Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 20: Lời văn, đoạn văn tự sự - Đào Thị Bích Ngọc

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 20: Lời văn, đoạn văn tự sự - Đào Thị Bích Ngọc

A. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức

 - Nắm được hình thức, lời văn kể người, kể việc chủ đề và liên kết trong đoạn văn.

 2.Kĩ năng:

 Xây dựng được đoạn văn giới thiệu và kể chuyện sinh hoạt hàng ngày. Nhận ra các hình thức, các kiểu câu thường dùng trong việc giới thiệu nhân vật, sự việc, kể việc, nhân ra mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn và vận dụng để xây dựng đoạn văn giới thiệu nhân vật và kể việc.

3.Thái độ.

Học sinh có ý thức xây dựng đoạn văn, lời văn tự sự.

 B. Chuẩn bị:

 - Học sinh: Xem lại văn bản "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh".

 C. Tiến trình các tổ chức hoạt động.

* Hoạt động 1:Kiểm tra:

 ? Chủ đề, dàn bài của bài văn tự sự?

 *Hoạt động 1: Giới thiệu

 Các em đã biết: Bài văn gồm các đoạn văn liên kết với nhau tạo thành. Đoạn văn lai gồm những câu văn liên kết với nhau tạo thành. Văn tự sự xây dựng nhân vật, kể việc như thế nào? Đó chính là nội dung cơ bản của bài học hôm nay.

*Hoạt động 3: Bài mới

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 20: Lời văn, đoạn văn tự sự - Đào Thị Bích Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:6/10/2006
Ngày dạy :7/10/2006
Tiết 20 :
Lời văn, đoạn văn tự sự
A. Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức
	- Nắm được hình thức, lời văn kể người, kể việc chủ đề và liên kết trong đoạn văn.
	2.Kĩ năng:
 Xây dựng được đoạn văn giới thiệu và kể chuyện sinh hoạt hàng ngày. Nhận ra các hình thức, các kiểu câu thường dùng trong việc giới thiệu nhân vật, sự việc, kể việc, nhân ra mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn và vận dụng để xây dựng đoạn văn giới thiệu nhân vật và kể việc.
3.Thái độ.
Học sinh có ý thức xây dựng đoạn văn, lời văn tự sự.
	B. Chuẩn bị:
	- Học sinh: Xem lại văn bản "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh".
	C. Tiến trình các tổ chức hoạt động.
* Hoạt động 1:Kiểm tra: 
	? Chủ đề, dàn bài của bài văn tự sự?
	*Hoạt động 1: Giới thiệu 
	Các em đã biết: Bài văn gồm các đoạn văn liên kết với nhau tạo thành. Đoạn văn lai gồm những câu văn liên kết với nhau tạo thành. Văn tự sự xây dựng nhân vật, kể việc như thế nào? Đó chính là nội dung cơ bản của bài học hôm nay.
*Hoạt động 3: Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Giáo viên:
- Lời văn: cách thức diễn đạt, kiểu ngôn ngữ.
I. Lời văn, đoạn văn tự sự:
1. Lời văn giới thiệu nhân vật:
a. Bài tập:
? Đoạn văn 1 và 2 giới thiệu những nhân vật nào?
 đọc 2 đoạn văn /58
- Học sinh trả lời.
- Giới thiệu: Hùng Vương thứ 18, Mị Nương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
? Giới thiệu những gì về các nhân vật đó?
Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Giới thiệu: Họ tên, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng.
? Có thể đảo thứ tự các câu trong đoạn văn được không? Vì sao?
(Giáo viên thử đảo 1, 2 câu để chứng minh).
Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Không thể đảo trật tự các câu vì nếu đảo lộn ý nghĩa, đọan văn sẽ thay đổi hoặc khó hiểu.
Ví dụ: Vua Hùng muốn kén 1 chàng rể thật xứng đáng bởi vì ông có 1 người con gái ... hiền dịu thì đó là văn giới thiệu lí do chứ không phải là văn kể, văn kể phải kể sự việc theo thứ tự, có trước có sau, có dẫn dắt thì người đọc mới cảm được.
? Cách dùng câu văn với từ "có, là" có tác dụng gì trong đoạn văn?
Trong 2 đoạn văn người kể có xuất hiện không? Cách gọi các nhân vật? (Người kể dấu mình gọi các nhân vật bằng tên - Người ta gọi chàng là...)
- thảo luận nhóm 2 người
- trình bày
-Kiểu câu trần thuật đơn có từ là. Học ở kì 2.
- Tạo sự cân đối, chặt chẽ.
Ví dụ: Đoạn 2: do tài của 2 chàng ngang nhau, cân đối àtạo nên vẽ đẹp của đoạn văn.
? Đoạn văn dùng ngôi kể thứ mấy?
-trả lời
- Ngôi kể thứ 3.
"Người ta gọi chàng là ... "
Giáo viên:
Kể theo ngôi thứ 3 tạo khách quan cho người nghe.
2. Lời văn kể sự việc:
? Đoạn văn kể sự việc gì?
Học sinh trả lời
a, Bài tập" 3/SGK (59)
- Sự việc:
Thuỷ Tinh đến muộn không lấy được vợ, đem quân đuổi đánh Sơn Tinh.
? Chỉ ra các từ ngữ chỉ hành động của Thuỷ Tinh.
Học sinh phát hiện.
- Nổi giận, đuổi theo, cướp, hô ...
? Các hành động được kể theo thứ tự nào?
Học sinh trả lời.
- Thứ tự trước sau, nguyên nhân, kết quả.
? Từ loại nào được sử dụng nhiều trong đoạn văn.
Học sinh phát hiện.
- Động từ.
? Có tác dụng gì?
Học sinh trả lời
- Diễn tả hành động giận dữ, quyết liệt của Thuỷ Tinh àlà nguyên nhân dẫn đến cuộc giao tranh kéo dài...
? Hành động ấy dẫn đến kết quả gì?
Học sinh trình bày ý kiến cá nhân.
- Lụt lớn, thành Phong Châu nổi lềnh bềnh...
? Lời kể trùng điệp (nước ngập ... nước dâng ...) gây được ấn tượng gì cho người đọc?
Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Gây ấn tượng sợ hãi, kinh hoàng.
Giáo viên khái quát:
Như vậy đoạn văn tự sự chủ yếu là kể người và kể việc
Đoạn 1, 2 kể về người, đoạn 3 kể việc.
? Khi kể người cần đảm bảo yêu cầu gì? Kể việc kể những gì?
Học sinh rút ra nhận xét.
b. Ghi nhớ 1 (SGK/ 59) 
? Đoạn văn được trình bày như thế nào? 
à Tìm hiểu tiếp.
3. Đoạn văn
? Đoạn văn (1) gồm mấy câu
? Biểu đạt ý chính nào?
Học sinh đọc lại các đoạn 1, 2, 3.
* Đoạn 1: 2 câu
- Nội dung chính: Vua Hùng kén rể.
- Câu (2): Nêu ý chính.
? Tương tự như trên học sinh xác định ý chính của đoạn (2) và câu nêu ý chính đó?
Học sinh thực hiện.
* Đoạn 2: 6 câu
- ý chính: Hai thần đến cầu hôn
- Câu (6): Nêu ý chính.
* Đoạn 3: Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh.
- Câu (1): Nêu ý chính.
Giáo viên:Các câu nêu lên ý chính gọi là câu chủ đề.
? Vậy các câu còn lại trong đoạn văn có nhiệm vụ gì và có mối quan hệ như thế nào với câu chủ đề?
Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Các ý phụ giải thích làm rõ ý chính và có mối quan hệ chặt chẽ với ý chính.
? Qua các ví dụ trên, em thấy đoạn văn tự sự được trình bày như thế nào?
Học sinh nhận xét
Ghi nhớ 2 (SGK) 59
? Bài tập 1 nêu yêu cầu gì?
- Mỗi đoạn văn kể về điều gì?
- Gạch chân dưới câu chủ đề.
- Học sinh đọc bài tập 1.
Học sinh thực hiện.
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1 (60)
* Đoạn 1: Kể việc :"Sọ Dừa" làm thuê trong nhà Phú ông.
- Câu chủ chốt: Cậu chăn bò rất giỏi.
* Đoạn 2: "Thái độ của các con gái Phú ông đối với Sọ Dừa".
- Câu chủ đề: Câu 2.
? Các câu văn triển khai chủ đề ấy theo thứ tự nào?
* Đoạn 3: Kể về "tính nết của cô Dần".
 Cái gì xẩy ra trước kể trước, cái gì xẩy ra sau kể sau hoặc giải thích, cụ thể hoá ... )
- Câu chủ đề: Câu 2.
2. Bài tập 2/ 60
Học sinh đọc 2 câu văn /SGK
? Theo em câu nào đúng, câu nào sai? Vì sao?
Học sinh trả lời.
- Câu b đúng vì mạch lạc
- Câu a: sai vì lộn xộn, thiếu mạch lạc, không lô gíc.
Yêu cầu: Hãy viết câu giới thiệu Thánh Gióng, Lạc Long Quân.
Học sinh thực hành viết câu chủ đề
3. Bài tập 3/60
Ví dụ:
"Thánh Gióng là vị anh hùng chiến thắng giặc ngoại xâm đầu tiên của dân tộc chúng ta".
	Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh học ở nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 20-Loi van,doan van.doc