Giáo án Ngữ văn 6 kì 2 - Trường THCS Ngọc Lâm

Giáo án Ngữ văn 6 kì 2 - Trường THCS Ngọc Lâm

HỌC KÌ II

TUẦN 20

Ngày dạy:

 Tiết 73 - 74

Bài học đường đời đầu tiên

A. Mục tiêu:

Giúp học sinh hiểu :

Đ Nội dung, ý nghĩa bài học đường đời đầu tiên

Đ Nắm được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài văn.

B. Tiến trình các hoạt động dạy và học

1. Ổn định

2. Kiểm tra:

3. Bài mới

Nhà văn Tô Hoài kể lại “T12” : tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng

 

doc 110 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 kì 2 - Trường THCS Ngọc Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kì II
Tuần 20
Ngày dạy:
 	Tiết 73 - 74
Bài học đường đời đầu tiên
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh hiểu :
Nội dung, ý nghĩa bài học đường đời đầu tiên
Nắm được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài văn.
B. Tiến trình các hoạt động dạy và học
1. ổn định
2. Kiểm tra:
3. Bài mới
Nhà văn Tô Hoài kể lại “T12” : tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng
HĐ1: HD tìm hiểu chung VB
+ Dựa vào chú thích giới thiệu đôi nét về tác giả.
+ Hoàn cảnh sáng tác
+ Đọc: bài văn chia thành mấy đoạn, nội dung chính của mỗi đoạn.
+ Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào? ngôi thứ mấy? Tác dụng?
HĐ2: HD tìm hiểu chi tiết VB
 Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn. Nhận xét về trình tự và cách miêu tả trong đoạn văn?
Giáo viên chốt:
Lần lượt miêu tả từng bộ phận cơ thể, tả hình dáng gắn liền với hành động, cử chỉ.
Tìm những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách Dế Mèn.
Nhận xét về cách dùng từ của tác giả?
Giáo viên chốt
 Nhận xét về tính cách của Dế Mèn trong đoạn văn?
=> Giáo viên chốt
 Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả trong đoạn truyện?
Tìm những chi tíêt miêu tả hình ảnh, tính nết của Dế Choắt?
Cách Dế Mèn xưng hô với Dế Mèn có gì đáng chú ý. Nhận xét về thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt ?
Giáo viên chốt
 Nêu diễn biến tâm lý và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt?
=> Giáo viên chốt. 
 Qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. Bài học ấy là gì?
Giáo viên chốt
HĐ3: HD tổng kết :
Nêu giá trị nội dung của văn bản?
Nêu ý nghĩa rút ra từ câu chuyện?
HĐ4: HD luyện tập C2
I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm
1. Tác giả:
Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen (1920) 
2. Tác phẩm:
“Dế Mèn phiêu lưu kí” 10 chương và đoạn trích nằm ở chương I.
a/ Hoàn cảnh sáng tác: 1942
b/ Bố cục: 2 đoạn
+ Đoạn 1: Miêu tả hình dáng, tính cách của Dế Mèn.
+ Đoạn 2: Kể về bài học đường đời đầu tiên.
c/ PTBĐ: Tự sự – Ngôi kể: Ngôi thứ nhất
II/ Phân tích
Hình dáng và tính cách của Dế Mèn
Hình dáng: mang vẻ đẹp sống động, cường tráng.
- Từ ngữ đặc sắc: chủ yếu là các tính từ (mẫm bang, nhọn hoắt, đen nháy)
Tính cách kiêu căng, tự phụ, coi thường mọi người, hung hăng xốc nổi.
+ Nghệ thuật:
Miêu tả loài vật sinh động.
Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.
Trí tưởng tượng phong phú.
=> Đây là văn bản mẫu mực của kiểu văn miêu tả.
2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn
Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt
+ Thái độ trịnh thượng, coi thường, không thèm quan tầm, giúp đỡ.
b) Mèn trêu chị Cốc
+ Lúc đầu: huyên hoang, ngông cuồng.
+ Trong lúc trêu: hèn nhát (chui tọt, im thin thít) 
+ Cuối cùng: mon men, hốt hoảng, ân hận, xót thương Choắt.
-> Hậu quả: Gây ra cái chết của Choắt
Bài học: Hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sẽ mang vạ vào thân.
III/ Tổng kết
Nội dung, ý nghĩa:
+ Nội dung:
Bức chân dung Dế Mèn sinh động
Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên
+ ý nghĩa:
Con người phải biết thương yêu, đoàn kết với mọi người, không nên kiêu căng để gây tai hoạ cho người khác và ân hận suốt đời.
Nghệ thuật:
Miêu tả nhân vật sinh động
Ngôn ngữ giàu tính tạo hình.
Cách kể chuyện hấp dẫn, tài quan sát tinh tế.
IV/ Luyện tập
Bài 1: Đọc phân vai.
	Giáo viêncho học sinh đọc đoạn 2 rồi nhận xét
Bài 2: 
	Thi kể lại truyện
Bài 3: 
	Phát biểu cảm nghĩ của em về câu chuyện mà em vừa học.
Hướng dẫn về nhà
+ Tóm tắt văn bản
+ Chuẩn bị bài sau
Tiết 75
Phó từ
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh: 
Nắm được khái niệm phó từ
Hiểu và nhớ được ý nghĩa chính của các loại phó từ
Biết đặt câu có chứa phó từ để thể hiện các ý nghĩa khác nhau
B. Tiến trình các hoạt động dạy và học
1. ổn định
2. Kiểm tra:
3. Bài mới
HĐ1: HD tìm hiểu mục 1
 + Học sinh đọc ví dụ 1 SGK
+ Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
Giáo viênnhấn mạnh: Không có danh từ được bổ sung ý nghĩa.
=> Phó từ là gì?
Vị trí của phó từ trong cụm từ?
HĐ1: HD tìm hiểu mục 2
Tìm phó từ cho các ĐT, TT in đậm.
Lập bảng phân loại và điền vào bảng
+ Kể thêm các phó từ thuộc mỗi loại nói trên.
=> Ghi nhớ
Hoạt động 3: HD luyện tập
Học sinh thảo luận nhóm.
Cử đại diện điền vào bảng đã lập
I/ Phó từ là gì?
Ví dụ: SGK 
Nhận xét
đã đi: ĐT
 cũng ra: ĐT
 vẫn chưa thấy:
soi gương được: ĐT
 to ra: TT
 rất ưa nhìn: TT
 rất bướng: TT
Phó từ bổ sung ý nghĩa cho ĐT, TT.
Đứng trước hoặc đứng sau ĐT, TT.
II/ Các loại phó từ
Bài tập: SGK Trang 13
Lập bảng phân loại:
- Vị trí :Trước - Sau 
- ý nghĩa: chỉ quan hệ thời gian
 chỉ mức độ
 chỉ sự tiếp diễn tương tự
chỉ sự phủ định
chỉ sự cầu khiến
chỉ kết quả và hướng
chỉ khả năng
III> Luyện tập
 Bài số 1:
PT trước
ĐT, TT
PT sau
ý nghĩa
đã
không, còn
đều
đương
lại, sắp
cũng, sắp
đã
cũng sắp
đã
đến
ngửi
lấm tấm
trổ lá
buông toả
có mẹ
về
về
xâu
ra
được
Quan hệ thời gian
Phủ định tiếp diễn
Tiếp diễn tương tự
Quan hệ thời gian
Tiếp diễn tương tự và thời gian
Kết quả và hướng
Tiếp diễn tương tự và thời gian
Thời gian
Tương tự, thời gian
Quan hệ thời gian, kết quả
Bài số 2: 
Học sinh kể tóm tắt đoạn văn bằng miệng.
Cá nhân làm việc.
Giáo viên chấm, sửa chữa.
Củng cố, hướng dẫn học tập
- Làm các bài còn lại trong SGK 
- Đọc thuộc ghi nhớ
- Chuẩn bị bài sau: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét
Tiết 76
Tìm hiểu chung về văn Miêu tả
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm được những hiểu biết chung về văn miêu tả trước khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tạo lập loại văn bản này.
B. Tiến trình các hoạt động dạy và học
1. ổn định
2. Kiểm tra:
Cách xây dựng bài văn kể chuyện đời thường.
3. Bài mới
HĐ1: HD tìm hiểu k/n văn MT
+ Học sinh đọc 3 tình huống?
Trong 3 tình huống ấy em phải làm gì?
Khi nào người ta cần dùng văn miêu tả.
Hãy nêu một số tình huống tương tự
Thế nào là văn miêu tả?
Đọc 2 đoạn văn tả Dế Mèn và Dế Choất.
Qua đoạn văn em thấy Dế Mèn có đặc điểm gì nổi bật, Dế Choắt có đặc điểm gì? Những chi tiết nào cho ta thấy điều đó?
Làm thế nào mà tác giả lại viết được như vậy.
=> Tài quan sát
Đọc ghi nhớ Trang 16
HĐ2: HD luyện tập
Đọc các đoạn văn
Mỗi đoạn văn tái hiện lại điều gì?
Chỉ ra những đặc điểm nổi bật của sự vật, con người, quang cảnh.
-> Giáo viên chốt
I> Thế nào là văn Miêu tả
 1. Tình huống: SGK Trang 15
+ Tả con đường và ngôi nhà
+ Tả cái áo
+ Tả chân dung người lực sĩ
=> Khi người ta cần tái hiện hoặc giới thiệu về một sự vật, một người nào đó cần dùng văn miêu tả.
2. Các tình huống tương tự
+ Tả sân trường
+ Tả mẹ
+ Tả chợ ngày tết.
=> Miêu tả là loại văn thể hiện những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người.
3. Hai đoạn văn tả Dế Mèn và Dế Choất
+ Dế Mèn: càng, chân, khoeo, vuốt, đầu, cánh, răngđộng tác ra oai.
+ Dế Choắt: người gầy gò, dài lêu nghêu, như người nghiện, cởi trần mặc áo gi lê.
Ghi nhớ: SGK Trang 16
IV/ Luyện tập
 Bài số 1
Đoạn 1: 
Đối tượng: Dế Mèn
Đặc điểm: to, khoẻ, mạnh mẽ
Chi tiết: càng, vuốt, đạp phanh phách
Đoạn 2: 
H/ảnh chú liên lạc: Lượm
Đặc điểm: hồn nhiên, nhanh nhẹn
Đoạn 3: 
Cảnh vùng bãii ven hồ ao ngập nước sau mưa
Thế giới động vật sinh động, ồn ào, huyên náo.
Chi tiết
Học sinh thảo luận nhóm - Cử đại diện trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung
Bài số 2
a) Đặc điểm mùa đông
- Lạnh lẽo, ẩm ướt: gió bấc, mưa phùn
- Đêm dài, ngày ngắn.
- Bầu trời âm u như thấp xuống, ít trăng sao, nhiều mây sương mù.
- Cây cối trơ trụi, khẳng khiu.
- Mùa của hoa: đào, mai, mận, mơ.
b) Khuôn mặt mẹ
- sáng và đẹp
- hiền hậu, nghiêm nghị
- vui vẻ, lo âu, trăn trở
Củng cố, hướng dẫn học tập
+ Học lý thuyết nắm chắc đặc điểm của văn miêu tả
+ Chuẩn bị bài sau: Sông nước Cà Mau.
Tuần 20
Ngày dạy:
 	Tiết 77
Sông nước Cà Mau
-Đoàn Giỏi-
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh :
- cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên, sông nước vùng Cà Mau
- nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh sông nước của tác giả
B. Tiến trình các hoạt động dạy và học
1. ổn định
2. Kiểm tra:
Trình bày cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích 
“Bài học đường đời đầu tiên”.
3. Bài mới
HĐ1: HD tìm hiểu mục 1
 + Dựa vào chú thích SGK, giới thiệu đôi nét về tác giả.
+ Truyện “Đất rừng Phương Nam” được viết năm nào? Gồm bao nhiêu chương? Nội dung?
+ Bố cục văn bản?
+ Ngôi kể và vị trí? Vị trí ấy có thuận lợigì trong việc quan sát và miêu tả?
HĐ1: HD tìm hiểu mục 2
 + Đọc đoạn văn đầu? Trong đoạn văn tác giả đã diễn tả ấn tượng bao trùm ban đầu về vùng Cà Mau. ấn tượng ấy như thế nào? Được cảm nhận qua các giác quan nào của tác giả? (thị giác, thính giác, cảm giác về màu xanh bao trùm, tiếng rì rào bất tận của rừng cây, sóng và gió- Biện pháp nghệ thuật: tả, kể, điệp từ, tính từ chỉ màu sắc, trạng thái).
+ Tìm những danh từ riêng chỉ kênh rạch, sông ngòi, con người ở đây căn cứ vào đâu mà đặt tên như vậy (Đặc điểm riêng biệt..)
+ Đoạn văn ngoài yếu tố miêu tả cõn xen yếu tố nào khác? (thuyết minh, giới thiệu) 
=> Gợi đặc điểm gì về thiên nhiên vùng Cà Mau.
+ Đọc kỹ đoạn văn miêu tả dòng sông và rừng đước, tìm những chi tiết thể hiện sự rộng lớn hùng vĩ? Cách tả ở đây có gì độc đáo? Tác dụng? (Dùng nhiều so sánh => Cảnh sinh động, người đọc dụ hình dung) 
+ Những từ miêu tả màu sắc và nhận xét (xanh lá mạ, xanh rêu)
Nét độc đáo của chợ Năm Căn?
+ Nghệ thuật miêu tả?
=> Giáo viên chốt
-> Qua bài văn em cảm nhận được điều gì về rừng đất cực Nam của Tổ quốc?
Hoạt động 3
I> Tìm hiểu chung 
 1. Tác giả: 
Đoàn Giỏi (1925 - 1989) quê Tiền Giang
2. Tác phẩm
a) Chương 18, tác phẩm “Đất rừng Phương Nam”
b) Bố cục: 3 đoạn
- ấn tượng chung về cảnh sông nước.
- Cảnh kênh rạch, sông ngòi.
- Cảnh chợ Năm Căn.
c. Ngôi kể và vị trí
II> Phân tích văn bản
 1. ấn tượng chung về thiên nhiên Cà Mau
- Không gian mênh mông, nhiều sông ngòi, cây cối.
- Một thiên nhiên còn hoang sơ, đầy hấp dẫn và bí ẩn.
2. Cảnh sông ngòi, kênh rạch
- Thiên nhiên hoang dã, phong phú, gắn bó với cuộc sống con người.
- Dòng sông và rừng đước rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống.
Sông rộng hơn ngàn thước
Nước đổ ầm ầm ra biển ngày đêm như thác
Cá bơi hàng đàn đen trũi
Rừng đước dựng cao ngất như hai bức tường
3. Cảnh chợ Năm Căn
- Tấp nập, đông vui, trù phú.
- Hàng hóa phong phú, thuyền bè san sát, đống gỗ cao như núi
+ Độc đáo: Chợ họp trên sông nước, những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, có thể mua đủ mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền.
4. Ghi nhớ: SGK 
III> Luyện tập
Bài số 1:
Viết đoạn văn 5 câu trình bày cảm nhận của em về riêng đất Cà Mau.
Giáo viê ... ài số 1: Viết đơn xin sử dụng lưới điện quốc gia
Học sinh trao đổi, thảo luận nhóm
Bài số 2: Đơn xin tham gia tình nguyện tuyên truyền về bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp
Học sinh viết cá nhân.
Giáo viên chấm, chữa bài
Hướng dẫn học tập
+ Làm bài tập trong SGK 
+ Chuẩn bị bài sau: Động Phong Nha 
Tuần 33 - Tiết 129
Động Phong Nha
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh hiểu nội dung của bài văn: Vẻ đẹp lộng lẫy kì ảo của động Phong Nha để mọi người thêm yêu quý, tự hào, chăm lo, bảo vệ, khai thác và phát triển kinh tế, du lịch - một trong mũi nhọn làm giàu cho đất nước.
B. Tiến trình các hoạt động dạy và học
1. ổn định
2. Kiểm tra:
Vì sao bức thư của thủ lĩnh da đỏ được coi là văn bản hay nhất về vấn đề bảo vệ môi trường.
3. Bài mới
HĐ1: HD tìm hiểu mục 1
Dựa vào chú thích SGK, giới thiệu xuất xứ của văn bản? Tại sao “Động Phong Nha” được coi là văn bản nhật dụng (đề cập đến tiềm năng du lịch).
Đọc văn bản. Bố cục?
Tìm hiểu trình tự miêu tả động Phong Nha?
HĐ1: HD tìm hiểu mục 2
Đọc phần đầu văn bản
Hãy giới thiệu vị trí và hai con đường vào động Phong Nha. 
Em hiểu câu “Đệ nhất kỳ quan Phong Nha” là thế nào? 
(Phong Nha là cảnh đẹp bậc nhất: Chúa Trịnh Sâm đặt Hương Tích (Hà Tây là “Nam Thiên đệ nhất động”) )
Đọc đoạn 2
Tóm tắt những chi tiết giới thiệu động Khô, động Nước.
Liệt kê các dạng hình khối, hình tượng thạch nhũ và miêu tả vẻ đẹp của các hình khối đó?
Em có nhận xét gì về những màu sắc, âm thanh?
Qua cách miêu tả, ta có cảm giác như thế nào về vẻ đẹp của động Phong Nha?
Đọc lời đánh giá về động Phong Nha của nhà thám hiểm người Anh. Suy nghĩ về lời đánh giá đó.
Tại sao đây được coi là văn bản nhật dụng? (Du lịch là một trong những tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam - Văn bản đã giới thiệu một điểm du lịch đáng chú ý, có nhiều triển vọng )
I> Tìm hiểu chung 
1. Tác giả: 
2. Bố cục: 3 phần
-  nằm rải rác: Giới thiệu vị trí địa lý và đường đến động Phong Nha.
-  nơi cảnh chùa đất bụi: Vẻ đẹp động Phong Nha.
- Còn lại: Giá trị động Phong Nha
3. Trình tự miêu tả
- Giới thiệu vị trí
- Miêu tả hai đường vào động
- Miêu tả hai bộ phận chính của hang: Động Khô, Động Nước.
- Động chính 14 buồng
- Sông ngầm, rừng nguyên sinh
- Đặc tả vẻ đẹp lộng lẫy kì ảo
II> Phân tích
1. Vị trí động Phong Nha và hai con đường vào động
2. Vẻ đẹp của động Phong Nha 
+ Hình khối phong phú, đa dạng. Con gà, con cóc, đốt trúc, mâm xôi
+ Màu sắc lóng lánh, huyền ảo: đá trắng, vân nhũ, xanh ngọc bích, phong lan xanh biếc.
+ Âm thanh: tạo cảm giác huyền bí, thiêng liêng: tiếng gõ nước tong tong, tiếng nói âm vang như tiếng đàn.
Vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo, thế giới của tiên cảnh, hoang sơ, bí hiểm, thanh thoát, giàu chất thơ.
3. Giá trị của động Phong Nha
7 cái nhất
xứng đáng là thắng cảnh của Việt Nam và thế giới
Trở thành điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học
III> Tổng kết
Ghi nhớ: SGK 
IV> Luyện tập 
 Thử làm người thuyết minh, giới thiệu động Phong Nha (dựa vào văn bản đã học)
Các tổ thảo luận nhóm
Cử đại diện trình bày trước lớp
Cả lớp nhận xét, bổ sung
Giáo viên cho điểm
Hướng dẫn học tập
Đọc lại ghi nhớ
Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về động Phong Nha
Soạn bài sau: Ôn tập dấu câu
Tiết 130
Ôn tập về dấu câu
(Dấu chấm, dấu chấm hỏi, chấm than)
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh hiểu: 
Công dụng của 3 loại dấu kết thúc câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
Biết tự phát hiện và sửa các lỗi về dấu kết thúc câu trong bài viết
B. Tiến trình các hoạt động dạy và học
1. ổn định
2. Kiểm tra:
Các loại câu chia theo mục đích nói
3. Bài mới
HĐ1: HD tìm hiểu mục 1
Học sinh đọc bài 1
Điền các dấu câu vào vị trí thích hợp
Bài số 2: Thảo luận nhóm
Cách dùng các dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong các câu văn có gì đặc biệt?
Đọc ghi nhớ SGK 
So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu.
Nhận xét về cách dùng dấu chấm trong câu văn.
Dùng dấu câu trong các trường hợp đã nêu: đúng hay sai?
Học sinh đọc đoạn văn
Điền dấu câu thích hợp
Giáo viên nhận xét, sửa chữa
Thảo luận nhóm
Nhận xét cách dùng dấu câu đúng hay sai
Nếu sai tìm cách sửa lại
I> Công dụng
1. Bài tập: Đặt dấu câu vào vị trí thích hợp
a) Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.
b) Con có nhận ra con không.
c) Cá ơi, giúp tớ với! Thương tớ với.
d) Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm.
2. Bài số 2
a) Câu 2 và 4 đều là câu cầu khiến dùng dấu chấm: tỏ thái độ trịnh thượng của Mèn.
b) Dấu chấm hỏi và dấu chấm than dùng trong ngoặc đơn -> tỏ thái độ nghi ngờ châm biếm đối với nội dung câu.
* Ghi nhớ: SGK 
II> Chữa một số lỗi thông dụng thường gặp
1. a) Câu 2
+ Dùng dấu phẩy biến câu văn thành câu ghép 2 vế nhưng 2 vế không liên quan chặt chẽ
+ Dùng dấu chấm: đúng 
b) Câu 1:
+ Dùng dấu chấm không hợp lý làm cho V2 tách khỏi CN trong khi có cặp quan hệ từ vừavừa
+ Dùng dấu chấm phẩy: đúng
2. Chữa lỗi:
a) Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì? Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèn như trước kia được nữa.
b) Chỉ cần một lỗi nhỏ là tôi gắt um lên.
II> Luyện tập
Bài số 1:
Bài số 2
Củng cố, hướng dẫn học tập
+ Nhắc lại kiến thức đã học
+ Chuẩn bị bài sau: Ôn tập dấu câu
Tiết 131
Ôn tập dấu câu (dấu phảy)
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm được công dụng của dấu phảy.
Biết tự phát hiện các lỗi sai khi dùng dấu phảy và sửa lại cho đúng.
B. Tiến trình các hoạt động dạy và học
1. ổn định
2. Kiểm tra:
Công dụng của dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
Chữa bài tập
3. Bài mới
HĐ1: HD tìm hiểu mục 1
Nhắc lại các trường hợp dấu phẩy đã học ở tiểu học.
Làm bài tập 1 SGK 
Điền dấu phảy vào câu văn. 
Cho biết từng trường hợp dùng dấu phảy.
Học sinh đọc đoạn văn a, b.
Thảo luận điền các từ thích hợp 
Học sinh thảo luận nhóm đôi
Điền dấu vào vị trí
Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Học sinh lên bảng làm
Lưu ý: Xét nội dung của các thành phần đã có để tìm một chủ ngữ thích hợp nhất.
Cả lớp cùng nhận xét, bổ sung.
I> Công dụng
1. Bài tập: SGK 
Đặt dấu phảy vào chỗ thích hợp
a) Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ.
b) Suốt một đời người, từ thủa lọt lòng, đến khi nhắm mắt xuôi tay, tre với mình sống chết có nhau, chung thuỷ.
c) Nước bị cản, văng bọt, tứ tung, thuyền vùng vằng, cứ chực tụt xuống.
I> Chữa một số lỗi thường gặp
 Bài tập: SGK Trang 158
a) Chào mào, sáo sậu, sáo đen Đàn đàn, lũ lũ bay đi, bay về, lượn lên, lượn xuống. Chúng nó gọi nhau trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau ồn ào mà vui không thể tưởng được.
b) Trên những ngọn coi già nua, cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ. Nhưng những hàng cau làng Dọc thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn nguyên những tàu lá vắt vẻo, mềm mại như cái đuôi én.
III> Luyện tập
Bài số 1: Đặt dấu phảy vào vị trí thích hợp
Bài số 2: 
Hướng dẫn học tập
+ Làm bài tập còn lại
+ Chuẩn bị bài sau: Trả bài 
Tiết 132
Trả bài Tập làm văn miêu tả sáng tạo
Bài Kiểm tra Tiếng Việt
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh nhận ra những ưu, nhược điểm trong bài làm của mình về nội dung, hình thức trình bày.
Thấy được phương hướng sửa chữa các lỗi
Ôn tập lại lý thuyết đã học và kỹ năng làm bài.
B. Tiến trình các hoạt động dạy và học
1. ổn định
2. Trả bài kiểm tra: Tập làm văn: Miêu tả sáng tạo
Bước 1: Học sinh đọc lại đề bài
Bước 2: Xây dựng dàn bài
Mở bài: Giới thiệu được hoàn cảnh, thời gian, địa điểm, đối tượng miêu tả.
Buổi sáng đẹp trời
Đối tượng: khu vườn
Thân bài:
* Tả bao quát:
Cảnh vật nhìn chung: đẹp, hương ngào ngạt, màu sắc rự rỡ, hình ảnh lung linh (cánh bướm rập rờn, âm thanh náo nức)
* Tả chi tiết
Các loài cây, các loài hoa, cách chăm sóc
Cảm nghĩ của em về khu vườn: yêu quý, gắn bó
Bước 3: Nhận xét
* Ưu điểm:
Nắm được thể loại, bước đầu có kỹ năng làm bài
Nhiều bài viết tốt, có cảm xúc, diễn đạt mạch lạc
* Nhược điểm
Một số em chưa xây dựng hơp lý dàn bài, ý còn lộn xộn
Dùng từ chưa chính xác, sai chính tả.
Bước 4: Trả bài, tự sửa lỗi
- Giáo viên trả bài cho học sinh
- Các em căn cứ vào nhận xét, phần cô giáo đã đánh dấu tự sửa bài
3. Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
Bước 1: Học sinh đọc lại đề bài
Bước 2: Đáp án biểu điểm
Câu hỏi trắc nghiệm: 0,5đ 1 câu
Xác định CN - VN: 2đ
Viết đoạn văn
Độ dài đúng theo yêu cầu: 0,5đ
Vận dụng kiến thức
Bước 3: Nhận xét
* Ưu điểm
Câu hỏi trắc nghiệm làm tốt
Tìm CN - VN làm tốt
Viết đoạn văn nhiều em kiến thức chuẩn xác
Câu văn mạch lạc
* Nhược điểm
Một số bài văn viết đoạn quá dài
ý lủng củng, chưa sáng rõ
Bước 4: Trả bài, sửa chữa lỗi sai
Học sinh nhận bài tự sửa các lỗi đã được Giáo viênchỉ rõ trong bài.
Hướng dẫn về nhà
+ Học lại lý thuyết
+ Chuẩn bị bài sau 
Tuần 34 - Tiết 133 - 134
Tổng kết
Phần Văn - Tập làm văn
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh bước đầu làm quen với loại bài tổng kết chương trình: Hệ thống hoá văn bản, nắm được nhân vật chính trong câu chuyện, đặc trưng thể loại văn bản
Cảm thụ vẻ đẹp của một số hình tượng văn học.
Nắm được hai chủ đề chính: truyền thống yêu nước, tinh thần nhân ái.
Phần tập làm văn: Nắm được các phương thức biểu đạt đã học, bố cục cơ bản của bài văn
B. Tiến trình các hoạt động dạy và học
1. ổn định
2. Kiểm tra:
Phần bài soạn của học sinh.
3. Bài mới
 Giáo viên giới thiệu tầm quan trọng của tiết tổng kết.
Trong chương trình Ngữ Văn 6 có hai loại hình bài học: bài học tác phẩm và bài tổng kết. Bài tổng kết giúp học sinh nắm vững trọng tâm, trọng điểm của chương trình. Mỗi phân môn có tiết tổng kết riêng nhưng vẫn bảo đảm tính tích hợp
Tổng kết phần văn bản
I> Thống kê các tác phẩm đã học
Học sinh chuẩn bị ở nhà bảng thống kê các tác phẩm đã học theo những mục sau:
STT
Cụm bài
Văn bản
Thể loại
Nhân vật chính
Tính cách
Yêu nước
Nhân ái
II> Các thể loại tác phẩm đã học
Giáo viên lập sơ đồ câm
Cho học sinh lên điền vào ô trống theo các mục đã có
STT
Thể loại
Khái niệm
Tác phẩm tiêu biểu
1
Truyền thuyết
2
Cổ tích
3
Ngụ ngôn
III> Một số chi tiết, nhân vật tiêu biểu
Học sinh lần lượt phát biểu ý kiến về các nhân vật yêu thích trong tác phẩm mà mình đã học
Truyện dân gian
Truyện trung đại
Truyện hiện đại
Phần này học sinh phát biểu, thảo luận tự do.
IV> Điểm giống nhau giữa truyện dân gian, trung đại và hiện đại
Đều là tác phẩm tự sự
Đều có cốt truyện
Nhân vật
Chi tiết
Lời kể
Tả
V> Các văn bản thể hiện truyền thống yêu nước, lòng nhân ái.
Học sinh liệt kê trong bảng tổng hợp đầu tiên.
B. tổng kết phần tập làm văn

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 6 -KHII.doc