Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 22: Thạch Sanh (Tiếp) - Nguyễn Thị Hoa

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 22: Thạch Sanh (Tiếp) - Nguyễn Thị Hoa

A. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp hs nắm được ý nghĩa của truyện: thể hiện quan niệm của người xưa và người dũng sĩ, thể hiện niềm tin, sự khao khát vào sự chiến thắng của cái thiện .

- Giáo dục: ý thức hướng thiện, tránh và lên án cái ác .

- Rèn kỹ năng: Phân tích nhân vật trong truyện cổ tích theo 2 tuyến thiện, ác.

* Trọng tâm:

- Tìm hiểu văn bản.

* Tích hợp:

- Nhân vật trong văn tự sự.

- Phần trước của văn bản (đã học)

B. Chuẩn bị:

1/ GV: Soạn bài.

2/ HS: Học bài, soạn bài.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động

1/ ổn định tổ chức: 1'

2/ Kiểm tra bài cũ: 5'

Trong văn bản, người xưa đã kể những chiến công nào của Thạch Sanh?

Đáp án: Có nhiều chiến công.

- Đánh Chằn tinh, cứu, chữa bệnh cho công chúa, dẹp giặc .

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 824Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 22: Thạch Sanh (Tiếp) - Nguyễn Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22: Thạch Sanh (tiếp)
(Truyện cổ tích)
A. Mục tiêu cần đạt: 
- Giúp hs nắm được ý nghĩa của truyện: thể hiện quan niệm của người xưa và người dũng sĩ, thể hiện niềm tin, sự khao khát vào sự chiến thắng của cái thiện.
- Giáo dục: ý thức hướng thiện, tránh và lên án cái ác.
- Rèn kỹ năng: Phân tích nhân vật trong truyện cổ tích theo 2 tuyến thiện, ác.
* Trọng tâm: 
- Tìm hiểu văn bản.
* Tích hợp: 
- Nhân vật trong văn tự sự.
- Phần trước của văn bản (đã học)
B. Chuẩn bị: 
1/ GV: Soạn bài.
2/ HS: Học bài, soạn bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1/ ổn định tổ chức: 1'
2/ Kiểm tra bài cũ: 5'
Trong văn bản, người xưa đã kể những chiến công nào của Thạch Sanh?
Đáp án: Có nhiều chiến công.
- Đánh Chằn tinh, cứu, chữa bệnh cho công chúa, dẹp giặc.
3/ Bài mới:
Phương pháp
- Vừa lập được chiến công, Thạch Sanh lại bị Lý Thông lừa để cướp công. Nhưng vinh hoa không đến Lý Thông dễ dàng, hắn phải cứu công chúa. Khi đó Lý Thông đã làm gì?
- Thạch Sanh đã giúp Lý Thông vì sao?
- Theo em nếu Thạch Sanh biết rõ tâm địa của Lý Thông thì chàng có bỏ mặc công chúa?
(Thạch Sanh không bỏ mặc công chúa vì cứu người không từ nguy nan là phẩm chất của dũng sĩ).
- Hãy tìm những chi tiết kể về chiến công thứ 2 của Thạch Sanh?
(GV chia 2 nhóm: Tìm chi tiết về Thạch Sanh, về đại bàng)
- Tại sao tác giả dân gian lại dùng lời kể nhiều về hoạt động của Thạch Sanh hơn Đại Bàng?
( Để làm nổi bật: Đại bàng tuy gian ác, có phép lạ những vẫn yếu thế so với Thạch Sanh).
- Chiến công này của Thạch Sanh càng làm cho hình ảnh Thạch Sanh đẹp hơn bởi Phẩm chất?
- Cũng nhờ lòng tốt luôn làm điều nhân nghĩa, Thạch Sanh đã có được cây đàn quý do vua Thuỷ tề ban tặng
- Thạch Sanh đã tự giải thoát cho mình khỏi ngục sâu như thế nào? 
- Lần này chiến công của Thạch Sanh có được là do đâu? (Do có cây đàn thần của vua Thuỷ tề)
- Tại sao, người xưa không xây dựng tình huống để Thạch Sanh dùng tài của mình cứu công chúa).
- Chiến công cuối cùng của Thạch Sanh là chiến công nào?
- Trong trận chiến đấu này, Thạch Sanh có dùng những tài năng của mình như những trận chiến đấu trước?
- Việc chiến thắng kẻ thù của Thạch Sanh có điều gì khác thường?
- Chiến thắng kỳ lạ này nói lên phẩm chất gì của Thạch Sanh ?
- Chi tiết này còn thể hiện khát vọng gì của người xưa?
(GV: Khát vọng này được thể hiện qua hình ảnh tiếng đàn và niêu cơm Thạch Sanh)
- Đối lập với Thạch Sanh là nhân vật nào?
- Hãy kể những việc làm của Lý Thông đối với Thạch Sanh?
Gợi ý: Lý Thông rủ Thạch Sanh kết nghĩa anh em vì mục đích gì? Sau này hắn đã thực hiện mục ấy như thế nào? 
- Qua những việc làm đó, em thấy Lý Thông là 1 kẻ như thế nào? 
- Trong truyện cổ tích thì Lý Thông đại diện điều gì?
- Kết thúc câu chuyện, số phận của mỗi nhân vật được tác giả dân gian kể như thế nào? 
- Tại sao người xưa lại để cho Lý Thông bị chết vì sấm sét? (ca ngợi ơn nghĩa của Thạch Sanh - khẳng định kẻ ác thì "lưới trời khó lọt")
- Kết cục số phận của các nhân vật như vậy thể hiện quan niệm niệm gì của nhân dân và công lý xã hội? Quan niệm này còn thể hiện qua những văn bản nào đã học (bánh chưng bánh giầy, Sọ Dừa )
- Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kỳ, hãy lấy ví dụ? (cung tên vàng, đàn thần, niêu cơm thần)
- Những chi tiết tưởng tượng đó có ý nghĩa gì?
- Thạch Sanh kể về kiểu: người dũng sĩ, qua đó thể hiện ước mơ quan niệm gì của người xưa - hs đọc ghi nhớ.
- GV hướng dẫn hs quan sát tranh SGK:
- Cho biết 2 bức tranh minh hoạ cho chi tiết nào trong truyện, em hãy đặt tên cho 2 bức tranh?
- Trong truyện Thạch Sanh, những thứ nào mà nhân dân không bao giờ có được đã được trao cho 1 người xuất thân bình thường như Thạch Sanh, cách kết thúc như vậy thể hiện ước mơ gì của người xưa?
- Truyện có 4 sự việc lớn, em hãy chọn kể 1 sự việc mà em thích?
Nội dung
I. Đọc, tìm hiểu chú thích.
II. Đọc, hiểu văn bản 
2/ Những chiến công của Thạch Sanh: 15'
b) Cứu và chữa bệnh cho công chúa.
- Lý Thông nhờ Thạch Sanh dẫn và đi xuống hang cứu công chúa. 
- Thạch Sanh giúp Lý Thông cứu công chúa: biết nơi ở của Đại bàng, muốn giúp anh kết nghĩa.
=> Sự nhân hậu của Thạch Sanh .
* Đại bàng 
- Cướp công chúa.
- Mang về hang.
- Tung cánh, chĩa vuốt.
* Thạch Sanh:
- Bắn trọng thương đại bàng.
- Xuống hang sâu.
- Bắn mù mắt đại bàng.
- Chặt đứt vuốt, bổ đầu.
- Đưa công chúa lên trước.
=> Thạch Sanh là một dũng sĩ tài năng, sức khoẻ phi thường, luôn làm điều nhân nghĩa.
- Thạch Sanh gảy đàn chữa khỏi bệnh câm cho công chúa.
- Kể lại mọi việc để minh oan cho mình 
=> Thạch Sanh là người nhân đức nên được người khác giúp đỡ, gặp nhiều may mắn.
à Thể hiện niềm tin của nhân dân vào giá trị đạo đức của người dũng sĩ.
c) Thạch Sanh dẹp giặc: 
- 18 nước chư hầu mang quân đánh.
- Gảy đàn khiến quân giặc bủn rủn.
- Thạch Sanh nấu cơm niêu thần đãi giặc.
 => Thạch Sanh chiến thắng kẻ thù không một hòn tên mũi đạn, không có ai thương vong, không có đòn đánh quyết liệt.
=> Phẩm chất: Độ lượng, bao dung, nhân nghĩa của Thạch Sanh .
=> Khát vọng hoà bình, khát vọng công lý của người xưa.
3/ Nhân vật Lý Thông : 10'
- Rủ Thạch Sanh kết nghĩa anh em vì mục đích lợi dụng sức lực của Thạch Sanh.
- Lừa Thạch Sanh đi chết thay mình.
- Lừa Thạch Sanh để cướp công.
- Lừa Thạch Sanh xuống hang đại bàng: 2 mục đích là cướp công và giết Thạch Sanh.
=> Lý Thông là kẻ xảo trá, lừa lọc, phản bội, độc ác, bất nghĩa, bất nhân, bất trung.
-> Đại diện cho điều ác.
* Kết cục:
- Mẹ con Lý Thông được Thạch Sanh tha chết nhưng bị sét đánh chết.
- Thạch Sanh được cưới công chúa, được làm vua.
=> Quan niệm của nhân dân: cái ác sẽ bị trừng trị, cái thiện sẽ được chiến thắng, người có tài, có đức sẽ được hưởng hạnh phúc đó là ước mơ, là niềm tin của nhân dân về lẽ công bằng.
4/ ý nghĩa của văn bản : 5'
- Ghi nhớ: SGK: (67).
III. Luyện tập: 7'
- Tên tranh: mũi tên vàng, diệt đại bàng, cứu công chúa, niêu cơm thần kỳ.
-> Kết thúc câu chuyện có hậu -> thể hiện ước mơ của nhân dân về sự đối đời đối với những người dân lương thiện.
VD: tấm cám, Sọ Dừa, cây bút thần
- HS kể 1 sự việc bất kỳ.
4/ Củng cố: 1'
Tiếng đàn thần trong truyện có ý nghĩa gì?
5/ Dặn dò: 1'
- Tập kể lại truyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 22.doc