Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 5 đến 12 - Nguyễn Thị Loan

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 5 đến 12 - Nguyễn Thị Loan

Tiết 11: SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ (Bài 1)

A. MỤC TIÊU:

Giúp học sinh nắm được thế nào là sự việc? Thế nào là nhân vật trong văn tự sự. Hai loại nhân vật chủ yếu: nhân vật chính và nhân vật phụ.

quan hệ giữa sự việc và nhân vật.

Hiểu được ý nghĩa của sự việc và nhân vật trong tự sự: sự việc có quan hệ với nhau và với nhân vật, với chủ đề tác phẩm tự sự, sự việc luôn gắn với thời gian, địa điểm, nhân vật, diễn biến, nguyên nhân kết quả. Nhân vật vừa là người làm ra sự việc, hanhf động, vừa là người được nói tới

Nhận diện, phân loại nhân vật, tìm hiểu, sâu chuổi các sự việc, chi tiết trong truyện.

B. PHƯƠNG PHÁP: - Thực hành, nêu vấn đề, phát vấn ;

 - Phân tích, tổng hợp.

C. CHUẨN BỊ: - Thầy: Giáo án, đồ dùng. Nội dung kiến thức liên quan đến bài dạy

 - Trò: Bài soạn

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ôn định: (1p)

2. Bài cũ : (5p) Nêu ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự.

3. Bài mới: (39p)

 1. Dẫn vào bài: ở bài trước ta thấy rỏ, trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng phải có việc, có người. Đó là sự việc và nhân vật. Hai đặc Điểm cốt lỏi của tác phẩm tự sự.

Nhưng vai trò, tính chất, đặc điểm của nhân vật và sự việc trong tác phẩm tự sự như thế nào? làm thế nào để nhận ra? Làm thế nào để xây dựng nó cho hay, cho sóng động trong bài viết của mình thì bài học hôm nay cô và các em đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó.

 

doc 15 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 680Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 5 đến 12 - Nguyễn Thị Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 09
Ngày giảng: / / 09
Tiết 5: Thánh gióng
	(Truyền thuyết)	
A. Mục tiêu: Giúp học sinh: 
1. Nắm được nắm được nội dung, ý nghĩa. Và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện “Thánh Gióng”.
2 .Rèn luyện cho HS: Kỉ năng đọc, phân tích, kể diễn cảm truyện dân gian
3. Giáo dục cho Hs lòng tự hào về các anh hùng dân tộc; Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.
B. Phương pháp: 	- Đọc sáng tạo, nêu vấn đề, phát vấn ;
	- Phân tích, tổng hợp. 	
C. Chuẩn bị: 	- Thầy: Giáo án, đồ dùng. 
	 	- Trò: Bài soạn 	 
D. Tiến trình lên lớp: 
I. Ôn định: (1p) 
II. Bài cũ : (5p) Kể lại truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giày”. Qua truyền thuyết ấy nhân dân ta ước mơ điều gì?
III. Bài mới: (39p)
	1. Dẫn vào bài: Truyền thuyết “ Thánh Gióng” là một trong những truyện cổ hay nhất, đẹp nhất, là bài ca chiến thắng ngoại xâm hào hùng nhất của nhân dân Việt Nam ta xưa.
	2. Tiến trìn h bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: 
GV: Tác phẩm được viết theo thể loại truyện gì? Vì sao em biết?
HS: Truyện truyền thuyết. Vì kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ.
GV:- HD HS đọc diễn cảm văn bản: giọng ngạc nhiên, hồi hộp ở đoạn kể sự ra đời của Gióng; giọng mạnh mẽ, nhanh khi kể việc Gióng đánh giặc; đoạn cuối đọc giọng nhẹ nhàng
 - HS đọc các chú thích ở SGK, GV giải thích thêm các từ: tục truyền, tục gọi là, tâu.
GV: Truyện được viết theo phương thức biểu đạt nào? Có thể chia truyện làm mấy phần, nêu nội dung của từng phần?
HS: 4 phần: - Sự ra đời của Thánh Gióng;
 - Thánh Gióng đánh giặc giữ nước;
 - Thánh Gióng trở về trời;
 - ý nghĩa của truyện. 
. Hoạt động 2: 
GV: Nguồn gốc ra đời của Thánh Gióng được giới thiệu bằng những chi tiết tưởng tượng, kì ảo giàu ý nghĩa. Em hãy tìm những chi tiết đó? 
HS: - Bà mẹ mang thai khi ướm chân mình vào một bàn chân lạ; sau 12 tháng Thánh Gióng ra đời.
 - Lên 3 tuổi vẫn không nói, đặt đâu ngồi đấy.
GV: Sự ra đời của Thánh Gióng gợi cho em suy nghĩ gì?
HS: Sự kì là, khác thường, thần thánh.
GV: Câu nói đầu tiên của Thánh Gióng là gì? Trong hoàn cảnh như thế nào? ý nghĩa của câu nói đó?
HS: - Đất nước bị ngoại xâm
 - Câu nói đầu tiên là đòi đánh giặc cứu nước.
 - ý thức đánh giặc cứu nước có từ rất sớm, luôn thường trực trong lòng nhân dân.
GV: Sau khi gặp sứ giả, Thánh Gióng trở thành người ntn? Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Gióng có ý nghĩa gì?
HS: - Gióng lớn nhanh như thổi, dân làng góp gạo nuôi Gióng. Thánh Gióng mang sức mạnh của nhân dân.
GV: Vũ khí đánh giặc của Thánh Gióng là gì? Chi tiết “ roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường để đánh giặc có ý nghĩa gì”?
HS: - Vũ khí làm bằng sắt, tre.
 - Vũ khí đánh giặc có thể là những cây cỏ xung quanh ta.( “Tre đánh giặc giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”- Thép Mới).
GV:Yêu cầu HS thảo luận nhóm câu hỏi: Hình tượng Thánh Gióng có ý nghĩa gì?
HS: Thảo luận nhóm:
 Thánh Gióng mang trong mình sức mạnh tổng hợp của tổ tiên, cộng đồng nhân dân và là một anh hùng dân tộc.
GV:- Sau khi đánh thắng giặc Thánh Gióng trở về trời. Điều đó có ý nghĩa gì?
 - Thánh Gióng ra đi để lại cái gì cho quê hương đất nước?
HS: - Nhân vật bất tử trong lòng nhân đân, non sông, đất nước.
 - Đem lại những chiến công lẫy lừng, hoà bình cho dân tộc.
Hoạt động 3 
 GV: ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện Thánh Gióng là gì?
HS: Trả lời, đọc ghi nhớ SGK tr.23
GV: Yêu cầu HS thảo câu hỏi: Theo em , tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên Hội khoẻ Phù Đổng?
HS: Thảo luận, trả lời câu hỏi
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác phẩm: Truyện truyền thuyết.
2. Đọc văn bản, tìm hiểu từ khó.
3. Bố cục: 4 phần.
- Phương thức biểu đạt:Tự sự.
II. Phân tích:
1.Ngồn gốc ra đời của Thánh Gióng
- Bà mẹ ướm chân lên một bàn chân lạ
- Mang thai 12 tháng
- Lên 3 tuổi vẫn không nói cười, không đi.
KL: Thánh Gióng ra đời một cách kì lạ, khác thường. Đó là hiện thân của tổ tiên linh thiêng thần thoại.
2. Thánh Gióng đánh giặc giữ nước.
- Tiếng nói đầu tiên: đòi đánh giặc. í thức đánh giặc cứu nước có từ rất sớm, thường trực trong mình. Nó tạo cho người anh hùng khả năng kì diệu.
- Gióng lớn nhanh: nhờ ND góp gạo nuôi dưỡng. Thánh Gióng mang trong mình ý chí và sức mạnh của nhân dân.
- Vũ khí:+ Ngựa, roi, áo giáp sắt.
 + Tre Việt Nam. 
Đó là sức mạnh của văn hoá, kĩ thuật và của tự nhiên.
Tiểu kết: Thánh Gióng mang trong mình sức mạnh của tổ tiên, của cộng đồng, sức mạnh của KHKT, của tự nhiên. Thánh Gióng trở thành một tráng sĩ, anh hùng dân tộc.
3. Thánh Gióng trở về trời
- Thánh Gióng đã đem lại những chiến công lẫy lừng, đem lại hoà bình.
- Gióng là đất trời, non nước, mãi mãi bất tử trong lòng nhân dân.
III. Tổng kết, luyện tập:
1. Tổng kết: Ghi nhớ SGK tr.23
2. Luyện tâp.
- Đây là hội thi thể thao dành cho lứa tuổi thiếu niên,học sinh- lứa tuổi của Gióng trong thời đại mới.
- Mục đích của hội thi là khoẻ để học tập tốt, lao động tốt, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
IV. Củng cố: (3 phút)
	- Nắm được nội dung, ý nghĩa của truyện.
	- Kể diễn cảm truyện.
V. Dặn dò về nhà: (3 phút)
	- BT: Hãy kể tên các anh hùng dân tộc trẻ tuổi đã có công bảo vệ đất nước.
	- Luyện tập kể diễn cảm truyện truyền thuyết.
	- Soạn: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
D. Phần bổ sung: 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-- & ›---
Ngày soạn: / /09
Ngày giảng: / / 09
Tiết 6: Từ Mượn
A. Mục tiêu: 
1. Giúp HS: Hiểu được thế nào là từ mượn; Bước đầu biết sử dụng từ mượn một cách hợp lí trong khi nói và viết.
2. Rèn luyện cho HS kỹ năng nhận biết và sử dụng từ mượn một cách hợp lí trong văn bản.
3. Giáo dục HS biết quý trọng gìn giữ các tác phẩm VHGD, tự hào về truyền thống người Việt.
B. Phương pháp: 	- Thực hành, nêu vấn đề, phát vấn ;
	- Phân tích, tổng hợp. 	
C. Chuẩn bị: Thầy: 	- Giáo án, đồ dùng. 
	 	- Trò: Bài soạn 	 
D. Tiến trình lên lớp: 
I. Ôn định: (1p) 
II. Bài cũ : (5p) 	Từ là gì? Phân biệt từ đơn, từ phức, cho ví dụ minh hoạ?
III. Bài mới: (39p)
1. Dẫn vào bài: Trong khi nói hoặc viết, để đạt đựơc mục đích giao tiếp chúng ta có thể sử dụng các ngôn ngữ khác, không phải là Tiếng Việt. Đó là một hình thức vay mượn ngôn ngữ. 
2. Tiến trìn h bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: 
GV: HD HS tìm hiểu VD SGK tr.24
 - Dựa vào chú thích ở bài Thánh Gióng, hãy giải thích các từ trượng, tráng sĩ ? Theo em các từ đó có nguồn gốc từ đâu?
HS: - trượng: đơn vị đo độ dài bằng 10 thước Trung Quốc cổ.
 - tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn. 
 - Đây là những từ tiếng Hán(Trung 
GV: ( Sử dụng bảng phụ)Trong số các từ dưới đây, những từ nào được mượn từ tiếng Hán, những từ nào được mượn từ các ngôn ngữ khác?
Sứ giả, ti vi, xà phòng, buồm, mít tinh, ra- đi- ô, gan, điện, bơm, ga, xô viết, giang sơn, in- tơ- nét. Nêu nhận xét về cách viết các từ mượn nói trên?
HS: - Từ mượn tiếng Hán: gan, sứ giả, giang sơn.
 - Các từ còn lại là từ mượn từ ngôn ngữ ấn Âu
 - Các từ được Việt hoá cao thì viết như từ thuần Vịêt; Các từ chưa được Việt hoá hoàn toàn, khi viết phải dùng dấu gạch ngang để nối các tiếng.
GV: Vậy ngôn ngữ T. Việt có những lớp từ nào?
HS: Từ thuần Việt và từ mượn. 
 2 HS đọc ghi nhớ.
. Hoạt động 2: 
Gv: Cho HS đọc VD SGK tr.25
 Em - Hiểu ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh nt nào?
HS: - Mặt tích cực của việc mượn từ: làm giàu ngôn ngữ dân tộc.
 - Mặt tiêu cực của việc mượn từ: làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp, nếu mượn từ một cách tuỳ tiện.
2 HS đọc ghi nhớ.
 Hoạt động 3: 
GV: Cho HS đọc các câu ở BT 1.
 Yêu cầu: Tìm từ mượn trong các câu đã cho? Cho biết chúng được mượn của ngôn ngữ nào?
Yêu cầu: Xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành các từ Hán Việt.
 - khán giả, độc giả, thính giả.
 - yếu điểm, yếu lược, yếu nhân.
I. Từ thuần Việt và từ mượn.
1.Ví dụ:
- Từ vay mượn của tiếng Hán, tiếng có nguồn gốc ấn Âu
2. Ghi nhớ SGK tr.25
II. Nguyên tắc mượn từ:
* Ghi nhớ SGK .tr.25
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
a. Tiếng Hán: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ.
b. Tiếng Hán: giai nhân
c. Anh: pốp, in- tơ- nét.
Bài tập 2:
a. + khán: xem; độc: đọc; thính: nghe
 + giả: người.
b. + điểm: lược: Tóm tắt; nhân: người
 + yếu: quan trọng
IV. Củng cố. (3 phút)
	- Ngôn ngữ Tiếng Việt có những lớp từ nào?
	- Nắm ý nghĩa từ mượn, nguyên tắc mượn từ
V. Hướng dẫn dặn dò về nhà. (3 phút)
	- BT về nhà: 3+ 4 tr.26
	- Soạn : Tìm hiểu chung về văn tự sự.
D. Phần bổ sung: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ .............................
-- & ›---
Ngày soạn: / /09
Ngày giảng: / / 09
Tiết 7: Tìm hiểu chung về văn tự sự
A. Mục tiêu: Giúp HS: 
1. Nắm được thế nào là văn bản tự sự? Vai trò của phương thức biểu đạt này trong giao tiếp, trong cuộc sống.
2. Rèn luyện cho HS kỹ năng nhận diện văn bản tự sự trong các văn bản đã học; bước đầu tập viết, tập nói kiểu văn bản tự sự.
3. Giáo dục HS biết quý trọng gìn giữ các tác phẩm VH 
B. Phương pháp: 	- Thực hành, nêu vấn đề, phát vấn ;
	- Phân tích, tổng hợp. 	
C. Chuẩn bị: 	+ Thầy: Soạn Giáo án. 
	 + Trò: Bài soạn 	 
D. Tiến trình lên lớp: 
I. Ôn định: (1p) 
II. Bài cũ : (5p) Nêu những kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt tương ứng với chúng.
III. Bài mới: (39p)
	1. Dẫn vào bài: Trong cuộc sống thì người ta dùng văn bản tự sự? Văn tự sự khác gì so với văn miêu tả? 
2. Tiến trìn h bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: 
GV: Hàng ngày các em có kể chuyện và nghe kể chuyện không? Thường thì nghe và kể chuyện gì?
HS:-Kể chuyện văn học như: cổ tích, truyền thuyết; kể chuyện đời thường, chuyện sinh hoạt.
GV:Khi kể chuyện người kể muốn thể hiện điều gì, người nghe muốn biết điều gì?
HS:- Người kể:trình bày, giải thích sự việc, bày tỏ thái độ khen, chê.
- Người nghe: muốn tìm hiểu về sự việc, con người.
GV: Truyện Thánh Gióng là một VB  ... sự vật.
Bài tập 2:
Học tập: học và luyện tập để có hiểu.....
học lỏm: nghe hoặc thấy người ta ......
học hỏi: tìm tòi, hỏi han để học tập.
- Học hành: học v. hoá có thầy, có chương trình.
Bài tập 3:
Trung bình: ở vào khoảng giữa.....
Trung gian: ở vị trí chuyển tiếp.....
Trung niên: đã qua tuổi thanh niên .....
Bài tập 4:
Giải thích các từ sau?
Giếng: hố đào sâu xuống lòng đất để lấy nước
Rung rinh: chuyển động nhẹ nhàng liên tục
Hèn nhát: thiếu can đảm (đến khinh bỉ)
Bài tập 5:
Mất theo cách giải thích của nụ:
không biết ở đâu
- Mất: Không được sở hửu, không có, không thuộc về mình nữa.
4. Củng cố. (3 phút)
- Nắm khái niệm nghĩa của từ, các cách giải thích nghĩa.
	- Giải thích nghĩa bằng cách đưa ra từ đồng nghĩa; trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- HS nhắc lại khái niệm nghĩa của từ, cách giải thích nghĩa của từ.
5. Dặn dò về nhà: (4 phút)
- BT về nhà: 1+4 tr.36
- BT về nhà: Giải thích nghĩa của các từ: học sinh, thông minh, cần cù, chạy.
D. Phần bổ sung: 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-- & ›---
Ngày soạn: / /09
Ngày giảng: / / 09
Tiết 11:	sự việc và nhân vật trong văn tự sự (Bài 1)
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm được thế nào là sự việc? Thế nào là nhân vật trong văn tự sự. Hai loại nhân vật chủ yếu: nhân vật chính và nhân vật phụ.
quan hệ giữa sự việc và nhân vật.
Hiểu được ý nghĩa của sự việc và nhân vật trong tự sự: sự việc có quan hệ với nhau và với nhân vật, với chủ đề tác phẩm tự sự, sự việc luôn gắn với thời gian, địa điểm, nhân vật, diễn biến, nguyên nhân kết quả. Nhân vật vừa là người làm ra sự việc, hanhf động, vừa là người được nói tới
Nhận diện, phân loại nhân vật, tìm hiểu, sâu chuổi các sự việc, chi tiết trong truyện.
B. Phương pháp: - Thực hành, nêu vấn đề, phát vấn ;
	- Phân tích, tổng hợp. 	
C. Chuẩn bị: 	- Thầy: Giáo án, đồ dùng. Nội dung kiến thức liên quan đến bài dạy
	- Trò: Bài soạn 	 
D. Tiến trình lên lớp: 
1. Ôn định: (1p) 
2. Bài cũ : (5p) Nêu ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự.
3. Bài mới: (39p)
	1. Dẫn vào bài: ở bài trước ta thấy rỏ, trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng phải có việc, có người. Đó là sự việc và nhân vật. Hai đặc Điểm cốt lỏi của tác phẩm tự sự.
Nhưng vai trò, tính chất, đặc điểm của nhân vật và sự việc trong tác phẩm tự sự như thế nào? làm thế nào để nhận ra? Làm thế nào để xây dựng nó cho hay, cho sóng động trong bài viết của mình thì bài học hôm nay cô và các em đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó.
	2. Tiến trìn h bài học: (39phút)
Hoạt động của thầy và trò:
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Đặc điểm của sự việc trong văn tự sự: 17’
Gọi HS đọc bài tập a ở SGK (tr17).
GV treo bảng phụ
sự việc khởi đầu.(1)
sự việc phát triển.(2,3,4,5)
sự việc cao trào.(6)
sự việc kết thúc? (7)
? Em hảy chỉ ra sự việc... trong các sự kiện trên và cho biết mối quan hệ nhân quả giửa chúng?
GV: Các sự việc móc nối với nhau trong mối quan hệ rất chặt chẽ, không thể đảo lộn, không thể bớt một chi tiết nào. Nếu cứ bỏ, dù một sự việc trong hệ thống lập tức cốt truyện bị ảnh hưởng hoặc thậm chí bị phá vỡ.
? Yêu cầu HS lấy ví dụ làm rỏ vì sao lại không thể bỏ bớt một sự việc nào hoặc không thể đổi trật tự trước sau của sự việc?
? Nếu kể một câu chuyện mà chỉ có 7 sự việc trần trụi như vậy, truyện có hấp dẫn không? Vì sao?
? Truyện hay phải có sự việc cụ thể, chi tiết, hãy nêu rỏ 6 chi tiết đó?
? Hãy chỉ ra 6 yếu tố đó trong truyện sáng tạo, tưởng tượng
? Theo em có thể xoá bỏ yếu tố thời gian và địa điểm trong truyện này được không? Vì sao?
- Không được à cốt truyện sẽ thiếu sức thuyết phục, không còn mang ý nghĩa truyền thuyết.
?Việc giới thiệu ST có tài có cần thiết không? 
? Nếu bỏ sự việc của vua hùng ra đềi kiện kén rể đi có được không?
? Em hãy cho biết sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với sơn tinh và vua hùng? Chỉ ra các chgi tiết chứng tỏ điều đó?
- Giọng kể trang trọng, thành kính
+ Sơn tinh có tài xây luỷ đất chống lụt
+ Lễ vật cầu hôn có lợi cho Sơn tinh hơn
+ Sơn tinh thắng liên tục.
? Việc Sơn tinh thắng nhiều loần có ý nghĩa gì?
ðNếu Thuỷ tinh thắng thì vua và thân dân ngập trong nước lũ àcon người thất bại trước thiên nhiên.
GVKL: Từ đó câu chuyện được kể ra nhằm ca ngợi Sơn tinh và Vua hùng.
HS đọc ghi nhớ 1: Sự việc trong văn tự sự.
1. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự
Đặc điểm của sự việc trong văn tự sự
Ví dụ a:
ð Cái trước là nguyên nhân cái sau. Cái sau là kết quả của cái trước và lại là nguyên nhân của cái sau nữa ð Quan hệ nhân quả.
? có thể bỏ bớt một sự việc nào được không? Vì sao?
ví dụ b.
Kể chỉ có sự việc à vì truyện trừu tượng, khô khan.
Sáu yếu tố cần thiết của sự việc trong tác phẩm tự sự:
+ Ai làm (nhân vật)
+ Việc xảy ra ở đâu (Địa điểm)
+ Việc xảy ra lúc nào (thời gian)
+ Vì sao lại xảy ra (nguyên nhân)
+ Xảy ra như thế nào (diễn biến) 
+ Kết quả rta sao (kết quả)
ð Sự việc và chi tiết trong văn tự sự phải phù hợp với chủ đề và tư tưởng muốn biểu đạt.
*. Ghi nhớ 1: SGK
IV. Cũng cố: (3 phút)
- Sự việc trong văn tự sự được trình bày như thế nào? ai là người thực hiện các sự việc và được nói đến trong văn tự sự ? 
- Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào?
V. Dặn dò về nhà: (3 phút)
Học thuộc ghi nhớ SGK , làm bài tập 2 ở SGK, bài tập 3 ở sách bài tập.
Soạn chuẩn bị cho tiết 2
D. Phần bổ sung: 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-- & ›---
Ngày soạn: / /09
Ngày giảng: / / 09
Tiết 12: sự việc và nhân vật trong văn tự sự (Bài 2)
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm được thế nào là sự việc? Thế nào là nhân vật trong văn tự sự. Hai loại nhân vật chủ yếu: nhân vật chính và nhân vật phụ.
quan hệ giữa sự việc và nhân vật.
Hiểu được ý nghĩa của sự việc và nhân vật trong tự sự: sự việc có quan hệ với nhau và với nhân vật, với chủ đề tác phẩm tự sự, sự việc luôn gắn với thời gian, địa điểm, nhân vật, diễn biến, nguyên nhân kết quả. Nhân vật vừa là người làm ra sự việc, hđộng, vừa là người được nói tới
Nhận diện, phân loại nhân vật, tìm hiểu, sâu chuổi các sự việc, chi tiết trong truyện.
B. Phương pháp: - Thực hành, nêu vấn đề, phát vấn ;
	- Phân tích, tổng hợp. 	
C. Chuẩn bị: 	- Thầy: Giáo án, đồ dùng. Nội dung kiến thức liên quan đến bài dạy
	- Trò: Bài soạn 	 
D. Tiến trình lên lớp: 
1. Ôn định: (1p) 
2. Bài cũ : (5p) Nêu ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự.
3. Bài mới: (39p)
	1. Dẫn vào bài: ở bài trước ta thấy rỏ, trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng phải có việc, có người. Đó là sự việc và nhân vật. Hai đặc Điểm cốt lỏi của tác phẩm tự sự. Nhưng vai trò, tính chất, đặc điểm của nhân vật và sự việc trong tác phẩm tự sự như thế nào? làm thế nào để nhận ra? Làm thế nào để xây dựng nó cho hay, cho sống động trong bài viết của mình thì bài học hôm nay cô và các em đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó.
	2. Tiến trìn h bài học: (39phút)
Hoạt động của thầy và trò:
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: () Nhân vật trong văn tự sự
Học sinh đọc bài tập 1.
Em hãy kể tên các nhân vật trong truyện Sơn tinh – Thuỷ tinh?
? Ai là nhân vật chính? Có vai trò quan trọng nhất?
? Ai là kẻ được nói tới nhiềi nhất?
? Ai là nhân vật phụ? Nhân vật phụ có cần thiết không?
à Nhân vật phụ giúp nhân vật chính hành động
HS đọc bài tập b.
GV cho học sinh dựa vào cách kể trên và chia nhóm thảo luận (4 nhóm thời gian 3 phút) (Kẽ bảng- GV hướng dẩn)
Gọi đại diện nhóm trình bày ðrút ra nhận xét .
? hãy cho biết các nhân vật trong truyện Sơn tinh – Thuỷ tinh được kể như thế nào 
Nhân vật chính được kể ra nhiều phương diện nhất, nhân vật phụ chỉ được nói qua, được nhắc tên.
 Gọi học sinh đọc ghi nhớ 2: nhân vật trong văn tự sự.
Hoạt động 3: ( ) Luyện tập 
? Chỉ ra những sự việc mà các nhân vật trong truyện Sơn tinh – Thuỷ tinh đã làm?
? Nhận xét vai trò, ý nghĩa của các nhân vật?
? Tóm tắt truyện Sơn tinh – Thuỷ tinh theo sự việc gắn với nhân vật chính?
? tại sao gọi truyện “Sơn tinh – Thuỷ tinh”? Nếu đổi các tên sau có được không?
Vua hùng kén rể (chưa nói rỏ nội dung)
Truyện Vua hùng, Mị nương, Sơn tinh, Thuỷ tinh (Thừa)
- Bài ca chiến công của Sơn tinh (thiếu)
2. Nhân vật trong văn tự sự.
a) Nhân vật trong văn tự sự là ai?
Nhân vật chính: Sơn tinh, Thuỷ tinh
Kẻ được nói tới nhiều: Sơn tinh, Thuỷ tinh.
Nhân vật phụ: Vua hùng, Mỵ nương, lạc hầu
ðNhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc vùa là kẻ được nói tới, được biểu dương hay bị lên án.
b. Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào?
- Gọi tên, đặt tên
- Giới thiệu lai lịch, tài năng, 
- Kể việc làm, hành động, ý nghĩ, lời nói
Được miêu tả: Chân dung, trang phục, dáng điệu ...
* Ghi nhớ 2: SGK
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
Vua Hùng.
Mỵ nương.
Sơn tinh – Thuỷ tinh
Vai trò: 
+ Nhân vật chính: Sơn tinh – Thuỷ tinh
+ ý nghĩa: 
w Vua hùng: Nhân vật phụàngười quyết định cuộc hôn nhân lịch sử.
w Mỵ nương: Nhân vật phụà Nguyên nhân xung đột của hai thần
w Thuỷ tinh: Nhân vật chính à Hình ảnh thần thoại hoá sức mạnh của lũ bảo.
w Sơn tinh: Nhân vật chínhàngười anh hùng chống lũ của nhân dân Việt Nam
4. Cũng cố: (3 phút)
- Sự việc trong văn tự sự được trình bày như thế nào? ai là người thực hiện các sự việc và được nói đến trong văn tự sự? Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào?
5. Dặn dò về nhà: (3 phút)
Học thuộc ghi nhớ SGK , làm bài tập 4 ở sách bài tập.
Soạn văn bản: Sự Tích Hồ Gươm.
D. Phần bổ sung: 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-- & ›---
Ngày tháng 9 năm 2008
	Chuyên môn duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docGA van 6 0910.doc