Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 6: Từ mượn - Năm học 2009-2010

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 6: Từ mượn - Năm học 2009-2010

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Qua bài GV giúp HS :

 - Hiểu rõ thế nào là từ mượn ?

 - Các hình thức mượn từ.

 - Tích hợp với phần Văn ở truyền thuyết Thánh Gióng.

 - Luyện kĩ năng sử dụng từ mượn khi nói, viết.

B. CHUẨN BỊ

- GV: Soạn, nghiên cứu giáo án, bảng phụ

- HS : Làm bài tập, đọc trước bài.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

I. ổn định tổ chức ( 1)

II. Kiểm tra bài cũ ( 4)

 1. Từ là gì ? Từ được phân loại như thế nào ?

 III. Bài mới ( 35)

 * GV giới thiệu bài: Do quá trình tiếp xúc, giao lưu giữa các quốc gia về chính trị, kinh tế, văn hoá và do nhu cầu của từng ngôn ngữ, trên thế giới không một ngôn ngữ nào không vay mượn từ của một ngôn ngữ khác.

 Vậy từ mượn là gì? Cách dùng từ mượn như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài từ

doc 4 trang Người đăng vanady Lượt xem 4400Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 6: Từ mượn - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6
Từ mượn
a. Mục tiêu bài học
 Qua bài GV giúp HS :
 - Hiểu rõ thế nào là từ mượn ?
 - Các hình thức mượn từ.
 - Tích hợp với phần Văn ở truyền thuyết Thánh Gióng.
 - Luyện kĩ năng sử dụng từ mượn khi nói, viết.
b. Chuẩn bị
GV: Soạn, nghiên cứu giáo án, bảng phụ
HS : Làm bài tập, đọc trước bài.
c. các hoạt động dạy – học
I. ổn định tổ chức ( 1’)
II. Kiểm tra bài cũ ( 4’)
 1. Từ là gì ? Từ được phân loại như thế nào ?
 III. Bài mới ( 35’)
 * GV giới thiệu bài: Do quá trình tiếp xúc, giao lưu giữa các quốc gia về chính trị, kinh tế, văn hoá và do nhu cầu của từng ngôn ngữ, trên thế giới không một ngôn ngữ nào không vay mượn từ của một ngôn ngữ khác.
	Vậy từ mượn là gì? Cách dùng từ mượn như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài từ mượn.
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 GV ghi VD vào bảng phụ :
 a. Bộ phim thu hút nhiều người xem.
 b. Tôi là khán giả yêu thích bộ phim.
 HS đọc VD.
 ? Trong 2 VD từ nào cùng chỉ một nội dung
 ? Hai từ khác nhau ở điểm nào
 HS so sánh -> trả lời.
 ? Từ nào không phải từ thuần Việt
 HS xác định.
 ? Hãy giải thích nghĩa của từ “ tráng sĩ” và từ “ trượng”
 HS giải nghĩa từ dựa vào vào chú thích trong SGK.
 ? Theo em,các từ được chú thích có nguồn gốc từ đâu ? Nước nào
 HS xác định -> trả lời.
 GV ghi các từ ở VD trong SGK vào bảng phụ.
 HS đọc VD.
 ? Trong số các từ đã ghi từ nào là từ mượn tiếng Hán ? Từ nào mượn ngôn ngữ khác
 HS xác định .
 ? Em có nhận xét gì về cách viết các từ gốc nước ngoài ? Tại sao lại có cách viết khác nhau như vậy
 HS nêu nhận xét.
 ? Qua phân tích các VD,em hiểu thế nào là từ thuần Việt
 ? Thế nào là từ mượn
 HS nêu cách hiểu.
 GV chốt.
 ? Hai loại từ này khác nhau ở điểm nào
 HS so sánh.
 ? Nguồn gốc từ mượn chủ yếu ở nước nào
 ? Tại sao lại mượn nhiều từ tiếng Hán
 HS thảo luận -> trả lời.
GV: VN và TQ gần nhau về địa lí -> có sự giao lưu văn hóa . VN chịu ách đô hộ hơn 1000 năm Bắc thuộc -> bị ảnh hưởng.
 ? Ngoài ra tiếng Việt còn mượn tiếng nước nào
 ? Các từ ấn - Âu có mấy cách viết
 HS nêu các cách viết.
 GV chuẩn xác.
 ? Bài học này cần ghi nhớ những đơn vị kiến thức cơ bản nào
 HS nêu.
 GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK.
GV đưa VD đối chứng trên bảng phụ.
 HS đọc VD.
? Theo em, trong các ví dụ trường hợp nào cần dùng từ mượn, trường hợp nào không? Vì sao?
 GV yêu cầu HS so sánh từ “ phu nhân” dùng trong 2 trường hợp.
 HS so sánh
GV :Y/C học sinh đọc đoạn văn của Hồ Chí Minh trong sgk tr25
 ? Qua lời Bác, em thấy mặt tích cực của việc mượn từ là gì
 ? Mặt tiêu cực của việc lạm dụng từ mượn là gì
 HS nêu nhận xét.
 ? Khi mượn từ cần có yêu cầu gì ? Tuân theo nguyên tắc nào
 HS đọc ghi nhớ trong SGK.
 HS nêu yêu cầu bài 1.
 GV yêu cầu HS ghi lại các từ mượn và cho biết các từ ấy mượn của tiếng nước nào.
 HS làm bài.
 HS nêu yêu cầu bài 2.
 GV yêu cầu HS xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành từ Hán Việt.
 GV làm mẫu.
 HS làm các VD tương tự.
HS nêu yêu cầu bài 3.
 ? Hãy kể ra một số từ mượn
 GV yêu cầu 3 nhóm HS làm 3 phần a,b,c.
 Nhóm 1 : từ mượn chỉ đơn vị đo lường.
 Nhóm2 : từ mượn chỉ bộ phận xe đạp.
 Nhóm 3 : từ mượn chỉ tên đồ vật.
 HS đọc các VD a,b,c -> Xác định.
 ? Những từ nào trong cặp là từ mượn
 ? Dùng chúng trong trường hợp nào
 HS làm bài.
GV: Đưa bài tập bổ sung trên bảng phụ
? Trường hợp nào sau đây cần dùng từ mượn? Vì sao?
a. Ông ấy bị bệnh thổ huyết.
b. Ông ấy bị bệnh nôn ra máu.
c. Chủ nhật này con đưa nhà con về thăm bố me.
d. . Chủ nhật này con đưa phu nhân con về thăm bố me.
I. Từ thuần Việt và từ mượn ( 13’)
1. Ví dụ 
2. Nhận xét
 - Người xem -> từ thuần Việt
 - Khán giả -> từ mượn
 - Tráng sĩ:
 + Tráng: khỏe mạnh, to lớn.
 + Sĩ : người có trí thức
=> Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng chí khí mạnh mẽ.
 - Trượng: đơn vị đo bằng 10 thước TQ cổ (=) 3,33m.
-> Mượn tiếng TQ cổ.
- Từ gốc Hán: sứ giả, giang sơn, buồm,
gan, điện, bơm.
- Từ gốc nước ngoài khác : 
+ Xà phòng ( Pháp)
+ Mít tinh, ga, Xô Viết ( Nga)
=> Viết như từ thuần Việt ( Việt hóa cao)
+ Ra-đi-ô, In-ter-net
=> Dùng dấu gạch ngang ( chưa được Việt hóa).
3. Ghi nhớ 
- Từ thuần Việt: do nhân dân ta tự sáng tạo.
- Từ mượn: vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng mà tiếng Việt chưa có từ biểu thị.
- Nguồn gốc từ mượn: chủ yếu mượn tiếng Hán ( Từ Hán Việt).
- Ngoài ra TV còn mượn tiếng Anh, Pháp , Nga
- Từ mượn được Việt hóa cao viết như từ thuần Việt.
- Từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn : dùng gạch nối giữa các tiếng.
II. Nguyên tắc mượn từ ( 10’)
1. Ví dụ :
 a. Thủ tướng Phan Văn Khải cùng phu nhân đến thăm đất nước TQ.
 b. Anh nông dân cùng phu nhân đi làm 
c. Cô tôi đi dự Đại hội đàn bà toàn quốc.
d. Cô tôi đi dự đại hội phụ nữ toàn quốc.
đồng.
2. Nhận xét
 a. Mượn từ hợp lí.
 b. Mượn từ không hợp lí ( sai).
-> Khi cần phải mượn từ, mượn từ phải hợp lí.
3. Ghi nhớ 
- Mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt.
- Không nên mượn từ nước ngoài một cách tùy tiện.
III. Luyện tập ( 13’)
Bài tập 1
a. Vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ.
=> Mượn tiếng Hán.
b. Gia nhân
 => Mượn tiếng Hán.
c. Pốp, Mai – cơn Giắc – xơn, In-ter-net
=> Tiếng Anh.
Bài tập 2
a.- Khán giả
+ Khán: xem.
+ giả : người
=> Người xem.
- Thính giả: người nghe.
- Độc giả : người đọc
b. Yếu điểm
 + Yếu : quan trọng
 + Điểm : chỗ
 => Điểm quan trọng
- Yếu lược : tóm tắt những điều quan trọng.
- Yếu nhân : người quan trọng.
Bài tập 3
a. Met, ki-lô-met, ki-lô-gam, xăng-ti-met,
 đề- ca-gam, lit.
b. Ghi-đông, gác-đờ-bu, pê-đan, xich, lip.
c. Ra-đi-ô, vi-ô-lông, sa lông, bình tông.
Bài tập 4
- Từ mượn: phôn, fan, nốc ao 
=> Dùng khi giao tiếp với bạn bè, viết tin, đăng báo.
=> Không nên dùng trong văn bản có tính nghiêm túc.
* BTMR:
+ Trường hợp a cần dùng từ mượn để tránh cảm giác kinh sợ.
+ Trường hợp b không cần dùng từ mượn vì cần thể hiện sự gần gũi thân mật.
 IV. Củng cố ( 3’)
 1. Thế nào là từ mượn ? Nêu nguyên tắc mượn từ ?
 2. Lí do quan trọng nhất của việc mượn từ trong tiếng Việt ?
 A. Tiếng Việt chưa có từ biểu thị,hoặc biểu thị không chính xác.
 B. Do có một thời gian dài bị nước ngoài đô hộ,áp bức.
 C. Tiếng Việt cần có sự vay mượn để đổi mới và phát triển.
 D. Nhằm làm phong phú vốn từ tiếng Việt.
 3. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì ?
 A. Tiếng Hán. B. Tiếng Pháp 
 C. Tiếng Anh D. Tiếng Nga
 V. Hướng dẫn về nhà ( 2’)
 - Nắm chắc từ mượn,nguyên tắc mượn từ.
 - Hoàn thành bài tập.Làm bài tập 5,6 trong SBT
 - Đọc trước : Tìm hiểu chung về văn tự sự.
 ---------------------------- ******************* ----------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 6.doc