Giáo án Ngữ văn 6 tiết 70, 71: Sự tích thần đền Bạch Mã

Giáo án Ngữ văn 6 tiết 70, 71: Sự tích thần đền Bạch Mã

 Tiết 70-71: SỰ TÍCH THẦN ĐỀN BẠCH MÃ

A. Mục tiêu cần đạt.

 - HS kể được truyện,nắm được nội dung, ý nghĩa của truyện.

- Luyện kĩ năng đọc diễn cảm, kể tóm tắt truyện dân gian.

B. Tiến trình tổ chức các hoạt động

Bài cũ:? Em đã học những loại truyện dân gian nào? Mỗi loại cho 1 VD.

Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 3461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tiết 70, 71: Sự tích thần đền Bạch Mã", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 16-12 - 2009
	Tiết 70-71 : sự tích thần đền bạch mã
A. Mục tiêu cần đạt.
	- HS kể được truyện,nắm được nội dung, ý nghĩa của truyện.
- Luyện kĩ năng đọc diễn cảm, kể tóm tắt truyện dân gian.
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
Bài cũ : ? Em đã học những loại truyện dân gian nào ? Mỗi loại cho 1 VD.
Bài mới :
Hoạt động của GV – HS 
- GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu.
- HS đọc tiếp.
- HS kể tóm tắt truyện.
? Truyện thuộc thể loại VH nào ?
? Nhân vật chính của truyện ? (Phan Đà)
? Truyện có thể chia làm mấy phần ? Nội dung từng phần ?
- Gọi HS đọc phần 1
? Phan Đà xuất thân trong gia đình như thế nào ? 
? Chi tiết nào trong truyện cho em thấy rõ lòng trung thực của gia đình Phan Đà ?
? Khi kể về hoàn cảnh xuất thân của Phan Đà, có yếu tố nào khác thường ?
? Lớn lên, Phan Đà là người ntn ?
? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh xuất thân của Phan Đà ?
GV bình về màu sắc hoang đường ở đoạn kể về sự ra đời của Phan Đà - liên hệ với truyện Thánh Gióng.
Tiết 2
Bài cũ : Kể ngắn gọn truyện ‘‘Sự tích thần đền Bạch Mã’’ ?
Bài mới :
-HS đọc VB.
? Phan Đà lớn lên trong hoàn cảnh đất nước như thế nào ?
? Trước hoàn cảnh đó, Phan Đà đã làm gì ?
? Trong trận chiến, Phan Đà là vị tướng như thế nào ?
? Em cảm nhận về tâm hồn vị tướng trẻ trong cuộc sống ntn ?
? Em có nhận xét gì về vị tướng trẻ này ?
GV chuyển : Lợi dụng tâm hồn trong sáng yêu thích hát tuồng – một nét đẹp của văn hoá dân gian - của vị tướng trẻ tuổi, giặc Minh đã bày mưu để giết Phan Đà.
Vậy câu chuyện kể về cái chết của Phan Đà có gì đặc biệt ?
? Miêu tả cái chết của Phan Đà có gì khác thường ?
GV : Phan Đà trở về đúng mảnh đất của quê hương mới nằm xuống.
? Đất nước bình yên, Lê Lợi đã làm gì để tưởng nhớ người anh hùng Phan Đà ? 
? ý nghĩa của truyện ?
? nêu những đặc sắc về NT, ND truyện ? 
- HS đọc ghi nhớ - SGK
Nội dung bài học
I. Đọc và tìm hiểu chung 
1. Đọc - kể
2.Thể loại : truyền thuyết – VHDG
3.B ố cục : 3 phần :
- Phần 1 : Từ đầu đến  tặng con ngựa trắng rất quý. -> Hoàn cảnh xuất thân của Phan Đà.
- hần 2 : tiếp theo đến  -> Phan Đà tham gia đánh giặc.
- Phần 3 : Còn lại -> Sự tích về đền Bạch Mã.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Hình tượng Phan Đà
a) Hoàn cảnh xuất thân
- Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, cần cù, trung thực. (ở xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, NA)
Câu chuyện về cái chĩnh vàng trôi sông được cha Phan Đà cất giữ và trả lại nguyên vẹn cho chủ nhân của nó cho ta thấy rõ sự trung thực – một phẩm chất tốt đẹp, đáng quý của gđ Phan Đà.
Yếu tố khác thường ở sự ra đời của Phan Đà là : cha mẹ Phan Đà đã luống tuổi mà chưa có con ; khi dọn nhà đến ở mảnh đất ‘‘lưu huyết vạn đại’’ thì ông bà mới có con.
- Lớn lên : khôi ngô, tuấn tú, có chí khí  được tặng 1 con ngựa trắng rất quý.
=> Vừa rất bình thường nhưng cũng có gì đó rất khác thường.
b) Phan Đà đánh giặc :
- Giặc Minh xâm lược
- Nghĩa quân Lam Sơn trẩy vào Nghệ An – Nhân dân nô nức hưởng ứng.
- Phan Đà cũng tham gia nghĩa quân Lam Sơn
- Trong trận chiến : Can đảm, có tài, khôn khéo, lắm mưu
- Trong cuộc sống : thích hát tuồng -> yêu vẻ đẹp văn hoá dân gian, gần gũi với nhân dân.
=> Là vị tướng trẻ vừa dũng cảm, có tài quân sự, vừa có tâm hồn trong sáng, mộc mạc.
- Sau khi đã kìm lòng mình, trong một đêm, tiếng trống tuồng giục giã, thôi thúc, gọi mời người tướng trẻ sang sông, Phan Đà đã cải trang sang sông -> bị quân giặc chém.
- Cái chết của Phan Đà :
+ngồi trên lưng ngựa chi tiết 
+đầu không rơi hoang đường 
+máu không chảy 
+về đến Chi linh – hộc máu 
- Sau khi chết : báo mộng, giúp Lê Lợi đánh giặc. -> quân ta thắng lớn.
 => sống cũng như chết, vẫn một lòng một dạ với quê hương. 
=> hình ảnh người anh hùng : tình cảm, hành động yêu nước ; nhân nghĩa, luôn sống cùng quê hương.
 - phong phúc thần – lập đền thờ , hiện nay là đền Bạch Mã ở Thanh Chương – NA -> Sự tôn vinh của nhân dân, thời đại đối với người anh hùng.
2. ý nghĩa
Thể hiện thái độ của nhân dân : ca ngợi người anh hùng. Hình ảnh người anh hùng bất tử với thời gian.
III.Tổng kết
1. NT
2. ND
(Ghi nhớ - SGK)
IV. Luyện tập
- Kể lại truyện.
* Hướng dẫn học ở nhà
- Kể được truyện. Nắm nội dung, ý nghĩa truyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 139CT dia phgSu tich den Bach Ma.doc