Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 40: Danh từ - Mai Anh Hoa - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 40: Danh từ - Mai Anh Hoa - Năm học 2006-2007

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức

- Đặc điểm của nhóm danh từ chung và danh từ riêng.

2.Kĩ năng:

- Cách viết hoa danh từ riêng.

3.Thái độ.

B. Chuẩn bị .

- Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.

- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

*Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ.

? Danh từ là gì? Khả năng kết hợp của danh từ với các loại từ khác? Chức vụ ngữ pháp của danh từ.

* Hoạt động 2: KHỞI ĐỘNG.

Bài học trước các em đã nắm được danh từ được chia thành 2 loại lớn là danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. Danh từ chỉ đơn vị gồm 2 nhóm: Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên và danh từ chỉ đơn vị qui ước (chính xác, ước chừng. còn danh từ chỉ sự vật được phân loại như thế nào? Bài học.).

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 638Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 40: Danh từ - Mai Anh Hoa - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : /2006 Tiết 40
Ngày dạy: /2006 Danh từ
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức
- Đặc điểm của nhóm danh từ chung và danh từ riêng.
2.Kĩ năng:
- Cách viết hoa danh từ riêng.
3.Thái độ.
B. Chuẩn bị .
- Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
*Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
? Danh từ là gì? Khả năng kết hợp của danh từ với các loại từ khác? Chức vụ ngữ pháp của danh từ.
* Hoạt động 2: Khởi động.
Bài học trước các em đã nắm được danh từ được chia thành 2 loại lớn là danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. Danh từ chỉ đơn vị gồm 2 nhóm: Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên và danh từ chỉ đơn vị qui ước (chính xác, ước chừng. còn danh từ chỉ sự vật được phân loại như thế nào? Bài học........).
* Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của H/S
Nội dung cần đạt
- Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học, em hãy nhắc lại thế nào là danh từ chinh, danh từ riêng.
- GV: Đọc ví dụ SGK.
? Tìm các danh từ có trong ví dụ.
? Em hãy điền các danh từ vào bảng phân loại?
? Danh từ chung khác danh từ riêng? (Danh từ chung: Gọi tên 1 loại sự vật, danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng sự vật, từng địa phương).
? Nhìn vào bảng phân loại danh từ em có nhận xét gì về cách viết của 2 loại danh từ trên.
- Lấy ví dụ - danh từ riêng chỉ tên người bạn thân? Nơi bạn ấy đang ở?
- Tên người nước ngoài, tên địa lý nước ngoài phiên âm qua âm hán việt?
- Tên người, địa lý nước ngoài phiên âm trực tiếp.
- Gọi học sinh lên bảng làm.
- GV: Nhận xét.
? Qua cách viết của bạn, em hãy cho biết khi viết danh từ chỉ tên người địa lý Việt Nam ta viết như thế nào? Tên địa lý nước ngoài phiên âm qua Hán Việt. 
? Cách viết tên người, địa lý nước ngoài?
- GV: Có ví dụ tên gọi 1 tổ chức.
? Cách viết tên 1 tổ chức như thế nào?
? Em hãy viết tên 1 tổ chức mà các em đang tham gia.
- GV khái quát lại bài: Học sinh đọc ghi nhớ.
? Các danh từ chung gọi tên các loài hoa có khi nào được viết hoa hay không? Tại sao? (Khi dùng để đặt tên người thì viết hoa, vì khi ấy chúng được dùng như danh từ riêng - ví dụ: Bạn Mai).
- HCM - tên Người là cả 1 niềm thơ.
- Danh từ chung: Người dùng trong câu để chỉ Bác Hồ. Từ người được viết hoa để bày tỏ sự tôn kính và lòng biết ơn của chúng ta với Bác.
- Nêu yêu cầu bài tập 1.
? Timg danh từ chung và danh từ riêng.
- Đọc bài tập 2.
- Các từ in đâm có phải là danh từ riêng không? Tại sao?
- Chép đoạn thơ.
- Học sinh sửa lại cho đúng.
I. Danh từ chung và danh từ riêng.
1. Ví dụ.
- Danh từ chung: Vua, công ơn, tráng sĩ, đền thờ, làng, xã....
- Danh từ riêng: Phù đổng Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội.
- Cách viết:
+ Danh từ chung: Không viết hoa.
+ Danh từ riêng: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành danh từ đó.
VD: Bùi Thanh Hải - TPĐBP
 - Lỗ Tấn - Bắc Kinh.
 - Mát - xcơ - va.
- Tên người, địa lý Việt Nam, tên người địa lý nước ngoài phiên âm qua Hán việt: Viết hoa chữ cái đầu tiên của mối tiếng.
- Viết hoa chữ cái đầu tiên mỗi bộ phận.
- Nếu 1 bộ phận có nhiều tiếng thì giữa các tiếng có dấu nối.
- VD: Trường/THCS/Trần Can.
- Gồm 3 bộ phận.
- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận.
2. Ghi nhớ SGK.
II. Luyện tập.
 1. Bài tập 1.
- Danh từ chung: Ngày xưa, miền, đất, nước, thần, nòi, rồng, con trai, tên...
- Danh từ riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân...
2.Bài tập 2.
a. Chim, Mây, Nước, Hoa, Họa Mi.
b. út.
c. Cháy.
- Trong văn cảnh những từ này là danh từ riêng được viết hoa. Nhà văn đã nhân hóa chúng -> Tên riêng của mỗi nhân vật.
3. Bài tập 3.
- Những danh từ riêng được viết hoa: Tiền Giang, Hậu Giang, Thành Phố, Đồng Tháp, Pháp, Khánh Hòa, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc, Truy, Hương, Bến Biên Aỉ, Cửa Tùng...
*Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà.
- Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng.
- Nêu cách viết danh từ riêng.
- Bài tập 4 SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • doctieng viet 6 - Tiet 40.doc