Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1 - Trường THCS Hòa Minh B

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1 - Trường THCS Hòa Minh B

I. MỤC TIÊU :

- Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết.

- Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết “ Con Rồng Cháu Tiên”

- Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện.

 II. KIẾN THỨC CHUẨN:

1.Kiến thức:

-Giúp HS hiểu được khái niệm về truyền thuyết.

-Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.

-Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước.

2.Kỹ năng:

-Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm và kể lại được nội dung truyện.

-Nhận ra những sự việc chính của truyện.

-Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện.

 III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN:

 

doc 14 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 960Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1 - Trường THCS Hòa Minh B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 01 - Tiết : 01 
Ngày soạn: Văn Bản: CON RỒNG,CHÁU TIÊN
Ngày dạy:
 -Truyền Thuyết-
I. MỤC TIÊU :
- Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết.
- Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết “ Con Rồng Cháu Tiên”
- Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
 	II. KIẾN THỨC CHUẨN:
1.Kiến thức:
-Giúp HS hiểu được khái niệm về truyền thuyết.
-Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
-Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước.
2.Kỹ năng:
-Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm và kể lại được nội dung truyện.
-Nhận ra những sự việc chính của truyện.
-Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện.
	III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
*HOẠT ĐỘNG 1 : Khởi động
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3.Bài mới: Mỗi người chúng ta đều thuộc về một dân tộc.Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình gửi gấm trong đó những thần thoại,truyền thuyết kỳ diệu.Dân tộc kinh chúng ta đời đời sinh sống trên dãi đất hẹp và dài hình chữ S bên bờ biển đông,bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xưa huyền ảo “Con Rồng Cháu Tiên”
*HOẠT ĐỘNG 2: Đọc - hiểu văn bản
*MỤCTIÊU : Giúp HS hiểu khái niệm truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian.
GV:Gọi HS đọc chú thích (*)/trang 7-SGK.
GV:Qua việc đọc phần chú thích (*),hãy nhắc lại khái niệm về truyền thuyết ?
GV:Hướng dẫn HS đọc văn bản.Gv đọc mẫu,Hs đọc tiếp theo đến hết.(Cần đọc to,rõ ràng,nhấn mạnh các chi tiết li kỳ;cố gắng thể hiện lời đối thoại của Lạc Long Quân và Au Cơ:giọng Au Cơ lo lắng,than thở,giọng Lạc Long Quân tình cảm,ân cần,chậm rãi)
GV:Theodõi,uốn nắn cách đọc của HS.
Tạm phân truyện thành 3 đoạn.Yêu cầu HS tìm ra các đoạn và nêu ý chính của mỗi đoạn.
GV:Qua việc đọc văn bản,em có nhận xét như thế nào về cách xây dựng văn bản ?
-Mở đầu văn bản giúp ta hiểu biết điều gì ? Tiếp theo và kết thúc ?
GV:Văn bản có kết cấu như thế người ta gọi là văn bản tự sự.Ta sẽ tìm hiểu văn bản tự sự ở tiết sau.
GV:Kể tên các nhân vật trong truyện ? Nhân vật nào là nhân vật chính ? Vì sao?
*HOẠT ĐỘNG 3: Phân tích
*MỤCTIÊU : Giúp HS hiểu ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng.
GV:Yêu cầu HS đọc bằng mắt Đ1 của văn bản.Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kỳ lạ,lớn lao,đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của LLQ và ÂC ?
( Gợi ý: Những từ ngữ nào ở Đ1 nói lên nguồn gốc,hình dạng,tài năng kỳ lạ của LLQ và ÂC ? )
GV:Tại sao LLQ đem phép lạ của mình giúp cho dân lành mà không giúp cho tất cả những ai có yêu cầu ? Điều đó thể hiện ước mơ gì của nhân dân ?
GV:Những từ (vô địch,mộc tinh,ngư tinh) có ý nghĩa là gì?
-LLQ có thể diệt trừ các loài yêu quái.Em có nhận xét gì về nhân vật LLQ ?
GV:Nhận xét hai từ sau đây từ nào dễ hiểu nghĩa hơn :ăn cơm - ngư tinh
(người ta gọi từ “ngư tinh” là từ mượn,từ mượn tiết sau ta sẽ tìm hiểu)
GV:Qua những chi tiết miêu tả về nguồn gốc hình dạng,tài năng của hai nhân vật,em có cảm nhận LLQ và AC là những người như thế nào ?
GV:Yêu cầu HS đọc to Đ2-GV theo dõi cách đọc của HS
-Việc kết duyên của LLQ cùng AC và chuyện sinh nở có gì kỳ lạ ?
-LLQ và AC chia con như thế nào và để làm gì ?
-Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai ?
- GV:Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kỳ ảo ? Hãy nói rõ vai trò của chi tiết này trong truyện ?
-Em hiểu chi tiết tưởng tượng kỳ ảo là có thật hay không ? Liệt kê những chi tiết ấy ?
- Nghệ thuật được sử dụng trong truyện là gì?
GV:Phân nhóm HS tìm hiểu ý nghĩa của truyện
-Truyện nhằm giải thích vấn đề gì ?
-Qua truyện em thấy người xưa ước mơ điều gì ?
-Tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật gì để xây dựng truyện ?
GV:Yêu cầu HS đọc to phần ghi nhớ (sgk)
*HOẠT ĐỘNG 4: Luyện tập
GV:Gọi HS đọc phần luyện tập
-Hãy kể tên các truyện có nội dung tương tự truyện “con rồng,cháu tiên”.
*HOẠT ĐỘNG 5: Củng cố -dặn dò
 Củng cố:
-Truyện Con rồng cháu tiên nhằm giải thích điều gì ? Thể hiện ước mơ gì của nhân dân ta ?
Truyện hấp dẫn nhờ vào chi tiết nào ?
-Hãy kể lại truyện “con rồng cháu tiên” 
 Dặn dò:
-Đọc kỹ để nhớ một số chi tiết, sự việc chính trong truyện.
-Kể lại truyện
-Soạn bài:”Bánh chưng,bánh giầy” (đọc văn bản,trả lời câu hỏi,chuẩn bị phần bài tập)
- Chú ý: Nhân vật,sự kiện, cốt truyện, những sự việc chính trong truyện được thể hiện như thế nào?
* Nhận xét tiết học
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS lắng nghe
-HS:Đọc phần chú thích
- HS:Dựa vào chú thích trả lời
-HS:Theo dõi và thực hiện
- HS:Tìm các đoạn và nêu ý chính.
Đ1:”Từ đầu..long trang”
àGiơi thiệu nhân vật LLQ và AC.
Đ2:”Tiếp theo..lên đường”
àHọ sống với nhau có con và chia con.
Đ3:Phần còn lại.
àThời kỳ dựng nước của Vua Hùng và giải thích nguồn gốc của dân tộc.
HS:Mở đầu giúp ta hiểu về nhân vật,tiếp theo thấy mối quan hệ giữa các nhân vật,cuối cùng thấy được số phận cuộc đời nhân vật ấy ra sao và đẻ lại một ý nghĩa,một bài học.
- HS:Tư duy trả lời.
- HS:Tư duy trả lời.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
HS:Nhìn vào SGK
LLQ con trai thần Long Nữ (thường ở dưới nước)
-LLQ có nhiều phép lạ,có sức khoẻ vô địch,thường giúp dân diệt trừ yêu quái;dạy dân cách ăn ở,trồng trọt và chăn nuôi.
-AC:thuộc dòng họ thần nông(ở trên trời)
-AC:xinh đẹp tuyệt trần
-HS:tư duy độc lập
 +Bởi dân lành trong XH thời xưa chịu nhiều thiệt thòi,bị kẻ mạnh hiếp đáp
 +Thể hiện tinh thần kiên cường quật khởi đấu tranh và ước mơ cuộc sống yên lành.
- HS dựa vào chú thích trả lời.
- HS:đề cao tài năng của LLQ
HS:Từ “ăn cơm “dễ hiểu nghĩa hơn từ “ngư tinh”.
HS:Tư duy độc lập
- Họ là người thần kỳ,có tài năng,đẹp đẽ,yêu thương dân lành.
HS:Theo dõi trong sgk.
-Điều kỳ lạ là người miền núi,người miền biển tập quán khác nhau,mới gặp nhau lại yêu nhau.
-Sinh ra cái bộc trăm trứng
-Họ chia con đều nhau để cai quản các phương.
-Theo truyện này thì người Việt là con cháu của Vua Hùng-thuộc dòng dõi rồng tiên.
HS:Tư duy độc lập
-Những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo:con của thần,sức khoẻ vô địch,xinh đẹp tuyệt trần,cái bộc trăm trứng,không cần bú mớm
-Những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo là không có thật.
-Những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo nhằm tô đậm tính chất kỳ lạ lớn lao,đẹp đẽ của nhân vật,sự kiện
-Thần kỳ hoá,linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi dân tộc,để chúng ta thêm tự hào tôn kính tổ tiên dân tộc mình
-Tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.
- HS tìm hiểu trả lời
HS:Thảo luận theo nhóm 2 bàn,đại diện nhóm trình bày ý kiến.
-Các nhóm khác nhận xét.
-Truyện giải thích,suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của dân tộc Việt Nam
-Truyện thể hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước.
-Truyện sử dụng những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
HS:sưu tầm truyện
-Người Mường có truyện “Quả trứng to nở ra con người”,”truyện quả bầu”.
- Truyện nhằm giải thích,suy tôn nguồn gốc giống nòi,dân tộc;thể hiện ý nguyện đoàn kết dân tộc ở mọi miền đất nước;các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo làm cho câu chuyện hay,hấp dẫn.)
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Khái niệm về truyền thuyết:
-Truyền thuyết là một loại truyện dân gian truyền miệng,kể về các nhân vật,sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
-Thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo.
-Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
- Con Rồng Cháu Tiên thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết thời đại Hùng Vương giai đoạn đầu.
2. Bố cục: chia 3 phần
I I. PHÂN TÍCH:
 1. Nội dung:
 a. Nhân vật LLQ và AC:
 * Lạc Long Quân:
-LLQ con trai thần Long Nữ (thường ở dưới nước)
-LLQ có nhiều phép lạ,có sức khoẻ vô địch,thường giúp dân diệt trừ yêu quái;dạy dân cách ăn ở,trồng trọt và chăn nuôi.
 * Âu Cơ:
-ÂC:thuộc dòng họ thần nông(ở trên trời)
-ÂC:xinh đẹp tuyệt trần
àHọ là người thần kỳ,có 
tài năng,đẹp đẽ,yêu thương dân lành.
 b. Những Chi Tiết Tưởng Tượng Kỳ Ao:
-Con của thần,sức khoẻ vô địch
,xinh đẹp tuyệt trần;cái bộc trăm trứng,không cần bú mớm
2. Nghệ thuật:
-Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo
-Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh
3. Ý nghĩa:
-Truyện kể về nguồn gốc dân tộc con Rồng cháu Tiên
-Truyện ngợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc và ý nguyện đoàn kết gắn bó của dân tộc ta
-Truyện sử dụng những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
III. LUYÊN TẬP:
1. Người Mường có truyện “Quả trứng to nở ra con người”,”truyện quả bầu”.
Tuần : 01 - Tiết : 02 
Ngày soạn: Văn Bản: BÁNH CHƯNG,BÁNH GIẦY
Ngày dạy: (Hướng dẫn học thêm) 
 -Truyền Thuyết-
I. MỤC TIÊU:
Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản Bánh chưng, bánh giầy.
 II. KIẾN THỨC CHUẨN:
1.Kiến thức:
-Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.
-Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương.
- Cách giải thích của người Việt Cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hóa của người Việt.
2.Kỹ năng:
- Đọc hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết.
- Nhận ra những sự việc chính trong truyện
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
*HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG
 1.On định: Kiểm tra sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ:
+Nêu khái niệm về truyền thuyết ?
+Nêu ý nghĩa của truyện “Con rồng,cháu tiên” ?
3.Bài mới:
Hằng năm,mỗi khi xuân về tết đến,nhân dân ta,con cháu của Vua Hùng từ miền ngược đến miền xuôi,vùng rừng núi cũng như vùng biển,lại nô nức,hớn hở,chở lá dong,xay đổ,giã gạo,gói bánhQuang cảnh làm cho chúng ta thêm yêu quý,tự hào về văn hoá cổ truyền độc đáo của dân tộc và như làm sống lại truyền thuyết bánh chưng bánh giầy.Tục làm bánh ấy có ý nghĩa như thế nào,chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung truyện
*HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC - HIỂU VB
*MỤCTIÊU : Rèn luyện cho HS đọc đúng,rõ,diễn cảm và tìm được bố cục.
GV:Hướng dẫn HS đọc đúng giọng của từng nhân vật:lời nói của thần giọng âm vang xa vắng;giọng vua đỉnh đạc,chắc khoẻ.GV đọc mẫu.
GV:Theo dõi cách đọc của HS uốn nắn,sửa chữa.
GV:Giải thích từ khó.
GV:Văn bản có thể chia làm 3 đoạn.Yêu cầu HS chỉ ra 3 đoạn ấy và nêu ý chính của mỗi đoạn.
-Để thấy Vua Hùng chọn người nối ngôi như thế nào ta tìm hiểu phần nội dung.
*HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH
*MỤCTIÊU : Qua các nhân vật ta thấy được nội dung của truyện.
GV:Yêu cầu HS quan sát đoạn 1.
GV:Vua chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào ? Với ý định ra sao và bằng hình thức nào ?
GV:Theo em chí của ... văn bản thường gặp và cho ví dụ từng kiểu văn bản cụ thể?
* Nhận xét tiết học:
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS: Truyện nhằm giải thích nguồn gốc bánh chưng bánh giầy.Truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động,đề cao nghề nông,đề cao ý thức tôn kính tổ tiên.Truyện xât dựng bằng những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
- HS tư duy trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
HS:Đọc yêu cầu mục 1
HS:Lập danh sách các tiếng,các từ.
+Các tiếng:
+Các từ:
HS:Từ cách,và chưa rõ nghĩa.
HS tìm hiểu trả lời
HS:Tư duy
+Tiếng là do một âm tiết phát ra.
+Từ là do một tiếng có nghĩa hoặc hai tiếng có nghĩa tạo thành.
HS:Trả lời.
+Tiếng dùng để tạo từ
+Từ để tạo câu.
HS:Tư duy
+Khi một tiếng có nghĩa
HS:Tư duy trả lời
+Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
+Tiếng là do một âm tiết phát ra chuă rõ nghĩa,tiếng dùng để tạo từ
HS:Đọc yêu cầu theo sgk
Bảng Phân Loại
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
Chănnuôi, bánhchưng,
bánh giầy
Từ láy
Trồng trọt
HS:Chốt lại nội dung
+Từ đơn là từ chỉ có một tiếng(hay một âm tiết)
+Từ phức là những từ gồm hai hoặc nhiều tiếng kết hợp với nhau.
HS:So sánh đối chiếu
+Từ láy và từ ghép giống nhau là gồm hai tiếng trở lên.
+Khác nhau:
-Từ ghép là những từ có quan hệ với nhau về ý nghĩa
VD:Ngựa vằn
-Từ láy là những từ có quan hệ với nhau về âm,vần
VD:lấp lánh
HS:Trả lời dựa vào ghi nhớ2
+ Từ đơn là từ chỉ có một tiếng
+Từ phức là những từ gồm hai hoặc nhiều tiếng kết hợp với nhau.
+ Từ ghép là những từ có quan hệ với nhau về ý nghĩa
+ Từ láy là những từ có quan hệ với nhau về âm,vần
HS:Đọc ghi nhớ sgk.
HS:Dựa vào ghi nhớ trả lời
HS:Đọc yêu cầu BT1
1a.+Thuộc kiểu cấu tạo từ ghép
HS:Thảo luận theo nhóm
+Chia 4 nhóm
+Đại diện nhóm trả lời,nhóm khác nhận xét
+Từ ghép: Ruộng nương,ruộng rẫy,vườn tược,nương náu,đền chùa
+Từ láy: lăng nhăng,lom khom.
HS thực hiện
 I. TỪ LÀ GÌ?
+Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
+Tiếng là một âm tiết phát ra chưa rõ nghĩa, tiếng dùng để tạo từ.
VD:-Từ: đi,đứng
 -Tiếng:là,và
 II. TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC:
 1.Từ Đơn:
Từ đơn là từ chỉ có một tiếng
VD:nước,đất
 2. Từ phức:
 Từ phức là những từ gồm hai hoặc nhiều tiếng.
 VD:sạch sành sanh
 a.Từ ghép:
Là những từ có quan hệ với nhau về ý nghĩa.
VD: sông núi
 b. Từ láy:
Là những từ có quan hệ với nhau về âm,vần
VD: ngoan ngoãn
III.LUYỆN TẬP:
1a.Các từ (nguồn gốc,con cháu) thuộc kiểu cấu tạo từ ghép.
4.Từ “thút thít”miêu tả tiếng khóc của người.
-Những từ láy cũng có tác dụng miêu tả đó:nức nở,sụt sùi,sưng sức.
5.Các từ láy:
a.Miêu tả tiếng cười:khúc khích,sằng sặc,hô hố,ha hả..
b.Tả tiếng nói: khàn khàn, lè nhè,thỏ thẻ,léo nhéo.
c.Tả dáng điệu: lừ đừ, lả lướt,nghênh ngang,
Tuần : 01 – Tiết 04 
Ngày soạn: GIAO TIẾP,VĂN BẢN 
Ngày dạy: VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT 
I.MỤC TIÊU:
- Bước đầu hiểu biết về giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt.
- Nắm được mục đích giao tiếp, kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt
	II. KIẾN THỨC CHUẨN:
1.Kiến thức:
- Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng tình cảm bằng phương tiện ngôn từ: giao tiếp,văn bản, phương thức biểu đạt, kiểu văn bản.
- Sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chon phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản.
- Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính - công vụ.
2.Kỹ năng:
- Bước đầu nhận biết về việc lựa chon phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp
- Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt.
- Nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một đoạn văn bản cụ thể.
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
*HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG
 1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ:
a.Như thế nào gọi là từ đơn,từ phức,từ ghép và từ láy.Mỗi loại cho ví dụ minh hoạ. 
b.Cho trước một tiếng “đỏ”.Hãy kết hợp với tiếng khác để tạo 5 từ láy và 5 từ.
 3.Bài mới:
 Trong thực tế,học sinh đã tiếp xúc và sử dụng các văn bản vào các mục đích khác nhau:đọc báo,đọc truyện,viết thư,viết đơn nhưng chưa gọi chúng là văn bản và cũng chưa gọi các mục đích cụ thể thành một tên gọi khái quát là giao tiếp.Bài học hôm nay giúp các em có cách gọi cụ thể sau.
*HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
*MỤCTIÊU : Hình thành khái niệm về giao tiếp và văn bản cho HS.
GV: Gọi HS đọc mục 1a-sgk
+Trong đời sống,khi có một tư tưởng,tình cảm,nguyện vọng (VD:muốn khuyên nhủ người khác một điều gì,có lòng yêu mến bạn,muốn tham gia một hoạt động do nhà trường tổ chức.) mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết,thì em làm như thế nào ?
+Giả sử em muốn rủ bạn đi xem phim thì em làm cách nào ?
GV:Vậy lúc đó em truyền đạt một ý nguyện đến bạn thân.Thế là em thực hiện quá trình giao tiếp.Vậy giao tiếp là như thế nào ?
GV:Gọi HS đọc mục b-sgk cho cả lớp nghe.
+Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm,nguyện vọng một cách trọn vẹn,đầy đủ cho người khác hiểu,thì em phải làm như thế nào ?
+Giả sử như em thích hoa hồng thì em sẽ nói như thế nào để người khác thấy thuyết phục ?
GV:Như vậy văn bản cần đảm bảo những yêu cầu gì ?
GV:Gọi HS đọc mục c-sgk.
+Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi.
“Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”
+Em hãy nhận xét câu ca dao này sáng tác ra để làm gì ? Nó nói lên vấn đề gì ? Hai câu 6 vag 8 liên kết với nhau như thế nào (về luật thơ và về ý).Như thế đã biểu đạt trọn vẹn một ý chưa ? Theo em, câu ca dao đó đã có thể coi là một văn bản không ?
GV:Văn bản cần đảm bảo những yêu cầu gì ?
*Các kiểu Văn Bản Và Phương Thức Biểu Đạt 
GV:Gọi HS đọc các mục d,đ,e.
d.Lời phát biểu của thầy,cô hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học có phải là một văn bản không ? Vì sao ?
đ.Bức thư em viết cho bạn bè hay người thân có phải là văn bản không ?
e.Những đơn xin nghỉ học,bài thơ,truyện cổ tích(kể miệng hay chép lại)câu đối,thiệp mời dự đám cưới,có phải là văn bản không ? Hãy kể thêm các văn bản mà em biết ?
- Hãy viết một văn bản những nguyên nhân gây tác động tiêu cực đến môi trường sống chúng ta hiện nay theo lối nghị luận hoặc thuyết minh? ( GV liên hệ giáo dục môi trường)
*HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP
*MỤCTIÊU : Củng cố lại kiến thức về các kiểu văn bản đã học.
-Gọi HS đọc mục 2-sgk-trang 16-17.
+Chia nhóm cho HS thảo luận.
-Dựa vào mục đích giao tiếp để gọi tên các văn bản ở phần bài tập.
GV:Dựa vào bài tập hãy kể tên các kiểu văn bản thường gặp.
GV:Gọi HS đọc phần ghi nhớ
GV:Ở lớp 6 chúng ta chỉ học văn bản tự sự,miêu tả;sang lớp 7 tìm hiểu văn bản biểu cảm,nghị luận,đến lớp 8 tìm hiểu về văn bản thuyết minh,nghị luận.
GV:Gọi HS đọc yêu cầu BT1,2.
GV:Các đoạn văn thơ dưới đây thuộc phương thức biểu đạt nào ?
+Chia nhóm cho HS thảo luận.
GV:Gọi HS đọc yêu cầu BT2.
+Truyện “Con Rồng,Cháu Tiên”thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em biết như vậy?
*HOẠT ĐỘNG 5: CỦNG CỐ – DẶN DÒ
 a.Củng Cố:
 1. Giao tiếp là gì ? Khi được gọi là văn bản cần đảm bảo những yêu cầu gì ?
 2. Có mấy kiểu văn bản ? Kể tên.
 b. Dặn Dò:
+Học thuộc phần ghi nhớ,xem lại các bài tập đã làm.
+ Xác định phương thức biểu đạt của các văn bản tự sự đã học, cho ví dụ
+Soạn bài: “Thánh Gióng” (Đọc văn bản,kể lại được,trả lời câu hỏi)
+ Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống sự kiện được kể theo trình tự thời gian, phân tích nghệ thuật kì ảo.
 *Nhận xét tiết học:
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS: +Từ đơn là từ chỉ có một tiếng(hay một âm tiết). VD:..
+Từ phức là những từ gồm hai hoặc nhiều tiếng kết hợp với nhau. VD:. 
+ Từ ghép là những từ có quan hệ với nhau về ý nghĩa. VD:.
+ Từ láy là những từ có quan hệ với nhau về âm,vần. VD:
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe
HS:Đọc đoạn văn 1(a).
+Em nói trực tiếp ra ý tưởng của mình hoặc viết ra giấy gởi bạn.
HS:Tư duy trả lời.
+Giao tiếp là hoạt động truyền đạt,tiếp nhận tư tưởng tình cảm bằng phương tiện ngôn ngữ.
HS:Đọc mục b-tư duy trả lời.
+Khi muốn biểu đạt tư tưởng tình cảm trọn vẹn thì cần phải tạo lập văn bản,nghĩa là nói có đầu có đuôi,mạch lạc,có lý lẽ.
+Có chủ đề thống nhất,được liên kết mạch lạc,nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
HS:Đọc văn bản
HS:Thảo luận nhóm,đại diện nhóm trả lời.
+Câu ca dao này sáng tác ra để nêu ra một lời khuyên.
+Câu ca dao nói lên chủ đề “giữ chí cho bền”
+Về luật và cách gieo vần “en” làm cho hai câu liền mạch.
+Về ý nghĩa có nhiệm vụ bổ sung,động viên.
+Hai câu ca dao đúng là một văn bản vì nó đảm bảo yêu cầu(có chủ đề thống nhất,liên kết mạch lạc)
+Dựa vào ghi hớ 2 để trình bày.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
HS:Đọc các yêu cầu d,đ,e.
HS:Trả lời độc lập.
d. Lời phát biểu của thầy,cô hiệu trưởng cũng là văn bản vì là chuỗi lời nói có chủ đề,liên kết mạch lạc.
đ. Bức thư là văn bản viết,có thể thức,có chủ đề xuyên suốt là thông báo tình hình và quan tâm đến người nhận thư.
e. Các thiệp mời,đơn xin phép đều là văn bản,vì chúng có mục đích yêu cầu thông tin và có thể thức nhất định.
HS:Đọc yêu cầu mục 2.
+Thảo luận theo nhóm
+Tình huống 1: thuộc phương thức biểu đạt hành chính-công vụ.
+Tình huống 2:thuộc phương thức tự sự.
+Tình huống 3:miêu tả
+Tình huống 4:..thuyết minh
+Tình huống 5:biểu cảm
+Tình huống 6:nghị luận.
HS:Đọc yêu cầu bài tập
+Thảo luận theo nhóm
HS:Đọc yêu cầu BT2,trả lời.
+Truyện “Con rồng cháu tiên” thuộc kiểu văn bản biểu đạt theo phương thức tự sự.
- HS: Giao tiếp là hoạt động truyền đạt,tiếp nhận tư tưởng,tình cảm bằng phương tiện ngôn ngữ.
Văn bản phải có chủ đề thống nhất,liên kết mạch lạc,nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
-HS: Có 6 kiểu văn bản: tự sự,miêu tả,biểu cảm,nghị luận,thuyết minh,hành chính-công vụ.
I.TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT:
1.Văn Bản Và Mục Đích Giao Tiếp:
a.Giao Tiếp:
 Giao tiếp là hoạt động truyền đạt,tiếp nhận tư tưởng,tình cảm bằng phương tiện ngôn ngữ.
b.Văn Bản:
 Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất,có liên kết mạch lạc,vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
2.Kiểu Văn Bản Và Phương Thức Biểu Đạt Của Văn Bản:
 Có 6 kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng:tự sự,miêu tả,biểu cảm,nghị luận,thuyết minh,hành chính-công vụ.Mỗi văn bản có mục đích giao tiếp riêng.
I I.LUYỆN TẬP:
1.Các đoạn văn thơ dưới đây thuộc phương thức biểu đạt nào?
1a.Tự sự
1b.Miêu tả
1c.Nghị luận
1d.Biểu cảm
1đ.Thuyết minh
2.Truyện “Con rồng cháu tiên”thuộc kiểu văn bản biểu đạt theo phương thức tự sự.Cả truyện kể việc,kể người và lời nói,hành động của họ theo một diễn biến nhất định.
	 Duyệt của tổ trưởng: 13/ 08/ 2010
 Lê Thị Dùm

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN6_TUAN.01chuan.doc