Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 16 - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 16 - Năm học 2012-2013

A. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp HS củng cố thêm kiến thức về văn kể chuyện tưởng tượng biết vận dụng kiến thức để làm bài kể chuyện tưởng tượng cụ thể.

- Rèn kỹ năng: tìm hiểu đề, tìm hiểu ý, lập dàn ý cho bài kể chuyện tưởng tượng.

 * Trọng tâm: Làm bài tập.

 * Tích hợp:Lý thuyết về cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng.

B. Chuẩn bị:

1/ GV: Soạn bài.

2/ HS: Học bài, làm bài tập.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

1/ ổn định tổ chức:

2/ Kiểm tra bài cũ:

Thế nào là kể ch tưởng tượng? Bài văn kể ch tưởng tượng cần đảm bảo ycầu gì?

3/ Bài mới:

 

doc 7 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 16 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS : 2/12/2012
ND : 4/12/2012
 Tiết 60: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS củng cố thêm kiến thức về văn kể chuyện tưởng tượng biết vận dụng kiến thức để làm bài kể chuyện tưởng tượng cụ thể.
- Rèn kỹ năng: tìm hiểu đề, tìm hiểu ý, lập dàn ý cho bài kể chuyện tưởng tượng.
 * Trọng tâm: Làm bài tập.
 * Tích hợp:Lý thuyết về cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng.
B. Chuẩn bị: 
1/ GV: Soạn bài.
2/ HS: Học bài, làm bài tập.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ ổn định tổ chức: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 	
Thế nào là kể ch tưởng tượng? Bài văn kể ch tưởng tượng cần đảm bảo ycầu gì?
3/ Bài mới:
Phương pháp
- Em hãy xác định yêu cầu của đề bài?
+ Thể loại, nội dung, ngôi kể, thứ tự kể?
GV: Điều này đã có trong thực tế chưa?
Em phải kể bằng cách nào? 
- Có thể tưởng tượng tuỳ tiện được không? 
- Để kể nội dung như đề bài yêu cầu, chúng ta phải lựa chọn những sự việc, con người nào?
- Có nên kể người thật bằng tên thật không? 
- Theo em nên chọn dịp nào để về thăm lại trường cũ cho thích hợp nhất?
- Em có thể tưởng tượng sự đổi thay của bản thân mình như thế nào?
- Thử hình dung sự biến đổi của trường lớp, cây cối?
- Em được học nhiều thầy cô trong khoảng thời gian 10 năm, liệu thầy cô có thể thay đổi như thế nào? (tuổi tác, dáng vẻ, thầy cô mới.) Nhưng điều gì ở thầy cô sẽ không thay đổi?
- Hãy tưởng tượng mọt đoạn đối thoại giữa em và thầy cô.
- Còn các bạn em, sau 10 năm khi tất cả đã ngoài 20 tuổi, sẽ có những sự thay đổi nào?
- Em suy nghĩ gì sau cuộc gặp gỡ?
- Theo em chủ đề , ý nghĩa của câu chuyện là gì? 
Nội dung
I. Đề bài: 
 -"Kể chuyện 10 năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra"
1/ Tìm hiểu đề: 
 - Yêu cầu: kể chuyện tưởng tượng, ngôi kể: ngôi 1.
 - Nội dung kể: Sự thay đổi sau 10 năm của mái trường hiện nay.
2/ Lập ý: 
 -Sự vật: Mái trường, cây xanh ở sân trường, bàn ghế, lớp học
 -Con người: thầy cô, bạn cũ, bác bảo vệ.
3/ Lập dàn ý: 
a. Mở bài: 
 - Về thăm trường cũ trong dịp đặc biệt 
b. Thân bài: 
 - Bản thân: Đã 22 tuổi, làm sinh viên, doanh nghiệp, bộ đội, bác sĩ
 - Trường, lớp học: khang trang hơn, thiết bị đồ dùng học tập đầy đủ hơn.
 -Cây cối trong sân trường: cây phượng, cây bàng cao hơn nhiều lần, được trồng thêm nhiều cây.
 - Thầy cô: già đi (tóc bạc, nếp nhăn) 
 - Thầy cô trẻ: chững chạc hơn, có thêm nhiều thầy cô mới ra trường.
 - Thầy cô cũ: ân cần, gần gũi với em và các bạn, hỏi han từng người 
à Tình thầy trò vẫn không thay đổi.
Các bạn: Cao lớn hơn, duyên dáng hơn, mỗi bạn một nghề nghiệp (kể cụ thể).
 - Cuộc gặp gỡ: vui vẻ, phấn khởi, ôn chuyện cũ, nói chuyện hiện tại, tương lai.
c. Kết bài: 
 - Xúc động, mơ ước. 
4/ Củng cố : Gv hệ thống lại bài
5/ Hướng dẫn: Làm BT2 phần (a).
========================================================
NS : 2/12/2012
ND : 6/12/2012
Tiết 61: HDĐT Mẹ hiền dạy con
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp hs hiểu được ý nghĩa của văn bản: - Thái độ, phương pháp dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử + giá trị NT của tác phẩm
- Giáo dục: ý thức vâng lời cha mẹ, cố gắng học tập
* Trọng tâm:- Tìm hiểu ý nghiã của văn bản
* Tích hợp: - giải nghĩa từ, từ ghép, từ mượn 
 - Yếu tố nhân vật trong văn KC
B. Chuẩn bị :
1, GV: soạn bài.
2, HS: Tập đọc, kể, trả lời câu hỏi SGK
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1.ổn định T/c: 1 phút
2. KTra bài cũ: -GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS
3. Bài mới:
Phương pháp
Nội dung
- Xuất xứ của truyện?
- Mạnh Tử là ai? vị trí của ông?
- Nội dung chính? (mẹ dạy con)
- Truyện có mấy sự việc lớn?
Hai lần bà mẹ của MT qđịnh dời nhà đến nơi khác, đó là những lần nào?
- Cả 2 lần đó người mẹ đều nói như thế nào?
- Theo em tại sao bà lại nói như vậy?
- Cuối cùng bà qđịnh dọn nhà đến đâu?
- Tại sao khi dọn nhà đến gần trường học bà lại thấy hài lòng, yên tâm?
-Như vậy việc dời nhà nhiều nơi và qđịnh định cư của bà mẹ là vì?
- Theo em việc chuyển nhà của bà mẹ ở đây đã nói lên điều gì trong cách dạy con?
- Em hãy tìm những câu tục ngữ VN nói về điều này?
(ở bầu thì tròn, ở ống thì dài..) 
- Suy nghĩ nào của người mẹ dẫn đến việc bà qđịnh đi mua thịt?
- Em có nhận xét gì về việc làm này của Mạnh Tử
-Khi thấy Mạnh Tử bỏ học về nhà bà mẹ đã làm như thế nào?
- Hành động này của bà đã có ích như thế nào tới việc học tập của Mạnh Tử?
- Em có nhận xét gì về cách dạy con của bà mẹ Mạnh Tử?
- Em hiểu hành động của bà mẹ ở đây có ý nghĩa gì?
- Thái độ nghiêm khắc ấy thể hịên tấm lòng của người mẹ đối với Mạnh Tử như thế nào?
- Trong câu chuyện MT đã cư xử như thế nào với mẹ?
- Em nhận thấy MTử là 1 con người như thế nào?
- Kết thúc tác phẩm, tác giả đã viết như thế nào?
Câu kết này có ý nghĩa gì?
Ca dao VN cũng có nhiều bài ca ngợi công ơn của cha mẹ, em hãy lấy VD?
I/ Đọc,hiểu chú thích 
 1. Đọc
 2. Chú thích:
 3. Bố cục : có 5 sự việc lớn.
 -N2 lần dời nhà, mua thịt cho con.
II/ Tìm hiểu văn bản:
 1. Những lần dời nhà của bà mẹ:
 - Dời nhà gần nghĩa địa
 - Dời nhà gần chợ
 -Bà mẹ dọn nhà là vì con: bà hiểu tính con hay bắt chước - hiểu được tác động của môi trường sống đến tính cách của con
=> Muốn con thành người tốt thì phải tạo cho con môi trường sống lành mạnh tốt đẹp
2. Những hoạt động ứng xử hàng ngày của mẹ:
- Bà mẹ Mạnh Tử ý thức được: người lớn nói dối trẻ con sẽ tạo cho trẻ con tính nói dối -> tính xấu
- Mẹ Mạnh Tử đã dạy con rất nghiêm khắc, giúp con nhận ra lẽ phải
- Hđ mang nghĩa: muốn làm người phải có chí
* Mảnh Tử luôn nghe lời mẹ dạy bảo, làm mẹ hài lòng
=> Ngoan ngoãn, biết vâng lời, học tập rất chuyên cần
3. ý nghĩa của văn bản:
*Ghi nhớ: SGK
III/ Luyện tập:
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"
4. Củng cố: -Theo em sự trưởng thành của mỗi người ngoài công ơn trời bể của cha mẹ còn có công ơn của ai? (thầy cô, gia đình, xã hội...)
5. Dặn dò: - Ôn tập các từ loại
 - Đọc: Thầy thuốc giỏi cốt ở.
==========================================================
NS : 2/12/2012
ND : 7/12/2012
Tiết 62: Cụm động từ
A. Mục tiêu cần đạt
- Giúp h/s nắm được cấu tạo của cụm động từ, biết vận dụng giải bài tập và khi nói, khi viết.
- Rèn kĩ năng: Xác định từ loại cho từ, xác định cụm từ và cấu tạo của cụm từ.
* Trọng tâm:- Cấu tạo của cụm động từ.
* Tích hợp: - N2 kiến thức và ĐT, về cụm danh từ đã học.
B- Chuẩn bị:
 1. GV soạn bài
 2. HS: học bài, làm bài tập
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1. ổn định T/c :
 2. Ktra bài cũ: -Hãy nêu những đặc điểm của ĐT ?
3. Bài mới:
Phương pháp
Nội dung
- Hãy chỉ ra các động từ ?
- N2 ĐT trên đc n từ ngữ nào bổ nghĩa?
- Như vậy CĐT được ctạo ntnào?
- Thử bỏ một số phụ ngữ, nhận xét?
- Từ đó em có nhận xét gì về vai trò của phụ ngữ trong cụm động từ?
- Nhận xét gì về chức năng ngữ pháp của cụm động từ so với động từ?
- Em rút ra kết luận gì về cụm động từ, vai trò của phụ ngữ trong cụm ĐT, chức năng NP của cụm ĐT?
- Hãy xđ tt ; phụ ngữ của các cụm ĐT trên?
Có thể thay đã, cũng = các từ nào?
(sẽ, đang, chưa, hãy, đừng)
- ở phụ ngữ sau, em có thể thay "nhiều nơi" = từ ngữ nào?
- Cho biết các từ thường làm phụ ngữ trước các cụm ĐT bổ sung cho ĐT ý nghĩa gì?
- Qua VD trên em hãy vẽ mô hình của cụm ĐT, nêu ý nghĩa của phụ ngữ trước, phụ ngữ sau?
- Yêu cầu của BT1? (Tìm các cụm ĐT)
- Muốn tìm được cụm ĐT phải làm như thế nào??
(Dựa vào ĐN, cấu tạo của cụm ĐT)
- GV chia 3 nhóm làm các phần a, b, c
- Hãy ghi các cụm ĐT vào mô hình cụm ĐT đã học?
-> H/S làm trên bảng, GV nhận xét
- Nêu ý nghĩa của phụ ngữ : chưa. không trong VD?
I/ Bài học:
 1. Thế nào là cụm ĐT:
 a.VD: SGK:
 b. Nhận xét 
 -Các ĐT: đi, ra, hỏi
 -Các phụ ngữ: đã, nhiều nơi. cũng. những câu đố oái oăm, mọi người
 -Khi bỏ phụ ngữ : câu văn tối nghĩa k thể hiểu được
- Có nhiều đtừ buộc phải có phụ ngữ
- Cđtừ thường làm VN trong câu giống như ĐT.
c.Kết luận: - Ghi nhớ SGK (148)
2. Cấu tạo của cụm ĐT:
 a. VD:
 b. Nhận xét
 - đã đi nhiều nơi
 - Cũng ra những câu đố oái oăm
-> có thể thay đã, cũng = sẽ, đang, hãy, đừng, chưa, vừa, mới, sắp
c. Kết luận:- Ghi nhớ: SGK (148)
II/ Luyện tập:
1. BT1, BT2:
 - Đùa nghịch ở sau nhà
 - Yêu thương MN hết mực, muốn kén cho con một người chồng xứng đáng.
2. BT3:
 - Không, chưa: mang ý nghĩa phủ định, k/định trí thông mịnh hơn người của em bé
4. Củng cố: có phải cụm ĐT nào cũng có cấu tạo đủ 3 bộ phận?
5. Dặn dò: học, làm 
===========================================================
NS : 2/12/2012
ND : 7/12/2012
 Tiết 63: Tính từ và cụm tính từ
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh nắm được đặc điểm của tính từ, 1 số loại tính từ cơ bản, nắm được cấu tạo của cụm tính từ.
- Rèn kỹ năng: Xác định từ loại của từ, cấu tạo của cụm tính từ.
 * Trọng tâm:- Đặc điểm của T2 - cấu tạo của cụm T2
 * Tích hợp: - Các từ loại đã học, cấu tạo của cụm danh từ, cụm động từ
- Một số văn bản đã học
B. Chuẩn bị:
1. GV: soạn bài.
2. HS: học bài, làm BT
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. ổn định T/c:
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu đặc điểm của động từ, cấu tạo của cụm động từ?
3. Bài mới:
Phương pháp
Nội dung
- Hãy chỉ ra các tính từ trong 2 VD?
- Kể thêm một số tính từ mà em biết?
- Nêu ý nghĩa khái quát của tính từ?
- Hãy so sánh các tính từ với các ĐT về khả năng kết hợp với các từ: đã, sẽ, hãy, chớ, có, không...?
-Cnăng ngữ pháp của tính từ trong câu?
- Qua VD, em rút ra được những đặc điểm gì của tính từ?
GV lưu ý: những khả năng kết hợp và chức năng làm VN trong câu của tính từ đều hạn chế hơn ĐT.
-Trong các VD đã tìm được ở BT1, những tính từ nào có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ?
-N2 từ bài không có khả năng kết hợp như thế?
-Vậy tính từ có thể chia mấy loại
-Em hãy cho biết dựa vào đâu có thể phân loại như thế?
- Hãy lấy VD từng loại?
VD: tương đối: xanh, đỏ, thẳng
tuyệt đối: xanh ngắt, đỏ thắm, thẳng tắp..
- Hãy chỉ ra các ctítừ trong 2 VD trên?
- Vì sao có thể gọi những cụm từ trên là những cụm tính từ? 
- Hãy vẽ mô hình cụm danh từ, động từ mà em đã học
- Cho biết phần trước của cụm tính từ trên biểu thị quan hệ gì?
- Phần sau của cụm tính từ biểu thị ý nghĩa gì?
- Y/cầu của BT1? 
- Xác định các cụm tính từ
- Muốn tìm các cụm tính từ ta làm như thế nào?
- Hãy làm BT theo gợi ý của SGK?
- HS nêu ý kiến => giáo viên nhận xét, kết luận
1. Đặc điểm của tính từ: 
 a. VD: SGK
 b. Nhận xét
 -Ttừ: bé, oai, vàng hoe, vàng ổi, vàng tươi..
VD: tốt, dài, đắng cay, thẳng.
 => nghĩa kquát: chỉ màu sắc tính chất
 => Có khả năng kết hợp với từ: đã, k, có, hãy, chớ..tạo thành cụm tính từ
 => thường làm VN, cũng có thể làm CN
c.Kết luận: - SGK (ghi nhớ - 154)
2.Các loại tính từ: 
 a. VD:
 b. Nhận xét
 - Những từ có thể kết hợp với từ chỉ mức độ: bé, oai
 - N2 tính từ không thể kết hợp được: vàng ối, vàng hoe. vàng tươi
=>Vì những từ này đã hàm chứa chỉ mức độ
c.Kết luận: 
 -Tính từ chia làm 2 loại
 - Tính từ chỉ đặc điểm tương đối
 - Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
3. Cụm tính từ: 
 a.VD: SGK
 -Cụm tính từ: vốn đã rất yên tĩnh
nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không
 phần trước tính từ phần sau
vốn, đã, rất yên tĩnh
-Nxét: phần trước biểu thị quan hệ +, sự tiếp diễn, mức độ, tính chất
 => phần sau: vị trí, sự so sánh, mức độ, đặc điểm, tính chất..
VD: cứ xanh thắm như một tấm thảm
II/ Luyện tập: 
 1. BT1: Tìm cụm tính từ
 - Sun sun như con đỉa
 - Bè bè như cái quạt thóc
 2. BT2:
 - Các từ đưa ra đều là các từ láy, các sự vật so sánh đều tầm thường không xứng đáng với con voi
 -Nhận thức của các thầy đều hạn hẹp
4. Củng cố: -Tính từ có đặc điểm giống và khác ĐT ở điểm nào?
5. Dặn dò: - làm các BT còn lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docg an van 6 tuan 16.doc