Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 19: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Năm học 2009-2010

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 19: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Năm học 2009-2010

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Qua bài học GV giúp HS:

 - Nắm vững khái niệm từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

 - Luyện kĩ năng nhận biết từ nhiều nghĩa,phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm,giải thích hiện tượng chuyển nghĩa.

B. CHUẨN BỊ

 - GV: Bảng phụ

 - HS: Đọc trước bài.

C. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

 I. Ổn định tổ chức ( 1)

 II. Kiểm tra bài cũ ( 4)

 1. Nghĩa của từ là gì ? Giải thích nghĩa của từ “ thuyền” ?

 2. Nêu các cách giải thích nghĩa của từ ?

 

doc 4 trang Người đăng vanady Lượt xem 1792Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 19: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
a. Mục tiêu cần đạt
 Qua bài học GV giúp HS:
 - Nắm vững khái niệm từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
 - Luyện kĩ năng nhận biết từ nhiều nghĩa,phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm,giải thích hiện tượng chuyển nghĩa.
b. Chuẩn bị
 - GV : Bảng phụ
 - HS : Đọc trước bài.
c. Tiến trình dạy – học
 I. ổn định tổ chức ( 1’)
 II. Kiểm tra bài cũ ( 4’)
 1. Nghĩa của từ là gì ? Giải thích nghĩa của từ “ thuyền” ?
 2. Nêu các cách giải thích nghĩa của từ ?
 III. Bài mới ( 35’)
 * GV giới thiệu bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 GV ghi bài thơ vào bảng phụ.
 HS đọc bài thơ.
 ? Theo em,có mấy sự việc có chân 
 ? Trong 4 sự việc có chân,nghĩa của từ “chân” có gì giống và khác nhau
 ? Trong ví dụ nào sự việc nào không có “chân”
 ? Tại sao đưa sự việc “ cái võng” vào thơ.
 - Ca ngợi anh bộ đội hành quân.
 ? Em hãy dựa vào từ điển tìm 1 số nghĩa khác của từ “chân”
 GV ghi các nghĩa của từ “ chân” vào bảng phụ.
? Em có nhận xét gì về từ “chân”
 HS nêu.GV kết luận.
 ? Hãy tìm thêm một số từ có nhiều nghĩa
 VD : từ Mũi.
 GV đưa một số từ.HS giải nghĩa.
 ? Nghĩa của 2 từ đó có gì khác với từ 
“ chân” mà ta vừa tìm hiểu.
 ? Qua phần phân tích ,em hiểu gì về nghĩa của từ.
 HS rút ra kết luận.
 GV yêu cầu HS xem lại nghĩa của từ “chân”.
 ? Khi tìm hiểu các nghĩa của từ “chân” em thấy có hiện tượng gì
 HS nêu.
 ? Trong 5 nghĩa của từ “ chân” nghĩa nào là nghĩa đầu tiện trong từ điển.
 ? Các nghĩa còn lại hình thành từ đâu
 HS nêu.
 ? Trong bài thơ “ Những cái chân” từ “ chân” dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển
 GV đưa VD:
 Mùa xuân1 là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân2
? Từ ‘ Xuân’ có những nghĩa nào
? Qua việc phân tích VD em hiểu thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa.
? Trong từ nhiều nghĩa có loại nghĩa nào.
GV lấy VD để HS so sánh
? Các nghĩa của từ “ chân” có nét chung không
-Có
? Vậy trong VD “ con ngựa đá đá con ngựa đá”
2. Từ “đá” có phải từ nhiều nghĩa khácn HS phát hiện, trả lời
GV: Kết luận từ “Đá” là hiện tượng từ đồng âm
? Vậy khi tìm hiểu nghĩa của từ cần chú ý điều gì
HS nêu
? Em hãy tìm 3 từ chỉ bộ phận cơ thể người, kể ra 1 VD về sự chuyển nghĩa của chúng
GV làm mẫu, HS làm.
? Hãy tìm từ chỉ bộ phận cây cối chuyển nghĩa thành từ chỉ bộ phận cơ thể người
HS tìm
? Hãy tìm 1 số hiện tượng chuyển nghĩa theo mẫu
HS tìm
? Tác giả nêu mấy nghĩa của từ ‘ bụng’ đó là nghĩa nào
HS đọc đoạn trích -> phát hiện
? Em có đồng ý với tác giả không? vì sao
? Còn thiếu nghĩa nào? Hãy bổ sung
HS viết chính tả. 
I. Từ nhiều nghĩa ( 15’)
1. Ví dụ ( SGK)
2. Nhận xét
 - 4 sự việc có chân.
 - Giống nhau : chân là nơi tiếp xúc với đất.
 - Khác nhau :
 + Chân của cái gậy -> đỡ bà.
 + Chân của com pa -> giúp com pa quay
 + Chân của kiềng -> đỡ thân kiềng và xoong nồi.
 + Chân của bàn -> đỡ thân và mặt bàn.
a. Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hoặc động vật để đi,đứng.
VD: chân người,nhắm mắt đưa chân.
b. Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng -> đỡ cho các bộ phận khác.
VD: chân bàn,chân kiềng...
c. Phần cuối cùng tiếp giáp,bám chặt vào mặt nền.
VD: chân núi,chân tường,chân com pa...
d. Cương vị,phận sự của một người trong một tổ chức
VD: Có chân trong đội bóng đá.
e. Kiểu gieo vần của tục ngữ ca dao.
VD: vần “ chân”
=> Từ nhiều nghĩa
- Xe đạp: 1 loại xe phải đạp mới đi được
- Xe máy: xe động cơ, chạy bằng xăng
=> Từ một nghĩa
3. Ghi nhớ
 Từ có thể có 1 hoặc nhiều nghĩa.
II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ (10’)
1. Ví dụ : Từ ‘chân’
2. Nhận xét.
 - Từ ‘ chân’ có sự thay đổi nghĩa -> chuyển nghĩa => từ nhiều nghĩa.
 + Nghĩa 1 : nghĩa đầu tiên -> nghĩa gốc làm cơ sở hình thành các nghĩa khác + Nghĩa 2,3,4,5 : hình thành trên cơ sở nghĩa gốc => nghĩa chuyển
- Xuân 1 => nghĩa gốc : khoảng thời gian từ tháng 2-3, mùa đầu tiên trong 1 năm
- Xuân 2 => nghĩa chuyển: Sự tươi đẹp đầy sức sống , trẻ trung
3. Ghi nhớ
 - Chuyển nghĩa : là một hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa
- Trong từ nhiều nghĩa có :
+ Nghĩa gốc: xuất hiện từ đầu, làm cơ sở hình thành nghĩa khác
+ Nghĩa chuyển: hình thành trên cơ sở nghĩa gốc
* Chú ý
 Thông thường từ chỉ có 1 nghĩa nhưng có trường hợp từ được hiểu theo cả nghĩa gốc, nghĩa chuyển
- Cần phân biệt từ nghĩa và từ đồng âm.
- Từ nhiều nghĩa; các nghĩa dựa trên một cơ sở trung
- Từ đồng âm: phát âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau
III. Luyện tập (10’)
 Bài 1.
a. Từ “ đầu”
 _ Nghĩa gốc ( đầu người): bộ phận trên cùng của cơ thể chứa lão bộ
- Nghĩa chuyển: => đứng đầu trên ( đầu bảng, đầu danh sách)
- quan trọng nhất ( đầu mối, đầu đảng)
b. Từ “tay”
- Nghĩa gốc: bộ phận cơ thể người ( cánh tay)
- Nghĩa chuyển: -> tay ghế, tay vịn cầu thang
-> tay mướp
-> tay súng tay cầy
c. Từ “ mũi”
- Nghĩa gốc: mũi người , mũi lõ....
- Nghĩa chuyển. -> mũi kim, mũi kéo...
mũi đất.....
Bài 2
- Lá -> lá phổi, lá gan, lá lách, lá mỡ.
- Quả -> quả tim, quả thận.
Bài 3
a.Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động Cái cưa -> cưa gỗ ; hộp sơn – sơn cửa; cái bào => bào gỗ; xe dạp -> đạp xe
b.Chỉ hành động -> chỉ đơn vị đang bó lúa -> ba bó lúa, đang nắm cơm -> ba nắm cơm.
Bài 4
a, Nghĩa từ “ bụng”
 1. Bộ phận cơ thể người, động vật chứa dạ dày, ruột.
 2. Biểu tượng của ý nghĩa sâu kín không bộc lộ ra.
 3. Phần phình to ở giữa 1 số bộ phận người, đồ vật.
VD: bụng súng
b. Ăn cho ấm bụng
 Bụng chân săn chắc
Bài 5
IV.Củng cố ( 3’)
 1. Thế nào là từ nhiều nghĩa?
 2. Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
 Học sinh đọc lại ghi nhớ trong SGK
 Đọc thêm về từ “ ngọt”
 V. Hướng dẫn về nhà ( 2’)
Nắm chắc từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của tờ
Chuẩn bị: “ Lời văn, đoạn văn tự sự”
--------------------------- ****************--------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 19.doc