Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 14 – THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 14 – THCS Tô Hiệu

TUẦN 14

NGỮ VĂN - BÀI 13

Kết quả cần đạt.

 - Nắm được đặc điểm và cách thức kể chuyện tưởng tượng.

 - Nắm được những đặc điểm của các thể loại truyện dân gian đã học. Kể và hiểu được nội dung, ý nghĩa của các truyện.

 - Qua tiết trả bài tiếng Việt, học sinh tự đánh giá, nhận thấy ưu, nhược điểm trong bài viết của mình.

 Tiết 53. Tập làm văn.

KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG

A. Phần chuẩn bị.

 I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:

 - Hiểu sức tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.

 - Điểm lại một bài kể chuyện đã học và phân tích vai trò của tưởng tượng trong một số bài văn.

 II. Chuẩn bị:

- Giáo viên nghiên cứu kĩ SGK, SGV; soạn giáo án.

- Học sinh: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên.

 

doc 15 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 841Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 14 – THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
NGỮ VĂN - BÀI 13
Kết quả cần đạt.
 - Nắm được đặc điểm và cách thức kể chuyện tưởng tượng.
 - Nắm được những đặc điểm của các thể loại truyện dân gian đã học. Kể và hiểu được nội dung, ý nghĩa của các truyện.
 - Qua tiết trả bài tiếng Việt, học sinh tự đánh giá, nhận thấy ưu, nhược điểm trong bài viết của mình.
Ngày soạn:07/12/2007 Ngày giảng:10/12/2007
 Tiết 53. Tập làm văn.
KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
 - Hiểu sức tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
 - Điểm lại một bài kể chuyện đã học và phân tích vai trò của tưởng tượng trong một số bài văn.
 II. Chuẩn bị:
Giáo viên nghiên cứu kĩ SGK, SGV; soạn giáo án.
Học sinh: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên.
B. Phần thể hiện trên lớp.
 * Ổn định tổ chức: (1 phút).
 - Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A:...../19; Lớp 6B:...../19.
 I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 
 * Câu hỏi: 
 ? Thế nào là kể chuyện đời thường? Kể chuyện đời thường cần đảm bảo những yêu cầu gì?
 * Đáp án - biểu điểm:
	- Kể chuyện đời thường là kể những sự việc, nhân vật có trong cuộc sống thực tế xung quanh mình. (5 điểm)
	- Khi kể chuyện đời thường cần chú ý kể những việc làm nổi bật, những phẩm chất, đức tính tốt đẹp của nhân vật và phải biết lựa chọn các chi tiết, sự việc có ý nghĩa để kể. (5 điểm)
 II. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: (1 phút).
	GV dẫn: Điều gì sẽ xảy ra nếu tự nhiên chúng ta có cánh? Đó có phải là tưởng tượng không? Vậy tưởng tượng là gì? tưởng tượng có ý nghĩa như thế nào trong văn tự sự? Mời các em cùng tìm hiểu cụ thể trong tiết học ngày hôm nay.
Tiết 53 - Kể chuyện tưởng tượng.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
? TB
 HS
? TB
 HS
 ? TB
 HS
 GV
? KH
 HS
 HS
 ? TB
 HS
 ? TB
 HS
? KH
 HS
 GV
? KH
 HS
 ? TB
 HS
 HS
 GV
 HS
? KH
 HS
? TB
 HS
 HS
?BT4
 HS
* Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng có những nhân vật và sự việc chính nào?
- Nhân vật: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
- Sự việc: 
+ Chân, Tay, Tai, Mắt sóng vớ nhau hoà thuận.
+ Cô Mắt lôi kéo Chân, Tay, Tai để trừng trị lão Miệng.
+ Lão Miệng mệt mỏi, cả bọn bị tê liệt.
+ Chân, Tay, Tai, Mắt nhận ra sai lầm, từ đó cả bọn lại sống nhau hoà thuận.
* Dựa vào sự việc trên, hãy kể tóm tắt truyện?
- Kể theo yêu cầu: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng sống với nhau rất hoà thuận. Một hôm, cô Mắt cho rằng: cô mắt, cậu Chân, cậu Tay phải làm việc vất vả để nuôi lão Miệng. Họ bảo nhau nghỉ việc để trừng trị lão. Cuối cùng cả bọn mệt rã rời và tất cả hiểu ra rằng mỗi người mỗi việc, ai cũng phải làm. Họ sửa lỗi lầm của mình, sống thân mật với nhau như xưa.
* Trong câu chuyện này có chi tiết nào có thật, chi nào không có thật?
- Chi tiết có thật:
+ Chân, Tay, Tai, Mắt là những bộ phận của cơ thể.
+ Các bộ phận này đều có quan hệ với nhau:Miệng có ăn thì các bộ phận khác mới khoẻ mạnh.
- Chi tiết không có thật:
+ Các bộ phận được coi là những con người riêng biệt được gọi bằng: cô, cậu, bác...
+ Các bộ phận: Có nhà riêng, có hành động, lời nói như con người: Tị nạnh, than thở, hành động, nhận ra sai lầm.
- Những yếu tố không có thật được gọi là yếu tố tưởng tượng.
* Vậy, yếu tố tưởng tượng do đâu mà có? Tưởng tượng trong câu chuyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng nhằm mục đích gì?
- Yếu tố tưởng tượng do người viết, người kể nghĩ ra (hư cấu) bằng trí tưởng tượng của mình nhưng dựa trên cơ sở thực tế (lôgic tự nhiên).
- Tưởng tượng trong câu chuyện nhằm mục đích:
+ Làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn, tạo tình huống bất ngờ.
+ Là cách nói bóng gió, kín đào để thể hiện chủ đề của truyện đó là: Trong tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt, phải nương tựa gắn bó với nhau, phải hợp tác và tôn trọng công sức của nhau. 
- Đọc bài tập 2:
 “Lục súc tranh công” (SGK,T.131,132). 
* Hãy tóm tắt truyện “Lục súc tranh công” ? 
- Kể tóm tắt truyện: Trong cuộc sống của con người từ xưa đến nay đều có sự tham gia đóng góp tích cực của các giống vật: trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn...Thế rồi một hôm, trâu gặp người than thở sự vất vả của mình rồi tị với chó. Chó bực bội kể công lao của mình và lại tị với ngựa. Ngựa cáu tiết kể công lao của mình rồi chỉ trích lũ dê nhàn nhã. Dề phân bua rồi quay sang chê gà. Gà bực bội chỉ trích lợn lười biếng. Lơn kể công lao của mình trong những việc làng xã, cưới xin, tang ma, khao vọng.
 Người nghe vậy, đứng ra dàn hoà, khen ngợi công lao phục vụ tận tuỵ của cả sáu giống vật.
* Trong truyện “Lục súc tranh công” người ta tưởng tượng ra những gì? 
- Sáu con gia súc nói được tiếng người.
- Sáu con gia súc kể công và kể khổ.
* Những tưởng tượng ấy dựa trên những sự thật nào? nhằm mục đích gì?
- Những tưởng tượng ấy đều dựa trên sự thật về cuộc sống và đặc điểm công việc riêng của mỗi giống vật.
- Tưởng tượng như vậy nhắm thể hiện tư tưởng: Các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì, tị nạnh nhau.
* Vậy muốn có yếu tố tưởng tượng, người viết cần phải làm gì?
- Sử dụng phép nhân hoá.
- Đặt mình vào địa vị của sự vật mà tưởng tượng tâm tình, số phận của sự vật, nhìn và cảm mọi vật xung quanh theo đặc điểm của sự vật ấy. 
* Qua tìm hiểu, theo em thế nào là truyện tưởng tượng?
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và khái quát, chốt nội dung bài học.
- Đọc ghi nhớ (SGK,T.133).
Chuyển: Để giúp các em nắm vững hơn kiến thức về kể chuyện tưởng tương, chúng ta cùng luyện tập trong phần thứ hai Š
- Đọc Truyện “Giấc mơ trò chuyện với lang liêu
 (SGK,T.132,133) 
* Hãy tóm tắt truyện “Giấc mơ trò chuyện với lang liêu?
 Em đang ngồi trông bánh chưng ngày tết, lúc đó đêm đã khuya lắm rồi, mọi vật đã chìm trong im lặng. Em thẻ hồn trong ánh lửa bập bùng và đột nhiên em được gặp Lang Liêu. Em cùng Lang Liêu trò chuyện vui vẻ. Em hỏi Lang Liêu về việc làm bánh, chàng kể cho em nghe. Thế rồi em chợt tỉnh giấc. Em nghĩ tới vua Hùng và những người con của ngài với lòng ngưỡng mộ và biết ơn.
* Chỉ ra các chi tiết tưởng tượng trong truyện?
- Tưởng tượng một giấc mơ gặp Lang Liêu - một nhân vật trong truyện truyền thuyết.
- Tưởng tượng Lang Liêu đi thăm dân tình làm bánh ngày tết.
- Trò chuyện với Lang Liêu. (Đáng chú ý là mấy câu hỏi để Lang Liêu bộc lộ suy nghĩ khi làm bánh chưng. Câu hỏi tiếp theo cho thấy không phải vì nghèo mà sáng tạo ra bánh chưng vì có tình với đồng ruộng, với sản vật của nước nhà).
- Đọc yêu cầu bài tập 4 (SGK,T.134).
* Trong nhà có ba phượng tiện giao thông: xe đạp, xe máy và ô tô. Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi nhau đó và sẽ dàn xếp như thế nào?
- Suy nghĩ cá nhân Š lập dàn ý cho bài kể chuyện này.
Š Trình bày kết quả từng phần (có nhận xét, bổ sung).
I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng.
 (20 phút)
 1. Bài tập:
 a) Bài tập 1: 
 Truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
 b) Bài tập 2: 
 Truyện: “Lục súc tranh công” (SGK,T.131,132).
1. Bài học:
 - Truyện tưởng tượng là truyện kể do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
 - Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và ý nghĩa thêm nổi bật.
 * Ghi nhớ:
 (SGK,T.133)
II. Luyện tập.
 (17 phút)
 1. Bài tập 1:
 Truyện “Giấc mơ trò chuyện với lang liêu
 (SGK,T.132,133)
* Những chi tiết tưởng tượng trong truyện:
- Tưởng tượng giấc mơ gặp Lang Liêu - một nhân vật trong truyện truyền thuyết.
- Tưởng tượng Lang Liêu đi thăm dân tình làm bánh ngày tết.
- Trò chuyện với Lang Liêu. 
 2. Bài tập 4.
 (SGK,T.134)
a) Mở bài:
- Trong nhà có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy, ô tô.
- Các phương tiện cùng ở chung trong ga ra.
b) Thân bài:
- Một hôm, tình cờ em nghe thấy tiếng rì rầm vọng ra từ ga ra.
- Đầu tiên, xe ô tô kể công lao của mình rồi chê bai xe máy.
- Xe máy bực bội kể công và cho rằng xe đạp chậm chạp yếu ớt.
- Xe đạp kể công và cho rằng ô tô và xe máy không những làm chủ tốn nhiều tiền xăng mà còn làm ô nhiễm môi trường.
- Tiếng cãi vã trở nên om sòm, em đẩy cửa bước vào khuyên can.
c) Kết bài:
 - Em chợt tỉnh giấc thì ra em vừa trải qua một giấc mơ lí thú.
- Em càng yêu quý và nhận rõ trách nhiệm của mình đối với các phương tiện giao thông.
III. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút)
	- Về nhà học thuộc ghi nhớ (SGK,T.133).
	- Làm 4 bài tập trong SGK.
	- Ôn lại toàn bộ phần văn bản - chuẩn bị kĩ bài ôn tập truyện dân gian (Trả lời câu hỏi trong SGK, chuẩn bị cho tiết sau ôn tập.
=========================================
Ngày soạn:08/12/2007 Ngày giảng:11/12/2007
 Tiết 54, 55. 
ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh.
	- Nắm được đặc điểm của các thể loại truyện dân gian đã học.
	- Kể và hiểu được nội dung ý nghĩa của các truyện dân gian đã học.
	- Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá kiến thức và kĩ năng kể, tóm tắt truyện.
 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung trong SGK, SGV; soạn giáo án. 
 - Học sinh: Ôn kĩ kiến thức theo yêu cầu của giáo viên (Tóm tắt các truyện dân gian đã học, lập bảng thống kê về khái niệm, đặc điểm của từng thể loại đã học).
B. Phần thể hiện trên lớp.
 * Ổn định tổ chức: (1phút)
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
 + Lớp 6 A:......./19
 + Lớp 6 B:......../19 
 I. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
	Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
 II. Dạy bài mới:
	* Giới thiệu: (1 phút)
	Trong chương trình ngữ văn 6, các em đã được học một số tác phẩm văn học dân gian thuộc bốn thể loại đó là: Truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười. Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng củng cố lại những kiến thức cơ bản đã học đó.
	1. Hệ thống hoá các truyện dân gian đã học: (15 phút).
GV. Treo bảng phụ (Kẻ bảng hệ thống để trống nội dung).
HS. Viết các nội dung ra giấy sau đó dán vào ô trống thích hợp (có nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh nội dung):
Thể loại
Tác phẩm cụ thể
Nhân vật
Yếu tố
Nội dung ý nghĩa
Truyền thuyết
1. Con Rồng, cháu Tiên
- Thần
- Tưởng tượng hoang đường, kì ảo.
- Giải thích nguồn gốc dân tộc.
2. Bánh chưng, bánh giầy
- Người
- Lí giải phong tục, tập quán của dân tộc.
3. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
- Thần
- Hoang đường.
- Ước mơ chinh phục thiên nhiên.
4. Thánh Gióng
- Thánh
- Hoang đường
- Ước mơ chiến thắng giặc ngoại xâm.
5. Sự tích Hồ Gươm
- Nhân vật lịch sử.
- Yếu tố li kì vẫn phổ biến.
- Ca ngợi người anh hùng dân tộc, chiến thắng giặc ngoại xâm.
Truyện
cổ tích
1. Thạch Sanh
- Người dũng sĩ
- Tưởng tượng
- Ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, của cái thiện.
2. Em bé thông m ... n của một số kiểu nhân vật quen thuộc và thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, của cái thiện.
	b) So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười.
	- Giống nhau:
	+ Đều là truyện dân gian, truyền miệng.
	+ Chế giễu phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều người ta muốn răn dạy.
	+ Truyện có yếu tố gây cười.
	- Khác nhau:
	+ Truyện ngụ ngôn: Mượn cách nói bóng gió, kín đáo để khuyên nhủ răn dạy mọi người về một bài học trong cuộc sống.
	+ Truyện cười: Gây cười đề mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng, tính cách đáng cười, sử dụng cách nói thẳng trực tiếp.
4. Kết luận chung: (5 Phút)
	- Văn học dân gian nói chung có vai trò vô cùng quan trọng trong việc khai mở, đặt nền móng cho nền văn học nước nhà. 
	- Hình thức giản dị, ngắn gọn, súc tích, kết cấu đơn giản, dễ nhớ dễ thuộc, vận dụng linh hoạt các yếu tố kỳ ảo, hoang đường.
	- Ngôn ngữ phong phú đa dạng; chất liệu từ cuộc sống dân dã mà chứa đựng nội dung sâu sắc lắng đọng.
	- Có tác dụng giáo dục, thức tỉnh ý thức dân tộc, tinh thần đoàn kết cộng đồng. 
 5. Luyện tập: (15 phút)
	- Nội dung: Thi kể chuyện diễn cảm những truyện dân gian đã học và đọc.
 - Hình thức: Thi theo tổ; tổ nào có nhiều cá nhân kể hay và đúng yêu cầu thì tổ đó thắng.
HS: Lượt lượt kể theo sự phân công của nhóm.
GV: Nhận xét, đánh giá, chữa và hướng dẫn cách kể cho học sinh.
III. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1 phút)
	- Ôn kĩ nội dung kiến thức cơ bản đã được củng cố trong hai tiết ôn tập.
	- Đọc lại các truyện đã học; kể tóm tắt các sự việc chính; nắm chắc nội dung ý nghĩa của từng truyện.
	- Xem lại kiến thức tiếng Việt đã kiểm tra trong tiết 46. Tiết sau trả bài kiểm tra tiếng Việt.
==========================================
Ngày soạn:13/12/2007 Ngày giảng:15/12/2007
 Tiết 56: 
TRẢ BÀI KIỂM TIẾNG VIỆT
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu bài dạy: 
	- Giúp học sinh nhận rõ ưu , nhược điểm trong bài làm của mình, biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bài tiếp theo.
	- Luyện cách lựa chọn trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
	- Rèn cho học sinh kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá bài viết từ đó có hướng sửa chữa, rút kinh nghiệm.
 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Chấm bài; nghiên cứu kĩ nội dung; soạn giáo án. 
 - Học sinh: Ôn bài theo yêu cầu của giáo viên.
B. Phần thể hiện trên lớp.
 * Ổn định tổ chức: (1phút)
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
 + Lớp 6 A:......./19
 + Lớp 6 B:......../19 
 I. Kiểm tra bài cũ : (Không)
 II. Dạy bài mới: 
 * Giới thiệu bài: (1 phút).
	Các em đã có tiết kiểm tra tiếng Việt. Tiết này cô sẽ trả bài và giúp các em tự đánh giá, rút kinh nghiệm cho bài làm của mình.
A. ĐỀ BÀI
	- GV dùng bảng phụ ghi lại đề đã kiểm tra (tiết 28), yêu cầu học sinh đọc lại và chú ý nội dung của đề bài: ( (3 phút).
Phần I. Trắc nghiệm: 
Câu 1: (0,5điểm)(Học sinh trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng)
	Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn?
Vườn tược.
Trẻ con.
Sông núi.
Giang sơn.
Câu 2. (0,5điểm)(Đánh dấu X vào ô trống lựa chọn phương án đúng trong các câu)
Lý do quan trọng nhất trong việc mượn từ trong tiếng Việt?
Tiếng Việt chưa có từ biểu thị, hoặc biểu thị không chính xác. 
Do có một thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức. 
Tiếng việt cần có sự vay mượn để đổi mới và phát triển. 
Nhằm làm phong phú vốn từ tiếng Việt. 
Câu 3. (0,5 điểm)Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu:
Nghĩa của từ là sự vật mà từ biểu thị.
Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị.
Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị.
Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
Câu 4. (0.5 điểm) Cách giải thích nào về nghĩa của từ không đúng?
Đọc nhiều lần từ cần được giải nghĩa.
Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
Dùng từ trái nghĩa với từ cần được giải thích.
Câu 5. (0,5 điểm) Gạch dưới những danh từ trong câu sau:
“Cây bút thần” là truyện cổ tích về nhân vật có tài năng kì lạ.
Câu 6. (0.5 điểm) Đánh dấu X vào cách phân loại danh từ đúng trong những cách chia sau:
 Danh từ được chia thành các loại lớn như sau:
- Danh từ chỉ người.
- Danh từ chỉ vật.
- Danh từ chỉ hiện tượng.
- Danh từ chỉ khái niệm.
1
 Danh từ được chia thành các loại lớn như sau:
- Danh từ chỉ người và chỉ vật.
- Danh từ chỉ hiện tượng và khái niệm.
- Danh từ chung và danh từ riêng.
2
 Danh từ được chia thành các loại lớn như sau:
- Danh từ chỉ đơn vị.
- Danh từ chỉ sự vật.
3
 Danh từ được chia thành các loại lớn như sau:
- Danh từ chỉ đơn vị.
 - Danh từ chỉ sự vật.
 - Danh từ chung và danh từ riêng.
4
Câu 7. (0,5 điểm)Dòng nào sau đây nêu chưa chính xác về quy tắc viết hoa danh từ riêng?
 A. Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ tên riêng của các cơ quan tổ chức.
 B. Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên người, tên địa lý phiên âm qua từ Hán Việt.
C. Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên người, tên địa lý phiên âm trực tiếp không qua âm Hán Việt.
 D. Chỉ cần viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi danh từ riêng.
Câu 8. (0,5 điểm)Dòng nào sau đây viết đúng chính tả?
A. Mát-Xcơ-Va.
Alếcxâyrômanôp.
Xéc-gây Bôn-kôn-xki.
Mạc-Tư-Khoa.
Câu 9. (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây nêu đúng mô hình cấu trúc của cụm danh từ?
A. Cụm danh từ là loại tổ hợp từ có mô hình cấu trúc phức tạp hơn danh từ.
B. Cụm danh từ là loại tổ hợp từ có mô hình cấu trúc gồm 2 phần: Phần trước, phần trung tâm.
C. Cụm danh từ là loại tổ hợp từ có mô hình cấu trúc gồm 2 phần: Phần trung tâm, phần sau.
D. Cụm danh từ là loại tổ hợp từ có mô hình cấu trúc gồm 3 phần: Phần trước, phần trung tâm, phần sau.
Câu 10. (0,5 điểm)Có bao nhiêu cụm danh từ trong đoạn văn sau:
“Mã Lương vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn. Vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và các quan đại thần kéo nhau xuống thuyền. Mã Lương đưa thêm vài nét bút, gió thổi lên nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tăn, thuyền từ từ ra khơi”
A. Hai.
B. Ba.
C. Bốn.
D. Năm.
Phần II. Tự luận: Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) giới thiệu sân trường giờ ra chơi, trong đó có sử dụng danh từ, cụm danh từ đã học? Liệt kê các danh từ, cụm danh từ được sử dụng trong đoạn văn đã viết?
B. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
Phần I. Trắc nghiệm: (5 điểm - mỗi đáp án đúng: 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
6
7
8
9
10
Đáp án
D
A
D
A
3
D
C
D
B
	Câu 5. danh từ trong câu:
“Cây bút thần” là truyện cổ tích về nhân vật có tài năng kì lạ.
Phần II. Tự luận: (5 điểm)
	Đáp án - Biểu điểm:
1. Học sinh viết được đoạn văn đúng yêu cầu nội dung: Giới thiệu được sân trường trong giờ ra chơi, trong đó có sử dụng danh từ và cum danh từ, cụ thể như sau:
a) Mở đoạn: (Giới thiệu sự việc)
- Hình thức: Trình bày mạch, lạc rõ ràng, có danh từ, cụm danh từ. (0,25 điểm) 
- Nội dung: Giới thiệu được tình huống sự việc. Ví dụ: Sân trường im ắng, bỗng tiếng trồng trường vang lên, báo hiệu giờ ra chơi. (0,25 điểm)
b) Phát triển đoạn: (Diễn biến sự việc)
- Hình thức: Trình bày mạch, lạc rõ ràng, có danh từ, cụm danh từ. (0,5 điểm) 	- Nội dung: 
 + Học sinh từ các lớp ùa ra sân vui chơi như những chú chim nhỏ. (1 điểm):
 + Các hoạt động diễn ra trên sân trường, vui tươi, ồn ào, rộn rã (nhảy dây, đá cầu, đuổi bắt,...) (1,5 điểm):
c) Kết đoạn: (Kết thúc sự việc)
- Hình thức: Trình bày mạch, lạc rõ ràng, có danh từ, cụm danh từ. (0,25 điểm) 	- Nội dung: 
 + Cuộc chơi chấm dứt vì đã có tiếng trống báo hiệu vào lớp.(0,25 điểm):
 + Cảm nhận sau giờ ra chơi. Ví dụ: Sân trường vắng bóng người, nhưng hình như vẫn còn đọng lại đâu đó tiếng cười nói rộn rã của các bạn học sinh. (0,5 điểm):
2. Liệt kê được các danh từ, cụm danh từ sử dụng trong đoạn viết. (0,5 điểm)
	III. Nhận xét ưu, nhược điểm. (7 phút).
	1. Ưu điểm:
	- Đa số các em nắm được yêu cầu của đề và xác định đúng nội dung của các câu hỏi, trả lời đúng, chính xác (phần trắc nghiệm).
	- Một số em trình bày tương đối sạch đẹp, khoa học.
	- Phần tự luận: một số em đã biết vận dụng văn tự sự để viết đoạn. Có mở đoạn, phát triển đoạn và kết thúc đoạn
	2. Nhược điểm:
	- Một số em chưa thật sự chịu khó trong học tập, làm bài còn có sự nhầm lẫn, xác định sai (Phần trắc nghiệm): ....................................................................................................................................
	- Phần tự luận, một số em diễn đạt còn yếu, chữ viết cẩu thả; còn mắc lỗi chính tả:
.......................................................................................................................................................................................................
	- Trình bày bố cục văn bản ở một số em còn yếu: Chưa biết sắp xếp bố cục văn bản; thiếu mở bài, kết bài; trình bày chưa khoa học.
IV. Chữa lỗi sai cơ bản. (15 phút).
	- GV ghi những lỗi sai cơ bản lên bảng sau đó yêu cầu học sinh xác định lỗi sai và chữa lỗi:
Lỗi sai
Chữa lỗi
- Bỗng một tiếng trống: tùng, tùng, tùng, hồi trống vang lên. ( Lỗi diễn đạt)(6A).
- Sân trường bỗng ồn ào khủng khiếp (lỗi dùng từ) (6A)
- Các em học sinh từ các lớp ùa ra sân như đàn chim non ríu rít. (lỗi dùng từ)(6B).
- Tiếng trống vào lớp, các bạn vội chạy vào lớp đầy tiếc rẻ, sân trường lại như cũ (lỗi dùng từ và diễn đạt) (6B).
- Bỗng một hồi trống vang lên: tùng, tùng, tùng.
- Sân trường bỗng trở nên ồn ào náo nhiệt. 
- Các bạn học sinh từ các lớp ùa ra sân như đàn chim non ríu rít.
- Tiếng trống vào lớp, mọi hoạt động vui chơi cũng kết thúc, các bạn khẩn trương vào lớp học. Sân trường trở lại im ắng.
V. Thông qua kết quả bài kiểm tra. (3 phút).
	- GV thông qua kết quả bài kiểm tra:
Lớp 6A
Lớp 6B
- Điểm 10: ........bài 
- Điểm 9: ........bài
- Điểm 8: ........bài
- Điểm 7: ........bài
- Điểm 6: ........bài
- Điểm 5: ........bài
- Điểm 4: ........bài
- Điểm 3: ........bài
- Điểm 2: ........bài
- Điểm 1: ........bài
- Điểm 10: ........bài 
- Điểm 9: ........bài
- Điểm 8: ........bài
- Điểm 7: ........bài
- Điểm 6: ........bài
- Điểm 5: ........bài
- Điểm 4: ........bài
- Điểm 3: ........bài
- Điểm 2: ........bài
- Điểm 1: ........bài
VI. Đọc bài mẫu. (7 phút).
	- GV Đọc mẫu bài tự luận khá, tốt: Phương, Nhung, Nga (6A); Thảo, May, Ngọc (6B).
VII. Trả bài - giải đáp thắc mắc - gọi điểm.
	- GV: trả bài cho học sinh.
	- HS: Xem lại bài (Nếu có thắc mắc- GV giải đáp).
 III. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1 phút).
	- Đọc kĩ xem lại kiến thức phần kiểm tra.
	- Tự chữa lỗi sai trong bài của mình.
	- Đọc và chuẩn bị kĩ bài Chỉ từ (trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa).
==============================

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14(2).doc