Giáo án Ngữ văn 6 tiết 7 đến 12

Giáo án Ngữ văn 6 tiết 7 đến 12

CHỦ ĐỀ 2. DẤU CÂU

 Tiết 7:DẤU CHẤM ,DẤU CHẤM HỎI,DẤU CHẤM THAN

 A.Mục tiêu cần đạt .

- Giúp học sinh nắm được ba loại dấu câu :dấu chấm ,dấu chấm hỏi ,dấu chấm than.Cách sử dụng các loại dấu này trong những mục đích nói,viết cụ thể.Cảm nhận ,phân tích vai trò ,tác dụng của các loại dấu câu trong các văn bản nghệ thuật .

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng thành thạo dấu câu trong khi tạo lập văn bản .

- Giáo dục cho học sinh ý thức sử dụng dấu câu chính xác khi viết .

 B.Phương tiện .

 SGK , SGV , STK , Giáo án .

 C.Tiến trình tổ chức giờ học

 1) Tổ chức .

 2)Kiểm tra bài cũ Không

 3)Bài mới

 

doc 9 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 675Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tiết 7 đến 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:10/10/09
 NG:6A-23/10/09
 6D-29/10/09
 CHỦ ĐỀ 2. DẤU CÂU
 Tiết 7:DẤU CHẤM ,DẤU CHẤM HỎI,DẤU CHẤM THAN
 A.Mục tiêu cần đạt .
- Giúp học sinh nắm được ba loại dấu câu :dấu chấm ,dấu chấm hỏi ,dấu chấm than.Cách sử dụng các loại dấu này trong những mục đích nói,viết cụ thể.Cảm nhận ,phân tích vai trò ,tác dụng của các loại dấu câu trong các văn bản nghệ thuật .
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng thành thạo dấu câu trong khi tạo lập văn bản .
- Giáo dục cho học sinh ý thức sử dụng dấu câu chính xác khi viết .
 B.Phương tiện .
 SGK , SGV , STK , Giáo án .
 C.Tiến trình tổ chức giờ học 
 1) Tổ chức .
 2)Kiểm tra bài cũ Không
 3)Bài mới
- Dấu chấm được viết như thế nào ?Dấu chấm có công dụng gì? Cho VD?
 -Dấu chấm hỏi được viết như thế nào? Nó có chức năng gì ? cho VD ?
Dấu chấm than viết như thế nào ? Dấu này có công dụng như thếnào ?Cho VD?
. ( GV lưu ý học sinh )
 GV tổ chức cho học sinh làm bài tập 
 Đặt dấu câu vào chỗ thích hợp có dấu ngoặc đơn . Giải thích vì sao em lại đặt dấu câu như vậy ?
 GV đọc học sinh chép đoạn văn 
 Gọi học sinh trình bày bài viét của mình .
 GV và các học sinh khác nghe , sửa chữa 
I. DẤU CHẤM CÂU.
1) Dấu chấm .
Dùng để kết thúc câu kể và được đặt ở cuối câu trần thuật .
 VD: Núi sông là nguồn của nước . Nước làm cho lúa thêm thơm , hoa thêm thắm .
2) Dấu chấm hỏi .(?)
 Được đặt ở cuối câu nghi vấn (câu hỏi)
 VD: Ba mươi tám hay ba mươi chín ? Bốn mươi hay ngoài bốn mươi ? (Nam Cao)
3) Dấu chấm than (!)
Đặt ở cuối câu cầu khiến , câu cảm thán.
Bỗng chàng reo lên :
Ha ha!Một lưỡi gươm!
 ( Sự tích Hồ Gươm)
Dấu chấm than còn dùng để kết thúc những câu mà ý nghĩa tình thái chủ quan thể hiện rõ ràng .
 VD: Khi ta ở chỉ là nơi đất ở 
 Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn ! 
 ( Chế Lan Viên)
II. Luyện tập 
* Bài tập 1. 
- Ôi thôi , chú mày ơi (!) chú mày có lớn mà chẳng có khôn (.)
- Con có nhận ra con không (?)
 (Tạ Duy Anh )
-Cá ơi , giúp tôi với (!) Thương tôi với (!)
(Ông lão đánh cá và con cá vàng )
* Bài tập 2.
“ nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn (.) Hai người giằng co nhau ,du đẩy nhau,rồi ai nấy đều buông gậy ra , áp vào vật nhau (.) Hai đúa trẻ con kêu khóc om sòm (.) 
.
- U nó không được làm thế (!) Người ta đánh mình không sao , mình đánh người ta thì phải tù ,phải tội .
 4) Củng cố - Dặn dò 
 - Nêu công dụng của các dấu câu vừa học 
 - Tự sửa lỗi về dấu câu trong bài viết tập làm văn số 1 
 ============================================================
 NS:10/10/09
 NG:6A-30/10/09
 6D-5/11/09 
	Tiết 8: DẤU NGOẶC KÉP,DẤU NGOẶC ĐƠN 
 DẤU HAI CHẤM
 A . Mục tiêu cần đạt .
Giúp học sinh nắm được đặc điểm ,công dụng của 3 loại dấu câu :dấu ngoặc đơn ,dấu ngoặc kép, dấu hai chấm trong khi tạo lập văn bản .
Rèn luyện cho học sinh ý thức sử dụng dấu câu chính xáckhi tạo lập văn bản .
Giáo dục cho học sinh ý thúc sử dụng dấu câu chuẩn xác 
 B. Phương tiện .
 SGK , SGV , STK , Giáo án 
 C. Tiến trình giờ học 
 1) Ổn định tổ chức 
 2) Kiểm tra bài cũ Không 
 3) Bài mới .
- Dấu ngoặc kép dùng để làm gì?
 - Dấu ngoặc đơn dùng để làm gì ? cho VD?
- Dấu hai chấm có tác dụng gì ? Cho Vd?
 GV cho học sinh chép bài tập 
 đọc đoạn văn và điền các dấu thích hợp 
 Đặt dấu vào đoạn văn và giải thích vì sao lại đặt dấu nnhư vậy ?
 GV hướng dẫn học sinh làm việc độc lập , sau đó gọi học sinh làm bài .Gọi học sinnh nhận xét , bổ sung .
 GV nhận xét ,sửa chữa.
 Hãy viết một đoạn văn tả cảnh trong đó có sử dụng các loại dấu câu đã học 
 I . DẤU NGOẶC KÉP.
Dùng để trích những câu dẫn trực tiếp hoặc biểu thị thái độ nào đó của người viết đôíi với hiện thực .
VD: Nhưng cả làng Vũ Đại , ai cũng tự nhủ “ Chắc nó trừ mình ra” . Cụ mà chết đi rồi ,
“ chúng nó ” lại không cho ăn bù .
 ( Nam Cao)
II . DẤU NGOẶC ĐƠN. Dùng để ngăn cách thành phần chú thích với các thành phần khác .
VD: Ở chùa Vân , bị thị Mầu say đắm , Thị Kính lại rơi vào nỗi oan nghiệt mới , phải chịu đòn theo lệ làng , phải âm thầm nuôi con hoang của thị Mầu và tên Nô ( người ở nhà thị Mầu )
III . DẤU HAI CHẤM.
 Dùng để báo hiệu một sự liệt kê , một bổ tố nội dung hoặc một thành phần chú thích .
VD: Dây đàn bầu có thể gợi dậy trong lòng ta :yêu , ghét , buồn , vui , giân hờn , hi vọng .
.IV. Luyện tập .
Bài tập 1.
Nhìn từ xa , cầu Long Biên như dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng , nhưng thực ra “ dải lụa ”ấy nặng tới 17 nghìn tấn .
Nó cứ làm in như nó trách tôi ; nó kêu ư ử , nhìn tôi , như muốn bảo rằng : “ A! lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế à?
Bài tập 2.
Biển vừa treo lên , có người qua đường xem cười bảo :
Nhà này xưa hay bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là bán cá “ tươi” ?
 b) Nó nhập tâm ngay lời dạy của chú Tiến Lê : “ Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu ”
Bài tập 3.
học sinh viết bài , trình bày bài trước lớp
 4) Củng cố - dặn dò .
 - Gọi học sinh nêu lại những kiến thức vừa được học 
 - Về nhà: Ôn lại toàn bộ những kiến thức đã được học .
=============================================================
Soạn : 20/10/09
Giảng :6A-13/11/09
 6D-12/11/09
Tiết 9 
DẤU CHẤM LỬNG, DẤU PHẨY , DẤU CHẤM PHẨY.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
- Giúp HS nắm được đặc điểm, công dụng của 3 loại dấu câu : Dấu chấm lửng , dấu phẩy , dấu chấm phẩy .
- Rèn luyện cho HS ý thức sử dụng , phân tích công dụng của các loại dấu câu trên .
- Giáo dục cho HS thói quen sử dụng dấu câu chính xác phù hợp với từng câu khi tạo lập văn bản .
B. PHƯƠNG TIỆN .
- GV : SGK , STK , SGV , Giáo án .
- HS : Vở ghi 
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC GIỜ HỌC .
1. Tổ chức : 6A. 6D..
2. Kiểm tra bài cũ .
 Nêu vai trò , tác dụng của dấu ngoặc kép , dấu ngoặc đơn , dấu hai chấm .
3. Bài mới .
* Hoạt động 1 :
GV? Dấu chấm lửng viết ntn ? Dấu chấm lửng có công dụng gì ? Lấy VD minh hoạ ?
GV? Dấu phẩy có tác dụng ntn ? Lấy VD minh hoạ ? 
GV ? Dấu phẩy được dùng trong câu ghép có công dụng gì ?
GV ? Dấu chấm phẩy dùng để làm gì ? Lấy VD ? 
* Hoạt động 2 :
GV cho HS chép bài tập . 
HS thảo luận nhóm .
N1 , N2 – Bt1
N3 , N4- Bt2 
Gọi các nhóm báo cáo kết quả 
GV chữa 
I. Dấu chấm lửng .
1. Dùng để thay thế phần ý không được diễn đạt thành lời , kể cả điều không tiện nói ra . 
VD:Ô hay ! Có điều gì bố con trong nhà bảo nhau chứ sao lại ( Đào Vũ ) 
2. Dùng phản ánh trạng thái hiện thực khách quan như khoảng thời gian , không gian , âm thanh kéo dài đứt quãng.
VD : Bố cậu đi có lẽ được đến 3 năm rồi đấy Hơn 3 năm Có đến 4 năm.
3. Dùng phản ánh hoặc tạo ra các trạng thái tâm lý tinh tế như mỉa mai , hài hước , bất ngờ ở người tiếp nhận .
VD : Quan đi kinh lí trong vùng . Đâu có Gà vịt thời lùng về xơi .
II. Dấu phẩy :
Dùng để đánh đấu giữa các ranh giới của các bộ phận câu , cụ thể là :
- Giữa các thành phần phụ của câu với CN và VN .
VD : Hôm nay , trời đẹp quá !
- Giữa các thành phần phụ với thành phần phụ và thành phần chính.
- Giữa một từ với bộ phận chú thích của nó .
VD : 
- Giữa các vế của một câu ghép .
VD : Nắng ấm , sân rộng và sạch . 
III. Dấu chấm phẩy .
Dùng để biểu thị ranh giới giữa các nhóm liên hợp hoặc giữa 2 vế câu liên hợp không muốn tách thành 2 câu .
VD : Hồi ấy , Bá kiến mới ra làm lí trưởng , nó hình như kình nhau với hắn ra mặt ; lí kiến muốn trị nhưng chưa có dịp .
IV. Luyện tập : 
* Bài 1: Phân tích ý nghĩa của các dấu câu trong khổ thơ sau :
Ôi ! Sáng nay , xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa Mơ .
Bác về Im lặng . Con chim hót 
Thánh thót bờ Lau vui ngẩn ngơ .
 ( Theo chân Bác- Tố Hữu )
* Bài 2 :
Bài cây tre Việt Nam . Thép Mới viết 
“ Cối xay tre nặng nề quay , nghìn đời nay xay nắm thóc ” 
Phân tích cách dùng dấu phẩy trong câu trên ?
 4. Củng cố - Dặn dò :
 - GV khái quát bài học 
 - HS về nhà học bài theo vở ghi .
=============================================================
Soạn :20/10/09
Giảng : 
Tiết 10 : 
CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VỀ DẤU CÂU
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
- Giúp HS nắm được các lỗi thường gặp khi sử dụng dấu câu để tạo lập văn bản .
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu câu khi tạo lập văn bản .
- Giáo dục cho HS ý thức sử dụng dấu câu chính xác .
B. PHƯƠNG TIỆN :
- GV : Sgk , sgv , stk , giáo án .
- HS : Vở ghi .
C. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC :
1. Tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : 
 Nêu công dụng của dấu chấm lửng , dấu chấm phẩy , dấu phẩy ?
3. Bài mới :
* Hoạt động 1 :
- Khi viết văn bản em thường hay mắc các lỗi nào về dấu câu ? Vì sao ?
* Hoạt động 2 :
HS chép bài tập .
GV ? Điền dấu thích hợp vào dấu ngoặc đơn ?
Viết đoạn văn tả cảnh trường em , trong đó sử dụng các dấu đã học .
I. Các lỗi thường gặp về dấu câu :
- Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc ( dấu chấm )
- Dùng dấu chấm câu khi câu chưa kết thúc .
- Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ của câu khi cần thiết . ( dấu phẩy , dấu ngoặc đơn , ngoặc kép , chấm phẩy , gạch ngang ).
- Lẫn lộn công dụng của các dấu câu .
II. Luyện tập :
* Bài 1 :
a. Nguyễn Công Hoan đã có dịp đụng chạm hoặc làm quen với những hạng người đủ các tầng lớp khác trong nhà giáo (,) công chức (;) quan lại (,) địa chủ (,) tư sản (;) nông dân (,) dân nghèo thành phố ()
b. Thế mà () sáng sớm ngày bốn tháng chín (-) buổi sáng ác độc làm sao (!)(-) Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam truyền đi bản bản “ thông cáo đặc biệt ” 
c. Nhưng cả làng Vũ Đại (,) ai cũng tự nhủ (:) “ chắc nó trừ mình ra ” (.) cụ mà chết đi rồi (,) “ chúng nó ” lại không cho ăn bùn (.)
d. Cho đến ngày mùng hai tháng chín năm nay () Cây cối (,) xe cộ (,) nhà máy (,) ruộng đồng () Tất cả như quay cuồng đảo lộn .
* Bài 2 : 
4. Củng cố - Dặn dò : 
 - Ôn lại các dấu câu đã học .
Soạn :
Giảng : 
Tiết 11 :
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
- Củng cố , khắc sâu kiến thức về dấu câu và công dụng của dấu câu cho hs .
- Rèn kĩ năng phát hiện , sử dụng , phân tích ý nghĩa biểu đạt của việc sử dụng dấu câu trong văn bản nghệ thuật .
- Giáo dục cho hs ý thức sử dụng chính xác các loại dấu câu khi tạo lập văn bản viết .
B. PHƯƠNG TIỆN :
- GV : sgk , sgv , stk , Giáo án .
- HS : Vở ghi .
C. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC :
1. Tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : Không
3. Bài mới :
* Hoạt động 1 :
- Trong hệ thống dấu câu của tiếng Việt , có mấy loại dấu câu ?
- Các em đã được học những dấu dùng để chấm câu ?
- Nêu công dụng của các dấu vừa nêu ?
* Hoạt động 2 :
- GV cho hs chép bài tập vào vở .
Đọc đoạn văn sau và cho biết , tại sao tác giả lại dùng dấu chấm lửng trong câu ?
Nếu không dùng dấu chấm lửng thì có dấu tương đương nào để thay ? Cách diễn đạt nào hay hơn ?
I. Ôn tập lý thuyết :
1. Ôn tập về dấu chấm câu :
Dấu chấm .
Dấu chấm hỏi .
Dấu chấm than .
Dấu chấm lửng .
2. Luyện tập :
* Bài 1 : Trong những câu sau , câu nào đặt dấu câu đúng ?
- Mẹ đi chợ về ạ ? . (!)
- Mẹ đi chợ rồi à ! . (?)
- Hôm nay , tôi xem một bộ phim rất hay .
- Sáng nay , ở nhà tôi nấu cơm , giặt quần áo
* Bài 2 : 
Tôi giật sững người . Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt vào tay mẹ . Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện , sau đó là đến xấu hổ . Dưới mắt em gái tôi , tôi hoàn hảo đến thế kia ư ? Tôi nhìn thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh : “ Anh trai tôi ” .Vậy mà dưới mắt tôi thì
- Con đã nhận ra con chưa ? - Mẹ vẫn hồi hộp .
4. Củng cố - dặn dò :
 - Về nhà ôn tập các dấu dùng để chấm câu .
Soạn :
Giảng :
Tiết 12 :
 LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
- Giúp hs khắc sâu kiến thức về dấu ngắt câu .
- Rèn kĩ năng sử dụng dấu câu chính xác .
- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn ngữ văn .
B. PHƯƠNG TIỆN :
- GV : stk , giáo án .
- HS : Vở ghi .
C. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
* Hoạt động 1 :
- Các dấu nào trong tiếng Việt dùng để ngắt câu ?
- Hãy nêu công dụng của các dấu trên ?
* Hoạt động 2 :
Hs chép bài tập vào vở ghi .
I. Lý thuyết :
* Các dấu dùng để ngắt câu :
- Dấu phẩy .
- Dấu chấm phẩy .
- Dấu hai chấm . - Dấu ngoặc đơn .
- Dấu gạch ngang . - Dấu ngoặc kép .
II. Luyện tập :
* Bài 1 : Điền các dấu thích hợp vào dấu ngoặc đơn trong đoạn văn sau :
 Nhân buổi ế hàng (.) năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau (.) thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con Voi nó thế nào (,) chợt nghe người ta nói có Voi đi qua (,) năm người chung nhau tiền biếu người quản voi , xin cho voi đứng lại để cùng xem (.) Thầy thì sờ vòi (,) thầy thì sờ ngà (,) thầy thì sờ tai (,) thầy thì sờ chân (,) thầy thì sờ đuôi .
* Bài 2 : Phân tích tác dụng của dấu câu trong câu sau :
 “ Đất nước đẹp vô cùng . Nhưng bác phải ra đi ”.
Nhà thơ sử dụng cách chấm câu đột ngột giữa dòng thơ tạo nên một cách ngắt câu đặc biệt . Đó là cách chấm câu có tính chất tu từ mà việc sử dụng nhằm mục đích biểu hiện một tình cảm sâu lắng , thiết tha ,một tâm trạng quyến luyến , một niềm tiếc nuối của Bác khi đứng trên boong tàu rời quê hương ra đi tìm đường cứu nước , đồng thời cũng diễn tả sự xúc động sâu xa của tác giả trước giờ khắc trọng đại đó trong cuộc đời cách mạng của Bác . 
* Bài 3 : phân tích ý nghĩa tu từ của dấu câu trong VD sau :
Một hồi kèn rúc .
Từ các ngọn núi của trợ chiến , tiếng súng chờ đợi gần một ngày trời bắt đầu nổ . Một trận đấu hoả lực , một trận đấu Móc-chi-ê bắt đầu bằngtoàn các thứ đạn của địch chiếm được buổi sáng .
 4. Củng cố - Dặn dò :
 - GV khái quát lại bài .
 - Về nhà ôn tập lại công dụng của các dấu câu . 

Tài liệu đính kèm:

  • docMON.doc