Giáo án Ngữ văn 6 kì 2 - Trường THCS Chu Văn An

Giáo án Ngữ văn 6 kì 2 - Trường THCS Chu Văn An

TIẾT 73-74

BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

A: Mục đích yêu cầu

Hs nắm được ý nghĩa , nội dung của bài “Bài học đường đời đầu tiên” đối với dế Mèn trong bài văn

Hs cảm nhận được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả kể chuyện và sử dụng từ ngữ độc đáo của nhà văn Tô Hoài

Rèn luyện hs kĩ năng đọc , phân tích hình tượng văn học trong loại truyện viết về đề tài tả loài vật và kể chuyện

B: Chuẩn bị

Học sinh : Sách vở , dụng cụ học tập , bảng phụ , theo tổ , chuẩn bị bài

Giáo viên : Sách giáo viên , học sinh , bài soạn

Tư liệu tham khảo , bảng phụ , phiếu học tập

 

doc 112 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 kì 2 - Trường THCS Chu Văn An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 73-74
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
Ngày ...../....../2010
A: Mục đích yêu cầu 
Hs nắm được ý nghĩa , nội dung của bài “Bài học đường đời đầu tiên” đối với dế Mèn trong bài văn 
Hs cảm nhận được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả kể chuyện và sử dụng từ ngữ độc đáo của nhà văn Tô Hoài 
Rèn luyện hs kĩ năng đọc , phân tích hình tượng văn học trong loại truyện viết về đề tài tả loài vật và kể chuyện 
B: Chuẩn bị 
Học sinh : Sách vở , dụng cụ học tập , bảng phụ , theo tổ , chuẩn bị bài 
Giáo viên : Sách giáo viên , học sinh , bài soạn 
Tư liệu tham khảo , bảng phụ , phiếu học tập 
C: Nội dung lên lớp 
1: Ổn định lớp 
2: Ktra bài cũ 
	Em hãy kể lại câu chuyện “Thầy thuốc giỏi nhất cốt ở tấm lòng” 
	Cho biết ý nghĩa của câu chuyện ?
3: Bài mới 	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
TIẾT 1
HĐ1
Em hãy cho biết đôi nét về tác giả Tô Hoài?
Nêu nội dung chính của tác phẩm ?
Gv mời hs đóng vai đọc văn bản !
Cho hs đọc phần chú thích ? 
Câu hỏi thảo luận :
Văn bản được chia làm mấy đoạn ? Hãy đặt tiêu đề chính cho mỗi đoạn ? 
 Chia làm 2 đoạn
1 “Từ đầu  thiên hạ rồi” 
2 “Tiếp  hết”
HĐ2
Hỏi : Hãy kể tóm tắt đoạn trích và cho biết nhân vật chính trong truyện là ai ? 
Hỏi : Lời tả và lời kể trong truyện là lời của nhân vật nào ? 
Hỏi : Giáo viên mời hs đọc lại đoạn “Từ đầu vuốt râu” Hình dáng của Dế Mèn được tác giả miêu tả ra sao ?
Hỏi : Qua các chi tiết trên em có nhận xét gì về hình dáng của Dế Mèn ?
 ( cường tráng , khỏe , đẹp )
Hỏi : Gv mời hs đọc lại đoạn “Tôi đihạ rồi” Em hãy chỉ ra các chi tiết miêu tả hành động cue Dế Mèn ?
Qua những chi tiết đó đã bộc lộ tính cách của Dế Mèn ntn ? 
 (khinh thường , ngạo mạn)
* Câu hỏi củng cố tiết 1 
Câu hỏi thảo luận : Qua hình dáng , tính nết của Dế Mèn , em thấy Mèn đẹp ở điểm nào và xấu ở điểm nào ? 
TIẾT 2
HĐ3
Gv mời hs đọc lại đoạn “Tính hay nghịch ranh  đầu tiên”
Hỏi : Em hãy tìm các từ ngữ (cách xưng hô , lời lẽ , giọng điệu ) của Dế Mèn đối với Dế Choắt ? Qua đó Dế Mèn là con vật có tính cách ntn ? 
 (khinh thường người khác , không giúp người yếu đuối)
Hỏi : Hãy thử so sánh hành động và thái độ của Mèn trước và sau khi trêu chị Cốc ? Qua đó cho thấy tính cách , khi trêu chị Cốc ntn ? 
(quắt mắt , chửi choắt à hung hăng 
chui vào hang , núp đáy đất , nằm im , mon men bò lên à sợ , hèn nhát)
Hỏi : Em hãy cho biết kết quả việc làm trên của Mèn ? Khi dế Choắt chết Mèn đã ntn ? 
Câu hỏi thảo luận : Qua câu chuyện ấy , Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên của mình ntn ? 
Hỏi : Em hãy cho biết biện pháp NT được sử dụng chủ yếu ?
Câu hỏi thảo luận : Hình ảnh của con vật được miêu tả trong truyện có giống với chúng trong thực tế không ?
HĐ4
Gv cho hs rút ra ghi nhớ của bài 
Hs đọc ghi nhớ sgk 11
HĐ5
Hỏi : Em thử hình dung tâm trạng của Mèn khi đứng trước nấm mồ của Choắt 
I: Giới thiệu chung 
1: Tác giả 
2: Tác phẩm 
Học sgk 8-9
II: Đọc – Hiểu văn bản 
Đọc văn bản 
Phần chú thích 
Chia đoạn : 2đoạn 
Đoạn 1: Từ đầu đứng đầu thiên hạ rồi 
Miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn 
Đoạn 2: Còn lại 
Miêu tả việc làm của Dế Mèn làm cho Dế Choắt chết oan à Rút ra bài học 
1: Nhân vật Dế Mèn 
a/ Hình dáng 
_ Đôi càng mẫn bóng 
_ Những cái vuốt cứng và nhọn hoắt 
_ Đuôi cánh dài xuống đuôi 
_ Đầu to nỗi từng tảng rất bướng 
_ Răng đen như lưỡi liềm máy 
_ Râu dài cong 
è Chàng Dế thanh niên cường tráng , đẹp trai và ưa nhìn 
b/ Hành động 
_ Dám cà khịa với bà con trong xóm 
_ Quát mấy chị cào cào 
_ Ngứa chân đá anh gọng vó 
è Tính hung hăng , khinh thường và ngạo mạn đối với mọi người 
2: Bài học đường đời đầu tiên 
a/ Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt 
_ Đặt tên Dế Choắt một cách chế giễu 
_ Xưng hô “Chú mày” trịnh thượng 
_ Khi nghe dế Choắt cầu giúp đỡ thì “xì” một hơi rõ dài lớn tiếng mắng dế Choắt 
è Trịnh thượng , khinh thường , không quan tâm giúp đỡ người đau , yếu 
b/ Diễn biến tâm lí và thái độ của Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của dế Choắt 
* Trước khi trêu 
. Quắc mắt với Choắt . Mắng Choắt cất giọng hát véo von trêu chị Cốc 
“Cái cò tao xào , tao ăn” 
è Hung hăng , ngạo mạn , độc ác 
* Sau khi trêu 
_ Chui tọt vào hang 
_ Nấp tận đáy đất mà cũng kiếp 
_ Nằm im thin thít 
_ Mon men bò lên 
è Hoảng sợ , hèn nhát 
* Kết quả 
_ Chị Cốc mổ dế Choắt chết 
_ Mèn ân hận , chôn Choắt ở vùng cỏ lùm tum 
è Rút ra bài học đường đời đầu tiên 
_ Trước khi làm việc phải suy nghĩ 
_ Đừng có thói hung hăng , ngạo mạn 
_ Phải giúp đỡ mọi người 
III: Ghi nhớ 
Học thuộc sgk 11
IV: Luyện tập 
Số 1(11)
_ Ân hận về việc làm của mình 
_ Xin lỗi bạn về việc làm của mình mong bạn tha thứ lỗi lầm 
_ Hứa với bạn sẽ sửa đổi tính cách của mình è người tốt
Số 2(11) 
Đọc phân vai đoạn 2 của truyện
4/ Củng cố 
 Học nhắc lại ghi nhớ (ý nghĩa truyện)
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 
Câu 1: Bài học đường đời đầu tiên là sáng tác của nhà văn nào ?
	A: Tạ Duy Anh C: Đoàn giỏi 
Đ	B: Tô Hoài 	 D: Vũ Tú Nam 
Câu 2: Đọan trích Bài học đường đời đầu tiên được kể bằng lời của nhân vật nào ?
	A: Chị Cốc 	Đ C: Dế mèn 
	B: Người kể chuyện D: Dế Choắt 
Câu 3: Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt , Dế Mèn đã có thái độ ntn ? 
	A: Buồn rầu , sợ hãi
Đ	B: Thương và ăn năn hối hận 
	C: Than thở và buồn rầu 
	D: Nghĩ ngợi và xúc động 
5/ Dặn dò 
. Học bài kĩ 
. Làm bài tập 2sgk 11
. Soạn bài “phó từ”
TIẾT 75
	Ngày ...../....../2010
PHÓ TỪ
A: Mục đích yêu cầu 
	Giúp hs 
_ Nắm được khái niệm phó từ 
_ Hiểu và nhớ được cái loại ý nghĩa chính của phó từ 
_ Biết đặt câu có chứa phó từ để thể hiện ý nghĩa khác nhau 
B: Chuẩn bị 
Học sinh : Sách vở , dụng cụ học tập , bảng phụ , theo tổ , chuẩn bị bài 
Giáo viên : Sách giáo viên , học sinh , bài soạn 
Tư liệu tham khảo , bảng phụ , phiếu học tập 
C: Nội dung lên lớp 
1/ Ổn định lớp 
2/ Kiểm tra bài cũ 
. Nêu ý nghĩa của bài văn “bài học đường đời đầu tiên” (Tô Hoài)
. Em rút ra được bài học gì cho bản thân qua câu truyện ấy ? 
3/ Bài mới 	 
HOẠT ĐỘNGCỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
HĐ1 
Gv yêu cầu hs đọc các ví dụ a.b
Hỏi : Tìm các từ mà có bổ nghĩa ? những từ đó thuộc loại từ nào ?
(đi , ra, thấy , lỗi lạc , soi , ưa nhìn , to , 
 ĐT ĐT ĐT TT ĐT TT TT 
bướng)
 TT
Hỏi : Các từ in đậm đứng ở vị trị nào trong cụm từ ? (đứng trước hoặc sau ĐT , TT) 
Câu hỏi thảo luận : Ntn gọi là phó từ ?
HĐ2 
Hỏi : Tìm các phó từ bổ xung ý nghĩa cho những động từ , tính từ in đậm
Hỏi : Vậy phó từ có mấy loại lớn?
Hỏi : Em hảy điền các phó từ đả tìm được ở phần 1 và 2 vào bản phân loại?
(Hs kẻ bảng èđiền từ vào bản)
(đã , đangètgian)
Thật , rất, lắmèmức độ
Cũng vẫnè tiếp diễn , tương tự
Không , chưằ phủ định
Đừngè cầu khiến 
Vào rằ kết quả , hướng
Đượcè chỉ khả năng)
Hỏi : Em hãy kể thêm các phó từ mà em biết thuộc các loại từ trên
Hỏi : Phó từ có mấy ý nghĩa ? PT đứng trước ĐT , TT thường biểu hiện ý nghĩa nào? PT đứng sau ĐT , TT thường biểu hiện ý nghĩa nào ? ( Có 7 ý nghĩa ) 
HĐ3
( Thảo luận è Rút ra ghi nhớ )
Mời hs đọc lại ghi nhớ 
HĐ4
Hỏi : Tìm các phó từ trong các câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ xung ý nghĩa cho động từ , tính từ ý nghĩa gì ?
Hỏi : Thuật lại sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương của dế Choắt ( từ ba đến năm câu )
Hỏi : Chỉ ra phó từ – Cho biết dùng phó từ để làm gì ? 
A: Bài học 
I: Phó từ là gì ? 
1: Ví dụ 
a/ Tìm từ 
_ đã đi
 ĐT
 cũng ra 
 ĐT
 vẫn chưa thấy 
 ĐT
 thật lỗi lạc 
 TT
_ soi được 
 ĐT
 rất ưa nhìn 
 TT
 to ra 
 TT
 rất bướng
 TT
b/ Các từ in đậm đứng trước hoặc sau ĐT và TT để bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ è gọi là phó từ 
* Chú ý : Phó từ không bổ xung y71 nghĩa cho danh từ 
2: Ghi nhớ 1
Học thuộc lòng sgk 12
II: Các loại phó từ 
1: Ví dụ 
a/ chóng lắm 
 TT
 đừng trêu vào 
 ĐT
 không trông thấy 
 ĐT
 đã trông thấy 
 ĐT
 đang loay hoay 
 TT
Có 2 loại : PT đứng trước ĐT , TT
 PT đứng sau ĐT , TT
b/ Điền các phó từ 
Các loại phó từ 
Ptừ đứng sau 
Ptừ đứng sau 
Chỉ qhệ thời gian 
Đã , đang 
Chỉ mức độ 
Thật , rất 
Lắm 
Chỉ sự tiếp diễn tương tự 
Cũng , vẫn 
Chỉ phủ định 
Không,chưa 
Chỉ sự cầu khiến 
Đừng 
Chỉ kết quả và hướng 
Vào , ra 
Chỉ khả năng 
Được 
c/ Tìm thêm từ 
sẽ , quá , lại , chẳng , hãy , lên xuống , 
2: Ghi nhớ 2
Học thuộc sgk 14
B: Luyện tập 
Số 1(14-15)
a/ đều lấm tấm (chỉ sự tiếp diễn tương tự)
 đã đến (chỉ quan hệ tương đương)
 không còn ngửi thấy (phủ định – tiếp diễn tương tự)
 đã cởi bỏ (quan hệ tương đương) 
 đương trổ (tg)
 lại sắp buông tỏa ra (lại : tiếp diễn , sắp : tg chỉ ra hướng kết quả)
 cũng sắp có nụ (td tương tự , tg)
 đã về (tg)
b/ đã xâu được (quan hệ tg , khả năng)
Số 2(15)
“Một hôm , thấy chị Cốc đang kiếm mồi , dế Mèn cất giọng đọc một câu thơ rồi chui tọt vào hang . Chị Cốc rất bực , đi tìm kẻ trêu mình . Không thấy dế Mèn , nhưng chị Cốc thấy dế Choắt đang loay hoay trong hang”
Số 3(15)
Gv đọc – Hs chép à Hs soát lỗi chính tả 
4/ Củng cố 
_ Phó từ và các loại phó từ 
_ Các phó từ bổ xung ý nghĩa cho đtừ , tính từ 
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 
Câu 1: Câu văn nào có sử dụng phó từ ?
	A: Chân anh ta dài nghêu 
	B: Mặt em bé tròn như trăng rằm 
Đ	C: Cô ấy cũng  ...  tra sự chuẩn bị của học sinh. 
3)Bài mới:
Hoạt động 1: Chỉ ra các lỗi thường mắc khi viết đơn
	Bài tập 1:
	*Phương pháp:	
-Cho học sinh đọc đơn trong SGK.
-Chỉ rõ các lỗi trong đơn?
-Nêu các sửa chữa.
-Cho học sinh thảo luận theo nhóm, sau đó cử đại diện lên trình bày trước lớp.
	*Giải:
-Các lỗi mắc phải: +Thiếu quốc hiệu.
+Thiếu ngày, tháng, năm địa điểm viết đơn và tên người viết đơn.
+Người nhận đơn không rõ	
+Thiếu chữ ký người viết đơn.
-Cách sửa: Bổ sung những phần thiếu ở trên.
	Bài 2:
	*Phương pháp:
-Cho học sinh đọc đơn trong SGK.
-Chỉ rõ các lỗi trong đơn?
-Nêu các sửa chữa.
-Cho học sinh thảo luận theo nhóm, sau đó cử đại diện lên trình bày trước lớp.
	*Giải:
-Các lỗi mắc phải: +Thừa phần viết về bố mẹ, vì không cần thiết phải khai trong đơn.
+Lý do trình bày trong đơn chưa rõ ràng.
+Thiếu thời gian, nơi viết đơn, lời cam đoan, chữ ký của người viết đơn.
-Cách sửa: 
+Bổ sung phần thiếu, bỏ bớt phần thừa.
	Bài 3:
	-Cách sửa: 
*Phương pháp:
-Cho học sinh đọc đơn trong SGK.
-Chỉ rõ các lỗi trong đơn?
-Nêu các sửa chữa.
-Cho học sinh thảo luận theo nhóm, sau đó cử đại diện lên trình bày trước lớp.
	*Giải:
-Các lỗi mắc phải: Lý do viết đơn trình bày không xác đáng. Bởi lẽ sốt cao ly bì không thể ngồi dậy được làm sao viết đơn? Như vậy là dối trá. Bởi vậy, đơn này nhất thiết phải do phụ huynh viết mới hợp lẽ.
-Cách sửa: 
+Thay người viết bằng tên và cách xưng hô của một phụ huynh.
+Trình bày lại phần lý do cho thích hợp.
	Hoạt động 2: Luyện tập.
	*Phương pháp:
-Chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm một kiểu đơn, sau đó cho học sinh thảo luận theo nhóm, sau đó cử đại diện lên trình bày trước lớp lá đơn của nhóm mình.
+Nhóm 1: Đơn xin cấp điện cho gia đình.
+Nhóm 2: Đơn xin vào Đội tình nguyện bảo vệ môi trường.
+Nhóm 3: Đơn xin cấp bàn mới
*Yêu cầu:
-Với đề 1 nhất thiết phải có lời cam kết tuân theo quy chế dùng điện, yêu cầu về đường dây, công tơ.
-Với đề 2 có thể gởi người Đội trưởng hay Hiệu trưởng của nhà trường, có sự đồng ý của giáo viên chủ nhiệm của lớp.
-Với đề 3: trình bày cụ thể tình trạng hư hỏng hiện tại.
	5)Hướng dẫn về nhà:	-Xem lại các phần cụ thể của một lá đơn.
	-Chuẩn bị bài: Động Phong Nha.
------------------------------------------o0o--------------------------------------
Tiết 129
Ngày......./......./2009
Động Phong Nha.
(Trần Hoàng)
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh 
-Củng cố thêm về văn bản nhật dụng.
-Vẻ đẹp lộng lẫy, kỳ ảo của động Phong Nha.
-Vị trí, vai trò của nó trong cuộc sống của nhân dân Quảng Bình, nhân dân Việt Nam hôm nay và mai sau.
-Yêu quý, tự hào, chăm lo bảo vệ và biết cách khai thác các danh lam thắng cảnh, nhằm phát triển kinh tế du lịch, một trong những mũi nhọn của các ngành kinh tế Việt Nam thế kỷ XXI
-Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét và miêu tả kể chuyện.
B/ CHUẨN BỊ : 
-Giáo viên: GA+ SGK+ SGV.
-Tích hợp vơí các văn bản nhật dụng, với các kiến thức địa lý du lịch trong thời đại ngày nay 	
C/CÁC BƯỚC LÊN LỚP
	1/Ổn định lớp:
	2/Bài cũ:
-Vì sao có ý kiến cho rằng bức thư bàn về chuyện mua bán đất giữa một Thủ lĩnh da đỏ và Tổng thống Mỹ lại được coi là một trong những văn bản hay nhất về vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái?
-Những hiểu biết của em về vấn đề ô nhiễm và bảo vệ môi trường ở nơi em ở hoặc trên cả nước ta?
	3/Bài mới:
	Quảng Bình không chỉ có dòng sông Nhật Lệ mà còn có động Phong Nha kỳ ảo
*Hoạt động 1: 
-Giáo viên đọc và cho học sinh đọc đoạn từ đầu àhết.
-Giải thích một số chú thích khó.
*Hoạt động 2: 
-Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát đoạn đầu của văn bản.
-Trên bản đồ, thử hình dung và giới thiệu vị trí và những con đường tới động Phong Nha?
-Nếu được đi thăm động này, em sẽ chọn lối nào? Vì sao? Em hiểu câu Đệ nhất kỳ quan Phong Nha là thế nào?
(Lời khen tặng của du khách dành cho quần thể động Phong Nha: Phong Nha là cảnh đẹp bậc nhất)
-Học sinh đọc đoạn tiếp theo chưa biết hết
-Cảnh sắc động Phong Nha đã được tác giả miêu tả theo trình tự như thế nào? Hãy tìm những dẫn chứng trong bài để chứng minh cho vẻ đẹp tráng lệ và kỳ ảo của động?Con số m ở đây được miêu tả có tác dụng gì?
*Cho học sinh đọc đoạn cuối.
-Cho học sinh trao đổi về 7 cái nhất của ĐPN
-Điều đó có gì đáng chú ý về mặt cảnh quan đất nước, về kinh tế du lịch?
-Cần suy nghĩ và làm gì để bảo vệ và phát huy vai trò, tác dụng văn hoá xã hội của danh lam thắng cảnh hùng vĩ, tươi đẹp vào loại nhất nước này?
-Theo em tương lai của Phong Nha như thế nào? 
(Cho học sinh thảo luận và phát biểu tự do)
-Qua phân tích hãy cho biết những nội dung chính của văn bản này?
-Học sinh đọc ghi nhớ SGK/148
IĐọc –hiểu văn bản:
1/Đọc-tìm hiểu chú thích:
2/Phân tích:
1).Vị trí của động Phong Nha và hai con đường vào động
a.Vị trí:
-Nằm trong khu quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi với Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Bình.
b.Đường vào động
-Đường bộ
-Đường thuỷ
2)Giới thiệu cụ thể quần thể hang động
-Động Khô
-Động nước
-Động Phong Nha:
 khối thạch nhũ hiện lên đủ hình khối màu sắc
-Khối hình con gà con có, mâm xôi, cái khánh
-Sắc màu lấp lánh như kim cương
-Tiếng nước gõ long cong, một lời nói trong hang động đều có âm vang riêng khác nào tiếng đàn, tiếng chuông.
à So sánh, con số chính xác và tự tin.
=> Người viết giới thiệu quần thể hang động Phong Nha tỉ mỉ nhưng đẹp hùng vĩ, thâm trầm, hoang sơ, bí hiểm thần tiên, lộng lẫy, kỳ ảo, quyến rũ.
3)Người nước ngoài đánh giá Phong Nha
-Kỳ quan động nhất động của Việt Nam 
-Lời đánh giá của trưởng đoàn thám hiểm Hội đại lý Hoàng gia Anh “là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới”
--> Sự đánh giá khách quan của người nước ngoài, của chuyên gia và tổ chức khoa học có uy tín
=> Người Việt Nam vô cùng tự hào.
III.Tổng kết
Ghi nhớ: SGK/148
(Gọi học sinh đọc phần này)
*Hoạt động 3: 
4) luyện tập:
1/Thử đóng vai người hướng dẫn du lịch giới thiệu cho khách tham quan về quần thể động Phong Nha?
-Tập vẽ các lược đồ con đường vào động Phong Nha?
-Sưu tầm một số hình ảnh về động Phong Nha.
5/ Hướng dẫn về nhà:
-Học bài làm bài luyện tập.
-Soạn bài Tổng kết cuối năm.
-Chuẩn bị bài Ôn tập về dấu câu 
---------------------------------------o0o--------------------------------
Tiết 130
Ngày......./......./2009
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU 
(Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh 
-Nắm được công dụng và ý nghĩa ngữ pháp của các loại dấu câu: Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than và dấu chấm phẩy.
-Rèn kỹ năng sử dụng tốt dấu câu.
B/ CHUẨN BỊ : 
-Giáo viên: GA+ SGK+ SGV+bảng phụ.
-Tích hợp các văn bản Động Phong Nha
 	C/CÁC BƯỚC LÊN LỚP
	1/Ổn định lớp:
	2/Bài cũ:
-Nêu cách chữa lỗi về câu thiếu chủ ngữ.
*Hoạt động 1: 
-Hướng dẫn học sinh tìm hiểu công dụng của các loại dấu câu.
-Học sinh đọc ví dụ SGK.
-Đặt các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than vào chỗ thích hợp có dấu ngoặc đơn? Giải thích vì sao em lại đặt các dấu câu như vậy?
-Học sinh đọc ví dụ 2:
-Cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong các câu sau có gì đặc biệt?
-Như vậy qua phân tích ví dụ, em cho biết dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than có công dụng gì?
-Trường hợp nào người ta sử dụng kiểu câu đặc biệt?
-Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
-Học sinh đọc ví dụ 1 SGK/150
-So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu trong ví dụ 1?
-Học sinh đọc ví dụ 2 /151
-Cách dùng dấu chấm hỏi và chấm than trong các câu dưới đây vì sao không đúng, chữa lại cho đúng
*Ví dụ1:
a. (!) à câu cảm thán.
b. (?) à câu nghi vấn.
c. (!)(!) à câu cầu khiến.
d.(.)(.)(.)à câu trần thuật 
*Ví dụ 2:/149
a.Cả hai câu đều là câu cầu khiến.
àDấu câu đặc biệt.
b.Câu trần thuật à câu đặc biệt tỏ ý nghi ngờ, mỉa mai.
I.Bài học;
1)Công dụng:
*Ghi nhơ: SGK/149
2)Chữa một số lỗi thường gặp
Ví dụ /150
a1/Dùng dấu chấm sau từ Qủang Bình là hợp lý.
a2/Dùng dấu phẩy sau từ Qủang Bình là không hợp lý vì biến câu thành câu ghép 2 vế rời rạc.
b1/Dùng dấu chấm sau từ bí hiểm không hợp lý vì tách CN 2ra khỏi CN, cắt đôi cặp quan hệ từ vừa vừa.
b2/ Dùng dấu chấm phẩy hợp lý
Ví dụ 2/151.
a1/Dùng dấu chấm vì đây là câu trần thuật 
b)Dùng dấu chấm vì là câu kể.
	Hoạt động 2: Luyện tập
*Phương pháp: Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm.
-Học sinh trình bày, giáo viên và học sinh cả lớp sửa chữa.
	Bài 1/151 Đặt dấu chấm vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn.
	Giải: 
 sông Lương (.); toả khói (.)
 đen xám (.) trắng xoá(.)
đã đến(.)
	Bài 2/151 Dấu chấm hỏi nào dùng trong đoạn đối thoại chưa đúng, vì sao?
	Giải;
-Bạn đến động Phong Nha chưa?(Đ)
-Chưa?(Sai)
-Thế còn bạn đến chưa?(Đ)
-Mình đến rồi.
-Có tới đó, bạn mới hiểu như vậy? (S)
	Bài 3/152 Hãy đặt dấu chấm than vào cuối câu thích hợp.
a)Câu cảm thán.(!)
b)Câu cầu khiến, dấu (!)
c)Câu trần thuật không dùng dấu chấm than (!)
	Bài 4/152 Đặt dấu câu thích hợp vào chỗ dấu ngoặc đơn.
-Mày nói gì (?)
-Lạy chị, em nói gì đâu (!)
-Rồi Dế Choắt lủi vào (.)
-Chối hả (?)Chối này(!)Chối này(!) Mỗi câu chối này chị Cốc lại giáng một mỏ xuống(.)
	4)Hướng dẫn về nhà:
-Học thuộc bài học.
-Hoàn thành các bài tập vào vở.
-Làm bài tập 5 ở nhà.
-Chuẩn bị bài Ôn tập về dấu phẩy.
	----------------------------------o0o-------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 6 (Theo PPCT Ha Noi moi 2008-2009).doc