Giáo án Ngữ văn 6 tiết 58: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng

Giáo án Ngữ văn 6 tiết 58: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng

Tuần:15

Tiết: 58

LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG

A.Kiểm tra bài cũ:

Câu 1 :Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

Chỉ từ là những từ dùng để .sự vật,nhằm .vị trí của sự vật trong. .hoặc thời gian.

Câu 2:Chỉ từ có thể đảm nhiệm các chức vụ nào trong câu?

A.Làm phụ ngữ trong cụm danh từ.

B.Làm chủ ngữ trong câu.

C.Làm trạng ngữ trong câu.

D.Cả A,B,C đều đúng.

B.Bài mới :

 I.Mục tiêu cần đạt :

 Giúp học sinh:

 -Tự giải qyuết một số đề bài tự sự-tưởng tượng sáng tạo.

 -Tự làm được dàn bài cho đề bài tưởng tượng.

 II.Phương pháp :

 Vấn đáp,thảo luận nhóm,diễn giảng.

 III.Các hoạt động chủ yếu:

 1.Giới thiệu bài mới :

Trong tiết trước,các em đã tìm hiểu đặc điểm và cách thức kể chuyện tưởng tượng.Đó là những truyện do ngưòi kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình,không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế,nhưng có một ý nghĩa nào đó.Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết vận dụng cách kể chuyện tưởng tượng vào thực hành luyện tập với:

 

doc 3 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tiết 58: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:15 
Tiết: 58 
LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
A.Kiểm tra bài cũ:
Câu 1 :Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:
Chỉ từ là những từ dùng để..sự vật,nhằm..vị trí của sự vật trong...hoặc thời gian. 
Câu 2:Chỉ từ có thể đảm nhiệm các chức vụ nào trong câu?
A.Làm phụ ngữ trong cụm danh từ.
B.Làm chủ ngữ trong câu.
C.Làm trạng ngữ trong câu.
D.Cả A,B,C đều đúng.
B.Bài mới :
 I.Mục tiêu cần đạt :
 Giúp học sinh:
 -Tự giải qyuết một số đề bài tự sự-tưởng tượng sáng tạo.
 -Tự làm được dàn bài cho đề bài tưởng tượng.
 II.Phương pháp :
 Vấn đáp,thảo luận nhóm,diễn giảng.
 III.Các hoạt động chủ yếu:
 1.Giới thiệu bài mới : 
Trong tiết trước,các em đã tìm hiểu đặc điểm và cách thức kể chuyện tưởng tượng.Đó là những truyện do ngưòi kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình,không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế,nhưng có một ý nghĩa nào đó.Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết vận dụng cách kể chuyện tưởng tượng vào thực hành luyện tập với:
Bài 13-tiết :58 LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
 2.Tiến trình bài giảng 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ 1:Thực hiện đề bài luyện tập.
+Gọi học sinh đọc đề bài luyện tập(SGK/139)
+Em hãy nhắc lại quá trình làm một đề văn tự sự.
+Theo em,những từ ngữ nào trong đề là những từ ngữ quan trọng.
+Dựa vào những từ ngữ quan trọng đó,em hãy cho biết đề yêu cầu làm nổi bật điều gì?
+Nếu lấy thời điểm lúc này làm hiện tại,với yêu cầu của đề bài như vậy thì việc kể lại của em có thực hay không?
+Vậy đề bài này thuộc kiểu bài nào?
+Theo em,tưởng tượng ở đây có phải là bịa đặt tùy tiện không?
 +Đối với đề bài này,em sẽ chọn ngôi kể nào?
+Gọi học sinh đọc phần :Gơị ý tìm hiểu đề và lập ý.
+Hai gợi ý đầu, chúng ta đã tìm hiểu trong phần tìm hiểu đề.Đối với các gợi ý còn lại, m hãy xác định xem gợi ý nào liên quan đến các phần: Mở bài, thân bài, kết baì?
+Gợi ý 3:Là tiền dề của câu chuyện tưởng tượng vì em kể theo tư cách mà mười năm sau em sẽ có.
+Gợi ý 4:Mở bài.
+Gợi ý 5,6,7:Thân bài
+Gợi ý 8:Kết bài.
*Cho học sinh lần lượt phát biểu,tập nói theo từng muc,kích thích trí tưởng tượng khác nhau,miễn là có lí và biết diễn đạt.Gv uốn nắn những biểu hiện không đúng để trí tưởng tượng của các em dược khởi động.
HĐ 2:Hướng dẫn cách làm bài cho các đề trong SGK(Tìm ý và lập dàn ý).
+Chọn đề a/140 để hướng dẫn học sinh tìm ý và lập dàn bài.
+Gọi học sinh đọc đề a/140.
+Lời văn của đề a nêu ra những yêu cầu gì?
+Những từ ngữ nào trong đề cho em biết điều đó?
*Lưu ý:Khi xây dựng một câu chuyện mà trong đó nhân vật là con vật(đồ vật) thì em nên sử dụng cách kể là:Các đồ vật,(con vật)cũng có tâm tư,tình cảm ,nguyện vọng như con người,nhưng phải phù hợp với đặc điểm của nó,phát biểu theo vị trí ,quan hệ của nó đối với con người. 
+Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm:
+Tìm ý và lập dàn bài cho đề a.
+Thời gian:5Phút
+Đưa hệ thống câu hỏi để hs lập dàn ý.
Gợi ý:-Đồ vật(con vật) giới thiệu gì về mình?
-Tình cảm ban đầu giữa vật và người chủ ra sao?
-Vì sao nó trở thành vật sở hữu của chủ?
-Giữa họ có những kỉ niệm nào đáng nhớ?
-Tình cảm của họ lúc sau như thế nào?
-Đồ vật(con vật)có những suy nghĩ và cảm xúc nào?...
+Gọi học sinh trình bày kết qủa.
+Hướng dẫn học sinh nhận xét,bổ sung.
*Hướng dẫn học sinh về nhà tìm ý và lập dàn ý cho đề b,c(SGK/140).
I.Đề bài luyện tập:
Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học.Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
1/Tìm hiểu đề
+Chủ đề:Những thay đổi của ngôi trường sau mười năm nữa.
+Kiểu bài:Kể chuyện tưởng tượng.
+Ngôi kể :thứ nhất
2.Lập ý:
-Mười năm nữa em bao nhiêu tuổi,làm gì?
-Về thăm trường vào dịp nào?
--Quang cảnh ngôi trường này sau mười năm nữa sẽ như thế nào.
-Thầy cô giáo có gì thay đổi?
-Bạn bè cũ giờ như thế nào?
-Em suy nghĩ gì khi chia tay với trường?
II.Đề bài bổ sung:
a.
Mượn lời một đồ vật hay con vật gần gũi với em để kể chuyện tình cảm của em và đồ vật hay con vật đó.
 +Yêu cầu:Mượn lời đồ vật(con vật) để nói lên mối quan hệ,tình cảm của nó đối với con người
3/Củng cố:
Câu 1 :Ý kiến sau là đúng hay sai?
“Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật,có ý nghĩa rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.”
 A. Đúng B.Sai 
Câu 2:Bố cục của bài văn kể chuyện tưởng tượng gồm mấy phần?
A.Một phần. C.Ba phần
B.Hai phần. D.Bốn phần
Câu 3:Bức tranh này minh họa cho câu truyện nào? 
4/HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
1/Học bài:
-Ôn lại khái niệm kể chuyện tưởng tượng,quá trình viết bài kể chuyện tưởng tượng.
Tìm ý và lập dàn ý cho các đề bổ sung(SGK/139)
-Soạn bài : “Con hổ có nghĩa” 
.Đọc văn bản 
.Thế nào là truyện trung đại?
.Tìm bố cục văn bản.
.Tại sao tên truyện là “ Con hổ có nghĩa” mà không phải là “ Con người có nghĩa” .

Tài liệu đính kèm:

  • docLuyen tap ke chuyen tuong tuong.doc