Giáo án Ngữ văn 6 - Phạm Thị Huế - Năm học 2009-2010

Giáo án Ngữ văn 6 - Phạm Thị Huế - Năm học 2009-2010

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1- Kiến thức :

- Học sinh hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện Em bé thông minh và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện.

- Kể lại được truyện.

- Tích hợp với phân môn tiếng việt ở việc chữa lỗi dùng từ với phân môn tập làm văn ở kĩ năng tập nói kể chuyện.

2- Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng kể chuyện(nói).

3- Thái độ:

- HS có thái độ trân trọng sự thông minh sáng tạo và trí khôn dân gian

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY -HỌC :

Tranh minh hoạ , đọc các tài liệu có liên quan

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :

1. Hoạt động khởi động :( 5 phút )

Kiểm tra bài cũ:

 1. Kể nửa đầu truyện Thạch Sanh Vì sao nói chàng lập nhiều chiến công thần kì, rực rỡ.

 2. Kể tiếp nửa cuối truyện. Giải thích ý nghĩa tiếng đàn của Thạch Sanh.

2. Hoạt động 2: Tổ chức dạy –học bài mới :(35 phút )

* Giới thiệu bài :

Nhân vật thông minh cũng là kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Truyện em bé thông minh là một loại truyện cổ tích sinh hoạt, được cấu tạo theo lối xâu chuỗi, gồm những mẩu chuyện, nhân vật chính trải qua một chuỗi thử thách, từ đó bộc lộ sự thông minh hơn người. Truyện thuộc loại truyện Trạng, đề cao trí khôn dân gian, trí khôn kinh nghiệm, tạo được những tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên, chất phác nhưng không kém phần thâm thuý của nhân dân trong đời sống hàng ngày.

 

doc 167 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 656Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Phạm Thị Huế - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn :15- 8 - 2009
Tiết 1 : Văn bản 	 Con rồng cháu tiên
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh: bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết
 Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truỵện truyền thuyết " Con Rồng cháu Tiên " là :Ca ngợi nguồn gốc cao quý của dân tộc ,tình đoần kết dân tộc .
Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện.
Rèn kĩ năng đọc ,kể ,phân tích cho HS
Giáo dục HS lòng tự hào về nguồn gốc dân tộc 
B. thiết bị dạy – học 
- Giáo viên: soạn bài, đọc các tài liệu tham khảo có liên quan đến bài soạn, chuẩn bị tranh minh hoạ được cấp
- Học sinh: đọc bài và soạn bài, trả lời các câu hỏi ở cuối mỗi bài 
C. Tổ chức các hoạt động dạy – học
 1 – Hoạt động 1: ( 5 phút ) : (GV kiểm tra SGK , Vở bài tập của HS)
 2 – Hoạt động 2: Tổ chức các hoạt động dạy – học (25 phút )
Giới thiệu bài: 
Truyền thuyết là một thể loại tiêu biểu, rất phát triển ở Việt Nam, được nhân dân bao đời yêu thích. Truyện Con Rồng Cháu Tiên là một truyện truyền thuyết tiêu biểu, mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng cũng như truyền thuyết Việt Nam nói chung. Nội dung, ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên là gì ? Để thể hiện nội dung, ý nghĩa ấy truyện đã dùng những hình thức nghệ thuật độc đáo nào? Vì sao nhân dân ta, qua bao đời, rất tự hào và yêu thích câu truyện này? tiết học hôm nay sẽ giúp trả lời những câu hỏi ấy.
Bài mới
Hoạt động của học sinh:
(Dưới sự hướng dẫn của giáo viên)
Hướng dẫn tìm hiểu chung.
Học sinh đọc chú thích trong SGK và cho biết:
? Truyện truyền thuyết là gì ?
GVbổ sung: Thực ra tất cả các thể loại, tác phẩm đều có cơ sở lịch sử. Truyền thuyết Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại nhưng những yếu tố thần thoại ấy đã được lịch sử hoá. Thể nthầ thoại cổ đã được biến đổi thành những truyện kể về lịch sử nhằm suy tôn tổ tiên đã có công dựng nước và ca ngợi những sự tích thời dựng nước. 
GV: Giới thiệu qua các truyện truyền thuyết sẽ học ở lớp 6
? Truyện con Rồng cháu Tiên thuộc loại truyện gì ? Vì sao ?
 Hướng dẫn Đọc- tìm hiểu từ ngữ khó hiểu, bố cục của truyện.
GV: đọc mẫu 1 đoạn, 2 h/s đọc tiếp
GV: nhận xét, sửa lỗi( nếu có)
GV cho H/S tìm hiểu kỹ các chú thích 1,2,3,4- đây là các từ có nguồn gốc từ Hán Việt. Vậy cách hiểu từ HV NTN ? Tại sao nó lại có trong TV, các tiết TV sẽ giúp ta hiểu rõ hơn.
? Em hãy cho biết truyện này có thể chia thành mấy đoạn? nội dung mỗi đoạn?
 Hướng dẫn đọc hiểu nội dung ý nghĩa truyện .
? Kể tóm tắt đoạn 1
? LLQ và Âu Cơ được giới thiệu ntn?
(về nguồn gốc ,hình dạng)
?Em có nhận xét gì về những chi tiết miêu tả nguồn gốc và hình dạng của LQ và Âu Cơ?
? Cảm nhân của em về sự kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của LQ và Âu Cơ? học sinh phát biểu-. Giáo viên kết luận ->
GV chuyển ý: đôi trai tài gái sắc gặp nhau, yêu nhau, kết duyên với nhau. Vậy việc kết duyên và chuyện sinh nở của Âu Cơ có gì lạ-> phần 2
? việc Âu Cơ sinh nở có gì lạ ?
? Em có nhận xét gì về các chi tiết này?
? Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện truyền thuyết? Vai trò của nó trong truyện?
GV: Những chi tiết này trong đời sống không thể xảy ra. Đây chỉ là những chi tiết mà người xưa tưởng tượng ra nhằm nói lên điều gì đó mà họ mong muốn vì tưởng tượng nên thường kỳ ảo à làm cho chuyện trở nên huyền diệu, lung linh, ly kỳ, hấp dẫn, nhưng lại hàm chứa ý nghĩa sâu sắc.
? Vậy theo em chuyện sinh nở của Âu Cơ có ý nghĩa gì.( HS trả lời GV mở rộng )
Nhưng dù cho có kỳ lạ, hoang đường như thế nào cũng phải xuất phát từ hiện thực => Những chi tiết ấy cho ta thấy trí tưởng tượng phong phú của người xưa, sự thăng hoa của cảm xúc.
GV : Treo tranh:
? Em hãy quan sát tranh, theo dõi đoạn 3 và cho biết chuyện gì đã xảy ra với gia đình Long Quân và Âu Cơ ?
? Long Quân và Âu Cơ đã chia con như thế nào ? Và chia như vậy để làm gì
( HS thảo luận ) 
Liên hệ: ? Chúng ta đã làm được những gì để thực hiện ý nguyện này của Long Quân và Âu Cơ? (Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ).
Hoạt động 3 :(10 phút )
 Hướng dẫn tổng kết - Luyện tập
?Truyện cho ta biết thêm điều gì về xã hội , phong tục tập quán của người Việt cổ xưa?
? GV: Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta - Con cháu vua Hùng khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng, cháu Tiên.
? Khi biết mình là dòng dõi tiên rồng thì em có suy nghĩ gì ?
? Em hãy nêu ý nghĩa lịch sử của chuyện là gì?
 Em có nhận xét gì về cách xây dựng truyện ?
 +? Truyện có những nhân vật nào?
 +? Có sự việc gì?
 +? Diễn biến ra sao?
Học sinh đọc lại ghi nhớ
HS thảo luận theo 2 nhóm các câu hỏi sau:
? Chi tiết hoang đường kì ảo là gì ? Hãy chỉ ra các yếu tố hoang đường kì ảo trong truyện ?
? Vì sao nói truyện Con Rồng cháu Tiên là truyện truyền thuyết? Hãy cho biết những chi tiết trong truyện có liên quan đến lịch sử
Hoạt động 4(5 phút )
 Hướng dẫn học ở nhà
- Làm bài tập 
 1, 2, 3 : Sách ngữ văn (BT) ở nhà
- Kể lại chuyện
Nội dung bài học:
( Kết quả hoạt động của học sinh )
I . Tìm hiểu chung
1.Truyện truyền thuyết:
- Là truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
-Thường có yếu tố tưởng tượng, Kỳ ảo.
- Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử
2. Truyện " Con Rồng cháu Tiên " : 
- Thể loại : Truyền thuyết, vì :
+ Là truyện dân gian, nhân vật , sự kiện có liên quan đến quá khứ (lịch sử)
+ Có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo
+ Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân.
II. Đọc- hiểu từ ngữ- bố cục
1. Đọc
-Phát âm đúng, giọng đọc đúng
- Chú ý: giọng, lời nói của LLQuân khẳng khái, rõ ràng, lời của Âu Cơ: dịu dàng, thắc mắc
2. Chú thích
1,2,3,5,7
3. Bố cục
- Đoạn 1: từ đầuLong Trang
Nguồn gốc và hình dạng của LQ và Âu Cơ.
- Đoạn 2: tiếp theo đến lên đường.
Việc kết duyên của Âu Cơ và Long Quân
-Đoạn 3. Còn lại
III. Đọc- hiểu nội dung- ý nghĩa truyện:
1.Nguồn gốc, hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ
*Nguồn gốc : đều là thần
- Long Quân: nòi Rồng, con thần Long Nữ
- Âu Cơ: nòi Tiên, thuộc họ thần Nông
*Hình dạng:
- LQ mình rồng ,có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ
- Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần
-> Chi tiết tưởng tượng kì lạ, đẹp đẽ, lớn lao
*LQ mang vẻ đẹp kì vĩ, dũng mãnh, nhân hậu
*Âu Cơ mang vẻ đẹp dịu dàng, trong sáng, thơ mộng
-> Đó chính là vẻ đẹp anh hùng mà tình nghĩa của dân tộc VN.
2) Việc kết duyên và chuyện sinh nở của Long Quân và Âu Cơ
* Rồng ở biển cả, tiên ở núi cao gặp nhau à yêu nhau à kết duyên.
* Âu Cơ có mang sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành 100 con trai. Đàn con không cần bú mớm tự lớn như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.
à Hoang đường, kỳ ảo (là chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định).
=> Giải thích cội nguồn của dân tộc Việt Nam:Toàn thể nhân dân ta đều sinh ra trong một bọc, cùng chung một nòi giống tổ tiên. Từ đó mà 2 tiếng đồng bào thiêng liêng ruột thịt đã vang lên tha thiết giữa lúc Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập 2.9.1945 khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” - Người đã nhắc lại 2 tiếng đồng bào, từ câu chuyện Bố Rồng, mẹ Tiên trong ngày mở nước xưa.
=> Để từ đó mọi người Việt Nam đều tự hào về nòi giống, hiện diện về tổ tiên mình khi ý thức được rằng mình là con Rồng cháu Tiên.
* Chia con:
- 50 xuống biển
- 50 lên rừng
Cai quản 4 phương, gặp khó khăn thì giúp đỡ nhau.
à Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước. Người Việt Nam ta dù ở miền xuôi hay miền ngược, nước ngoài đều cùng chung một cội nguồn, đều là con của Long Quân và Âu Cơ. (Đồng bào: cùng 1 bọc trứng sinh ra), vì vậy phải luôn thương yêu, đoàn kết.
IV- Tổng kết - Luyện tập
1. ý nghĩa của truyện 
* Cơ sở lịch sử:
- Người con cả của Long Quân và Âu Cơ lên lamg Vua gọi là Hùng Vương.
- Đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, làm nên thời đại Hùng Vương trong lịch sử dựng nước của dân tộc Việt Nam.
- Tự hào về dòng dõi của mình Nguyện cố gắng học tập tốt để xứng đáng với cội nguồn.
* ý nghĩa:
Chuyện giải thích nguồn gốc các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Giáo dục lòng tự hào dân tộc, truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc.
2.Nghệ thuật: 
Truyện thường có nhân vật, sự việc, diễn biến à Đó chính là văn bản tự sự (văn kể) (Sự việc diễn ra bao giờ cũng có nhân vật, có mở chuyện - diễn biến - kết chuyện, sự việc nào xảy ra trước kể trước, sự việc nào sảy ra sau kể sau à trật tự thông thường). Để tìm hiểu kỹ hơn về văn tự sự tiết học tập làm văn các em sẽ rõ hơn.
3. Ghi nhớ: SGK
4. Luyện tập
VII - Hướng dẫn học ở nhà
Rút kinh nghiệm giờ dạy.
Ngày soạn 16-8-09
Tiết 2 : Văn bản
Bánh chưng, bánh Giầy
(Tự học có hướng dẫn)
A. Mục tiêu cần đạt: 
- Giúp học sinh: bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết "Bánh trưng, bánh giầy ".
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện.
- Kể được truyện
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
- Giáo viên : Đọc sách giáo khoa ngữ văn 6, sách giáo viên ngữ văn 6, sách tham khảo có liên quan đến bài. Tranh minh hoạ .
- Học sinh: Đọc, chuẩn bị bài ở nhà.
C. Hoạt động dạy và học
1- Hoạt động 1: Bài cũ : ( 5 phut)
 1) Thế nào là truyện truyền thuyết ?
 2) Kể các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện “Con Rồng cháu Tiên” Và cho biết em thích chi tiết nào nhất, vì sao ?
2- Hoạt động 2: Tổ chức dạy - học bài mới: (30 phut)
a) Giới thiệu bài: Truyền thuyết bánh trưng, bánh dày là truyền thuyết giải thích phong tục làm bánh trưng, bánh dày trong ngày tết, đề cao sự thờ kính trời, đất và tổ tiên của nhân dân, đồng thời ca ngợi tài năng, phẩm chất của cha ông ta trong việc tìm tòi, xây dựng nền văn hóa đậm đà màu sắc, phong vị dân tộc.
b) Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hướng dẫn HS Đọc - tìm hiểu chung văn bản
- Cho học sinh đọc theo đoạn ( 3 đoạn)
- Giáo viên nhận xét góp ý cách đọc
- Giáo viên giúp các em hiểu kỹ hơn về các chú thích 1, 2, 3, 4, 7, 8, 9, 12, 13. Hướng dẫn HS Đọc- hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện.
GV cho HS thảo luận hệ thống câu hỏi phần đọc hiểu văn bản:
? Hoàn cảnh, ý định, cách thức vua Hùng chọn người nối ngôi ?
? Em có nhận xét gì về cách thức chọn người nối ngôi của vua Hùng
? Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ ?
Theo em nhân vật thần ở đây là chỉ ai ? vì sao?
? Em có nhận xét gì về chi tiết “thần” được sử dụng ở đoạn này?
Sau khi được thần báo mộng Lang Liêu đã làm gì và kết quả của việc làm đó ra sao à phần 3
GV tổ chức ch ... 
 5 - Bốc thăm câu hỏi.
 6 - Theo dõi tiến trình kể chuyện và thống nhất đánh giá nhận xét.
 (tiêu chí : nội dung kể chuyện ; giọng ; tư thế kể ; lời mở ; lời kết ; minh hoạ nếu có )
 7 - GV tổng kết chung ,cho điểm , phát phần thưởng .
 8 - Dặn dò học sinh chuẩn bị sách học kì 2.
V- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài 
- Chuẩn bị bài : Nhìn chung văn học dân gian Thanh Hóa 
* Rút kinh nghiệm : 
.
------------------------------------------**&**------------------------------------------
Ngày dạy  : /12/2010
Tiết 70 
	Chương trình địa phương
	Nhìn chung văn học dân gian Thanh Hóa 
I- . Mục tiêu cần đạt.
- Qua tiết học HS cần nắm được : 
	1. Kiến thức :
- Giúp HS : Ngoài kiến thức phổ thông nói chung HS có thể hiểu biết thêm về những chương trình ngữ văn địa phương - Nơi mình sinh ra và lớn lên 
- Học sinh biết được kho tàng VHDG Thanh Hóa rất phong phú và dồi dào với nhiều thể loại và đặc điểm riêng của từng thể loại đó .
- Kết hợp với phần văn để tìm hiểu một phần nhỏ kho tàng văn hóa địa phương. Từ đó thêm hiểu, thêm yêu, thêm tự hào về quê hương. 
	2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng kể chuyện dân gian khi được nghe kể hoặc giới thiệu một trò chơi dân gian mà em yêu thích.
 3- Thái độ :
- HS có thái độ yêu mến và quý trọng nền VHDG của địa phương .
	* Dự kiến về phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức thực hiện.
	- Kết hợp với thi hoặc ngoại khóa văn học.
	- Sưu tầm, thống kê, phân loại.
	- Trình bày miệng trên lớp.
II- Chuẩn bị của GV –HS 
- GV : Sách tham khảo : Tài liệu Ngữ văn Thanh Hoá ; Soạn bài 
- HS : Sách tham khảo : Tài liệu Ngữ văn Thanh Hoá 
 III- Tổ chức các hoạt động dạy học.
1- Hoạt động khởi động  : (5 phút )
 * Bài cũ : Kiểm tra kết quả sưu tầm của HS 
 * Giới thiệu bài mới :
 2 - Tổ chức học bài mới ( 30 phút )
GV cho HS đọc mục đầu SGK 
? Em hãy cho biết sắc thái Thanh Hóa trong VHDG?
? Chủ nhân của VHDG Thanh Hóa là ai?
? VHDG Thanh Hóa được sáng tác và lưu hành theo hình thức nào ?
? VHDG có nội dung ntn?
? VHDG Thanh Hóa gồm mấy thể loại chính đó là những thể loại nào ?
? Nêu nét đặc sắc của mỗi thể loại mà em yêu thích ?
3- Hoạt động 3: (5 phút )
Hướng dẫn luyện tập 
1- Tìm hiểu ghi lại một số tác phẩm VHDG Thanh Hóa theo thể loại 
- GV phân nhóm ,mỗi nhóm sưu tầm một thể loại 
2- Có ý kiến cho rằng VHDG TH khác nhiều so với kho tàng VHDG cả nước .ý kiến của em ntn?
I- Nhìn chung VHGD Thanh Hóa 
- Kho tàng VHDG Thanh Hóa rất phong phú ,dồi dào 
- Sắc tháI Thanh Hóa trong VHDG gắn với những địa danh ,dấu tích cụ thể như : ngon núi ,dòng sông ,cách cảm nghĩ hoặc gắn với một con người cụ thể .
- Chủ nhân của VHDG Thanh Hóa là các đông bào dân tộc cư trú trên địa bàn Thanh Hóa 
- VHDG được sáng tác phổ biến và lưu hành theo lối truyền miệng ,được kể,hát và lưu diễn trong các sinh hoạt văn hóa 
- VHDG có nội dung phong phú ,phản ánh nhiều mặt của cuộc sống .
II- Các thể loại chính :
( 10 thể loại )
1-Truyện về sự hình thành núi sông đồng ruộng 
- đây là những chuyện nhằm giải thích địa danh gắn với công trạng của những nhân vật khổng lồ (người nông dân được phóng đại kích thước vũ trụ qua trí tưởng tượng ) vừa có yếu tố thần thoại gắn với truyền thuyết .
2- Sử thi dân gian 
-Là những sáng tác tự sự dài bằng văn vần hoặc văn xuôi kết hợp kể lại những sự việc quan trọng đói với toàn thể cộng đồng .
VD : Tooi ăn oóc nặm đìn- kể chuyện sinh ra đất nước (dt Thái); Đẻ đất đẻ nước (dt Mường )
3- Dã sử (truyền thuyết )
-là những truyện về các nhân vật lịch sử được nhân dân lưu giữ và kể lại bằng phong cách dân gian như truyện về Bà Triệu ,Lê Hoàn ,Lê Lợi 
4- Truyện cổ tích 
- Chủ yếu là cổ tích gắn với những cuộc đời ,những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể ở địa phương như truyện Dưa đỏ,Từ thức ,Truyện Phương Hoa
5- truyện thơ dân gian 
- Là loại cổ tích sinh hoạt mang yếy tố tự sự vừa mang yếu tố trữ tình 
VD : Truyện Khăm Panh(Thái ),Nàng Nga hai mối (Mường ),Tiếng hát làm dâu (Mông )
6- Truyện cười và giai thoại 
- Phê phán đả kích những hiện tượng tiêu cực trong xã hội ,đả kích bọn vua quan phong kiến tàn bạo ,ngu dốt bọn tay sai phản động
VD: Truyện trạng Quỳnh ,truyện Xiển Bột 
7- tục ngữ ,phương ngôn, câu đố.
-Có cùng phương thức thể hiện là nói vần ,nội dung nhằm làm nổi bật lòng tự hào về quê hương Thanh Hoá 
8- ca dao 
- Mang cáI hồn chung của ca dao Việt Nam (tân hồn con người TH có phần bộc trực tự nhiên )
9- Dân ca 
- Có nhiều loại vì TH có nhiều tộc người .Người Thái hát Khắp,Mường hát Xường ,Kinh hát ghẹo ,hát ru con ,hò sông Mã 
10- Vè 
- Mang tính thời sự ,gắn liền với sự kiện cụ thể từ đời sống sing hoạt đến đời sóng chính trị –xã hội .Bộc lộ thái độ yêu, ghét,ứng xử của nhân dân ,những khát vọng công bằng dân chủ 
III- Luyện tập :
VD: Thể loại cổ tích : Truyện Từ Thức gặp tiên; Vọng Phu; Mai An Tiêm
Bởi VHDG là gắn với những dấu tích ,địa danh cụ thể của từng địa phương . 
IV - Hoạt động 4: (5 phút )
Hướng dẫn HS học bài ở nhà 
Học bài cũ 
Sưu tầm thêm các bài ca dao ,dân ca ,vè Thanh Hóa 
* Rút kinh nghiệm :
..
------------------------------------------**&**------------------------------------------
Ngày soạn : / 12 /2010
Ngày dạy : / 12 / 2010
Tiết 71 : Đọc hiểu một số bài ca dao Thanh Hoá
 Mục tiêu cần đạt :
-Qua tiết học HS cần nắm được
 1- Kiến thức :
 - Giúp HS hiểu biết về nội dung một số bài ca dao Thanh Hoá ,qua đó HS thấy được nết đẹp về quê hương và con người Thanh Hoá.
 2- Kĩ năng :
 - Rèn kĩ năng phân tích ,cảm thụ ca dao Thanh Hoá 
 3- Thái độ : 
 - Hiểu biết và thêm yêu văn học dân gian địa phương ,yêu quý quê hương và con người Thanh Hoá .
 II- Chuẩn bị của GV –HS :
GV : TLTK ,Giáo án 
HS : Tài liệu ngữ văn địa phương Thanh Hoá ,vở ghi ,vở bài soạn 
 III- Tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động khởi động :
Bài cũ :Nêu các đặc điểm của văn học dân gian Thanh Hoá ?
Giới thiệu bài mới : Ca dao là một trong những thể loại văn học dân gian ,qua một số bài ca dao ta hiểu thêm về quê hương và con người Thanh Hoá...
Tổ chức dạy bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
GV cho HS đọc bài ca dao thứ nhất 
? Giải nghĩa từ thang mộc ,cụm từ bể lặng tăm kình 
? Qua đó tác giả muốn nói gì về đất Thanh Hoá ?
? Cảm xúc của tác giả khi viết lên những câu ca dao đó ?
GV cho HS đọc bài ca dao thứ hai
? Bài ca dao nhắc đến những đia danh nào ?
? Hình dung của em về cảnh vật nơi đây ?
GV cho HS đọc bài ca dao thứ ba
? Bài ca dao có nội dung gì ?
? Bài ca dao nhắc nhở đạo làm con phải ntn ?
? Em học được gì từ nội dung của bài ca dao này ?
GV cho HS đọc bài ca dao thứ tư
?Hình ảnh con người Thanh Hoá qua bài ca dao ?
Hoạt động 3 : Luyện tập 
? Qua các bài ca dao trên em hiểu gì về con người và quê hương Thanh Hoá ?
1- Bài ca dao thứ nhất :
 Miền Thanh Hoá huyện Nga ta 
 Cỏ cây thanh mộc quốc gia thái bình
 Bốn phương bể lặng tăm kình 
 Muôn dân trăm họ thái bình âu ca 
- Thanh Hoá là nơi sinh ra vua chúa ( các vị vua lập nghiệp nhà Tiền Lê –Lê Hoàn ,Hậu Lê- Lê Lợi ;Hồ Quý Li – nhà Hồ ,quê hương nhà Nguyễn và hai chúa Trịnh – Nguyễn .
- Là nơi không có chiến tranh ,nhân dân được hưởng thái bình .
- Bộc lộ niềm vui,niềm tự hào về quê hương Thanh Hoá 
2- Bài ca dao thứ hai :
 Sông Tuần một giải nông sờ 
Hàm Rồng một giải lờ mờ núi cao 
 Vui thay núi thẳm sông sâu 
Thuyền đi hai dãy như sao hôm rằm 
- Phong cảnh vùng Hàm Rồng 
- Một dải núi nằm song song bên một dòng sông ...
- Thuyền bè tấp nập ngược xuôi.
=> Cảnh đẹp thơ mộng giàu sức sống .
3-Bài ca dao thứ ba :
 Khôn ngoan nhờ ấm cha ông 
Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ 
 Đạo là con chớ hững hờ
Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm .
- Bài ca dao nói về đạo lí hiếu nghĩa của đạo làm con .
- Biết ơn tổ tiên ,phải hiếu nghĩa với tổ tiên ,cha mẹ .
4- Bài ca dao thứ tư :
 Can choi để ruộng mà ngâm 
Làm ruộng lấy lúa nuôi tằm nhả tơ
 Tằm có lứa ,ruộng có mùa 
Chăm làm trời cũng đền bù có khi 
- Là hình ảnh của người dân lao động chăm chỉ ,cần cf chịu thương chịu khó 
III- Luyện tập :	
-Là vùng đất thiêng nơi sinh ra nhiều vị anh hùng dân tộc ,nhiều vị vua hiền tài.
- Là vùng đất có nhiều cảnh quan đẹp ,người dân lao động chăm chỉ cần cù ,chịu thương chịu khó ...
IV – Củng cố :
GV củng cố nội dung cơ bản của bài học .Con người và quê hương Thanh Hoá 
V- Hướng dẫn học ở nhà :
 - Học thuộc lòng và ôn lại nội dung cơ bản của bài 
- Sưu tầm thêm một số bài ca dao Thanh Hoá khác 
* Rút kinh nghiệm : 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn : / 12 /2010
Ngày dạy : / 12 / 2010
Tiết 72:	Trả bài kiểm tra ngữ văn học kì i
I- . Mục tiêu cần đạt.
- Qua tiết học HS cần nắm được : 
1- Kiến thức :
	- . Học sinh nhận rõ ưu, nhược điểm trong bài làm của bản thân.
	2- Kĩ năng :
. Biết cách chữa các loại lỗi trong bài làm để rút kinh nghiệm cho học kì II.
3- Thái độ :
- Tôn trọng thành quả mà mình đã đạt được .
II- Chuẩn bị của GV –HS :
 GV : Đáp án ( Tiết 67-68)
 HS : Xem lại bài thi
III- . Tổ chức các hoạt động dạy học.
	1- Hoạt động khởi động :
* Bài cũ : Đọc thuộc lòng các bài ca dao Thanh Hoá đã học ?
? Nêu nội dung của bài ca dao đó ?
* Giới thiệu bài mới :	
 2- Tổ chức dạy bài mới :
 - Gv trả bài cho HS 
	-HS đọc lại bài ,thống kê các lỗi mà mình mắc phải 
	- Giáo viên nhận xét tổng hợp các loại ưu, nhược trong bài làm của học sinh.
	* ưu điểm :
 - Đa số các em làm tốt phần trắc nghiệm .
 - Nhiều bài làm có chất lượng ,bài viết hay sinh động ,trình bày sạch đẹp .
 * Nhược điểm :
 - Một số em chưa nắm chắc kiến thức .
 - Bài văn viết sơ sài ,trình bày cẩu thả ,sai lỗi chính tả .
 * Gv cho HS đọc bài tự luận làm tốt 
 * Gv gọi điểm vào sổ 
 Kết quả : Giỏi : Khá : TB : Yếu : Kém : 
 IV- Hướng dẫn học bài ở nhà 
Về tự ôn lại hệ thống kiến thức kì I
Chuẩn bị cho học kì II
Rút kinh nghiệm 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6(1).doc