Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 10 - Nguyễn Thị Quyên - Trường TH&THCS Húc Nghì

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 10 - Nguyễn Thị Quyên - Trường TH&THCS Húc Nghì

DANH TỪ

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Cũng cố và nâng cao một bước nhận thức về danh từ đã học. Đặc điểm của danh từ chung, danh từ riêng và cách viết hoa của danh từ riêng.

2. Kĩ năng: Phân biệt danh từ chung và danh từ riêng, Viết hoa đúng các loại danh từ chung.

3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.

B/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Bảng phụ, ngữ liệu.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I.Ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.

II. Bài cũ: Nêu khái niệm của danh từ? Cho ví dụ? Điền vào sơ đồ câm phân loại danh từ.

III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề: Gv căn cứ vào sơ đồ phân loại danh từ để dẫn vào bài.

 

doc 9 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 10 - Nguyễn Thị Quyên - Trường TH&THCS Húc Nghì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 41
	Ngày soạn:1/11/08
Danh từ
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố và nâng cao một bước nhận thức về danh từ đã học. Đặc điểm của danh từ chung, danh từ riêng và cách viết hoa của danh từ riêng.
2. Kĩ năng: Phân biệt danh từ chung và danh từ riêng, Viết hoa đúng các loại danh từ chung.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, ngữ liệu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Nêu khái niệm của danh từ? Cho ví dụ? Điền vào sơ đồ câm phân loại danh từ.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv căn cứ vào sơ đồ phân loại danh từ để dẫn vào bài.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
* Dựa vào kiến thức đã học, tìm những danh từ chung, danh từ riêng? (Quảng Trị, thị xã, Hoàng Lan, người)
* Nhận xét cách viết danh từ riêng ở ví dụ trên?
* Danh từ chung là gì? Cho ví dụ?
* Danh từ riêng là gì?
* Các quy tắc viết hoa của danh từ riêng?
Hs: Lấy ví dụ.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Gv: Cho hs quan sát bảng quy tắc viết hoa. (bảng phụ)
Hs: Ghi nhớ.
Hoạt động 2:
Hs: Hoạt động nhóm, đại diện các nhóm trình bày.
Gv: Nhận xét, đánh giá.
I. Danh từ chung, danh từ chung:
1. Ví dụ:
* Danh từ chung Danh từ riêng
 thị xã Quảng Trị
 người Hoàng Lan
2. Kết luận:
- Danh từ chung là tên gọi một loại sự vật, đồ vật, con vật
- Danh từ riêng là tên riêng từng người, từng vật, từng địa danh
- Viết danh từ riêng:
+ Viết hoa chữ cái đầu tiên của mổi bộ phận.
+ Tên người, tên địa lý Việt Nam, nước ngoài phiên âm qua âm tiếng Việt: viết hoa chữ cái đầu tiên của mổi bộ phận.
+ Tên người, địa lý nước ngoài không phiên âm trực tiếp: viết hoa chữ cái đầu tiên của mmỏi bộ phận. Nếu một bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có dấu gạch nối. (Vác-sa-va, Lê-nin)
+ Tên các cơ quan, tổ chức: Viết hoa chữ cái đầu tiên tiếng đầu tiên.
II. Luyện tập:
 Bài tập 2:
a. Nhà văn nhân hoá như người, tên riêng mổi nhân vật.
b. Tên riêng của nhân vật.
c. Tên riêng của một làng.
Bài tập 3:
Tiền Giang, Hậu Giang, Khánh Hoà, Phan Rang.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về danh từ riêng, danh từ chung.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, làm bài tập, chuẩn bị bài Cụm danh từ.
Quyết chí thành danh
	Ngày soạn:1/11/08
Tiết thứ 42
trả bài kiểm tra văn
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố, khắc sâu kiến thức văn học đã học.
2. Kĩ năng: Tự đánh gía rút kinh nghiệm bài làm.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Chấm bài, trả bài.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: không.
iii. bài mới:
1. đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào mục đích bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Nhắc lại đề bài.
Gv: Hướng dẫn hs tìm hiểu yêu cầu của đề.
Gv: Hướng dẫn hs xây dựng đáp án.
Hs: Cùng nhau thảo luận, trình bày.
Gv: Nhận xét, đánh giá, khái quát bằng bảng phụ.
Hoạt động 2:
Hs: Căn cứ dàn bài, đọc bài và tự sữa lổi bài làm của mình.
Gv: Hướng dẫn, giám sát.
Hoạt động 3:
Gv: Nhận xét chung, đánh giá ưu, nhược diểm của bài làm hs.
Gv: Chọn một vài bài tiêu biểu đọc trước lớp
Hs: Nhận xét.
I. Xây dựng đáp án:
Đề bài: 
1.Tìm hiểu đề:
2. Xây dựng đáp án:
II. Tự đánh giá bài làm:
1. Những điểm tốt:
2. Những điểm cần bổ sung:
III. Nhận xét chung bài làm của hs:
*Ưu điểm:
* Nhược điểm:
IV. Củng cố: 
Gv nhận xét buổi học, chốt lại bài học kinh nghiệm về bài làm của hs.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Rút ra bài học cho bài làm, tiếp tục đánh giá, rút kinh nghiệm bài làm của mình, Tìm hiểu đề Kể về một chuyến về quê.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 43
	Ngày soạn:4/11/08
luyện nói kể chuyện
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố kiến thức đã hoc về văn kể chuyện.
2. Kĩ năng: Tự trình bày một bài văn trước tập thể.
3. Thái độ: Tính tự giác, mạnh dạn trước đám đông.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, đề văn.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào nội dung bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Nhắc lại đề bài.
Hs: Hoạt động nhóm, tổng hợp sự chuẩn bị của nhóm mình.
Gv: Nêu yêu cầu và các bước tập nói trong tiết học.
Hoạt động 2:
HS: Đại diện nhóm lần lượt trình bày. Các nhóm khác nhận xét, thảo luận.
Gv: Đánh giá, bổ sung.
I.Chuẩn bị:
* Đề văn:
Kể lại một chuyến về thăm quê của em.
* Dàn bài:
- Mở bài: Lý do về thăm quê, về quê với ai.
- Thân bài:
+ Lòng hân hoan khi được về quê.
+ Quang cảnh chung của quê hương.
+ Gặp họ hàng ruột thịt.
+ Thăm phần mộ tổ tiên, gặp bạn bè cùng lứa.
+ Dưới mái nhà người thân.
- kết bài: Chia tay, cảm xúc về quê hương.
II. Thực hành:
 Kể chuyện theo yêu cầu.
IV. Củng cố: 
Gv nhận xét buổi học, rút kinh nghiệm bài học.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung kiến thức, hoàn thành bài tập, Tiếp tục tập kể cho các đề còn lại.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 44
	Ngày soạn:7/11/08
cụm danh từ
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được khái niệm, đặc điểm, chức năng của cum danh từ.
2. Kĩ năng: Nhận biết, phân tích và sử dụng cụm danh từ.
3. Thái độ: Tích cực tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, ngữ liệu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Thế nào là danh từ riêng, danh từ chung? Cho ví dụ?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Từ kiến thức bài cũ, gv giới thiệu vào nội dung bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
* Các từ in đậm trong câu bổ sung ỹ nghĩa cho những từ nào?
* Chỉ ra những từ trọng tâm trong các câu trên?
* Các từ ngữ phụ?
* So sánh cách nói?
Hs: Tự tìm một danh từ, phát triển danh từ đó thành cụm danh từ rồi đặt câu với cụm danh từ đó.
Gv: Nhận xét, bổ sung và khái quát.
Hoạt động 2:
* Tìm những cụm danh từ ở ví dụ?
* Liệt kê những từ ngữ đứng trước, đứng sau danh từ, sắp xếp thành hai loại.
Hs: Điền các cụm danh từ trong câu trên vào đúng các mô hình cụm danh từ.
Gv: Khái quát.
Hoạt động 3:
Hs: Thảo luận nhóm, đại diện trình bày.
Gv: Nhận xét, đánh giá.
I. Cụm danh từ:
1. Ví dụ:
- Xưa g ngày, hai g có, vợ chồng.
- Một g túp lều, ông lão đánh cá g vợ chồng.
- Nát trên bờ biển g túp lều.
* Từ trọng tâm: ngày, vợ chồng, túp lều.
* Từ phụ: Xưa, hai, ông lão đánh cá, một, nát, trên bờ biển.
2. So sánh cách nói:
- Túp lều g Một túp lều (cụm danh từ)
- Một túp lều nát (cụm danh từ phức tạp)
- Một túp lều nát trên bờ biển (cum danh từ càng phức tạp hơn)
3.Kết luận:
- Cụm danh từ là tổ hợp do danh từ kết hợp với một số từ phụ thuộc nó tạo thành.
- Có ý nghĩa đầy đủ hơn, cấu tạo phức tạp hơn danh từ.
- Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ trong câu giống như danh từ.
II. Cấu tạo của cụm danh từ:
 1. Ví dụ:
- Cụm danh từ: Làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, chín con, năm sau, cả làng.
* Đứng trước danh từ: Cả, ba, chín
* Đứng sau danh từ: ấy, nếp, đực,
* Sắp xếp thành loại: 
- Phụ ngữ đứng trước có hai loại
+ cả (số lượng ước phỏng, tổng thể)
+ Ba (số lượng chính xác)
- Các phụ ngữ đứng sau: có hai loại.
+ ấy, sau vị trí để phân biệt.
+ Đực, nếp chỉ đặc điểm.

Phần trước
Trung tâm
Phần sau
T1
T2
TT1
TT2
S1
S2
Ba
thúng
Gạo
Nếp
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
a. Vua cha, Một người chồng thất
b. Một lưỡi búa của cha.
c. một con yêu tinh ở trên núi.
Bài tập 2:
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về cum danh từ.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, làm bài tập, cuẩn bị bài Số từ và lượng từ.
Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct41-t44.doc