Giáo án Ngữ văn 6 tiết 43 đến 109

Giáo án Ngữ văn 6 tiết 43 đến 109

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Lớp: TUẦN 11 Tiết 43

Luyện nói, kể chuyện

A – Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Củng cố kiến thức về văn tự sự.

2. Kỹ năng:

- Biết lập dàn bài cho bài kể chuyện miệng theo một đề bài/

- Biết kể theo dàn bài, không kể theo bài văn viết sẵn hay học thuộc lòng.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc trong học tập.

B – Phương tiện dạy học:

- Đồ dùng: Bảng phụ, bút dạ.

- Tài liệu: SGK – SGV – TKBD.

C – Cách thức tiến hành:

- Phương pháp: gợi mở, nêu vấn đề.

- Hình thức: Nhóm, cá nhân, cả lớp.

 

doc 137 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 817Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tiết 43 đến 109", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Lớp: 
Tuần 11
Tiết 43
Luyện nói, kể chuyện
A – Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Củng cố kiến thức về văn tự sự. 
2. Kỹ năng: 
- Biết lập dàn bài cho bài kể chuyện miệng theo một đề bài/ 
- Biết kể theo dàn bài, không kể theo bài văn viết sẵn hay học thuộc lòng. 
3. Thái độ: 
- Nghiêm túc trong học tập. 
B – Phương tiện dạy học: 
- Đồ dùng: Bảng phụ, bút dạ. 
- Tài liệu: SGK – SGV – TKBD. 
C – Cách thức tiến hành: 
- Phương pháp: gợi mở, nêu vấn đề. 
- Hình thức: Nhóm, cá nhân, cả lớp. 
D – Tiến trình bài dạy: 
I – ÔĐTC.
II – KTBC: Kiểm tra 15phút. 
1. Có những thứ tự kể nào thường dùng trong văn tự sự?
A – Kể theo trình tự thời gian (kể xuôi). 
B – Kể kết quả rồi kể nguyên nhân diễn biến (kể ngược). 
C – A đúng, B sai. 
D – Cả A, B đều đúng. 
2. Viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu kể lại 1 lần mắc khuyết điểm theo thứ tự ngược lại. 
Đáp án – Biểu điểm:
Câu 1: 3điểm (Đáp án D)
Câu 2: 7điểm. Viết 1 đoạn văn gồm 5 câu: kể về hậu quả 1 lần mắc khuyết điểm rồi kể đến nguyên nhân diễn biến Bài học rút ra. (Kể 1 lần không thuộc bài, 1 lần đánh nhau...). 
III – Bài mới: 
GV: Để củng cố kiến thức về văn tự sự, cách lập luận bài và kể theo dàn bài đã lập chúng ta cùng tìm hiểu tiết 42.
Hoạt động 1: Xây dựng dàn bài 
GV: Chép đề số 1 lên bảng. 
GV: Dành 5phút trao đổi dàn bài đã làm ở nhà theo nhóm. 
- 1 nhóm đứng lên trình bày dàn bài ở nhà của nhóm mình. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Đánh giá, bổ sung đưa dàn bài hoàn chỉnh lên bảng (bảng phụ).
Hoạt động 2: Luyện nói
Gv: Dành 5 phút chia 6 nhóm h/s kể chuyện cho nhau nghe. 
- Theo dõi: y/c ít nhất có 1 – 2 em tập kể chuyện. 
- Còn 15phút g/v gọi h/s lên bảng kể trước lớp. G/v theo dõi, sửa chữa các mặt sau cho h/s: 
+ Phát âm dễ nghe, rõ ràng. 
+ Sửa câu sai ngữ pháp, dùng từ sai. 
+ Sửa cách diễn đạt vụng về. 
+ Biểu dương những diễn đạt hay, ngắn gọn. 
Đề bài: Kể về 1 chuyến về quê. 
I – Lập dàn ý. 
1. Mở bài. 
- Nêu lý do về thăm quê: về quê nhân dịp nào? về quê với ai?
2. Thân bài: 
- Những chuẩn bị cho chuyến đi (đi bằng phương tiện nào? mang theo những gì...?)
- Tâm trạng trước khi về quê: hồi hộp, chờ mong...
- Trên đường về quê có suy nghĩ, cảm xúc như thế nào?
+ Có gì đổi mới không? Đổi mới ntn?
+ Cảnh vật, con người ở quê đ/v có gắn bó không?
- Gặp họ hàng, ruột thịt, thăm phần mộ tổ tiên ntn?
- Thăm lại mái trường, thầy cô, bạn bè cũ ra sao? 
- Sống dưới mái nhà người thân ntn?
3. Kết bài: 
- Chia tay với quê hương, họ hàng sau bao lâu. 
- Suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng khi chia tay. 
- Mong ước điều gì khi chia tay. 
II – Luyện nói trên lớp. 
IV – Củng cố: 
? Nêu những yêu cầu khi tập nói. 
- Nói to, tự nhiên, rõ ràng, lưu loát, mạch lạc, ngắn gọn. 
- Nói đúng vấn đề, dễ hiểu, tránh đọc thuộc lòng. 
V – HDVN: 
- Lập dàn ý cho đề số 2 và tập nói (kể) trước bố mẹ, gia đình. 
- Soạn: Cụm danh từ. 
E – Rút kinh nghiệm: 
- Một số học sinh chưa biết lập dàn bài (còn viết thành bài). 
- Kỹ năng nói còn chưa thật tốt, chưa tự tin khi nói trước lớp. 
Ngày soạn: 13/11/2006
Ngày giảng: 15/11/2006
Lớp: 6A3(T3)
Tiết 44
Cụm danh từ
A – Mục tiêu. 
1. Kiến thức: Nắm được: 
- Đặc điểm của cụm danh từ. 
- Cấu tạo của phần trung tâm, phần trước, phần sau. 
2. Kỹ năng: 
- Xác định được cụm danh từ, biết cách tạo lập cụm danh từ. 
3. Thái độ: 
- Dùng cụm danh từ cho đúng. 
B – Phương tiện dạy học: 
- Đồ dùng: Bảng phụ, bút dạ, phấn màu. 
- Tài liệu: SGK – SGV – TKBD – BTTN...
C – Cách thức tiến hành: 
- Phương pháp: nêu vấn đề, gợi mở, quy nạp. 
- Hình thức: cá nhân, nhóm, lớp. 
D- Tiến hành bài dạy: 
I - ÔĐTC. 
II – KTBC: 
1. Danh từ sự vật được chia làm mấy loại lớn? Cho ví dụ và đặt câu. 
2. Viết lại cho đúng các danh từ sau: 
Cẩm Phả, Cái Lân, Trần thị thu Minh, hội nghị Apec. 
* Yêu cầu: 
- Danh từ chỉ sự vật: + Danh từ chung
	+ Danh từ riêng. 
- Cẩm Phả, Cái Lân, Trần Thị Thu Minh, Hội nghị APEC. 
III – Bài mới. 
Gv: Giờ Tiếng việt trước chúng ta đã tìm hiểu danh từ và phân loại danh từ . Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cụm danh từ: 
Hoạt động 1: Cụm danh từ là gì? 
? Đọc ví dụ SGK/116
Gv: Đưa ví dụ lên bảng phụ. 
? Các từ ngữ in đậm trong câu trên bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
- Xưa: Ngày; hai; ông lão đánh cá; vợ chồng; một, nát trên bờ biển; túp lều
? Các từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào? 
- Danh từ. 
? Tổ hợp từ gồm danh từ và các từ ngữ bổ sung được gọi là gì? 
- Cụm danh từ. 
? Vậy thế nào là cụm danh từ?
? So sánh các cách nói sau, nhận xét ý nghĩa của cụm danh từ so với nghĩa của một danh từ? 
Túp lều/một túp lều. 
Một túp lều/một túp lều nát. 
Một túp lều nát/một túp lều nát trên bờ biển. 
- Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn một danh từ. 
? Cho ví dụ về cụm danh từ, đặt câu với cụm danh từ đó? Xác định chức năng ngữ pháp của cụm danh từ?
Ba con mèo/rất đẹp
 CDT 
 CN VN
Gv: Ngoài ra CDT cũng làm VN và phụ ngữ (bổ ngữ) trong câu. Gv đưa ví dụ: 
1. Mẹ tôi/ là giáo viên văn
 CDT
? Xác định cụm dt, kết cấu C-V và chức năng ngữ pháp của 2 ví dụ trên?
? Từ v/d trên hãy nhận xét về hoạt động ngữ pháp của CDT? (CDT có giống danh từ không? vì sao?)
? H đọc ghi nhớ 1/117?
Hoạt động 2: Cấu tạo của CDT.
? Đọc ví dụ SGK/117?
? Tìm các CDT trong câu ví dụ? (H/s gạch bút chì). 
? Xác định các danh từ trung tâm và liệt kê các danh từ vừa tìm được? Sắp xếp chúng thành loại? 
- H/s xác định, liệt kê các từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau: xếp thành loại. 
+ DT trung tâm: làng, thúng, con
+ Từ ngữ đứng trước: - cả
 - ba, chín
+ Từ ngữ đứng sau: - nếp, đực, sau
 - ấy
? Điền các cụm danh từ vào mô hình cụm DT? 
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
S1
S2
Làng
ấy
ba 
thúng
gạo
nếp
ba 
con 
trâu
đực
ba 
con 
trâu
ấy
chín
con 
năm 
sau
cả
làng
? Từ mô hình trên, hãy nêu cấu tạo đầy đủ của CDT? Nêu t/d của từng phần trong mô hình? 
- Trả lời: như bảng chính. 
? Có phải lúc nào CDT cũng cấu tạo đầy đủ không? 
- Không, có lúc khuyết phụ trước, có lúc khuyết phụ sau. 
Gv lưu ý học sinh: 
- Phần trung tâm: T1: chỉ đơn vị tính toán
 T2: đối tượng đem ra tính toán. 
 T1: chỉ chủng loại khái quát
 T2: chỉ đối tượng cụ thể. 
 Có thể đầy đủ cả T1, T2; nhưng cũng có thể thiếu T1 có T2 hoặc ngược lại. 
- Phần phụ trước và phần phụ sau: 
+ Có thể có đầy đủ cả t1, t2 và S1, S2. 
+ Có thể thiếu t1 có t2 hoặc ngược lại. 
+ Có thể thiếu S1 có S2 hoặc ngược lại. 
? Ghi nhớ 2/118?
Hoạt động 3: Luyện tập
? Đọc, xác định y/c BT 1,2/118?
- H/s tìm, điền vào mô hình. 
- Gv+ lớp chữa, bổ sung. 
I – Cụm danh từ là gì? 
1. Ví dụ (SGK/116)
2. Phân tích, nhận xét
Ngày xưa
hai vợ chồng ông lão đánh cá 
một túp lều nát trên bờ biển
 cụm danh từ: 
Danh từ + các từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. 
- Cụm danh từ: cấu tạo phức tạp hơn và có ý nghĩa đầy đủ hơn danh từ. 
- CDT hoạt động rong câu giống như một danh từ. 
3. Ghi nhớ (117)
II – Cấu tạo của cụm DT
1. Ví dụ (117)
2. Phân tích nhận xét.
* Cấu tạo CDT: 
Phần trước
Phần TT
Phần sau
Phụ trớc
DT
Phụ sau
 * Vai trò: 
- Phần trung tâm: danh từ
- Phần trước: bổ sung cho DT về số và lượng. 
- Phụ sau: + nêu đặc điểm s/vật. 
 + x/đ vị trí s/vật.
3. Ghi nhớ/118
III – Luyện tập
Bài 1,2/118
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
S1
S2
một
người
chồng
thật xứng
đáng
một
lưỡi
búa
của cha để
lại
một
con
yêu tinh
ở trên núi có nhiều
phép lạ
Bài tập 3/118. 
? Đọc, xác định yêu cầu bài tập? 
- HS xác định ý nghĩa, nội dung đoạn văn. 
- Xác định chỗ trống, xác định vị trí không gian, thời gian của sự vật được nói đến, điền từ thích hợp, tránh lặp từ.
- H/s điền, gv chữa: 
	+ Chàng vứt thanh sắt ấy xuống nước. 
	+ Thật khôngngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. 
	+ Lần thứ ba, vẫn thanh sắt cũ chui vào lưới.
IV- Củng cố: 
	? Thế nào là cụm danh từ?
	? Cấu tạo của cụm danh từ?
V- HDVN: 
- Thuộc 2 ghi nhớ, hoàn thành các bài tập trong SGK, làm bài tập 4,5,6 SGK/41,42.
- Soạn “chân, tay, tai, mắt, miệng”. 
Ngày soạn: 16/11/2006
Ngày giảng: 18/11/2006
Lớp: 6A3(T1)
Tuần 12
Tiết 45
Văn bản: Chân, tay, tai, mắt, miệng
(Truyện ngụ ngôn) – Hướng dẫn đọc thêm
A – Mục tiêu. 
1. Kiến thức: 
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: Chân, tay, tai, mắt, miệng. 
2. Kỹ năng: 
- Đọc phân vai, kể diễn cảm lại truyện. 
3. Thái độ: 
- Biết ứng dụng nội dung truyện vào trong thực tế. 
B – Phương tiện dạy học: 
- Đồ dùng: Bảng phụ, bút dạ
- Tài liệu: SGK – SGV – TKBD – SBTTN...
C – Cách thức tiến hành: 
- Phương pháp: đọc diễn cảm, gợi tìm, nêu vấn đề. 
- Hình thức: cá nhân, nhóm. 
D- Tiến hành bài dạy: 
I - ÔĐTC. 
II – KTBC: 
? Kể diễn cảm truyện “Thầy bói xem voi”? Nêu nội dung, ý nghĩa của truyện?
* Yêu cầu: 	- Kể đảm bảo cốt truyện, kể diễn cảm
	- Nội dung, ý nghĩa: thông qua việc xem voi của 5 ông thầy bói, người xưa muốn khuyên nhủ chúng ta hãy xem xét sự việc – hiện tượng một cách toàn diện rồi mới đưa ra kết luận cuối cùng. 
III – Bài mới: 
Gv: Chân, tay, tai, mắt, miệng... là những bộ phận khác nhau của cơ thể con người. Mỗi bộ phận đều có nhiệm vụ riêng nhưng lại chung mục đích đảm bảo sự sống cho cơ thể. Không hiểu điều sơ đẳng này các nhân vật Chân, Tay, Tai, Mắt, đã bất bình với lão Miệng, đã đình công và chịu hậu quả đáng buồn, may mà kịp thời cứu được. 
	Đó chính là nội dung của truyện ngụ ngôn “Chân, Tay..” chúng ta cùng tìm hiểu. 
Hoạt động 1: 
? Cho biết đôi nét về tác giả - tác phẩm của truyện?
- Tác giả: Nhân dân
- Tác phẩm: + Truyện ngụ ngôn; mượn chuyện của các bộ phận con người để nói chuyện con người. 
 + Biện pháp ẩn dụ, nhân hóa. 
Gv hướng dẫn các đọc: 
- Giọng đọc sinh động, diễn cảm, có sự thay đổi thích hợp với từng nhân vật qua từng đoạn: 
+ Đoạn đầu: giọng than thở, bất mãn. 
+ Đoạn mọi người đến gặp lão Miệng: giọng hăm hở, nóng vội. 
+ Đoạn tả kết quả của sự đình công: giọng uể oải, lờ đờ. 
+ Đoạn cuối: giọng hối hận. 
Gv phân vai: 1 h/s dẫn chuyện, 5 hs đóng vai 5 n/v. 
H đọc phân vai truyện “Chân,...”
Gv yêu cầu hs nhận xét phần đọc của từng học sinh giáo viên đánh giá, nhận xét. 
? Truyện “Chân, tay,...” diễn ra qua những s/v chính nào? 
(1): Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng đang sống hòa thuận thì cô Mắt phát hiện ra sự bất bình đẳng trong lao động của 5 người. 
(2) Cuộc “đình công” của các n/v Mắt, Chân, Tay, Tai, đối với lão Miệng. 
(3) Kết quả của cuộc đình công. 
(4) Bài học rút ra cho 5 người. 
? Em có nhận xét gì về thứ tự kể và ngôi kể của truyện? 
- Kể theo thứ tự tự nhiên ... c: 
- Nắm được khái niệm về các thành phần chính của câu. 
2 - Kỹ năng: 
- Xác định các thành phần chính của câu. 
3 - Thái độ:
- Có ý thức đặc câu có đầy đủ các thành phần chính. 
B – Phương tiện dạy học: 
- Đồ dùng: bảng phụ, bút dạ
- Tài liệu: SGK-SGV-STKBD
C – Cách thức tiến hành: 
- Phương pháp: gợi tìm, nêu vấn đề, quy nạp
- Hình thức: cá nhân, nhóm, lớp
D – Tiến trình bài dạy:
I - ÔĐTC: 
II – KTBC: 
? Hoán dụ là gì? có những kiểu hoán dụ nào? Đặt câu có sử dụng phép hoán dụ? 
* Yêu cầu: - Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét gần gũi tạo cho sự diễn đạt gợi hình, gợi cảm.
- Có 4 kiểu hoán dụ: + bộ phận - toàn thể
	+ cụ thể - trừu tượng
	+ vật chứa đựng - vật bị chứa đựng
	+ dấu hiệu sự vật. 
Ví dụ: Nhà có năm miệng ăn (bộ phận - toàn thể).
III - Bài mới: 
	Gv: Khi nói và viết để biểu thị một nội dung thông báo tương đối trọn vẹn thì người nói (viết) phải tạo lập câu. Câu là đơn vị nhỏ nhất có nội dung thông báo. Vậy câu có những thành phần nào? Đâu là thành phần chính và vai trò của thành phần đó ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 1
I - Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu
? Nhắc lại tên các thành phần câu em đã học ở tiểu học?
Hs: CN, VN, TR.N, BN, Đ.N...
? Đọc câu văn trong mục I.2/92? 
Hs: đọc
Gv: chép lên bảng
1. Ví dụ (SGK/92)
- Chẳng bao lâu, tôi//đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. (TH)
? Tìm các thành phần câu trong câu văn trên?
Hs: lên bảng xác định
Gv: chuẩn xác
2. Phân tích - Nhận xét
? Thử lần lượt lược bỏ từng thành phần trong câu văn trên rồi rút ra nhận xét?
(? Những thành phần nào bắt buộc phải có mặt để câu biểu nội dung hoàn chỉnh? Những thành phần nào không bắt buộc phải có mặt trong câu mà người đọc vẫn hiểu nội dung thông báo?
Hs: - lần lượt lược bỏ.
- Nhận xét: + CN và VN: bắt buộc phải có mặt
- CN, VN bắt buộc phải có mặt trong câu, thành phần chính.
- Trạng ngữ: không bắt buộc có mặt trong câu: thành phần phụ
?Vậy theo em trong thành phần đó, thành phần nào là thành phần chính? thành phần nào là thành phần phụ? vì sao?
HS: - CN, VN: thành phần chính, câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn. 
- Trạng ngữ: thành phần phu, không bắt buộc phải có mặt, vắng mặt không làm ảnh hưởng đến nội dung thông báo của câu (tuy nhiên, sự có mặt của thành phần phụ làm cho nội dung được cụ thể hơn). 
? Vậy thế nào là thành phần chính, thành phần phụ trong câu? Vai trò của từng thành phần?
Hs: trả lời như ghi nhớ 1/92. 
GV: các thành phần chính trong câu gồm: CN-VN.
TP phụ trong câu: TR.N, B.N, Đ.N, đề ngụ, phụ chú, tình thái...
3. Ghi nhớ (92)
? Trong cuộc sống, hiện tượng nói trống không là nguyên nhân do người nói đã thiếu thành phần nào trong câu?
Hs: chủ ngữ: + nói với trên tuổi: vô lễ (không được dùng).
	+có thể nói với người bằng tuổi
Gv: Khi nói và viết cần sử dụng những câu có đầy đủ thành phần chính, tuy nhiên trong hoàn cảnh nói năng cụ thể có khi thành phần chính có thể bỏ được còn thành phần phụ không bỏ được.
VD: Anh về hôm nào?
- Hôm qua. (lược bỏ "Tôi về"): câu ngắn gọn.
Hoạt động 2
II - Vị ngữ 
? Đọc lại câu văn trong mục I, cho biết: 
- VN có thể kết hợp với những từ nào về phía trước?
- VN trả lời cho những câu hỏi ntn?
- VN kết hợp phó từ chỉ thời gian ở phía trước: đã, đang, sẽ..
- Trả lời cho các câu hỏi: làm gì? làm sao? ntn? là gì?
Đó chính là đặc điểm của vị ngữ. 
1. Ví dụ (92)
2. Phân tích - Nhận xét:
* Đặc điểm của VN: 
- Kết hợp với các phó từ chỉ thời gian. 
- Trả lời cho câu hỏi: làm gì? làm sao? ntn? là gì?
? Đặc câu trong đó VN trả lời cho câu hỏi làm gì?
Đặt câu (VD: Lan đang học bài.)
? Đọc các ví dụ a, b,c mục II.3/92? 
Gv: đưa bảng phụ có ghi 3 ví dụ a,b,c lên bảng.
Phân tích cấu tạo của VN trong 3 ví dụ a, b, c/92,93? 
Hs thảo luận nhóm bàn (3 phút): 	- dãy 1: câu a
	- dãy 2: câu b
	- dãy 3: câu c
Gợi ý: - xác định kết cấu C-V
	- Xác định VN là từ hay cụm từ.
	- Nếu là từ thì thuộc từ loại nào.
	- Câu đó có mấy VN.
Hs: thảo luận, trình bày.
Gv+ lớp chữa: 
a, Một buổi chiểu, tôi // ra đứng cửa hang như mọi khi, xem 
	 CN - đại từ VN1 - CĐT
hoàng hôn xuống. (Tô Hoài)
VN2 - CĐT
b, Chợ Năm Căn // nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, 
 CN-CDT VN1-CĐT VN2-TT VN3-TT
(Đoàn Giỏi).
c, Cây tre // là người bạn thân của nông dân VN ...
 CN-DT VN-CDT
d, Tre, nứa, mai, vầu // giúp người trăm công nghìn việc
(Thép Mới)
? Từ phân tích trên, hãy rút ra nhận xét về cấu tạo của VN?
Hs: phát biểu như bảng chính
* Cấu tạo VN:
- Thường là ĐT (CĐT), TT (CTT), DT (CDT)
- Câu có thể có một hay nhiều VN.
? Đọc ghi nhớ SGK/93? 
Hs: đọc ghi nhớ
3. Ghi nhớ 2 (93)
Hoạt động 4
IV - Luyện tập
? Đọc, xác định yêu cầu BT1 (94)? 
Hs: đọc, xác định yêu cầu: 
	- Tìm CN-VN trong các câu của đoạn văn. 
	- Xác định cấu tạo của CN-VN.
Yêu cầu hs làm theo nhóm bàn: 4 nhóm, mỗi nhóm lần lượt làm 1câu từ câu 2 - 5 (2-3phút), sau đó báo cáo kết quả. 
Gv: chuẩn xác trên bảng phụ như sau:
1. Bài 1 (94)
? Đọc, xác định yêu cầu bài tập 2,3/94? 
- Đọc
- Xác định yêu cầu: + đặt 3 câu có VN trả lời cho câu hỏi: làm gì (kể một việc tốt em hoặc bạn em làm)? như thế nào (tả hình dáng, tính tình một bạn trong lớp)? là gì? (giới thiệu một nhân vật trong truyện mà em vừa học hoặc đọc):
+ Chỉ ra đặc điểm CN của các câu vừa đặt. 
Gv: yêu cầu làm việc theo nhóm bàn (3phút): dãy 1: a; dãy 2: b; dãy: c; 
* Gợi ý: VN trả lời cho câu hỏi: 
	- làm gì? (chỉ hành động)
	- như thế nào?	(miêu tả đ/đ, hình dáng)
	- là gì? (có từ là đứng đầu). 
Hs: thảo luận, trình bày. 
Gv+lớp: chữa bài.
Gv: đưa 3 câu tham khảo để hs phân tích: 
	a, Trong giờ kiểm tra, em đã cho bạn mượn bút.
	b, Bạn Lan rất tốt.
	c, Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. 
Bài tập 2,3 /94
IV – Củng cố: 
? Phân tích thành phần chính và thành phần phụ trong câu?
? Sự giống nhau và khác nhau giữa CN-VN?
V- HDVN: 
- Học thuộc ghi nhớ, hoàn thành 3 bài tập SGK/94
- Soạn: Thi làm thơ 5 chữ
D – Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Lớp: 
Tiết 107
Hoạt động ngữ văn: thi làm thơ 5 chữ
A – Mục tiêu
1 – Kiến thức: 
- Ôn lại và nắm chắc hơn đặc điểm của thể thơ 5 chữ. 
2 - Kỹ năng: 
- Tập làm thơ theo một chủ đề tự chọn, trình bày miệng trước tập thể.
3 - Thái độ:
- Làm quen với các hành động và hình thức t/c học tập đa dạng, vui, bổ ích, lí thú. 
- Kích thích tinh thần sáng tạo, mạnh dạn trình bày miệng những gì mình làm được.
B – Phương tiện dạy học: 
- Các bài thơ 5 chữ trong chương trình SGK và ngoài nhà trường.
C – Cách thức tiến hành: 
- Phương pháp: gợi tìm, nêu vấn đề, quy nạp, thuyết trình.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
D – Tiến trình bài dạy:
I - ÔĐTC: 
II – KTBC: 
	Gv: kiểm tra việc chuẩn bị bài, bài thơ tự làm của hs ở nhà.
III - Bài mới: 
	Gv: Giới thiệu mục đích của tiết học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của thơ 5 chữ (10phút)
I - Đặc điểm của thể thơ 5 chữ
Gv: Yêu cầu hs thảo luận nhóm (5phút): nội dung phần chuẩn bị bài. 
Hs: thảo luận theo nhóm trong 5phút
Các nhóm báo cáo kết quả. 
Gv: chuẩn xác. 
- Đoạn thơ 1: Trong bài "Đêm nay Bác không ngủ" của Minh Huệ.
- Đoạn 2: Trong bài "Ông đồ" - Vũ Đình Liên
- Đoạn 3: của Chế Lan Viên.
Cả 3 đoạn thơ đều thể thơ 5 chữ với đặc điểm sau: 
- Mỗi dòng 5 chữ.
- Nhịp 3/2 hoặc 2/3
- Vần thay đổi
- Số câu: không hạn định
- Khổ thơ: + có thể chia hoặc không chia
	+ Có TH 2 câu thơ/khổ, thường 4 câu/khổ
Ngoài 3 đoạn thơ trên còn kể ra một số bài thơ viết theo thể 5 chữ như: 
- Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa)
- Trường Sa nằm rằm Trung thu ( Phạm Đình Ân) - Lớp 5
- Dáng hình ngọn nến (Đ.Thị Lam Luyến) - Lớp 5
- Sang thu (Hữu Thỉnh) - Lớp 9
- Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) - Lớp 9
- Mỗi dòng 5 chữ. 
- Nhịp 3/2 hoặc 2/3 
- Vần thay đổi, số câu không hạn định
- Khổ: + có thể chia hoặc không
	+ 2câu/khổ, thường 4câu/khổ.
? Đọc nội dung ghi nhớ (SGK/105)
* Ghi nhớ/105
Hoạt động 2: Thi làm thơ 5 chữ (30phút)
II - Thi làm thơ 5 chữ. 
Yêu cầu hs thảo luận nhóm (5phút): theo 6 nhóm. 
Các nhóm thảo luận, chọn ra bài thơ tiêu biểu nhất nhóm để trình bà trước lớp. 
Lớp: nhận xét, đánh giá theo đặc điểm của thể thơ. 
1. Trình bày bài thơ đã chuẩn bị ở nhà.
? Nhắc lại đặc điểm của thể thơ 5 chữ? 
Yêu cầu hs thảo luận nhóm: làm 1 bài thơ 5 chữ tại lớp, chủ đề tự chọn (thầy cô, bạn bè, trường lớp, quê hương, người thân...)
- Thảo luận theo nhóm cùng làm 1 bài thơ
- Trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét, đánh giá và xếp loại. 
2. Tập làm thơ tại lớp
IV – Củng cố: 
? Nêu đặc điểm của thể thơ 5 chữ?
V- HDVN: 
- Thuộc ghi nhớ, hoàn chỉnh bài thơ 5 chữ theo đúng đặc điểm thể thơ.
- Soạn: Cây tre Việt Nam (Thép Mới)
D – Rút kinh nghiệm: 
(Thiếu 108)
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Lớp: 
Tiết 109
Văn bản: cây tre việt nam
(Thép Mới)
A – Mục tiêu
1 – Kiến thức: 
- Hiểu và cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre và sự gắn bó giữa cây tre với cuộc sống của dân tộc VN, cây tre trở thành một biểu tượng của VN.
- Nắm được những đặc điểm nghệ thuật của thể kí: giàu chi tiết và hình ảnh, kết hợp miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu. 
2 - Kỹ năng: 
- Đọc diễn cảm, cách thức phân tích, cảm nhận văn bản. 
3 - Thái độ:
- Lòng yêu quê hương, tự hào về vẻ đẹp của cảnh vật quê hương.
B – Phương tiện dạy học: 
- Đồ dùng: bảng phụ, ảnh chân dung tác giả Thép Mới. 
- Tài liệu: SGK-SGV-STKBD.
C – Cách thức tiến hành: 
- Phương pháp: đọc diễn cảm, đọc sáng tạo, nêu vấn đề, gợi mở, giảng bình. trình.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
D – Tiến trình bài dạy:
I - ÔĐTC: 
II – KTBC: 
	? Cảm nhận của em về thiên nhiên Cô Tô và con người nơi đây qua văn bản cùng tên của nhà văn Nguyễn Tuân?
* Yêu cầu: 
- Cảnh thiên nhiên: rộng lớn, khoáng đạt, trong trẻo, tinh khôi. Hình ảnh mặt trời mọc kì vĩ, tráng lệ. 
- Hình ảnh con người : với sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập, cuộc sống hạnh phúc, thanh bình. 
III - Bài mới: 
	Gv vào bài: 
Tre xanh, xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh...
	Hình ảnh luỹ tre làng đã từ lâu gắn bó với người dân VN. Tre trở thành biểu tượng của dân tộc VN, con người VN. Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản "Cây tre Việt Nam" của nhà văn Thép Mới để cảm nhận rõ hơn vấn đề này.
Hoạt động 1
I - Tìm hiểu tác giả - tác phẩm
Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả Thép Mới? 
- Giới thiệu như chú thích SGK/98. 
* Bổ sung: 
- Văn chính luận sắc bén, táo bạo. 
- Kí: giàu chất thơ
1. Tác giả (1925-1991)
- Tên thật: Hà Văn Lộc
- Quê: Tây Hồ, Hà Nội 
- Sinh ở Nam Định. 
- Viết bút kí, TM phim

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 6 dot 2.doc