Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 51 - Mai Anh Hoa - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 51 - Mai Anh Hoa - Năm học 2006-2007

A. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức.

- Hiểu được thế nào là truyện cười.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật gây cười trong 2 truyện Treo biển và Lợn cưới áo mới.

2.Kĩ năng.

- Kể lại được các truyện cười này.

3.Thái độ.

B. Chuẩn bị.

- Giáo viên:

+ Nghiên cứu tài liệu- soạn bài.

-Học sinh:

+ Soạn theo câu hỏỉ sách giáo khoa và hớng dẫn của giáo viên.

*Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ.

? Bài học sâu sắc nhất qua truyện: Chân, tay, tai, mắt, miệng là gì?

C.Tổ chức các hoạt động.

* Hoạt động 2: KHỞI ĐỘNG

Tiếng cười là 1 bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống con người. Tiếng cười được thể hiện trong các truyện cười đặc sắc của văn hóa dân gian Việt Nam. Đó là thể loại truyện kể về những hiện tượng, những loại người đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cuời mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật sấu trong xã hội.

 

doc 6 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 745Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 51 - Mai Anh Hoa - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:29/11/2006 
Ngày dạy:30/11/2006 Treo biển, lợn cưới áo mới
 (Truyện cười)
 Tiết 51: Đọc - Hiểu văn bản.
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức.
- Hiểu được thế nào là truyện cười.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật gây cười trong 2 truyện Treo biển và Lợn cưới áo mới.
2.Kĩ năng.
- Kể lại được các truyện cười này.
3.Thái độ.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: 
+ Nghiên cứu tài liệu- soạn bài.
-Học sinh:
+ Soạn theo câu hỏỉ sách giáo khoa và hớng dẫn của giáo viên.
*Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
? Bài học sâu sắc nhất qua truyện: Chân, tay, tai, mắt, miệng là gì?
C.Tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 2: Khởi động
Tiếng cười là 1 bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống con người. Tiếng cười được thể hiện trong các truyện cười đặc sắc của văn hóa dân gian Việt Nam. Đó là thể loại truyện kể về những hiện tượng, những loại người đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cuời mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật sấu trong xã hội.
* Hoạt động 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của H/S
Nội dung cần đạt
- Đọc chú thích dấu sao.
? Em hiểu như thế nào về truyện cười.
- Yêu cầu đọc: Giọng hài hước kín đáo.
- GV đọc mẫu.
- Gọi học sinh đọc, nhận xét.
- Gọi học sinh đọc chú thích.
? Nhà hàng treo biển để làm gì?
? Nội dung của tấm biển treo có mấy yếu tố? Vai trò của từng yếu tố.
- Giáo viên: Yếu tố 3, 4 giữ vai trò bổ ngữ cho vị ngữ bán. Bốn yếu tố trên hội đủ những yếu tố cần thiết cho 1 tấm biển quảng cáo bằng ngôn ngữ
? Có mấy người góp ý kiến về cái biển đề ở nhà hàng bán cá.
? Khi góp ý những người khách có cử chỉ, ngôn ngữ như thế nào?
? Nội dung của 4 ý kiến khác nhau nhưng tựu trung lại họ đều nhận xét về vấn đề gì? Cách lập luận của họ? Nhà hàng đã có cách ứng xử như thế nào?
? Theo em các ý kiến nhận xét trên có chỗ nào không hợp lý?
? Nếu đặt mình vào vai trò nhà hàng em sẽ giải quyết ra sao?
? Đọc truyện này em thấy chi tiết nào làm em cười? Khi nào cái cười được bộc lộ ra rõ nhất? Vì sao?
- Chủ nhân tấm biển không ý thức được việc làm của mình. Anh ta không tự chủ khi tiếp thu ý kiến người khác. Từ đấu đến cuối anh chỉ hành động theo những nhận xét vu vơ, không hề hiểu biết giá trị ý nghĩa của việc treo biển cũng như việc điều chỉnh các yếu tố cần thông báo trong đó.
- Giáo viên khái quát bài. Sức hấo dẫn của truyện là ở chỗ nào?
? Nêu ý nghĩa của truyện.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- Hướng dẫn giải quyết theo SGK.
-Đọc
-Giải thích
-Đọc
-Phát hiện
-Nhận xét
-Nghe
-Phát hiện
-Nhận xét
-Phát hiện
-Giải thích
-Giải thích
-Hình dung
-Nhận xét
-Nghe
-Khái quát
-Đọc ghi nhớ
-Làm độc lập
I. Giới thiệu thể loại.
- Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra cái cười.
- Hiện tượng đáng cười là hiện tượng có tính chất ngược đời, lố bịch, trái tự nhiên, thể hiện ở hành vi, cử chỉ, lời nói của người nào...
II. Đọc- Tiếp xúc văn bản.
*Đọc - Kể
III. Đọc- Hiểu văn bản.
1. Câu chuyện.
- Mục đích: Giới thiệu, quảng cáo sản phẩm nhằm mục đích bán được nhiều hàng. Nội dung biển quảng cáo không những cần và đủ các ý tứ cần thiết mà hình thức lại phải đẹp và hấp dẫn khách mua.
- Nội dung tấm biển treo chứa đựng thông tin về 4 yếu tố.
- Trạng ngữ: ở đây, địa điểm bán hàng.
- Vị ngữ: Có bán chỉ hoạt động kinh doanh của nhà hàng.
- Danh từ: Cá sự vật được bán của nhà hàng.
- Tính từ: Tươi chất lượng hàng.
- Có 4 vị khách góp ý về tấm biển ở của hàng bán cá.
- Những người khách có cử chỉ cười, bảo, nói.
- Đòi bỏ bổ ngữ 2 tính từ Tươi.
- Đòi bỏ trạng ngữ chỉ địa điểm: ở đây.
- Bỏ cả vị ngữ chỉ công việc: Có bán.
- Đòi bỏ nốt từ cá: Sản phẩm bán.
- Nhận xét về sự thừa của các yếu tố trong nội dung biển.
- Lập luận của họ đanh thép, tư tin, nói với giọng chất vấn, chê bai.
- Nhà hàng răm rắp nghe theo không có lập trường.
- Họ không nghĩ tới mối quan hệ gắn bó giữa các yếu tố trong tấm biển, họ chỉ quan tấm tới 1 phần của biển, cái mà họ cho là quan trọng mà không thấy ý nghĩa tầm quan trọng của các thành phần khác.
- Bốn ý kiến đều mang tính chất chủ quan cá nhân, ngụy biện (bỏ từ tươi - làm mất sự khẳng định chất lượng cao của sản phẩm, bỏ ở đây nội dung biển có phần tối nghĩa, bỏ vị ngữ có bán - nội dung biển cụt lủn.
- Lắng nghe 4 ý kiến, cám ơn họ đã góp ý cho cửa hàng, nhưng sẽ suy nghĩ cẩn thận và để y nguyên biển ban đầu.
- Cách góp ý "Bới bèo ra bọ" của 4 ông khách rỗi hơi, lắm điều.
- Cách tiếp thu như cái máy của nhà hàng.
- Cái đáng cười bộc lộ rõ nhất: Nhà hàng cất nốt cái biển.
2. Tổng kết.
* Nghệ thuật: Tạo ra những chi tiết trái với tự nhiên.
- Dẫn dắt truyện khéo, kịch tính phát triển từng bước.
* ý nghĩa.
IV. Luyện tập.
- Tiếp thu ý kiến có chọn lọc.
- Quảng cáo ngắn gọn, chính xác.
Lợn cưới áo mới
Hướng dẫn đọc thêm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của H/S
Nội dung cần đạt
- Yêu cầu nhấn mạnh giọng nói của 2 chàng.
- GV đọc mẫu.
- Gọi học sinh đọc - nhận xét.
- Đọc thêm chú thích.
- Gọi học sinh kể - nhận xét.
? Em hiểu như thế nào về tính khoe của?
- GV: Truyện có 2 nhân vật. Họ chỉ gặp gỡ nhau trong phút chốc. Mỗi người chỉ nói có một câu. Vậy mà tạo nên câu truyện thật húng thú.
? Anh đi tìm lợn khoe của trong tính huống như thế nào?
? Lẽ ra anh phải hỏi người ta ra sao? 
? Trong câu hỏi của anh ta có từ nào thừa? Tại sao?
? Mục đích câu hỏi của anh tìm lợn? Mục đích nào là quan trọng.
- Từ "cưới" hoàn toàn lạc lõng trong câu hỏi tìm lợn nhưng lại nổi bật nên được chú ý hơn
- GV khái quát chuyển ý.
? Anh có áo mới được giới thiệu như thế nào? 
- Giới thiệu hóng: Chờ đợi, ngóng trông vể sốt ruột.
? Tâm trạng khi hóng của anh ta.
? Điệu bộ cuả anh ta khi trả lời có phù hợp không? Hãy phân tích yếu tố thừa trong câu trả lời của anh ta.
- Yếu tố thừa trong câu trả lời.
? Tại sao anh ta lại có cử chỉ và câu trả lời như vậy.
? Đọc truyện em thấy yếu tố nào gây cười cho em.
? Nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- GV khái quát lại truyện cười.
- Học sinh đọc.
- Học sinh nhận xét bạn.
-Giải thích
I. Đọc và kể.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Câu truyện.
- Phô trương cho người ta thấy hay người ta nghe những gì mình có để em cho mọi người biết mình có của, mình giầu hơn người khác. 
- Nhà có việc lớn làm đám cưới.
- Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không.
- bác có thấy con lợn trắng (đen) chạy qua đây không. 
- Chữ "cưới" là thừa đối với người được hỏi ( người được hỏi không cần biết con lợn được dùng vào việc gì).
- Cần cho anh ta để khoe con lợn cưới của mình. 
- Mục đích: Tìm lợn.
- Khoe của: Mục đích chính.
- Mặc áo mới rồi đứng hóng ở của.
- Chờ đợi, sốt ruột từ háo hức, sung sướng đến tức lắm.
- Hỏi về con lợn, hướng con lợn chạy anh lại "liền giơ ngay vạt áo ra" hành động này thật lố bịch, vô duyên.
- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này.
- Qúa sốt ruột, mình khoe áo mới.
- Hành động, ngôn ngữ của từng nhân vật thích khoe của, tất cả đều quá đáng, lố bịch.
- Tác giả dân gian đã tạo được cuộc ganh đua trong việc khoe của ở các nhân vật.
2. Tổng kết.
a. Nghệ thuật: Tạo tình huống gây cười đặc sắc, xây dựng 2 nhân vật chứa đựng nhiều cái trái tự nhiên.
- Dẫn dắt truyện khéo, đầy kịch tính, kết thúc bất ngờ.
b. Nội dung ý nghĩa.
- Ghi nhớ: SGK.
*Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
- Kể tóm tắt lại truyện? ý nghĩa?
- Ôn tập truyện dân gian.
- Bài tập về nhà 1, 2 SGK/45.46.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 6 - Tiet 51.doc