Giáo án Ngữ văn 6 - Nguyễn Tấn Than Hoàng

Giáo án Ngữ văn 6 - Nguyễn Tấn Than Hoàng

* Hoạt động 4: Việc kết duyên và sinh con của Lạc Long Quân và Âu Cơ có gì kỳ lạ?

- Âu Cơ sinh con có bình thường như những người mẹ sinh con khác không? Chứng minh cụ thể?

- Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào? Vì sao lại phải chia con?

- Họ giải quyết tình thế trắc trở ra sao?

- Theo truyện thì người Việt Nam của ta là con cháu ai? Có nguồn gốc như thế nào?

* Hoạt động 5:

- Em hiểu như thế nào là chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo?

- Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết đó trong truyện? (Câu hỏi này HS thảo luận -> đại diện nhóm trả lời)

* Hoạt động 6:

- Truyện con rồng cháu tiên có ý nghĩa như thế nào?

- Vì sao dân tộc Việt Nam lại có nguồn gốc cao quý là con rồng cháu tiên?

 Rút ra tổng kết của truyện ?

+ GV gọi 2 HS đọc lại phần ghi nhớ SGK – trang 8.

+ GV hướng dẫn HS kể lại truyện diễn cảm!

doc 46 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 657Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Nguyễn Tấn Than Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ..../..../....
Ngày dạy: ..../..../....
TUẦN 1:
TIẾT PPCT: 01
TÊN BÀI: 	CON RỒNG CHÁU TIÊN
	(TRUYỀN THUYẾT)
I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu:
Hiểu, cảm nhận được nét chính về nội dung của truyện.
Định nghĩa về truyền thuyết.
Nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết con rồng, cháu tiên.
Kể lại được truyện hấp dẫn.
Nhớ được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, một số chi tiết 
 nghệ thuật tiêu biểu và ý nghĩa nguồn gốc giống nòi.
Nhận biết nghệ thuật sử dụng các yếu tố hoang đường, 
mối quan hệ giữa các yếu tố hoang đường với sự thực lịch sử.
II. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
3. Bài mới: (40 phút)
Hầu như lịch sử nào cũng bắt đầu bằng truyền thuyết. Đó là những truyền thuyết về thời dựng nước của họ. Ở nước ta, đó là những truyền thuyết về thời các vua Hùng. Vậy người sinh ra vua Hùng là ai? Nguồn gốc của dân tộc ta như thế nào? Truyện “Con Rồng cháu tiên” mà các em học hôm nay chính là lời giải đáp. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: HS đọc chú thích SGK ® GV nhắc lại một số nét chú thích quan trọng?
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS đọc theo 3 đoạn® HS nhận xét bạn đọc ® HS đọc lại ® GV kết luận?
* Hoạt động 3: Em hãy tìm chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc, hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ?
- Lạc Long Quân là người như thế nào? Có nguồn gốc và sinh hoạt ra sao?
- Có công lao to lớn gì với nhân dân?
- Lạc Long Quân có làm cho em kính phục không?
* Âu Cơ có nguồn gốc và hình dạng như thế nào?
* Hoạt động 4: Việc kết duyên và sinh con của Lạc Long Quân và Âu Cơ có gì kỳ lạ?
- Âu Cơ sinh con có bình thường như những người mẹ sinh con khác không? Chứng minh cụ thể?
- Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào? Vì sao lại phải chia con?
- Họ giải quyết tình thế trắc trở ra sao?
- Theo truyện thì người Việt Nam của ta là con cháu ai? Có nguồn gốc như thế nào?
* Hoạt động 5: 
- Em hiểu như thế nào là chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo?
- Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết đó trong truyện? (Câu hỏi này HS thảo luận -> đại diện nhóm trả lời)
* Hoạt động 6: 
- Truyện con rồng cháu tiên có ý nghĩa như thế nào?
- Vì sao dân tộc Việt Nam lại có nguồn gốc cao quý là con rồng cháu tiên? 
Þ Rút ra tổng kết của truyện ?
+ GV gọi 2 HS đọc lại phần ghi nhớ SGK – trang 8.
+ GV hướng dẫn HS kể lại truyện diễn cảm!
I. Chú thích: (SGK)
II. Đọc.
III. Tìm hiểu văn bản.
 1) Tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc, của Lạc Long Quân và Âu Cơ:
* Lạc Long Quân:
- Là một vị thần, nòi rồng ở nước. Con thần Long Nữ, có sức khỏe và tài năng vô địch.
- Giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.
* Âu Cơ: Thuộc dòng tiên, ở trên cạn, con thần nông, sinh đẹp tuyệt trần.
 2) Việc kết duyên và sinh con kỳ lạ: 
- Rồng: nước. Gặp nhau®yêu
- Tiên: cạn. ® hôn nhân.
- Âu Cơ sinh ra một bọc 100 chứng
-> Nở 100 con trai khỏe mạnh như thần.
- Chia 50 con xuống biển, 50 con lên núi cùng cai quản các phương Þ Khó khăn giúp đỡ lẫn nhau.
 3) Chi tiết tưởng tượng kỳ ảo:
- Tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.
- Thần kỳ, linh thiêng hóa về nòi giống, nguồn gốc của dân tộc ta.
 4) Tổng kết: 
- Nghệ thuật: Có nhiều chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo.
- Nội dung: Giải thích, suy tôn nguồn gốc, giống nòi ® Sự đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.
IV. Ghi nhớ: SGK.
V. Luyện tập.
4. Củng cố: (3 phút)
Lạc Long Quân và Âu Cơ là người như thế nào? Có nguồn gốc ra sao?
Nêu ý nghĩa của truyện?
Tổ tiên ta sáng tạo ra truyện này nhằm giải thích điều gì?
5. Dặn dò: (2 phút)
Học thuộc bài.
Chuẩn bị: Bánh chưng, bánh giầy.
Ngày soạn: ..../..../....
Ngày dạy: ..../..../....
TIẾT PPCT: 02
TÊN BÀI: HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: 
 BÁNH CHƯNG – BÁNH GIẦY
	(TRUYỀN THUYẾT)
I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu.
Hiểu được nguồn gốc làm bánh chưng, bánh giầy ngày tết của dân tộc ta.
Thấy được giá trị của nghề nông và sức lao động đối với cuộc sống.
Kể lại được câu chuyện.
II. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: (5 phút) Kể lại truyền thuyết “Con rồng cháu tiên”.
3. Bài mới: (35 phút)
Mỗi khi tết đến, xuân về người Việt Nam chúng ta đã quen thuộc với câu đối nổi tiếng: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.
Bánh chưng, bánh giầy là 2 thứ bánh không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết. Các em có biết 2 thứ bánh đó bắt nguồn từ đâu không ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải quyết thắc mắc đó qua văn bản : “Bánh chưng, bánh giầy.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: GV cho HS đọc theo 3 đoạn:
. Đ1: Từ đầu -> chứng giám GV nhận xét, sửa 
. Đ2: Tiếp -> hình tròn sai và góp ý cách 
. Đ3: Còn lại đọc cho HS.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích 1, 2, 3, 4, 7, 8, 9, 12, 13.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu, thảo luận văn bản qua các câu hỏi phần đọc, hiểu văn bản.
- Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? Với ý định ra sao và bằng hình thức gì? Vì sao trong các con vua chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ? (Lang Liêu là người thiệt thòi nhất, Lang Liêu hiểu được ý thần)
- Thần đã giúp đỡ LL bằng cách nào? LL đã thể hiện trí thông minh và tài năng của mình qua những việc làm nào? (Thần cho biết giá trị của hạt gạo và hướng cho Lang Liêu sử dụng gạo làm bánh. Lang Liêu đã biết chế tạo ra 2 loại cánh hình tròn và hình vuông).
- Vì sao 2 thứ bánh của LL được vua chọn để tế trời, Đất Tiên Vương và LL được nối ngôi? (Hai thứ bánh thực tế “đề cao giá trị nghề nông, hạt gạo” và 2 thứ bánh có ý nghĩa sâu xa tượng trưng cho trời, đất, muôn loài)
* Hoạt động 3: Câu truyện muốn giải thích điều gì? và thể hiện ý nghĩa gì? (HS đọc ghi nhớ) (Giải thích nguồn gốc, sự vật, phong tục làm bánh chưng, bánh giầy ngày tết, tượng trưng trời, đất, sự đùm bọc của nhân dân, đề cao lao động nghề nông.
* Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS luyện tập qua câu hỏi ở SGK.
I. Đọc, chú giải 
 (SGK)
II. Tìm hiểu văn bản.
 1) Vua Hùng truyền ngôi:
- Hoàn cảnh: Giặc ngoài đã yên, đất nước ổn định, vua cha đã già.
- Ý định: Người nối ngôi phải nối trí vua, không nhất thiết phải là con trưởng.
- Hình thức: Câu đố (ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi.
 2) Lang Liêu được nối ngôi:
- Là người thiệt thòi nhất.
- Hiểu được ý nghĩa của thần.
IV. Ghi nhớ: 
 SGK.
V. Luyện tập.
4. Củng cố: (3 phút)
Nêu ý nghĩa của truyện.
Tập kể diễn cảm.
5. Dặn dò: (2 phút)
Học thuộc bài.
Chuẩn bị: Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt.
Ngày soạn: ..../..../....
Ngày dạy: ..../..../....
TIẾT PPCT: 03
TÊN BÀI: 	 TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu:
Hiểu vai trò của tiếng trong cấu tạo từ.
Hiểu thế nào là từ đơn, từ phức.
Nhận biết các từ đơn, từ phức; các loại từ phức: từ ghép, từ láy trong văn bản.
II. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 
3. Bài mới: (40 phút)
Trong cuộc sống, khi giao tiếp muốn mọi người hiểu nhau ta phải dùng từ ngữ tạo thành câu để diễn đạt, nhưng chúng ta lại không biết từ là gì và từ có cấu tạo ra sao. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: GVHD HS phân tích ví dụ.
* Hoạt động 2: Trong câu: “Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở”. Có bao nhiêu tiếng và bao nhiêu từ? (có 6 tiếng và 3 từ)
- Chín từ đó kết hợp với nhau tạo nên đơn vị nào trong văn bản? (đơn vị câu)
- Vậy từ mục đích sử dụng để làm gì? (tạo câu)
- Các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau? (Tiếng dùng để làm gì? từ dùng để làm gì? Khi nào một tiếng được coi là một từ?) [Tiếng cấu tạo nên từ, từ cấu tạo nên câu, tiếng dùng độc lập khi có thể dùng trực tiếp tạo nên câu, tiếng dùng độc lập khi có thể dùng trực tiếp tạo nên câu] Þ Vậy từ là gì? (Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.)
- HS đọc nghi nhớ 1 ở SGK.
* Hoạt động 3: GV ghi ví dụ lên bảng (SGK/13)
- Trong câu có bao nhiêu từ một tiếng, 2 tiếng?
(12 từ một tiếng, 4 từ 2 tiếng)
- Ở tiểu học các em đã học về từ đơn, từ phức. Vậy thế nào là từ đơn, từ phức?
- Những từ: Trồng trọt và chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy có gì giống và khác nhau? (giống: có 2 tiếng tạo thành, khác: Trồng trọt có quan hệ láy âm giữa 2 tiếng còn 3 từ kia có quan hệ về nghĩa)
® Vậy từ có quan hệ với nhau về nghĩa giữa các tiếng gọi là từ gì? (từ ghép)
- Từ có quan hệ với nhau về mặt láy âm giữa các tiếng gọi là từ gì? 
® GV chốt vấn đề và gọi HS đọc ghi nhớ 2 SGK.
* Hoạt động 4: 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 1,2,4 ở SGK.
- GV củng cố, nhận xét ® kết luận đúng?
I. Tìm hiểu bài: SGK
II. Bài học:
 1) Từ là gì?
- Từ: Trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.
- Tiếng: Thần, dạy dân, cách, và.
® Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.
® Từ là đơn vị cấu tạo nên câu.
* Ghi nhớ: Xem SGK
 2) Cấu tạo của từ tiếng việt:
VD: Từ đây nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày tết làm bánh chưng, bánh giầy.
- Từ đơn: Từ, đây, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, tết, làm.
- Từ phức: Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy.
- Từ láy: Trồng trọt.
* Ghi nhớ: Xem SGK
III. Luyện tập. 
 Bài 1:
a. Thuộc kiểu từ ghép.
b. Cội nguồn, gốc gác, tổ tiên, nòi giống
c. Cha mẹ, chú bác, cậu mợ, vợ cho ... m đã biết cách xây dựng nhân vật, sự việc trong văn tự sự, nhưng giới thiệu hoàn chỉnh bằng cách nào và thế nào là đoạn văn tự sự. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được một số vấn đề trên.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: GV ghi lại đề tập làm văn lên bảng ® Nhắc lại yêu cầu đề cho HS thấy lại một lần nữa 
* Hoạt động 2: GV nhận xét một số ưu, khuyết điểm của HS trong bài viết và hướng dẫn HS xem theo các yêu cầu.
- Em đã kể chuyện về ai? (Nhân vật nào?) Ai là nhân vật chính? Rõ chưa?
- Trả bài để HS xem và sữa lỗi.
* Sự việc được kể là sự việc gì?
- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của sự việc đó đã được kể ra chưa?
- Em hãy sữa lại lỗi chính tả và dùng từ trong bài làm?
Đề: Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em.
- Em đã kể về Thánh Gióng.
- Thánh Gióng là nhân vật chính.
- Nhân vật đã được giới thiệu đủ, rõ rồi.
* Phần này để HS tự trả lời -> GV kết luận.
* GV ghi một số từ sai phổ biến lên bảng rồi sửa để HS thấy.
- Để HS tự sửa lỗi chính tả và cách dùng từ sai trong bài viết của mình.
* GV đọc: - Hai bài khá, giỏi.
- Hai bài yếu, kém.
* GV lấy điểm vào sổ.
4. Củng cố: (3 phút)
Xem lại cách làm bài văn tự sự.
Xem lại bài chữa lỗi dùng từ ở tiết 23.
5. Dặn dò: (2 phút)
Về đọc và xem lại bài viết của mình.
Chuẩn bị: Em bé thông minh.
TUẦN 7
Ngày soạn: ..../..../....
Ngày dạy: ..../..../....
TIẾT PPCT: 25 + 26
TÊN BÀI: 	 EM BÉ THÔNG MINH
	 (TRUYỆN CỔ TÍCH)
I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu.
Hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện Em bé thông minh: mâu thuẩn trong đời sống, khát vọng về sự chiến thắng của cái thiện, về công bằng, hạnh phúc của nhân dân lao động, về phẩm chất và năng lực kì diệu của một số kiểu nhân vật; nghệ thuật kì ảo, kết thúc có hậu.
Nhớ được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, ý nghĩa và những đặc sắc nghệ thuật của truyện cố tích Em bé thông minh (nhân vật thông minh mang trí tuệ nhân dân).
Rèn luyện kĩ năng kể chuyện.
II. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: (5 phút) 	+ Nêu ý nghĩa truyện Thạch Sanh?
	+ Kiểm tra vở soạn của học sinh.
3. Bài mới: (80 phút)
Những văn bản trước các em đã học, tìm hiểu được một số kiểu nhân vật như nhân vật bất hạnh (mang lốt xấu xí), những nhân vật dũng sĩ. Tất cả các nhân vật này đều có những tài năng kì lạ. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết thêm một số kiểu nhân vật nữa. Đó là nhân vật thông minh.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: GV cho HS đọc giọng vui, hóm hỉnh. Gọi 4 HS đọc theo 4 đoạn sau.
- Đoạn 1: Từ đầu ® về tâu vua.
- Đoạn 2: Tiếp đó ® ăn mừng với nhau rồi.
- Đoạn 3: Tiếp đó ® ban thưởng rất hậu.
- Đoạn 4: Còn lại.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS xây dựng bố cục:
- Nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện nhân vật em bé? (vua sai sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước) ® ứng với phần mở truyện.
- Truyện đã diễn ra với những sự việc nào mà em bé phải trải qua? ( Giải câu đố của quan, vua, sứ giả) ® ứng với phần thân truyện.
- Câu chuyện đã kết thúc bằng sự việc gì? (Em bé trở thành trạng nguyên) ® ứng với phần kết truyện.
* Củng cố: Em hãy kể lại truyện diễn cảm.
@ Tiết 2: ( Thảo luận nhóm)
* Hoạt động 3: Em bé đã phải trải qua những thử thách gì ? Thử thách để thử tài bằng cách thức nào ? (Thử tài bằng câu đố, giải câu đố của quan, hai lần của vua và của sứ thần)
* Thử thách đầu tiên: Viên quan đã đố em bé điều gì? Em bé đã giải câu đố ra sao? (quan hỏi cha của em bé “Trâu cày 1 ngày được mấy đường”. Em bé giải đố bằng cách đố lại quan “ngựa của ông đi một ngày được mấy bước” ® quan chịu thua qua cách đố lại của em bé).
* Mặc dù viên quan đã phục tài của em bé nhưng vua thì đã phục tài em bé chưa? Nếu chưa thì vua đã làm gì để thử thách em bé? (nuôi ba con trâu đực đẻ thành 9 con).
- Em bé và dân làng có sợ yêu cầu đó không? (dân làng thì lo sợ nhưng em bé rất tự tin.)
- Tại sao em bé tự tin trước yêu cầu của vua? (Em bé đã nghĩ ra mẹo vặt để giúp dân làng)
- Vậy em bé đã giúp dân làng như thế nào? (tới kinh đô xin vào sân rồng khóc và nói “cha con không chịu đẻ em bé” ® vua thấy phi lý ® em bé lật lại lời yêu cầu của vua bằng sự phi lý của lời đố)
* Qua lần thử thách thứ 2 vua đã biết em bé thông minh nhưng đã tin tưởng hoàn toàn hay chưa? (chưa)
- Vậy thì vua đã thử tiếp em bé bằng cách nào? (mang một con chim sẻ tới yêu cầu làm thành 3 mâm cỗ).
- Em bé có chịu thua không? Em đã làm bằng cách nào để vua phục mình? (đố lại vua lấy cái kim rèn một con dao).
- Chính nhờ tài trả lời của em bé chưa? Khi phục tài em bé vua đã làm gì? (phục tài, ban thưởng rất hậu)
* Sứ thần nước ngoài muốn lâm le chiếm nước ta nên đã đưa ra câu đố như thế nào? (xâu sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc).
- Mọi người từ quan đại thần, các ông trạng, nhà thông thái có giải được câu đố của sứ thần không? Cuối cùng ai giúp đất nước giải được câu đố oái oăm đó? (Em bé thông minh)
- Em bé giải đố với thái độ như thế nào? Và giải bằng cách gì? (vừa đùa nghịch, vừa hát: bắt con kiến vàng có sợi chỉ chui qua ruột ốc)
- Những cách giải đố em bé lấy kinh nghiệm từ đâu, có phải trong sách vở không? (kinh nghiệm từ cuộc sống)
- Những lời đố mà em bé phải giải sau mỗi lần như thế nào? (ngày càng khó, phức tạp)
- Do đâu mà mỗi lần đố càng phức tạp, khó khăn? (do người đố)
- Mặc dù câu đố càng ngày càng khó nhưng em bé có giải đáp được không? Nếu giải đáp được thì em bé phải là người như thế nào? (thông minh, mưu trí)
Þ Vậy thông qua nhân vật em bé câu truyện muốn ca ngợi kiểu nhân vật gì? (nhân vật thônh minh)
- Nhân vật thông minh đó thể hiện ý nghĩa gì đối với cuộc sống? (đề cao trí thông minh có từ kinh nghiệm cuộc sống).
- Cậu bé là người như thế nào? (thông minh, hài hước, trong sáng.)
* Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/ trang 74.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn HS đọc lại truyện diễn cảm.
I. Đọc, chú thích: 
 SGK.
II. Bố cục:
 1. Mở truyện: Vua sai quan đi tìm người hiền tài giúp nước.
 2. Thân truyện: 
- Em bé giải câu đố của quan.
- Em bé giải câu đố của vua
- Em bé giải câu đố của sứ giả nước ngoài.
 3. Kết truyện: Em bé trở thành trạng nguyên.
Người đố
Lời đố
Giải đố
Quan
- “Trâu cày một ngày được mấy đường”.
- Đố lại “ngựa của ông đi một ngày được mấy bước”
Vua
- “Nuôi ba con trâu đực đẻ thành chín con”.
- Tự vua nói ra điều phi lý.
Vua
- “Một con chim sẻ làm ba mâm cỗ”
- Đố lại “Rèn cây kim thành con dao”
Sứ thần
- “Xâu sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc”
Ngày càng khó, phức tạp
- Hát bài ca dao.
Thông minh, tài trí
III. Ý nghĩa:
- Đề cao trí thông minh.
- Thể hiện tâm hồn em bé: Trong sáng, hài hước.
* Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập.
4. Củng cố: (3 phút)
Thông qua em bé thông minh giới thiệu kiểu nhân vật nào?
Thông qua nhân vật đó để thể hiện vấn đề gì ?
5. Dặn dò: (2 phút)
Học bài và tập kể chuyện diễn cảm.
Tìm một số câu truyện nói về nhân vật thông minh.
Chuẩn bị: Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo).
Ngày soạn: ..../..../....
Ngày dạy: ..../..../....
TIẾT PPCT: 27
TÊN BÀI: 	 CHỮA LỖI DÙNG TỪ (TIẾP THEO)
I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu.
Nhận ra một số lỗi sai khi không hiểu nghĩa của từ.
Từ đó có ý thức dùng từ đúng nghĩa.
II. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: (5 phút) Kiểm tra vở bài tập của học sinh.
3. Bài mới: (35 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: HS đọc 3 câu trong SGK.
- Ở mỗi câu người viết dùng sai từ nào ?
- Em hãy cho biết nghĩa của từ “ Yếu điểm, đề bạt, chứng thực”.
- Vậy khi đã hiểu nghĩa của các từ đó, em thấy các từ đó sử dụng có đúng trong văn cảnh đó không? Em hãy sữa lại bằng ngững từ nào cho đúng?
- Từ mà các em đã thay như: nhược điểm, chứng kiến, bầu đã phù hợp trong văn cảnh chưa?
- Em hãy giải thích nghĩa của cac từ đó?
* Hoạt động 2: GV gọi HS lên bảng làm bài tập ® Nhận xét cach chữa lỗi của HS và hướng dẫn cho các em biết nghĩa của một số từ để chọn cho chính xác.
- Bảng: Vật có mặt phẳng thường bằng gỗ, dùng để viết hoặc dán những gì cần nêu cho mọi người xem.
- Bản: Tờ giấy, tập giấy có mang nội dung nhất định.
- Xán lạn: Rực rỡ, huy hoàng.
- Bôn ba: Đi hết nơi này đến nơi khác chịu nhiều gian lao, vất vả để lo công việc.
- Tuỳ tiện: Tiện đâu làm đó, không có nguyên tắc nào cả (nói)
- Tự tiện: Làm việc gì cũng theo ý thích của mình, không xin phép, không hỏi ai cả.
I. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa:
- Yếu điểm : Điểm quan trọng
=> “Yếu điểm” thay bằng “nhược điểm”.
- Đề bạt : Cử chức vụ cao hơn (không do bầu cử).
Þ Đề bạt ® bầu.
- Chứng thực: Xác nhận là đúng sự thật.
Þ Chứng kiến là tận mắt nhìn thấy -> “chứng thực” thay bằng “chứng kiến”.
II. Luyện tập: 
 Bài 1: 
- Bản tuyên ngôn.
- Tương lai xán lạn.
- Bức tranh thủy mặc.
- Bôn ba hải ngoại.
- Nói năng tuỳ tiện.
 Bài 2: 
 a) Khinh khỉnh.
 b) Khẩn trương.
 c) Băn khoăn.
 Bài 3:
 a) Tung một cú đá.
 b) ... cần thành khẩn nhận lỗi không nên ngụy biện.
 c) giữ gìn ngững cái tinh tuý của văn hoá dân tộc.
4. Củng cố: (3 phút)
Tại sao ta dùng sai từ trong văn cảnh cụ thể.
Vậy chúng ta dùng từ khi nào.
5. Dặn dò: (2 phút)
Về học bài và làm bài tập số 4.
Chuẩn bị: Kiểm tra Văn 1 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6 moi.doc