Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 23: Chữa lỗi dùng từ - Đào Thị Bích Ngọc

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 23: Chữa lỗi dùng từ - Đào Thị Bích Ngọc

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

 - Nhận ra các lỗi lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm.

 - Có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ.

 B. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ.

 C Tiến trình các tổ chức hoạt động.

 * Hoạt động 1:Kiểm tra:

 ? Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Nêu các nghĩa của 1 từ nhiều nghĩa? Bài tập 3/57.

*Hoạt động 2: Giới thiệu.

Trong khi nói và viết chúng ta thường mặc lỗi và lỗi nhiều nhất là cách dùng từ, để giúp các em biết cách chữa lỗi chúng ta tìm hiểu bài.

*Hoạt động 3: Bài mới

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 872Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 23: Chữa lỗi dùng từ - Đào Thị Bích Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:11/10/2006 
Ngày dạy :12/10/2006
Tiết 23 : Chữa lỗi dùng từ
	A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
	- Nhận ra các lỗi lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm.
	- Có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ.
	B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ.
	C Tiến trình các tổ chức hoạt động.
 * Hoạt động 1:Kiểm tra:
	? Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Nêu các nghĩa của 1 từ nhiều nghĩa? Bài tập 3/57.
*Hoạt động 2: Giới thiệu.
Trong khi nói và viết chúng ta thường mặc lỗi và lỗi nhiều nhất là cách dùng từ, để giúp các em biết cách chữa lỗi chúng ta tìm hiểu bài.
*Hoạt động 3: Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
? Trong đoạn văn (a) có những từ, ngữ nào được lặp lại?
? Lặp mấy lần?
Học sinh đọc đoạn văn.
- Học sinh phát hiện trả lời.
I. Lặp từ:
* Bài tập:
* Đoạn văn a.
- Từ "tre": lặp lại 7 lần.
- "giữ": lặp lại 4 lần.
- "anh hùng": lặp lại 2 lần.
? Việc lặp lại 1 từ nhiều lần trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
àNhấn mạnh ý: Vai trò, tác dụng của cây tre, tạo nhịp điệu hài hoà cho câu văn như 1 bài thơ.
? Trong đoạn văn (b) có từ ngữ nào được lặp lại?
Học sinh đọc ví dụ (b) .
Học sinh trả lời.
* Ví dụ (b):
- Ngữ "truyện dân gian" lặp 2 lần.
? Việc lặp từ ở ví dụ (b) có tác dụng như ở đoạn văn (a) không?
Học sinh trả lời.
- Không có tác dụng.
Giáo viên:
Cũng là viết lại các từ giống nhau nhưng ở 2 ví dụ có sự khác nhau về ý nghĩa.
? Theo em cách lặp từ ở ví dụ nào giúp cho câu văn hay hơn? Vì sao?
Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Đoạn văn (a): Lặp từ có tác dụng liên kếtà lặp tu từ.
- Đoạn văn (b): là lỗi lặp đi diễn đạt à cần sửa.
? Theo em nguyên nhân nào dẫn đến mắc lỗi lặp từ?
Học sinh trả lời.
Nguyên nhân: Vốn từ nghèo nèn dùng từ thiếu cân nhắc.
? Trên cơ sở đó, em hãy sửa lại lỗi ở đoạn văn (b) để câu văn hay hơn sửa bằng cách nào?
Học sinh thực hiện.
- Bỏ ngữ "Truyện dân gian"
Ví dụ: Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
Giáo viên:
Đây là lỗi học sinh thường mắc phải, các em cần lưu ý, cân nhắc khi dùng từ viết văn.
II. Lỗi lẫn lộn các từ gần âm:
* Bài tập:
Ví dụ a, b (SGK).
- Học sinh đọc ví dụ, giáo viên ghi bảng.
? Hãy xác định các từ dùng không đúng trong các ví dụ. Phải dùng những từ nào mới đúng? Giải nghĩa từ đó?
Học sinh đọc ví dụ.
Học sinh trả lời.
? Nguyên nhân nào dẫn đến mắc các lỗi trên?
Học sinh phát hiện.
Nhớ không chính xác hình thức ngữ âm của từ.
? Từ dùng đúng ở đây phải là tham quan, Em hiểu nghĩa của từ này như thế nào?
Học sinh giải thích ý nghĩa.
- Tham quan: Xem thấy tận mắt để mở rộng hiểu biết hoặc học tập kinh nghiệm.
- Thăm quan: Từ này không có trong tiếng Việt
? Nghĩa của từ mấp máy khác với từ "nhấp nháy" như thế nào?
Giáo viên:
Như vậy từ “nhấp nháy” không có nghĩa khi dùng văn cảnh trên à mấp máy.
Học sinh trình bày ý kiến cá nhân
Học sinh đọc lại câu văn sau khi đã sửa.
Mấp máy: Cử động khẽ và liên tiếp.
Nhấp nháy: Mở ra nhắm lại liên tiếp.
Có ánh sáng khi loé ra, khi tắt liên tiếp.
Giáo viên khái quát:
Sau đây là 1 số cặp từ gần âm. Hãy giải thích ý nghĩa của các từ đó.
* Lưu ý:
- Nguyên nhân mắc lỗi lặp: vốn từ nghèo nàn, dùng từ thiếu cân nhắc
- Nguyên nhân lẫn lộn các từ gần âm: Nhớ không chính xác nghĩa cuả từ và hình thức ngữ âm.
- Biện pháp sửa: Có ý thức trau dồi vốn từ, dùng từ nên cân nhắc, chọn lọc; Nắm vững nghĩa của từ gần âm, đồng âm.
- Tượng trưng: tiêu biểu cho 1 cái gì đó.
- Tưởng tượng: Tự nghĩ ra, bịa đạt ra.
? Xán lạn và sáng lạng?
Học sinh giải thích nghĩa của từ
- Xán lạn: Tươi sáng, có triển vọng.
- Sáng lạng: Không có trong tiếng việt.
- Tha thiết: Mức độ quan tâm hoặc gắn bó với 1 việc.
- Tha thướt: Vẻ đẹp duyên dáng.
- Thâm thuý: Sâu sắc 1 cách kín đáo, tế nhị.
- Thấm thía: Tiếp nhận 1 cách tự giác, có suy nghĩ.
? Yêu cầu của Bài tập 1 là gì?
- Lược bỏ từ trùng lặp trong câu.
( Bỏ “câuchuyện ấy” thay “câu chuyện này” bằng “ chuyện ấy”, thay “những nhân vật ấy” bằng đại từ thay thế: “họ”, thay “ những nhân vật” bằng “người”)
(Bỏ: “ lớn lên” vì nghĩa của từ này trùng với “trưởng thành”
- Học sinh khái quát.
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1: (68)
Câu mới:
a. Lan là 1 lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quý mến.
b. Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
c. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.
2. Bài tập 2(68): 
Học sinh đọc bài tập 2.
? Chỉ ra những từ dùng sai trong các câu:
Học sinh thực hiện
- Linh động.
- Bàng quang, thủ tục.
a. Tiếng việt có khả năng diễn tả sinh động 
b. Có 1 số bạn còn bàng quan
c. vùng này còn khá nhiều hủ tục như 
? Nguyên nhân chủ yếu của việc dùng sai đó là gì?
Học sinh phát biểu suy nghĩ
à Nhớ khôngchính xác hình thức ngữ âm.
*Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò:
* ở nhà:
- Giáo viên cho 1 số cặp từ dễ bị lần lộn vì hiện tượng gần âm:
 - Sừng sộ
 - Sững sờ
 - Sâu sa
 - Xót xa
 -Xao xuyến
 - Xao xác
 - Ngộ nghĩnh
 - Ngộ nhận
* Chuẩn bị bài 7

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 23- Chua loi dung tu.doc