Giáo án Ngữ văn 6 kì 2 - Đào Thị Mai - Trường THCS Nghi Yên

Giáo án Ngữ văn 6 kì 2 - Đào Thị Mai - Trường THCS Nghi Yên

Tiết 73 BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

 (Dế Mèn phiêu lưu ký - Tô Hoài)

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

 - Học sinh nắm được "Dế Mèn phiêu lưu ký" là tác phẩm đặc sắc, nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài viết về thế giới loài vật dành cho lứa tuổi thiếu nhi.

 - Thông qua đoạn trích học, giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Dế Mèn, một chàng Dế cường tráng, tràn đầy sức sống cũng như tính kiêu căng, xốc nổi của Mèn dẫn đến cái chết của Dế Choắt làm Mèn ân hận mãi.

 - Nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của tác giả.

B. PHƯƠNG PHÁP:

 - Nêu vấn đề.

C. CHUẨN BỊ:

 Thầy: Nghiên cứu, soạn bài.

 Trò: Chuẩn bị bài theo câu hỏi Sgk.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Ổn định tổ chức:

 II. Bài cũ:

 III. Bài mới:

 1. Đặt vấn đề: Dế Mèn phiêu lưu ký là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Đoạn trích học hôm nay được trích từ chương I của tác phẩm. Để biết được nhân vật chính của tác phẩm là Dế Mèn như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản: "Bài học đường đời đầu tiên".

 

doc 120 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 742Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 kì 2 - Đào Thị Mai - Trường THCS Nghi Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 	Ngày soạn ......./......./..........
	 	Ngày dạy: ......./......./..........
Tiết 73
bài học đường đời đầu tiên
 (Dế Mèn phiêu lưu ký - Tô Hoài)
a. mục đích, yêu cầu: 
	- Học sinh nắm được "Dế Mèn phiêu lưu ký" là tác phẩm đặc sắc, nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài viết về thế giới loài vật dành cho lứa tuổi thiếu nhi.
	- Thông qua đoạn trích học, giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Dế Mèn, một chàng Dế cường tráng, tràn đầy sức sống cũng như tính kiêu căng, xốc nổi của Mèn dẫn đến cái chết của Dế Choắt làm Mèn ân hận mãi.
	- Nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của tác giả.
b. phương pháp:
	- Nêu vấn đề.
c. chuẩn bị:
	Thầy: Nghiên cứu, soạn bài.
	Trò: Chuẩn bị bài theo câu hỏi Sgk.
d. tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức:
	II. Bài cũ:
	III. Bài mới: 
	1. Đặt vấn đề: Dế Mèn phiêu lưu ký là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Đoạn trích học hôm nay được trích từ chương I của tác phẩm. Để biết được nhân vật chính của tác phẩm là Dế Mèn như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản: "Bài học đường đời đầu tiên".
	2. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 
I. Đọc và tìm hiểu chú thích
Giáo viên hướng dẫn, đọc mẫu, tổ chức cho học sinh đọc một lượt.
1. Đọc:
Kiểm tra việc nắm chú thích của học sinh. Giáo viên đặc biệt nhấn mạnh chú thích (*) (Trang 8).
2. Chú thích:
Hoạt động 2
II. Tìm hiểu văn bản
? Truyện được kể bằng lời nhân vật nào? Cách lựa chọn vai kể có tác dụng gì? Học sinh nêu
- Lời nhân vật: Dế Mèn.
- Tạo sự thân mật, gần gũi, dễ biểu hiện tâm trạng, ý nghĩ.
? Văn bản chia thành mấy đoạn. Nội dung chính của mỗi đoạn?
A. Bố cục: 2 đoạn:
 + Từ đầu đến "... thiên hạ rồi": Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn.
 + Phần còn lại: Câu chuyện bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
B. Phân tích:
1. Hình ảnh nhân vật Dế Mèn:
? Hãy đọc kỹ đoạn văn 1 và nêu các chi tiết miêu tả ngoại hình, điệu bộ động tác của Dế Mèn?
a. Ngoại hình:
- Đôi càng mẫn bóng, những cái vuốt nhọn hoắt, cái đầu nổi từng mảng rất bướng, vài cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy.
b. Điệu bộ động tác:
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ miêu tả của tác giả?
- Co cẳng lên, đạp phanh phách vào ngọn cỏ, lúc đi bách bộ thì cả người rung rinh một màu nâu bóng mờ, hai cái răng đen nhánh lúc này cũng nhai ngoàm ngoạp, chốc chốc lại trịnh trọng khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
? Thay thế các từ ấy bằng từ đồng nghĩa rồi rút ra nhận xét về cách dùng từ của tác giả?
-> Dùng nhiều từ ngữ miêu tả gợi cảm, gợi hình.
? Qua cách miêu tả đó, em thấy Dế Mèn hiện ra với vẻ đẹp như thế nào?
=> Đẹp cường tráng, trẻ trung chứa đầy sức sống mạnh mẽ của tuổi trẻ.
c. Tính cách:
? Tìm những chi tiết miêu tả tính tình của Dế Mèn? Theo em, điểm nào là điểm tốt, điểm nào chưa hoàn thiện?
- Thích sống độc lập, biết lo xa.
- Kiêu căng, tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, xem thường mọi người, hung hăng, xốc nổi -> Nét chưa hoàn thiện.
	IV. Củng cố:
	- Có nhận xét gì về nghệ thuật quan sát và miêu tả của tác giả qua đoạn văn?
	- ấn tượng chung của em về nhân vật Dế Mèn?
	V. Dặn dò:
	- Nắm bài, viết ngắn: phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn.
	- Đọc và soạn tiếp đoạn 2.
	 	Ngày soạn ......./......./..........
	 	Ngày dạy: ......./......./..........
Tiết 74
bài học đường đời đầu tiên
 (Dế Mèn phiêu lưu ký - Tô Hoài)
a. mục đích, yêu cầu
- Học sinh nắm được "Dế Mèn phiêu lưu ký" là tác phẩm đặc sắc, nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài viết về thế giới loài vật dành cho lứa tuổi thiếu nhi.
	- Thông qua đoạn trích học, giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Dế Mèn, một chàng Dế cường tráng, tràn đầy sức sống cũng như tính kiêu căng, xốc nổi của Mèn dẫn đến cái chết của Dế Choắt làm Mèn ân hận mãi.
	- Nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của tác giả.
b. phương pháp:
	- Diễn giảng, thảo luận.
c. chuẩn bị:
	Thầy: Nghiên cứu, soạn bài.
	Trò: Bài tập viết ngắn, trả lời câu hỏi 3,4, 5.
d. tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức:
	II. Bài cũ:
	- Bài tập viết ngắn cho về nhà.
	III. Bài mới:
	1. Đặt vấn đề: Dế Mèn phiêu lưu ký là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Đoạn trích học hôm nay được trích từ chương I của tác phẩm. Để biết được nhân vật chính của tác phẩm là Dế Mèn như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản: Bài học đường đời đầu tiên.
	2. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 2 
2. Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
Gọi học sinh đọc đoạn 2.
a. Thái độ Dế Mèn đối với Dế Choắt.
? Giữa Mèn và Choắt có mối quan hệ như thế nào?
- Đặt tên cho bạn: Dế Choắt.
-> Mỉa mai, chế giễu.
- Gọi Dế Choắt: "Chú mày".
? Qua cách nói năng, điệu bộ của Mèn, em có nhận xét gì về thái độ của Mèn đối với Choắt?
-> Trịch thượng, ta đây.
- Khi Dế Choắt xin thông ngách
-> Từ chối thẳng thừng, xì một hơi rõ dài, mắng mỏ, che Dế Choắt hôi như Cú Mèo...
=> Kiêu căng, ích kỷ.
b. Dế Mèn trêu chị Cốc.
? Hãy lược thuật lại diễn biến sự việc Mèn tìm cách trêu chị Cốc?
- Rủ Dế Choắt cùng đùa trêu chị Cốc. Khi Dế Choắt can ngăn, Mèn mắng mỏ bạn rồi dương dương tự đắc: "Sợ gì... mày bảo tao còn biết sợ ai?".
- Trêu được chị Cốc, Mèn chui tọt vào hang, yên chí với nơi ẩn nấp kiên cố của mình.
Hoạt động nhóm: Hãy phân tích diễn biến tâm lý và thái độ của Dế Mèn trong sự việc này?
- Nghe chị Cốc hạnh hỏi, mổ Dế Choắt, Mèn nằm im thin thít, khiếp đảm.
- Chờ chị Cốc bay đi Mèn mới dám mon men bò lên hỏi han Dế Choắt.
Nghịch ranh -> huênh hoang, láu cá -> hèn nhát -> thức tỉnh -> ân hận.
=> Mèn huênh hoang, nghịch ranh nhưng lại nhát gan sợ chết.
? Hậu quả trò nghịch ranh của Mèn?
- Hậu quả: Choắt chết thảm thương.
Câu hỏi thảo luận: Tại sao Mèn bị bất ngờ trước lời trăng trối của Choắt?
Định hướng:
- Mèn nhận ra sự kém cỏi trong tính cách của mình và vẻ đẹp trong nhân cách của Choắt.
? Mèn đã rút ra được bài học gì? Cái giá của bài học ấy?
- Thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn gì cũng mang vạ vào thân.
Hoạt động 3
III. Tổng kết
? Qua sự ân hận của Mèn, tác giả muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì?
Giáo viên dẫn dắt học sinh rút ra mặt giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện trước khi đọc ghi nhớ (Sgk).
* Ghi nhớ: (Sgk).
	IV. Củng cố:
	- Tổ chức cho học sinh đọc phân vai đoạn 2.
	V. Dặn dò:
	- Nắm bài, học thuộc lòng phần ghi nhớ.
	- Đọc phần đọc thêm, làm bài tập số 1.
	- Soạn bài: "Sông nước Cà Mau".
	- Tìm hiểu trước bài "Phó từ".
 	 	Ngày soạn ......./......./..........
	 	Ngày dạy: ......./......./..........
Tiết 75
phó từ
a. mục đích, yêu cầu: 
	- Giúp học sinh nắm được khái niệm phó từ.
	- Hiểu và nhớ được các loại ý nghĩa chính của phó từ.
	- Biết đặt câu có chứa phó từ để thể hiện các ý nghĩa khác nhau.
b. phương pháp:
	- Quy nạp.
c. chuẩn bị:
	Thầy: Bài soạn, bảng phụ.
	Trò: Đọc, tìm hiểu trước bài ở nhà.
d. tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức:
	II. Bài cũ: 
	III. Bài mới: 
	1. Đặt vấn đề: Giáo viên hỏi: ? ở học kỳ 1, các em đã học từ loại nào? Sau đó, đưa một ví dụ để Hs xác định cụm từ:
	Em / đang học bài (Cụm động từ).
	Những cánh hoa / thật mỏng manh (Cụm tính từ).
Các từ đang, thật có gọi tên được sự vật, hoạt động, tính chất như động từ, tính từ, danh từ không? Nó là từ loại gì? Các em sẽ tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
	2. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 
I. Phó từ là gì?
Gọi Hs đọc và thực hiện bài tập 1.
1. Ví dụ: (Sgk).
2. Nhận xét:
a. "đã": bổ nghĩa cho động từ "đi".
? Hãy chỉ ra những từ được các từ in đậm bổ sung ý nghĩa?
- "cũng": bổ nghĩa cho động từ "ra".
- "thật": bổ nghĩa cho tính từ "lỗi".
b. "rất": bổ nghĩa cho TT "ưa nhìn".
- "rất": bổ nghĩa cho TT "to".
- "rất": bổ nghĩa cho TT "bướng".
? Qua tìm hiểu, em hiểu phó từ là gì?
=> Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ -> ta gọi đó là phó từ.
3. Ghi nhớ: (Sgk).
Hoạt động 2
II. Các loại phó từ
Gọi Hs đọc mục 2 (Sgk).
1. Ví dụ: (Sgk).
Hoạt động nhóm:
? Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ trong các ví dụ trên? Điền các phó từ đã tìm được ở phần I, II vào bảng phân loại.
2. Nhận xét:
Bảng phân loại
Phó từ đứng trước
Phó từ đứng sau
- Chỉ quan hệ thời gian
Đã, đang, sẽ
- Chỉ mức độ
Thật, rất
Lắm
- Chỉ sự tiếp diễn tương tự
 Cũng, vẫn
- Chỉ sự phủ định
Không, chưa
- Chỉ sự cầu khiến
Đừng
- Chỉ kết quả và hướng
Vào, ra
- Chỉ khả năng
Được
Gọi Hs đọc mục ghi nhớ.
3. Ghi nhớ: (Sgk).
Gv: Dẫn dắt Hs chốt lại nội dung ghi nhớ.
- Phó từ gồm hai loại lớn:
? Phó từ gồm mấy loại lớn? Đó là những loại nào?
+ Phó từ đứng trước động từ, tính từ.
+ Phó từ đứng sau động từ, tính từ.
Hoạt động 3
III. Bài tập
Học sinh làm bài tập tại lớp.
* Bài tập 1:
Hoạt động nhóm:
a. Đã (câu 1): chỉ quan hệ thời gian.
Bài tập 1: Phân nhóm:
Nhóm 1, 2, 3: Làm phần a.
- Không còn (câu 3): phủ định, chỉ sự tiếp diễn tương tự.
Nhóm 4: Làm phần b.
- Đã (Câu 4): Chỉ quan hệ thời gian.
? Tìm phó từ trong những câu sau đây (a, b) và cho biết mỗi phó từ bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì?
- Đều (Câu 5): Sự tiếp diễn tương tự.
- Đương, sắp: chỉ quan hệ thời gian.
- Lại: chỉ sự tiếp diễn tương tự.
- Ra: chỉ kết quả và hướng.
- Đã: chỉ quan hệ thời gian.
- Cũng: chỉ sự tiếp diễn tương tự.
- Sắp: chỉ quan hệ thời gian.
b. Đã: chỉ quan hệ thời gian.
- Được: chỉ kết quả.
Học sinh viết đoạn trích.
* Bài tập 2:
Chính tả (nghe viết) (Sgk)
* Bài tập 3:
	IV. Củng cố:
	- Giáo viên chốt lại nội dung cần ghi nhớ: Phó từ là gì? Phó từ gồm có mấy loại lớn? Đó là những loại nào?
	V. Dặn dò:
	- Nắm bài.
	- Làm hết bài tập còn lại.
	- Trả lời câu hỏi chuẩn bị bài: "Tìm hiểu chung về văn miêu tả".
 	 	Ngày soạn ......./......./..........
	 	Ngày dạy: ......./......./..........
Tiết 76
tìm hiểu chung về văn miêu tả
a. mục đích, yêu cầu: 
	- Giúp học sinh: nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả trước khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tạo lập loại văn này.
	- Nhận diện được những đoạn văn miêu tả.
b. phương pháp:
	- Nêu vấn đề, thảo luận.
c. chuẩn bị:
	Thầy: Nghiên cứu, soạn bài.
	Trò: Tìm hiểu bài như đã dặn.
d. tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức:
	II. Bài cũ:
	III. Bài mới: 
	1. Đặt vấn đề: ở tiểu học, các em đã học văn miêu tả, ở học kỳ I đã học văn kể chuyện. Hôm nay, các em tiếp tục tìm hiểu v ...  loại các tác phẩm đã học ở lớp 6 theo thể loại
? Chương trình Ngữ văn 6 bao gồm các tác phẩm tự sự và văn bản nhật dụng nào? Trong các loại hình tự sự, các em đã học các tác phẩm thuộc thể loại nào? Văn bản nhật dụng bao gồm các bài viết?
1. Văn bản tự sự:
- 5 thể loại: Truyện dân gian, truyện trung đại, truyện hiện đại (viết cho thiếu nhi), thơ có yếu tố tự sự và miêu tả, kí.
2. Văn bản nhật dụng:
- Gồm: Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử; Bức thư của thủ lĩnh da đỏ; Động Phong Nha.
Hoạt động 2
II. Tổng kết truyện dân gian
? Nhắc lại khái niệm các thể loại truyện đã học? Kể tên những tác phẩm theo thể loại đó?
1. Truyền thuyết.
2. Truyện ngụ ngôn.
3. Truyện cổ tích.
4. Truyện cười.
Hoạt động 3
III. Tổng kết truyện trung đại
? Truyện trung đại có những đặc điểm gì? Đã học những truyện trung đại nào?
1. Đặc điểm:
2. Nội dung:
3. Cốt truyện:
4. Tác phẩm.
Hoạt động 4
IV. Tổng kết truyện hiện đại
? Em đã đọc những truyện hiện đại nào? Truyện trung đại và hiện đại giống và khác nhau ở chỗ nào?
- Truyện trung đại:
- Truyện hiện đại:
Hoạt động 5
V. Tổng kết về kí
? Em đã học những tác phẩm kí nào? Kí và truyện giống và khác nhau ở những điểm nào?
- Kí:
- Truyện:
Hoạt động 6
VI. Tổng kết thơ
? Chương trình Ngữ văn 6, các em đã học những bài thơ nào?
Hoạt động VII
VII. Tổng kết văn bản nhật dụng
? Những văn bản nhật dụng giúp ích các em được điều gì?
	IV. Củng cố:
	- Trong những truyện đã học, em thích truyện nào nhất? Nhận vật nào nhất?
	V. Dặn dò:
	- Nắm các thể loại truyện đã học: nội dung, nghệ thuật.
	- Ôn kỹ chuẩn bị kiểm tra học kì II.
 	Ngày soạn ......./......./..........
	 	Ngày dạy: ......./......./..........
Tiết 134
tổng kết phần tập làm văn
a. mục đích, yêu cầu: 
	- Giúp học sinh củng cố kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học, đã biết và tập làm; nắm vững các yêu cầu cơ bản về nội dung, kiến thức và mục đích giao tiếp, bố cục cơ bản của bài văn gồm phần với các yêu cầu và nội dung của chúng.
b. phương pháp:
	- Quy nạp.
c. chuẩn bị:
	Thầy: Nghiên cứu, soạn bài.
	Trò: Xem trước bài ở nhà.
d. tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức:
	II. Bài cũ:
	III. Bài mới:
	1. Đặt vấn đề: Để giúp các em củng cố kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học, đã biết và tập làm; nắm vững các yêu cầu cơ bản về nội dung, kiến thức và mục đích giao tiếp, bố cục cơ bản của bài văn gồm phần với các yêu cầu và nội dung của chúng.
	2. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1
I. Các loại văn bản và những phương thức biểu đạt đã học
? Hãy dẫn ra một số văn bản đã học trong Sgk (Ngữ văn 6), từ đó, phân loại các bài văn đã học theo các phương thức biểu đạt chính: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
1. Tự sự:
2. Miêu tả:
3. Biểu cảm:
4. Nghị luận:
5. Thuyết minh:
6. Hành chính công cụ.
Hoạt động 2
II. Đặc điểm và cách làm
? theo em, các văn bản: miêu tả, tự sự và đơn từ khác nhau ở chỗ nào? So sánh mục đích, nội dung, hình thức trình bày?
Văn bản
Mục đích
Nội dung
Hình thức
Tự sự
Miêu tả
Đơn từ
? Mỗi bài văn miêu tả hay tự sự đều có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Hãy nêu nội dung và những lưu ý trong cách thể hiện của từng phần?
Các phần
Tự sự
Miêu tả
Mở bài
Thân bài
Kết bài
? Nêu những yêu cầu đối với một bài văn tự sự?
- Cốt truyện:
- Nhân vật:
? Khi làm một bài văn tự sự, chúng ta cần tiến hành những việc làm và thao tác gì?
- Lời kể:
- Cách làm: Tìm hiểu đề; tìm ý và xây dựng dàn ý.
? Nêu những yêu cầu đối với bài văn miêu tả.
* Yêu cầu: 
Hoạt động 3
III. Luyện tập
Học sinh tự làm.
Bài tập 1: Làm bài tập ở sách bài tập Ngữ văn 6 trang 33.
Bài tập 2: Viết đoạn văn ngắn, chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn và có các biện pháp tu từ đã học.
	IV. Củng cố:
	- Nhắc lại yêu cầu làm 1 bài văn tự sự, miêu tả?
	V. Dặn dò:
	- Nắm cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả.
 	Ngày soạn ......./......./..........
	 	Ngày dạy: ......./......./..........
Tiết 135
tổng kết phần tiếng việt
a. mục đích, yêu cầu: 
	- Giúp học sinh ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức đã học trong phần tiếng Việt lớp 6.
	- Biết nhận diện các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đã học: danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, phó từ, câu đơn, câu ghép... so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ.
	- Biết phân tích các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đó.
b. phương pháp: Quy nạp.
c. chuẩn bị:
	Thầy: Nghiên cứu, soạn bài.
	Trò: Xem trước bài ở nhà.
d. tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức:
	II. Bài cũ: 
	III. Bài mới:
	1. Đặt vấn đề: Trực tiếp.
	2. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1
I. Các từ loại đã học
? Chương trình Ngữ văn 6 đã học, có những từ loại nào?
- Danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ.
Hoạt động 2
II. Các phép tu từ đã học
? Nêu những phép tu từ đã học? Trình bày định ngữ? Cho ví dụ?
1. So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.
Hoạt động 3
III. Các kiểu cấu tạo câu đã học
? Nêu các kiểu cấu tạo câu đã học? Nhắc lại khái niệm các kiểu câu? Cho ví dụ?
- Câu trần thuật đơn:
+ Có từ là.
+ Không có từ là.
Hoạt động 4
IV. Các dấu câu đã học
? Nêu các loại dấu câu đã học? Tác dụng?
1. Dấu kết thúc câu;
- Dấu chấm, dấu hỏi, chấm than.
2. Dấu phân cách các bộ phận câu.
Hoạt động 5
V. Luyện tập
Bài tập 1: Làm bài tập ở sách bài tập Ngữ văn 6 - Trang 33.
Bài tập 2: Viết đoạn văn ngắn, chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn và có các biện pháp tu từ đã học.
	IV. Củng cố: Phân loại ẩn dụ và hoán dụ?
	V. Dặn dò: Nắm phần kiến thức đã học. Chuẩn bị thi học kì II.
 	Ngày soạn ......./......./..........
	 	Ngày dạy: ......./......./..........
Tiết 136
ôn tập tổng hợp
a. mục đích, yêu cầu: 
	- Bài tập làm văn số 8 là bài kiểm tra tổng hợp cuối năm nhằm đánh giá học sinh ở các phương diện sau:
	+ Sự vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của môn học Ngữ văn.
	+ Năng lực vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt (kể và miêu tả) trong 1 bài viết và các kĩ năng viết bài nói chung.
b. phương pháp:
	- Quy nạp.
c. chuẩn bị:
	Thầy: Nghiên cứu, soạn bài.
	Trò: Xem trước bài ở nhà.
d. tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức:
	II. Bài cũ: 
	III. Bài mới:
Hoạt động 1: I. Về phần đọc - hiểu văn bản
- Yêu cầu học sinh nắm chắc các đặc điểm thể loại đã học.
- Nắm được nội dung cụ thể của các văn bản đã học: nhân vật, cốt truyện, một số chi tiết tiêu biểu, vẻ đẹp của các trang văn miêu tả, bút pháp miêu tả, kể chuyện của tác giả, cách dùng và tác dụng của các biện pháp tu từ và ý nghĩa của văn bản.
- Nắm được sự biểu hiện cụ thể của các đặc điểm, thể loại ở những văn bản đã học.
- Nắm nội dung và ý nghĩa 3 văn bản nhật dụng.
Hoạt động 2: II. Phần Tiếng Việt
? Phần tiếng Việt ở học kì II, cần chú ý những gì?
	- Phó từ.
	- Các vấn đề về câu: 
+ Các thành phần chính của câu.
+ Câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần thuật đơn.
+ Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ.
- Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.
Hoạt động 3: III. Phần Tập Làm Văn
- Tự sự, miêu tả, đơn từ.
	IV. Củng cố:
	- Cho học sinh làm đề kiểm tra mẫu ở Sgk.
	V. Dặn dò:
	- Nắm các kiến thức đã học ở 3 phân môn.
 	Ngày soạn ......./......./..........
	 	Ngày dạy: ......./......./..........
Tiết 137,138
kiểm tra tổng hợp cuối năm
(Đề thi và đáp án của Phòng GD - ĐT)
 	Ngày soạn ......./......./..........
	 	Ngày dạy: ......./......./..........
Tiết 139
chương trình ngữ văn địa phương
a. mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh 
	- Biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình bảo vệ môi trường nơi địa phương đang sống.
	- Biết liên hệ phần văn bản nhật dụng đã học trong Ngữ văn 6 - Tập 2 để làm phong phú thêm nhận thức của mình về chủ đề đã học.
b. phương pháp: Thảo luận.
c. chuẩn bị:
	Thầy: Nghiên cứu, soạn bài.
	Trò: Xem trước bài ở nhà.
d. tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức:
	II. Bài cũ:
	III. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1
I. Chuẩn bị ở nhà
Làm theo hướng dẫn ở Sgk.
Bài tập 1, 2.
Hoạt động 2
II. Hoạt động trên lớp
Hoạt động nhóm: Trao đổi nội dung đã chuẩn bị ở nhà: đại diện học sinh trả lời, lớp nhận xét, giáo viên đánh giá lại.
1. Văn bản nhật dụng đã học.
- Động Phong Nha: danh lam thắng cảnh.
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ: bảo vệ, giữ gìn môi trường.
- Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử: di tích lịch sử.
2. Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của quê hương Quảng Trị.
? ở quê hương em có những danh lam thắng cảnh nào, di tích lịch sử nào? Ghi lại và giới thiệu cho cả lớp cùng biết?
- Danh lam thắng cảnh:
- Di tích lịch sử: địa đạo Vĩnh Mốc, Thành Cổ Quảng Trị, Nghĩa trang liệt sĩ, Trường Sơn, Cầu Hiền Lương.
Chú ý: Danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử đó ở đâu? Có từ bao giờ, được phát hiện khi nào? Do ai, nhân tạo hay cảnh tự nhiên?
- Vẻ đẹp và sức hấp dẫn.
- ý nghĩa lịch sử.
- Giá trị kinh tế.
	IV. Củng cố:
	- Cảm nghĩ của em về di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh quê hương.
	V. Dặn dò:
	- Sưu tầm tài liệu về các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử ở quê hương em. Chuẩn bị phần còn lại.
 	Ngày soạn ......./......./..........
	 	Ngày dạy: ......./......./..........
Tiết 140
chương trình địa phương
(ngữ văn)
a. mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh 
	- Biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình bảo vệ môi trường nơi địa phương đang sống.
	- Biết liên hệ phần văn bản nhật dụng đã học trong Ngữ văn 6 - Tập 2 để làm phong phú thêm nhận thức của mình về chủ đề đã học.
b. phương pháp:
	- Thảo luận.
c. chuẩn bị:
	Thầy: Nghiên cứu, soạn bài, sưu tầm tài liệu liên quan.
	Trò: Xem trước bài ở nhà, sưu tầm tranh ảnh về môi trường.
d. tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức:
	II. Bài cũ:
	III. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 2
II. Hoạt động trên lớp 
Hoạt động nhóm:
? Môi trường xung quanh em có xanh, sạch, đẹp hay không? (ao, hồ, sông,suối, rừng cây, nước, không khí).
* Bài tập 3: Tìm hiểu vấn đề môi trường và bảo vệ, giữ gìn môi trường ở quê hương em.
? Có những yếu tố nào về môi trường đang vi phạm? 
? Địa phương và trường em có những chủ trương, chính sách gì để giữ gìn, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp?
* Bài tập 4: Giới thiệu bằng miệng văn bản đã sưu tầm hay viết thành bài văn miêu tả cảnh đẹp hoặc danh lam thắng cảnh ở quê hương em.
IV. Củng cố:
	- Em phải làm gì để giữ gìn, bảo vệ môi trường ở nơi em đang sống?
	V. Dặn dò:
	- Sưu tầm 1 số tài liệu về vấn đề môi trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 6 hoc ki II(1).doc