Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 11 (Bản mới) - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 11 (Bản mới) - Năm học 2012-2013

A. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp HS tiếp tục tìm hiểu về truyện ngụ ngôn, tìm hiểu ý nghĩa của truyện: Thầy bói xem voi, đeo nhạc cho mèo.

- Giáo dục: ý thức tìm hiểu vấn đề một cách toàn diện, không nên có những kế hoạch viển vông.

- Rèn: Kỹ năng tìm hiểu truyện ngụ ngôn.

 * Trọng tâm: - Tìm hiểu truyện: "Thầy bói xem voi"

 * Tích hợp: - Định nghĩa về truyện ngụ ngôn, tác dụng của truyện ngụ ngôn.

 - Bố cục 3 phần của văn tự sự

B. Chuẩn bị:

1/ GV: Soạn bài, tranh vẽ.

2/ HS: Học bài, tập kể.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

1/ ổn định tổ chức:

2/ Kiểm tra bài cũ: -Nêu định nghĩa của truyện ngụ ngôn? ý nghĩa của "ếch ngồi đáy giếng"

3/ Bài mới:

 

doc 6 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 703Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 11 (Bản mới) - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS : 25/10/2012
ND: 27/10/2012
Tiết 39 + 40: Viết bài tập làm văn số 2
A. Mục tiêu cần đạt:
- Kiểm tra, đánh giá kiến thức của HS về văn tự sự, cách xây dựng ngôi kể, xây dựng nhân vật, cách kể các sự việc, lựa chọn thứ tự kể
- Giáo dục: ý thức tự giác.
- Rèn : Kỹ năng làm văn tự sự.
* Trọng tâm: viết bài.
* Tích hợp:
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Ra đề, ra đáp án, nhắc HS ôn tập.
2/ HS: Ôn tập.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ ổn định tổ chức: 1'
2/ Kiểm tra bài cũ:0
3/ Bài mới:
I. Đề bài: Em hãy kể lại câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa.
II. Đáp án:
 1- Hình thức:
 - Xác định đúng ngôi kể: ngôi thứ nhất (tự kể lại những gì mình cảm nhận được, những gì mình đã trải qua, nhìn thấy)
 - Xưng em hoặc tôi.
 - Bài viết bố cục có 3 phần: các ý các đoạn được tách rõ ràng mạch lạc, lời kể trôi chảy, lôi cuốn. Thứ tự kể: hồi tưởng. 
 2 - Nội dung:
 A - MB: giới thiệu em đi chơi xa trong trường hợp? Ai đã đưa em đi?
 B -TB: - Nơi xa ấy phải cụ thể là nơi nào? (em về quê, thăm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử )
 - HS kể rõ: mình trông thấy những gì, điều gì khiến em nhớ mãi, thấy thích thú, bổ ích. (Theo trình tự thời gian, nhìn thấy gì trước kể trước, đia tới chỗ nào trước kể trước)
 C - Kết bài: - Nêu cảm nghĩ của mình sau chuyến đi.
4/ Củng cố - Dặn dò:
Đọc, tìm hiểu "truyện ngụ ngôn"
NS : 28/10/2012
ND: 30/10/2012
Tiết 41: Thầy bói xem voi.
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS tiếp tục tìm hiểu về truyện ngụ ngôn, tìm hiểu ý nghĩa của truyện: Thầy bói xem voi, đeo nhạc cho mèo.
- Giáo dục: ý thức tìm hiểu vấn đề một cách toàn diện, không nên có những kế hoạch viển vông.
- Rèn: Kỹ năng tìm hiểu truyện ngụ ngôn.
 * Trọng tâm: - Tìm hiểu truyện: "Thầy bói xem voi"
 * Tích hợp: - Định nghĩa về truyện ngụ ngôn, tác dụng của truyện ngụ ngôn.
 - Bố cục 3 phần của văn tự sự
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài, tranh vẽ.
2/ HS: Học bài, tập kể.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1/ ổn định tổ chức: 
2/ Kiểm tra bài cũ: -Nêu định nghĩa của truyện ngụ ngôn? ý nghĩa của "ếch ngồi đáy giếng"
3/ Bài mới:
Phương pháp
-Hướng dẫn đọc
-Hướng dẫn tìm hiểu chú thích
-Truyện có mấy sự việc, đâu là tình huống phát sinh câu chuyện? diễn biến, kết quả?
- Các sự việc này có quan hệ như thế nào? 
- Các thầy bói xem voi ở đây đều có đặc điểm chung là gì?
- Các thầy muốn xem voi trong hoàn cảnh nào?
- Như vậy việc tìm hiểu về voi ở đây có điều gì khác thường?
- Cách xem voi của các thầy?
-Nhận xét của em về cách xem? 
-Sau khi xem voi các thầy có những phán đoán như thế nào?
-Niềm tin của các thầy còn được khẳng định qua những cảm giác nào?
- Hãy chỉ ra sự hợp lý và chưa hợp lý trong lời phán, trong cảm giác của các thầy?
- Thái độ của các thầy khi phán? Những lời nói này thể hiện thái độ?
- Em có suy nghĩ gì về những lời khẳng định này? 
-Theo em nhận thức sai lầm của các thầy do đâu?
- Qua sai lầm của các thầy người xưa muốn nói điều gì? 
- Theo em vì sao các thầy lại xô xát nhau?
- Tác hại của việc nhầm lẫn này là gì?
- Theo em tác hại nào nghiêm trọng hơn? 
- Theo em văn bản này có ngụ ý gì?
Nội dung
I. Đọc, hiểu chú thích.
1/ Đọc: 
2/ Chú thích:
3/ Bố cục: 
- Mở: Sự việc 1: Các thầy bói xem voi.
- Thân: Sự việc 2: Các thầy phán về voi.
- Kết: Sự việc 3: Hậu quả của việc phán đoán.
II. Đọc, tìm hiểu văn bản: 
1/ Các thầy bói xem voi:
- Các thầy đều mù, đều muốn xem voi.
- Hoàn cảnh: ế hàng, ngồi tán gẫu.
- Xem voi bằng : sờ ngà, voi, tai, chân, đuôi.
- Tay, chỉ cảm nhận một bộ phận trên cơ thể voi.
2/ Các thầy phán đoán về voi:
- Các thầy phán: như con đỉa, cái đòn càn, như cái quạt thóc, như cái cột đình
- Các thầy chỉ nói đúng một bộ phận con voi.
-Các thầy đều khẳng định chắc chắn, thể hiện nhận thức rất sai lệch.
=> Các thầy sai do phương pháp xem xét sự vật: chỉ xem xét một bộ phận để kết luận toàn bộ.
3/ Hậu qủa:
- Đánh nhau:toác đầu, chảy máu và đều nhận thức sai về sự vật.
III. Tổng kết: 
- Ghi nhớ: SGK.
IV. Luyện tập: 
4/ Củng cố: Truyện ngụ ngôn đã học cho ta bài học gì?
5/ Dặn dò: - Tập kể truyện, Hoàn thành bài tập.
=====================================================
NS : 28/10/2012
ND : 1/11/2012
Tiết 42. Trả bài kiểm tra văn
A. Mục tiêu cần đạt:
- nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, sửa lỗi trong bài làm của HS .
Giúp các em nhận ra các lỗi mình đã mắc, chữa lỗi.
- Giáo dục: ý thức: tự giác, cố gắng.
- Rèn kỹ năng: chữa lỗi.
* Trọng tâm: 
- nhận xét , chữa lỗi.
* Tích hợp: 
- Định nghĩa về truyền thuyết, cổ tích.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: chấm, chữa bài.
2/ HS: ôn tập.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ ổn định tổ chức: 
2/ Kiểm tra bài cũ
3/ Bài mới:
Phương pháp
- Em hãy nhắc lại đề bài? Đề bài có mấy phần? Yêu cầu cụ thể của từng phần?
- Theo em đáp án nào là đúng?
-Phần tự luận em trả lời như thế nào?
- GV nhận xét ưu khuyết điểm trong bài làm của HS.
-Nêu một số bài làm tốt, một số bài làm chưat tốt cố gắng
- GV nêu một số ví dụ những bài làm sai về nội dung (lạc đề, không nắm bài)
- Theo em bạn phải sửa nh thế nào? - -GVchọn một số lỗi chính tả, em hãy sửa lỗi cho bạn.
- Giáo viên chốt lại kiến thức.
Nội dung
I. Đề bài
A- Trắc nghiệm (3đ)
1. B 2. A 3. A 
4. A 5. C 6. B
B.Tự luận
 1.Học sinh tự chon, giải thích đúng yêu cầu
 2. Em bé thông minh đã giái đố
bằng cách:
- Lần 1 đố lại vua
- Lần 2 để vua tự nói ra sự phi lý trong câu đố của mình
- Lần 3 đố lại vua
- Lần 4 dùng kinh nghiệm của đời sống dân gian
-Những cách giải đố bất ngờ hồn nhiên cho thấy sự thông minh mưu trí của em bé
Củng cố: Gv hệ thống lại ndung bài học
5. Dặn dò : về nhà học bài chuẩn bị bài mới ở nhà
=================================================
NS : 28/10/2012
ND : 3/11/2012
Tiết 43: Cụm danh từ
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS nắm được đặc điểm của cụm danh từ: Cấu tạo phần trung tâm, phần trước, phần sau cụm danh từ.
- Rèn kỹ năng: xác dịnh cụm danh từ, cấu tạo của cụm danh từ.
* Trọng tâm: Đặc điểm và cấu tạo của cụm danh từ.
* Tích hợp: Khái niệm về danh từ, các văn bản đã học.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài, bảng phụ.
2/ HS: Học bài, ôn về danh từ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1/ ổn định tổ chức : 
2/ Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu những đặc điểm của danh từ?
3/ Bài mới:
Phương pháp
- Những từ ngữ in đậm trong câu bổ sung ý nghĩa cho từ?
- Đâu là phần phụ, đâu là phần ttâm?
- Những từ làm ttâm này là từ loại nào?
? Vậy em rút ra kết luận gì về cdtừ?
- Hãy so sánh giữa dtừ và cdtừ trong các VD (SGK): nhận xét về chức năng ngữ pháp? ý nghĩa?
- Vậy về ý nghĩa, về chức năng ngữ pháp của danh từ và cdtừ có gì giống , khác nhau?
- Em hãy nêu lại khái niệm, đặc điểm của cdtừ?
- Hãy chỉ ra các cdtừ trong ví dụ?
- Hãy liệt kê những từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau danh từ trong các cụm danh từ, sắp xếp thành loại?
- Hãy điền các cụm danh từ vào mô hình cụm danh từ 
- Em có nhận xét gì về cấu tạo của cụm danh từ?
-Các phụ ngữ trước thường nêu điều gì? các phụ ngữ sau nêu điều gì?
-Tại sao em lại xác định được cấu tạo của cụm danh từ này? 
- Nêu yêu cầu của BT1?
+ Các nhóm: Chép cụm danh từ vào mô hình cụm danh từ 
- BT2 :đọc yêu cầu của BT2?
- Phụ ngữ trước của danh từ thường nêu điều gì? Phụ ngữ sau bổ sung ý nghĩa gì?.
Nội dung
I.Cụm danh từ là gì?
1.Ví dụ
2. Nhận xét
-Ngày xưa
- Hai vợ chồng.
- Một túp lều.
3.Kết luận: ghi nhớ chấm 1
* Ví dụ2: 
- túp lều/một túp lều: giống nhau.
-Một túp lều/ một túp lều nát: giống nhau.
-Một túp lều/ một túp lều nát trên bờ biển
* Kết luận:* Ghi nhớ 2 tr 117
II.Cấu tạo của cụm danh từ:
1. Ví dụ 
2. Nhận xét
 - Phụ ngữ phía trước: có 2 loại:
 + Cả. + ba, chín.
 - Phụ ngữ phía sau: có 2 loại:
 + Nếp, đực, sau. + ấy.
3. Kết luận:* Ghi nhớ: (118)
II. Luyện tập
1/ BT1:
a) Một người chồng thật xứng đáng.
b) Một lưỡi búa của cha để lại.
c) Một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.
2/ BT2: Tìm phụ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống?
- VD: Thanh sắt ấy, sắt vừa rồi, sắt cũ.
4. Củng cố : gv hệ thống lại bài
5. Hướng dẫn:Học bài, làm bài tập.
NS 28/10/2012
ND : 3/11/2012
Tiết 44: Luyện nói kể chuyện
A. Mục tiêu 
- Giúp HS: Biết tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài kể chuyện, biết kể chuyện theo dàn bài, không đọc thuộc lòng.
- Giáo dục: ý thức tự giác, tự tin
- Rèn kỹ năng: Nói trước đông người.
 * Trọng tâm: Luyện nói.
 * Tích hợp:Những kiến thức về văn KC.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Ra đề, nhắc HS chuẩn bị theo tổ, nhóm.
2/ HS: Xây dựng dàn ý theo tổ nhóm, phân công người trình bày.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ ổn định tổ chức: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới:
Phương pháp
- Hãy nhắc lại đề bài đã giao về nhà?
- Đề yêu cầu kể về nội dung gì?
- Hãy xác định ngôi kể?
- Thứ tự kể?
- Các tổ hãy cho biết: các em định kể về ai? Những kỷ niệm nào?
- Nhắc lại dàn ý chung của bài văn kể chuyện?
Với đề bài này các em đã xây dựng dàn ý như thế nào?
- KB nên trình bày như thế nào?
- Theo em văn nói khác văn viết như thế nào? 
- Vậy khi trình bày miệng cần thêm những lời nào? 
- Lần lượt các tổ lên trình bày 
- Em hãy nhận xét phần trình bày của tổ mình?
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, sửa chữa?
- GV: Sửa lỗi, uốn nắn, biểu dương những nhóm có bài làm hay, trình bày, lưu loát diễn cảm, cốt truyện cảm động
- GV: nhận xét, kết luận, cho điểm theo tổ, nhóm.
Nội dung
I. Đề bài: 
 -Em hãy kể về một cô giáo hoặc thầy giáo đã dạy em mà em nhớ nhất.
1. Tìm hiểu đề:
 - Kể về cô, thầy đã dạy em.
 - Ngôi kể: 1
 - Thứ tự: hồi tưởng.
2.Lập ý:
 - Định kể về ai?
 - Chọn kỷ niệm nào?
3. Lập dàn ý:
a. Mở bài:
 - Giới thiệu về thầy cô mà em định kể? (cô) nào? dạy lớp mấy? ấn tượng chung
b. Thân bài:
 - ấn tượng ban đầu
 - Kỷ niệm khó quên 
 - ấn tượng của em sau sự việc đó?
c.Kết bài: - Cảm xúc, tình cảm của em.
II. Luyện nói: 
 -Hướng dẫn: cần có lời thưa, lời cảm ơn, xưng hô: tôi - các bạn, em - cô giáo.
 - Về nội dung:
 - Về phong cách: lời nói, cử chỉ, điệu bộ.
 - Về dùng câu, dùng từ.
 - Thứ tự kể: logic 
 4/ Củng cố: -Văn nói có ưu điểm gì?
5/ Dặn dò: -Viết hoàn chỉnh bài văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 6 tuan 11.doc