Giáo án Ngữ văn 6 - Trần Thị Thiệp

Giáo án Ngữ văn 6 - Trần Thị Thiệp

TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT

I / Mục tiêu cần đạt:

 1/ Kiến thức:

 Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức.

 Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt.

 2/ Kỹ năng:

 Nhận diện phân biệt được:

+ Từ và tiếng.

+ Từ đơn và từ phức

+ Từ ghép và từ láy

 Phân tích cấu tạo của từ.

 3/ Tích hợp: GD KNS

 Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ TV.

 Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ thảo luận và chia sẻ những cảm nhận về cách sử dụng từ.

II/ chuẩn bị:

 HS: học bài, soạn bài theo câu hỏi chuẩn bị.

 GV: bài giảng.

III/ Tiến trình tiết dạy:

 1/ Ổn định:

 2/ Kiểm tra:

 Vua Hùng truyền ngôi trong hoàn cảnh nào?

 Truyện “ Bánh chưng, bánh giầy” thuộc loại truyện?

a/ Truyền thuyết, b/ Cổ tích, c/ Ngụ ngôn, d/ Truyện cười.

 Vì sao Lang Liêu được chọn làm người nối ngôi?

 Nhân vật Lang Liêu gắn với lĩnh vực hoạt động nào của người Lạc Việt xưa?

a/ Hoạt động khai hoang mở mang bờ cõi.

b/ Đấu tranh dựng nước.

c/ Lao động sản xuất và sáng tạo văn hóa.

d/ Tất cả đều sai.

 

doc 287 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1026Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Trần Thị Thiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
TIẾT CT: 1
TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
I / Mục tiêu cần đạt:
	1/ Kiến thức:
Định nghĩa về từ, từø đơn, từ phức, các loại từ phức.
Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt.
	2/ Kỹ năng: 
Nhận diện phân biệt được:
+ Từ và tiếng.
+ Từ đơn và từ phức
+ Từ ghép và từ láy
Phân tích cấu tạo của từ.
	3/ Tích hợp: GD KNS
Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ TV.
Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ thảo luận và chia sẻ những cảm nhận về cách sử dụng từ.
II/ chuẩn bị:
HS: học bài, soạn bài theo câu hỏi chuẩn bị.
GV: bài giảng.
III/ Tiến trình tiết dạy:
 	1/ Ổn định:
 	2/ Kiểm tra:
Vua Hùng truyền ngôi trong hoàn cảnh nào?
Truyện “ Bánh chưng, bánh giầy” thuộc loại truyện?
a/ Truyền thuyết, b/ Cổ tích, c/ Ngụ ngôn, d/ Truyện cười.
Vì sao Lang Liêu được chọn làm người nối ngôi?
Nhân vật Lang Liêu gắn với lĩnh vực hoạt động nào của người Lạc Việt xưa?
a/ Hoạt động khai hoang mở mang bờ cõi.
b/ Đấu tranh dựng nước.
c/ Lao động sản xuất và sáng tạo văn hóa.
d/ Tất cả đều sai.
 	3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG
HĐ 1: GV cho HS lập danh sách tiếng và từ
Câu:“ Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở” có bao nhiêu tiếng, bao nhiêu từ?
( Gồm 12 tiếng, 9 từ )
Những từ được gạch dưới có gì khác so với những từ khác?( nó gồm 2 tiếng)
HĐ 2: GV hướng dẫn HS phân tích đặc điểm của từ
I/ Từ là gì?
Qua phân tích VD em thấy các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác?
Tiếng là đơn vị phát âm cơ bản tạo nên từ.
 1/ Tiếng: là đơn vị cấu tạo nên từ.
Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu tiếng ấy đã trở thành từ.
 2/ Từ: là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu
VD: Lang Liêu/ dâng/ lễ vật/ hợp/ với/ ý/ ta.
( 9 tiếng, 7 từ )
HĐ 3: Phân loại từ
II/ Từ đơn và từ phức:
GV yêu cầu HS tìm từ 1 tiếng và 2 Tiếng trong câu: “ Từ đấy nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày tết làm bánh chưng, bánh giầy”
HS ghi đúng các từ vào bảng phân loại 
Dựa vào bảng phân loại HS phân biệt từ đơn và từ phức.
Từ đơn là từ như thế nào?
 1/ Từ đơn: là từ chỉ gồm 1 tiếng.
VD: sạch, xanh, dạy, dân
Từ phức là từ như thế nào?
 2/ Từ phức: là từ gồm 2 tiếng trở lên.
VD: trồng trọt, chăn nuôi, bánh chưng
Dựa vào bảng phân loại em hãy cho biết cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống và khác nhau?
 a/Từ ghép: tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
VD: đậu xanh, thịt mỡ, lá dong.
* Giống : đều cấu tạo gồm 2 tiếng trở lên
* Khác: - từ ghép các tiếng quan hệ với nhau về nghĩa
 - từ láy các tiếng quan hệ láy âm với nhau.
 b/ Từ láy: các tiếng có quan hệ láy âm với nhau.
VD: trồng trọt, chăm chỉ
HĐ 4: Luyện tập
BT 1/ tr 14:
 	a/ nguồn gốc, con cháu từ ghép
 	b/ nguồn gốc = cội nguồn = gốc tích.
 	c/ cậu mợ, cô dì, chú bác 
BT 2/ tr 14:
 	 a/ Theo giới tính: ông bà , cha mẹ, anh chị 
 	 b/ Theo bậc ( trên, dưới):chị em, chú cháu, dì cháu
BT 3/ tr 13 – 14
 	a/ cách chế biến: bánh nướng, bánh hấp
 	b/ chất liệu bánh: bánh chuối, bánh khoai, bánh bột bán 
 	c/ tính chất bánh: bánh xốp, bánh phồng, bánh mặn 
 	d/ hình dáng bánh: bánh gai, bánh tai heo
BT 4/ tr 14:
 	Thút thít tiếng khóc của người.
 	 Những từ láy có cùng tác dụng: sụt sùi, rưng rức, nức nở 
BT 5/ tr 14:
 	 a/ Tả tiếng cười: ha hả, lanh lảnh, khúc khích 
 	 b/ Tả tiếng nói: dịu dàng, khàn khàn, rổn rảng 
 	 c/ Tả dáng điệu: lênh khênh, lêu nghêu
Hướng dẫn học bài, soạn bài:
 Học bài:
Nắm khái niệm tiếng và tư.
Nắm được cấu tạo của từ đơn, phức, ghép, láy.
Soạn bài: “ Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt?
Tìm trong câu “ Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở” có mấy tiếng? mấy từ?
Từ “ Thần” và “trồng trọt” khác nhau ở điểm nào?
Từ “ trồng trọt” và “ chăn nuôi” khác nhau ở điểm nào?
 Soạn bài: “ Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt”
Giao tiếp là gì? Văn bản là gì? Các kiểu văn bản thường gặp?
Câu ca dao: “Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”
Sáng tác để làm gì? Nó muốn nói lên vấn đề gì? 2 câu 6 – 8 liên kết nhau như thế nào? Nó đã biểu đạt một ý trọn vẹn chưa? Nó có được coi là một văn bản chưa?
TUẦN 1
TIẾT CT: 2
GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
I/ Mục tiêu cần đạt:
	1/ Kiến thức:
Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
Sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập VB.
6 kiểu VB: Tự sự, Miêu tả, Biểu cảm, Nghị luận, Thuyết minh, Hành chính công vụ.
	2/ Kỹ năng:
Bước đầu nhận biết về việc lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp.
Nhận ra kiểu văn bản, căn cứ vào phương thức biểu đạt.
Nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt.
	3/ Tích hợp:
Liên hệ: dùng VB tự sự, miêu tả nói về môi trường.
Các KNS: 
Giao tiếp ứng xử vào phương thức biểu đạt.
Nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt.
II/ chuẩn bị:
HS: học bài, soạn bài theo câu hỏi chuẩn bị.
GV: bài giảng.
III/ Tiến trình tiết dạy:
1/ Oån định:
 	2/ Kiểm tra bài cũ:
Từ là gì?
Đơn vị cấu tạo của từ tiếng Việt là gì?
a/ Từ , b/ Tiếng, c/ Câu, d/ Văn bản
Nêu khái niệm về từ ghép và laý.
Về cấu tạo từ tiếng Việt có mấy loại?
a/ Một, b/ Hai, c/ Ba, d/ Bốn
 	3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG
HĐ 1:GV cho HS tìm hiểu giao tiếp là gì?
Trong tiết học đầu tiên khi cô tiếp xúc với lớp cô đã yêu cầu lớp trong giờ học các em phải yên lặng ghi chép bài đầy đủ, đến lớp phải học bài và soạn bài, các em hứa sẽ thực hiện tốt yêu cầu của cô. 
Như vậy giữa cô và lớp đã diễn ra hoạt động gì?
GV yêu cầu HS nêu vài VD
I/ Giao tiếp là gì?
Em hãy cho biết giao tiếp là gì?
Là hoạt động tiếp nhận tư tưởng tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
HĐ 2: HS tìm hiểu VB, kiểu VB và phương thức biểu đạt:
II/ Văn bản, kiểu VB và phương thức biểu đạt:
GV hướng dẫn HS phân tích câu ca dao:
 “ Ai ơi giữ chí cho bền 
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”
Câu ca dao sáng tác ra để làm gì? ( nêu ra một lời khuyên )
Chủ đề gì?
( giữ vững ý chí mình, không thay đổi vì người khác )
Câu 6 và 8 liên kết như thế nào?
( cùng vần không thể tách rời )
Câu 2 có tác dụng gì? ( làm rõ ý câu 1 )
Đọc câu ca dao trên em rút ra bài học gì?
( giữ vững ý chí lập trường không bị lung lai bởi ý kiến người khác )
Câu ca dao trên được gọi là một VB . 
Một lời nhận xét của cô về lớp cũng được coi là một VB.
Em hiểu VB là gì?
 1/ Văn bản là gì?
VB là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
Vậy bưc thư, bưu thiếp có phải là văn bản không?
GV giới thiệu cho HS một số phương thức biểu đạt ứng với từng kiểu VB
 2/ Kiểu VB và phương thức biểu đạt của VB:
VD:- giới thiệu người bạn mới đến ( thuyết minh: đặc điểm , tính tình)
 - Thánh Gióng: tự sự
 - Tái hiện hình dáng, tính tình cô giáo cũ: miêu tả
 - Đơn xin nghỉ học: hành chính công vụ 
Em hãy kể tên các kiểu VB và phương thức biểu đạt.
Có sáu kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính-công vụ.
 - Kể, tái hiện về tình hình ô nhiễm của dòng sông: Miêu tả, tự sự
Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng.
HĐ 4: củng cố
GV hướng dẫn HS làm BT/ tr17 SGK: lựa chọn kiểu văn bản và phương thức biểu đạt phù hợp: hành chính-công vụ, tự sự, miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, nghị luận.
HĐ 5: Luyện tập:
BT 1/ tr17-18: chọn phương thức biểu đạt phù hợp
 a/ tự sự, b/ miêu tả, c/ nghị luận, d/ biểu cảm, đ/ thuyết minh.
BT 2/ tr 18:Truyền thuyết “ Con Rồng cháu Tiên” thuộc kiểu VB tự sự vì VB trình bày diễn biến sự việc.
Hướng dẫn học bài chuẩn bị bài:
Học bài:
Giao tiếp là gì? VB là gì? Cho VD. Có mấy kiểu VB?
VB “ Bánh chưng bánh giày thuộc phương thức biểu đạt nào?
Học bài:
Nắm khái niệm về truyền thuyết.
Nắ được đặc điểm các nhân vật.
Kể lại truyện và nêu ý nghĩa truyện
Đọc bài: “ Con Rồng cháu tiên”, “Bánh chưng bánh giầy”
Đọc xem chú thích, tìm bố cục
Truyện kể về những nhân vật nào? Sự kiện gì? Các nhân vật và sự kiện ấy có liên quan đến thực tế và thời kỳ lịch sử nào của nước ta?
Qua câu chuyện người xưa muốn nói lên điều gì?
Học bài:
Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hòan cảnh nào?
Vì sao Lang Liêu được vua truyền ngôi?
Qua câu chuyện người xưa muốn giải thích điều gì?
Soạn bài: “ Thánh Gióng”
Tìm những chi tiết kỳ lạ hoang đường của truyện.
Nêu ý nghĩa của các chi tiết kỳ lạ.
Truyền thuyết có liên quan đến sự thật lịch sử nào?
TUẦN 1
TIẾT CT: 3,4
ĐỌC THÊM
CON RỒNG CHÁU TIÊN
( Truyền thuyết )
BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY
( Truyền thuyết )
RÈN LUYỆN
TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
GIAO TIẾP VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
TUẦN 2
TIẾT CT:5-6
THÁNH GIÓNG
( Truyền thuyết )
I/ Mục tiêu cần đạt:
	1/ Kiến thức:
Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyền thuyết về đề giữ nước.
Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta.
	2/ Kỹ năng:
Đọc hiểu VB thuộc thể loại truyền thuyết.
Thực hiện các thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong VB.
Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống cá ... ø chuyện, trêu ghẹo,  cãi nhau, 
b/  cổ thụ,  của mùa đông, 
HĐ 3: Luyện tập
	BT 1/ 159: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp:
	a/  đến nay,  yêu nước, sức mạnh 
	b/ Buổi sáng, . Núi đồi, thung lũng,  mặt đất,  trong nhà, 
	BT 2/ 159: Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống:
	a/ Xe máy, xe đạp
	b/ Hoa huệ, hoa cúc
	c/ Vườn mít, vườn nhãn
	BT 3/ 159: Điền vị ngữ vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh:
	a/ thu mình trên cành cây, chốc lát lại lao xuống đớp mồi.
	b/ đến thăm ngôi trường cũ, thăm thầy, cô giáo cũ của tôi.	
	c/ thẳng, xòe cánh quạt.
	d/ xanh biếc, hiền hòa.
	BT 4/ 159: Mục đích việc dùng dấu phẩy:
	* Dấu phẩy ở đây được dùng nhằm mục đích tu từ.
	* Nhờ hai dấu phẩy Thép Mới đã ngắt câu thành những khúc đoạn cân đối, diễn tả được nhịp quay đều đặn, chậm rãi và nhẫn nại của chiếc cối xay.
 	Củng cố:
+ Hãy đặt các dấu câu thích hợp vào chỗ trống có ngoặc đơn ?
 A. Bé đi học về ( )
 B. A ! Bé đã đi học về ( ) 
 C. Bé đi học về chưa ( )
 D. Bé đi học về rồi à ( )
* Đáp án :
 	A. ( . )
 	 	B. ( ! )
 	 	C. ( ? )
 	 	D. ( ! )
 Hướng dẫn học bài, soạn bàiø.
- Nắm kỹ lại kiến thức về các loại dấu câu đã học .
- Chuẩn bị “ Trả bài TLV miêu tả sáng tạo ; trả bài kiểm tra Tiếng Việt” 
TUẦN 34
TIẾT CT: 132
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I/ Mục tiêu cần đạt: 
	1/ Kiến thức:
Đánh giá bài tập làm văn theo yêu cầu của bài văn miêu tả.
Củng cố một bước về cách xây dựng: tình tiết, lời văn và bố cục.
	2/ Kỹ năng:
Tự sửa lỗi trong bài TLV của mình và rút kinh nghiệm. 
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : Chấm bài, Soạn giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên. 
Học sinh : Đọc kỹ bài, chuẩn bị dàn bài của bài viết.
III/ Tiến trình tiết dạy:
	1/ Oån định:
	2/ Kiểm tra:
	* Dấu phẩy được dùng trong những trường hợp nào?	
	3/ Bài mới:
HĐ 1: Trả bài tập làm văn
	* ĐỀ BÀI :
Em hãy tả lại khu vườn nhà em trong một buổi sáng đẹp trời.
Đề bài thuộc thể loại nào ? yêu cầu gì về nội dung ?
	Đề thuộc văn tả cảnh ( sáng tạo)
	Nội dung : Tả lại khu vườn vào buổi sáng đẹp trời.
GV nhận xét bài làm của học sinh
	Nhận xét chung:
* Ưu điểm :
- Đa số HS nắm được yêu cầu của đề 
- Tả đúng đối tượng quy định.
- Bài làm có bố cục đủ ba phần, một số bài trình bày sạch đẹp.
* Khuyết điểm:
- HS còn viết sai nhiều: viết sai do phát âm, sai chính tả, đầu câu không viết hoa.
- Lập luận chưa lô gíc, diễn đạt còn lúng túng.
- Nội dung miêu tả chưa sâu
- Một số bài viết trình bày không khoa học.
GV cho HS tiến hành lập dàn ý:
* DÀN Ý :
A. Mở bài :
- Giới thiệu chung về khu vườn vào buổi sáng.
B. Thân bài :
Tả chi tiết về khu vườn :
 + Cây cối
 	+ Hương hoa
 	+ Chim chóc 
 	+ Ong bướm
- Ánh mặt trời buổi sáng chiếu vào khu vườn 
- Những giọt sương mai long lanh 
- Những làn gió thoảng qua  
C. Kết bài :
- Nêu cảm xúc và suy nghĩ của em về khu vườn .
* CHỮA LỖI :
1. Lỗi sai chính tả :
- khu dường à khu vườn
- ngào ngạc à ngào ngạt
- xum xươi à xum xuê
- gộn gàng à rộn ràng.
2. Lỗi sai ngữ pháp .
- Câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ.
- Diễn đạt chưa trôi chảy
HĐ 2: Trả bài kiểm tra tiếng việt:
I. TRẮC NGHIỆM : ( 4 ĐIỂM )
 1. D	2. B	3. A	4. D
 5. B	6. D	7. C	8. A
II. TỰ LUẬN : ( 6 ĐIỂM )
Câu 1 ( 3 điểm )
- Em tôi // là học sinh.
- Hoa Lan // là loài hoa đẹp .
- Môn ngữ văn // là môn khoa học xã hội .
Câu 2: ( 3 điểm )
* Điểm giống nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ:
Là cách gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng khác
* Điểm khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ:
 - Aån dụ: có nét tương đồng
* Ví dụ :
 Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền .
 - Hoán dụ: có quan hệ gần gũi
* Ví dụ :
 Bàn tay ta làm ra tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
	Hướng dẫn học bài soạn bài:
Nắm lại kiến thức phần văn và tập làm văn 
Chuẩn bị bài tổng kết theo yêu cầu SGK
TUẦN 35
TIẾT CT: 133,134
TỔNG KẾT PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN
I/ Mục tiêu cần đạt:
	1/ Kiến thức:
Hệ thống hóa kiến thức
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : Soạn giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên. 
Học sinh : Đọc kỹ bài, trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa.
III/ Tiến trình tiết dạy:
	1/ Oån định:
	2/ Kiểm tra: trong quá trình ôn tập
	3/ Bài mới:
TỔNG KẾT PHẦN VĂN
HĐ 1: GV yêu cầu HS nhớ và ghi lại các văn bản đã được đọc – hiểu trong cả năm học . Sau đó GV hướng dẫn HS tự kiểm tra và bổ sung những chỗ còn thiếu , điều chỉnh những chỗ sai và viết vào vở học một cách đầy đủ , chính xác các danh mục văn bản đã học .
	1. Thống kê tên các văn bản đã học:
HỌC KỲ I
HỌC KỲ II
Con Rồng cháu Tiên
Bài học đường đời đầu tiên
Bánh chưng, bánh giầy
Sông nước Cà Mau
Thánh Gióng
Bức tranh của em gái tôi
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Vượt thác
Sự tích Hồ Gươm
Buổi học cuối cùng
Thạch Sanh
Đêm nay Bác không ngủ
Em bé thông minh
Lượm
Cây bút thần
Mưa
Ôâng lão đánh cá và con cá vàng
Cô Tô
Ếách ngồi đáy giếng
Cây tre Việt Nam
Thầy bói xem voi
Lòng yêu nước
Đeo nhạc cho mèo
Lao xao
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử
Treo biển
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Lợn cưới, áo mới.
Con Hổ có nghĩa
Mẹ hiền dạy con
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
HĐ 2: GV mời HS nhắc lại các khái niệm đã học về các thể loại văn học:
	2. Nhắc lại các khái niệm :
- Truyền thuyết
- Truyện cổ tích
- Truyện ngụ ngôn
- Truyện cười
- Truyện trung đại
- Văn bản nhật dụng
HĐ 3: GV cho HS thống kê các truyện đã học vào bảng thống kê.
	3. Thống kê các truyện đã học :
BẢNG THỐNG KÊ CÁC TRUYỆN ĐÃ HỌC
TT
TÊN VĂN BẢN
NHÂN VẬT CHÍNH
TÍNH CÁCH, VỊ TRÍ, Ý NGHĨA CỦA NHÂN VẬT CHÍNH
1
Con Rồng, cháu Tiên
LLQ Và Aâu cơ
- Lạc Long Quân khoẻ mạnh, phi thường; Aâu cơ xinh đẹp, hiền dịu ð Nhằm suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết.
2
Bánh chưng, Bánh giầy
Lang Liêu
- Hiền từ, chăm chỉ siêng năng ð Đề cao lao động, đề cao nghề nông trồng lúa nước.
3
Thánh Gióng
Thánh Gióng
- Một tráng sĩ khoẻ mạnh, phi thường ð Biểu tượng của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước .
4
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
- Khoẻ mạnh, phi thường, có nhiều phép lạ ð Thuỷ Tinh tượng trưng cho thiên tai, lũ lụt ; Sơn Tinh thể hiện sức mạnh chế ngự thiên tai, lũ lụt của nhân dân ta.
5
Sự tích Hồ Gươm
Lê Lợi 
- Thông minh, mưu trí, có tài cầm quân ð Thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc.
6
Thạch Sanh
Thạch Sanh
- Khoẻ mạnh, thật thà, dũng cảm, thương người ð Thể hiện ước mơ, niềm tin vào công lý; cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.
7
Em bé thông minh
Em bé
- Nhanh nhẹn, thông minh ð Ca ngợi sự thông minh và trí khôn dân gian.
8
Cây bút thần 
Mã Lương
- Có tài hội hoạ, lòng nhân hậu, yêu thương người nghèo ð mục đích của tài năng nghệ thuật là phục vụ cho đời sống con người.
9
Ôâng lão đánh cá và con cá vàng 
Oâng lão, mụ vợ, Cá Vàng
- ông lão hiền lành, thật thà, nhu nhược ; Mụ vợ đanh đá, chua ngoa, bội bạc ; Cá Vàng tốt bụng, biết ơn người cứu giúp mình.
10
Eách ngồi đáy giếng 
Ếách
-Có tầm nhìn nông cạn mà lại nghênh ngang ð Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang.
11
TIẾT 2: 	TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN:
HĐ 4: Giúp HS hệ thống hoá lại các loại văn bản và các phương thức biểu đạt đã học.
I. CÁC LOẠI VĂN BẢN VÀ NHỮNG PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT ĐÃ HỌC:
	1. Các phương thức biểu đạt đã học :
tt
Các phương thức biểu đạt
Thể hiện qua các bài văn đã học
1
Tự sự
Con Rồng, cháu Tiên ; Thạch Sanh ; Con Hổ có nghĩa 
2
Miêu tả
Bài học đường đời đầu tiên ; Bức tranh của em gái tôi 
3
Biểu cảm
Lượm ; Mưa
4
Nghị luận
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
	2. Phương thức biểu đạt chính của từng văn bản :
tt
Tên văn bản
Phương thức biểu đạt chính
1
Thạch Sanh
tự sự
2
Lượm
Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
3
Mưa
Miêu tả
4
Bài học đường đời đầu tiên
Tự sự, miêu tả.
5
Cây tre Việt Nam
Miêu tả, biểu cảm.
	3. Các phương thức biểu đạt đã tập làm :
tt
Phương thức biểu đạt
Đã tập làm
1
Tự sự
X
2
Miêu tả
X
3
Biểu cảm
HĐ 5: Giúp HS hệ thống hoá lại các đặc điểm và cách làm các kiểu văn bản đã học.
	II . ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH LÀM 
1. So sánh mục đích, nội dung, hình thức trình bày của ba kiểu văn bản : Tự sự, miêu tả, đơn từ .
Văn bản
Mục đích
Nội dung
Hình thức
Tự sự
Thông báo, giải thích, nhận thức
Nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả.
Văn xuôi, tự do
Miêu tả
Cho hình dung, cảm nhận
Tính chất, thuộc tính, trạng thái sự vật, cảnh vật, con người.
Văn xuôi, tự do
Đơn từ
Đề đạt yêu cầu
Lý do và yêu cầu 
Theo mẫu với đầy đủ yếu tố của nó.
BỐ CỤC BA PHẦN CỦA KIỂU BÀI MIÊU TẢ, TỰ SỰ
tt
Các phần
Tự sự
Miêu tả
1
Mở bài
Giới thiệu nhân vật, tình huống, sự việc.
Giới thiệu đối tượng miêu tả.
2
Thân bài
Diễn biến tình tiết
Miêu tả đối tượng từ xa đến gần , từ bao quát đến cụ thể , từ trên xuống dưới 
3
Kết bài
Kết quả sự việc, suy nghĩ.
Cảm xúc, suy nghĩ ( cảm tưởng )
Củng cố và luyện tập
+ Kể các phương thức biểu đạt mà em đã được học ?
Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm
Nghị luận.
 Hướng dẫn học bài chuẩn bị bài
Nắm kỹ lại kiến thức về tập làm văn đã được học.
Chuẩn bị bài “ Tổng kết phần Tiếng Việtø” . Cần đọc kỹ và trả lời các câu hỏi ở sgk.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 6 chuan kien thuc.doc