làm) .
* Bài tập 5 ( SGK/ 168) Viết chính tả
GV đọc cho HS chép đoạn văn, hứng dẫn HS kiểm tra chéo nhau, GV kiểm tra 2 em HS yếu, 2 em TB, nhận xét, hươcngs dẫn cách viê4ts đúng chính tả.
I. Lý thuyết:
 Viết đúng chính tả là viết đúng các phụ âm đầu, vần, các thanh, nguyên tắc viết hoa... trong từng tiếng của tiếng Việt ( hoặc tiếng nước ngoài)
II. Luyện tập
Bài tập 1 ( SGK/ 166)Đọc- viết đúng các phụ âm đầu.
- tr/ch
- s / x
- r /d/ gi
- l/ n
Bài tập 2 ( SGK/ 167).
Điền các phụ âm đầu tr/ ch, x/ s, d /r/ gi, l/ n vào chỗ ... cho đúng.
Trái cây, sấp ngửa, chờ đợi, rũ rượi lạc hậu...
Bài tập 3 ( SGK/ 167) chọn từ vây, dây, giây, viết, giết, diết, vẻ, dẻ, rẻ.
- vây cá, dây điện, giây phút...
- viết văn, giết giặc, da diết....
- hạt rẻ, da dẻ, giẻ lau... 
Bài tập 4 ( SGK/ 167)Chon s hoặc x điền vào chỗ thích hợp: 
xám xịt, sát mặt đất sấm rền vang, ...
Bài tập 5 ( SGK/ 168): Viết chính tả.
3. Củng cố:
	- Cách viết đúng chính tả, phát âm đúng, chuẩn khi nói
4. Hướng dẫn học ở nhà 
- Hướng dẫn sưu tầm truyện dân gian, trò chơi dân gian , kĩ năng kể truyện dân gian để giờ sau thực hiện.
+ Truyện dân gian
+ Trò chơi dân gian.
- Tập kể diễn cảm một số câu chuyện em đã học. Giờ sau hoạt động Ngữ văn thi kể chuyện.
	------------------------------------------------------------------------
- Tiết 70+ 71
Hoạt động Ngữ văn: Thi kể chuyện
Dạy 6a:...............
 6b:...............
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 Kể được câu chuyện mà mình yêu thích có đủ nội dung, bố cục, diễn đạt chôi chảy, tự nhiên.
2. Kĩ năng:
	 Rèn kĩ năng kể chuyện diễn cảm trước đông người.
3. Thái độ:
Lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động về Ngữ văn, từ đó thêm yêu bộ môn, yêu Tiếng Việt, thích làm văn, kể chuyện.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Đọc tài liệu về một số chuyện dân gian, truyện hiện đại, những bài ca dao, những câu tục ngữ Việt Nam.
- HS: Tập kể diễn cảm một số câu chuyện.
III. Tiến trình bài dạy:
1.Tổ chức 
2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy- Trò
Nội dung
HĐ1 : GV Nêu yêu cầu, mục đích của hai tiết học ( 70, 71), nêu đề bài.
 HĐ2: Học sinh thi kể chuyện trước nhóm
GV: Hướng dẫn HS kể trước nhóm và yêu cầu của hoạt động nhóm.
HS: lần lượt kể diễn cảm những câu chuyện mà mình yêu thích trước nhóm.
- Các thành viên trong nhóm nhận xét.
- Các tổ bình chọn người có giọng kể hay, xuất sắc tuyên dương trước nhóm và cử đại diện nhóm kể trước tập thể lớp.
HĐ2: Học sinh kể chuyện trước lớp
 Đại diện các nhóm lên kể trước lớp 
Lớp nhận xét:
+ Nội dung kể thế nào ?
+ Lời kể diễn cảm chưa ?
+ Phong cách có tự nhiên không ?
GV nhận xét, , uốn nắn về nội dung câu chuyện, về ngôn ngữ, giọng điệu, phong cáchcho điiểm khuyến khích những câu chuyện kể hay.
HĐ 3: Giới thiệu trò chơi dân gian em yêu thích.
GV? Những trò chơi nào được gọi là trò chơi dân gian? Tại sao gọi đó là trò chơi dân gian?
HS Trả lời, kể tên một số trò chơi DG bản thân biết.
- 2 em lên bảng giới thiệu trò chơi DG yêu thích
? Tên trò chơi? Cách chơi, Lí do yêu thích?
* Đề bài : kể một câu chuyện em yêu thích
I. Thi kể chuyện trước nhóm
II. Kể chuyện trước lớp:
III. Giới thiệu trò chơi dân gian 
Đá cầu, đánh bàm, đánh yên, đẩy gậy, đi cà kheo, chọi gà, đua thuyền...
 3. Củng cố(3'):
- GV hệ thống nội dung bài học qua 2 tiết.
- GV lưu ý cho học sinh cách kể chuyện: Về nội dung, lời kể, phong cách
- Giáo dục học sinh ý thức học tập môn Ngữ văn, phương pháp học tập bộ môn để đạt hiệu quả.
4. Hướng dẫn học ở nhà(2'):
- Tiếp tục tập kể chuyện 
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ Việt Nam giờ sau hoạt động Ngữ văn.
- Tập viết lời kết khác cho một câu chuyện cổ tích hoặc truyền thuyết.
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức Ngữ văn đã học.
Tiết 72 
Trả bài kiểm tra học kì I
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Củng cố kiến thức các phần văn, tiếng Việt, tập làm văn đã học trong chương trình ngữ văn 6 kì I
2. Kĩ năng: 
 Rèn kĩ năng viết bài văn tự sự, kĩ năng tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ:
 Có ý thức làm bài, vận dụng các phương pháp viết bài văn tự sự để tạo lập văn bản.
 II. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: Chấm chữa bài
- HS: Ôn tập tổng hợp
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra: kết hợp trong giờ
2. Bài mới
* Giới thiệu bài:( 1') Nêu mục tiêu giờ học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1(20')Tìm hiểu yêu cầu của đề và xây dựng đáp án.
- GVđọc từng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, HS trả lời.
- GV nhận xét sau mỗi câu trả lời.
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của đề
- Xác định nội dung cần đạt
- Xây dựng dàn bài
HĐ2(7') Nhận xét bài làm của HS 
-GV hướng dẫn HS tự nhận xét đánh giá bài của mình 
+ Nội dung 
+ Bố cục bài viết
- GV nhận xét chung
HĐ3(7' ): Hướng dẫn chữa lỗi bài viết của HS
- GV trả bài
- HS chữa lỗi trong bài viết của mình
- HS trao đổi bài viết tự kiểm tra theo cặp
- GV kiểm tra một số bài viết của HS
- GV hướng dẫn chữa một số lỗi 
HĐ4(5') Công bố điểm 
Điểm 9->10
Điểm 7->8:
Điểm 5->6: 
Điểm 3->4:
* Đọc bài viết khá: bài của Nông Trà Giang (6c); Đỗ Mai Phương (6c)
I. Đề bài, tìm hiểu đề, xây dựng đáp án. 
1. Trắc nghiệm khách quan
2. Trắc nghiệm tự luận
a. Yêu cầu cần đạt
- Đóng vai nhân vật trong truyện (Mỵ Nương) để kể lại truyện "Sơn Tinh Thuỷ Tinh"
b. Dàn bài
* Mở bài:
Giới thiệu câu chuyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh
* Thân bài: 
 Kể theo trình tự, diễn biến của câu chuyện mà nhân vật được chứng kiến.
- Hùng Vương muốn kén chồng cho con gái
- Hai chàng trai cùng đến cầu hôn, một người là thần núi Tản Viên, một người ở miền biển.
- Vua giao hẹn ai đem sính lễ đến trước sẽ cho rước Mỵ Nương.
- Sơn Tinh đêm đủ lễ vật đến và rước Mỵ Nương về núi.
- Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh. Hai thần đánh nhau không phân thắng bại.
- Cuối cùng Thuỷ Tinh thua đành rút quân về.
* Kết bài
- Oán nặng thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh. Hiện tượng lũ lụt sảy ra hằng năm.
- Cảm nghĩ của nhân vật.
II. Nhận xét
* ưu điểm:
- Hầu hết HS làm khá tốt phần trắc nghiệm khách quan.
- Đã đóng vai Mỵ Nương kể lại câu chuyện, sử dụng đúng ngôi kể, nhiều em kể có cảm xúc.
* Nhược điểm:
- Một số bài viết trình bày bẩn, sai nhiều loại lỗi.
- Một số bài viết có nội dung sơ sài
- Còn có những bài viết chưa vào vai nhân vật Mỵ Nương để kể lại chuyện
III. Trả bài- chữa lỗi
Loại lỗi
Viết sai
Sửa lại
Chính tả
- Tràng chai
- hùng vương
- chàng trai
- Hùng Vương
Diễn đạt
hai thần rồi lại đánh nhau suốt ròng rã mấy thàng trời
hai thần đánh nhau ròng rã suốt mấy tháng trời
Dùng từ
- hai bên đánh nhau rầm rã
- sức Thuỷ Tinh đã cạn kiệt.
- hai bên đánh nhau ròng rã
- sức Thuỷ Tinh đã kiệt
3. Củng cố (3')
 Nhận xét giờ trả bài
4. Hướng dẫn học ở nhà (2')
- Ôn tập và nắm chắc kiến thức học ở học kì I
- Chuẩn bị sách vở học kì II

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 6 tuan 18.doc