Giáo án Ngữ văn 6 kì 1 - Trường THCS Ngọc Lâm

Giáo án Ngữ văn 6 kì 1 - Trường THCS Ngọc Lâm

 Tiết 1:

Con Rồng, cháu Tiên

(Truyền thuyết)

A. YÊU CẦU:

 Giúp học sinh hiểu

 + Định nghĩa sơ lược về truyền thuyết

 + Nội dung, ý nghĩa của hai truyền thuyết “ Con Rồng, cháu Tiên” và

“ Bánh chưng, bánh giầy”

 + Chỉ ra và hiểu ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo

 + Kể được hai truyện.

B. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1. Chuẩn bị tư liệu:

 Tranh trong sách giáo khoa

 Tranh ảnh đền Hùng hoặc vùng đất Phong Châu

2. Kiểm tra : Sách, vở

3. Giới thiệu bài mới:

 Truyền thuyết là thể loại tiêu biểu rất phát triển ở Việt Nam được nhân dân bao đời ưa thích, năm 1969, nhân ngày giỗ tổ vua Hùng, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng có nhận định: “ Những truyền thuyết dân gian thường có cái cốt lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân ta qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình, cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của trí tưởng tượng dân gian làm nên những tác phẩm văn hóa mà đời đời con người còn ưa thích”. “ Con Rồng, cháu Tiên” là một truyền thuyết tiêu biểu mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng.

 

doc 120 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 kì 1 - Trường THCS Ngọc Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1 : Bài 1
 Ngày dạy: 15/8 
 Tiết 1: 
Con Rồng, cháu Tiên
(Truyền thuyết)
Yêu cầu:
 Giúp học sinh hiểu
	+ Định nghĩa sơ lược về truyền thuyết 
	+ Nội dung, ý nghĩa của hai truyền thuyết “ Con Rồng, cháu Tiên” và 
“ Bánh chưng, bánh giầy”
	+ Chỉ ra và hiểu ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo
	+ Kể được hai truyện.
Tiến trình tiết dạy :
1. Chuẩn bị tư liệu :
	Tranh trong sách giáo khoa 
	Tranh ảnh đền Hùng hoặc vùng đất Phong Châu
2. Kiểm tra : Sách, vở
3. Giới thiệu bài mới:
	Truyền thuyết là thể loại tiêu biểu rất phát triển ở Việt Nam được nhân dân bao đời ưa thích, năm 1969, nhân ngày giỗ tổ vua Hùng, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng có nhận định: “ Những truyền thuyết dân gian thường có cái cốt lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân ta qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình, cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của trí tưởng tượng dân gian làm nên những tác phẩm văn hóa mà đời đời con người còn ưa thích”. “ Con Rồng, cháu Tiên” là một truyền thuyết tiêu biểu mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng.
HĐ1: HD tìm hiểu ĐN:
Học sinh đọc phần chú thích sgk 
Giáo viên chốt lại ý chính
ơ Chú ý: Truyền thuyết không phải là lịch sử 
HĐ2: HD tìm hiểu chung VB
- Học sinh đọc và tìm hiểu bố cục.
Yêu cầu mỗi học sinh đọc một phần tự tóm tắt nội dung cơ bản 
- Học sinh đọc phần chú thích 
HĐ3 : HD phân tích VB :
+ Học sinh đọc phần 1 : 
? Đoạn này kể về ai ? 
Nguồn gốc, hình dạng Lạc Long Quân và Âu Cơ có gì đặc biệt ? Họ có điểm nào giống và khác nhau ?
 àHọc sinh suy nghĩ trả lời
ơ Nhận xét về nguồn gốc và hình dạng ấy ?
( kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ)
 Hãy kể lại những việc làm của Lạc Long Quân : Những chi tiết ấy có ý nghĩa gì ? Nhận xét về cách kể chuyện 
( hấp dẫn, thu hút người đọc thể hiện sự kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật ) 
Cuộc kết duyên giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ có gì kì lạ ? 
- Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào ? 
- ý nghĩa của sự việc đó?
+ Học sinh quan sát tranh và nêu cảm nghĩ 
+ Thảo luận nhóm nhỏ: 3 phút 
 ý nghĩa của truyện 
+ Theo em những chi tiết nào trong truyện là tưởng tượng kì ảo? Vai trò của các chi tiết đó trong truyện? 
(Tô đậm tính cách kỳ lạ, lớn lao của nhân vật. Thần linh hóa nguồn gốc, giống nòi, làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm)
Truyện có liên quan đến sự kiện nào trong thời quá khứ? (Sự kết hợp giữa các bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt)
I.Đ/n sơ lược về truyền thuyết 
- Truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
- Thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo 
- Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân.
II. Tìm hiểu chung :
Đọc - chú thích 
Tóm tắt
Bố cục : 3 phần
Từ đầu --> Long Trang
Tiếp --> Lên đường 
Còn lại 
III. Phân tích văn bản :
1. Hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ 
Nguồn gốc và hình dạng
+ Đều là thần 
+ Lạc Long Quân :nòi Rồng, ở nước, sức khỏe vô địch, nhiều phép lạ 
+ Âu Cơ : giống tiên, ở núi, xinh đẹp tuyệt trần
Sự nghiệp mở nước
+ Bảo vệ dân
+ Dạy dân cách ăn ở, trồng trọt
2. Cuộc kết duyên và chia ly
a. Kết duyên:
+ Sinh ra bọc trăm trứng 
+ Tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ. 
+ Thần kỳ hóa nguồn gốc, giống nòi.
b. Chia ly:
- Chia con cai quản 4 phương 
3. ý nghĩa :
- Giải thích, suy tôn nguồn gốc
- Biểu hiện ý nguyện đoàn kết 
IV. Ghi nhớ : SGK T8
	 	 HĐ5 : HD Luyện tập 
	+ Kể lại truyện 
	+ Em biết những truyện nào của các dân tộc Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự truyện này ? Kể lại một truyện và so sánh.
	+ Chi tiết "Cái bọc trăm trứng” có ý nghĩa như thế nào ?
	+ Viết đoạn văn bày tỏ niềm tự hào của mình về nguồn gốc 
‘‘ Con Rồng, cháu Tiên’
HĐ 6: Hướng dẫn học bài:
	+ Học thuộc, hiểu phần ghi nhớ, định nghĩa truyền thuyết
	+ Làm BT 1, 2, 3 ( SBT trang3)
	+ Soạn “Bánh chưng, bánh giầy”
Tiết 2
Bánh chưng, bánh giầy
A. Yêu cầU : Giúp HS
- Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện : Bánh chưng bánh giày
 	- Chỉ ra được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện
 	- Kể lại được truyện 
B. Tiến trình tiết dạy
1. Kiểm tra :
Vở soạn : 5 học sinh
Truyền thuyết là gì ?
Kể lại truyện và nêu ý nghĩa
Nêu ý nhĩa sâu xa của chi tiết cái bọc trăm trứng? 
2. Bài mới:
	Tục gói bánh chưng, bánh giầy ngày Tết cổ truyền làm sống lại truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy 
HĐ1 : HD tìm hiểu chung VB
Học sinh đọc và tìm hiểu bố cục 
Đọc từng phần và tóm tắt nội dung
HĐ2 : Phân tích văn bản
Học sinh đọc phần 1. Đoạn truyện kể về điều gì ?
Thảo luận : Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào ? Với ý định như thế nào ?
Đoạn truyện còn lại kể về việc gì ?
- Kể những sự việc chính dẫn đến việc Lang Liêu được nối ngôi 
- Vì sao trong 20 người con của vua Hùng chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ ?
ơ Thảo luận : 5 phút
+ Vì sao Lang Liêu được nối ngôi?
ơ Vậy chí của vua là gì ?
( Chọn người tài giỏi giữ cho muôn dân cuộc sống ấm no yên bình, phải coi trọng nghề nông vì đây là nghề nuôi sống con người ) 
Truyện nhằm giải thích và đề cao điều gì ? ( chú ý hệ thống các truyện Sự tích trầu cau, dưa hấu...)
ơ Thảo luận
I. Tìm hiểu chung
1. Đọc- chú thích
2. Tóm tắt
3. Bố cục 
- Từ đầu đến chứng giám 
- Tiếp đến hình tròn 
- Còn lại 
 II. Phân tích văn bản 
1. Vua Hùng chọn người nối ngôi
+ Hoàn cảnh :
Nhà vua đã về già
Đất nước thanh bình 
Không biết chọn ai trong 20 người con
+ ý định: Nối được chí vua
+ Hình thức: Thử tài trong ngày lễ Tiên nương
2. Lang Liêu được nối ngôi:
+ Chàng là người thiệt thòi nhất 
+ Sống gần gũi với dân thường 
+ Hiểu được ý thần 
+ Làm ra được hai thứ bánh hợp ý vua.
+ Nối được chí vua
3. ý nghĩa 
+ Giải thích nguồn gốc hai loại bánh
+ Đề cao nghề nông
III. Ghi nhớ : SGKT12
HĐ4- HD Luyện tập
	Cho biết phong tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày tết.
	Trong truyện em thích chi tiết nào nhất? Vì sao?
	Đóng vai Lang Liêu kể lại ngắn gọn chuyện “Bánh chưng, bánh giầy”.
	Chú ý : Trong khi kể chuyển ngôi thứ 3 sang thứ 1 
	+ Truyện cổ nên không xưng “tôi” mà xưng “ ta”
	+ Phải nắm chắc các sự kiện chính để kể
	+ Học sinh trình bày, các bạn nhận xét
HĐ5: Hướng dẫn học bài:
 	1. Ghi nhớ, kể chuyện 
 	2. Chuẩn bị bài: Từ, cấu tạo từ
	Tiết 3 
Từ và cấu tạo từ của từ tiếng Việt
A. Yêu cầu:
	Giúp học sinh hiểu thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ Tiếng Việt.
	+ Khái niệm về từ
	+ Đơn vị cấu tạo từ
	+ Các kiểu cấu tạo từ ( từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy )
B. Tiến trình tiết dạy :
1. Kiểm tra : Chuẩn bị bài
2. Bài mới :
HĐ1: HD tìm hiểu Nd kiến thức:
Học sinh kẻ vở
+ Đếm số lượng từ và tiếng
+ Kẻ bảng vào vở điền theo yêu cầu của giáo viên.
à Theo mẫu phần 2
+ Từ khác tiếng như thế nào?
( Tiếng dùng để tạo từ, từ dùng để đặt câu)
HĐ2: HD khắc sâu kiến thức
Theo em, từ là gì ?
Cho các tiếng sau: Chọn từ thích hợp để đặt câu:
 Nhà, làng, phố, phường, em, sông Hồng, Đà, Lam, phong cảnh, rất, vô cùng, cạnh, tươi đẹp, cảnh vật, nằm.
Ví dụ : Làng em nằm cạnh sông Hồng phong cảnh rất tươi đẹp
 Em hiểu thế nào là từ đơn ?
 Thế nào là từ phức?
Tìm 5 từ đơn, 5 từ phức 
 Có những loại từ phức nào ?
I. Tìm hiểu bài :
1. Ví dụ : Bài tập 1.SGK
Thần/ dạy / dân/ cách / trồng trọt / chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở/
2. Nhận xét:
Có 9 từ - 11 tiếng
Cấu tạo + Có từ 1 tiếng 
 + Có từ hai tiếng
II. Bài học :
1. Từ là gì ?
- Đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
2. Phân loại từ:
a. Từ đơn: Chỉ gồm một tiếng 
b. Từ phức : Gồm hai tiếng trở lên
+ Từ ghép: Các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
+ Từ láy: Các tiếng láy âm nhau
 Ghi nhớ : SGK
HĐ3 : HD luyện tập III. Luyện tập
Bài 1 : Gọi 1 học sinh lên bảng, còn lại làm bài vào vở, sau đó các bạn khác nhận xét, bổ sung
Từ 
Kiểu cấu tạo từ 
Từ ngữ thay thế
Nguồn gốc
Từ ghép
Nguồn cội, tổ tiên, gốc gác, nòi giống, gốc rễ...
Bài 2 : Thảo luận theo nhóm nhỏ :
	Cách cấu tạo
	a. Theo giới tính ( Nam trước, nữ sau)
	Ông bà, cha mẹ...
	b. Theo thứ bậc ( Trên trước, dưới sau)
	Ông cháu, con cháu...	
Bài tập 5 : Thảo luận, cử học sinh làm nhanh lên bảng 
	a. Tả tiếng cười : ha hả, khanh khách, hi hí, hô hô, nhăn nhở, toe toét, sang sảng, khúc khích, sằng sặc...
	b. Tả tiếng nói : khàn khàn, ông ổng, lè nhè, léo nhéo, oang oang, sang sảng, trong trẻo, thỏ thẻ...
	c. Tả dáng điệu : đủng đỉnh, nghênh ngang, khệnh khạng ...	
HĐ4: Hướng dẫn học bài
	1.Từ là gì?
	2.Phân biệt từ đơn, từ phức
	3. Làm bài tập còn lại
	4. BT thêm: Cho tiếng “ làm” tạo thành 5 từ đơn, 5 từ phức.
	5. Chuẩn bị bài sau: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt.
Tiết 4
Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt 
A. Yêu cầu:
	- Huy động kiến thức của học sinh về các loại văn bản mà học sinh đã biết
	- Hình thành sơ bộ các k/niệm văn bản, mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt
B. Tiến trình tiết dạy:
1. Chuẩn bị : Các loại văn bản khác nhau
2. Kiểm tra : Chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới : 
HĐ1	:Đây là tiết học mở đầu cho chương trình TLV THCS có nhiệm vụ giới thiệu chung về văn bản, các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt .
HĐ2 : HD Tìm hiểu ND kiến thức :
+ Học sinh lần lượt đọc và trả lời các câu hỏi ở mục 1
a. Nói viết cho người ta biết 
b. Có thể nói 1 từ, 1 câu hay nhiều câu
c. Câu ca dao là một lời khuyên gồm 
2 câu : câu chủ đề : Giữ chí cho bền 
 câu 2 : Giải thích rõ thêm giữ chí cho bền là gì ?
d, e: đều là văn bản vì có mục đích thông tin của nó
+ Văn bản là gì?
+ Học sinh đọc bảng phân loại trong SGK
+ Theo em căn cứ vào đâu mà người ta chia thành 6 kiểu văn bản?
 ( mục đích giao tiếp )
+ Làm bài tập SGK (T17)
I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt
1. Văn bản và mục đích giao tiếp 
a. BT1 (a, b) SGK
Nhận xét : 
+ Khi nói hay viết có thể dùng 1 từ, một câu hay nhiều câu
+ Nói hay viết phải có đầu có đuôi
b. BT 1c:
+ Câu ca dao viết ra để khuyên răn nhắc nhở : Giữ chí cho bền 
+ Câu 6 - 8 : Quan hệ giải thích và hai câu bắt vần với nhau 
c. BT 1d : VB nói ; BT 1đ, e : VB viết
---> Văn bản là chuỗi lời nói hay viết. Có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc nhằm biểu đạt mục đích giao tiếp
Mục đích giao tiếp : đích giao tiếp
Ghi nhớ : 1.2 (SGK T17)
2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản
a. Căn cứ, phân loại : Mục đích giao tiếp
b. Có 6 kiểu văn bản với phương thức biểu đạt tương ứng
Ghi nhớ 3 ( SGK T17)
HĐ3: HD luyện tập II. Luyện tập
Bài tập 1 : SGK
Phần này học sinh làm nhanh tại lớp theo hình thức thi viết nhanh
Tự sự
Miêu tả
Nghị luận
Biểu cảm 
Thuyết minh
Bài tập 2 : SGK
Học sinh thực hiện theo phương pháp thảo luận nhóm, trình bày trư ... u:
Giúp học sinh hiểu và cảm phục phẩm chất vô cùng cao đẹp của vị lương y chân chính.
Hiểu cách viết truyện gần với cách viết sử, viết ký ở thời trung đại.
B. Tiến trình các hoạt động dạy và học
1. ổn định
2. Kiểm tra:
Kể tóm tắt truyện “Mẹ hiền dạy con”. Bài học rút ra từ câu chuyện.
3. Bài mới
Trong xã hội có nhiều nghề và làm nghề nào cũng phải có đạo đức nhưng có hai nghề mà xã hội đòi hỏi phải có đạo đức nhất và được tôn vinh nhất: dạy học và làm thuốc. Truyện “Thầy thuốc” nói về một bậc lương y chân chính, giỏi nghề nghiệp.
HĐ1: DH tìm hiểu mục 1
+ Dựa vào chú thích SGK giới thiệu về t/ giả.
Học sinh đọc tác phẩm.
+ Nêu hoàn cảnh sáng tác? Chủ đề của truyện?
+ Bố cục của văn bản?
-> Giáo viên chốt
HĐ1: HD tìm hiểu mục 2
 Học sinh đọc lại đoạn đầu.
-> Thái y lệnh được giới thiệu là người như thế nào? (Phẩm hạnh, công lao, đức độ)
+ Khối lượng lời văn dành cho việc kể lại HĐ thể hiện ý đồ gì của tác giả?
+ Thái độ tức giận của quan Trung sử cùng lời nói của quan “Phận làm” đã đặt vị Thái y lệnh trước lo lắng như thế nào?
Lời đáp của Thái y thế nào? Điều gì được thể hiện qua lời đáp đó?
Thái độ của Trần Anh Tông trước cách cư xử của Thái y lệnh. Qua đó em hiểu vua Trần Anh Vương là người như thế nào?
+ Thái y lệnh đã xử sự lại như thế nào? Kết quả ra sao?
HĐ 3: HD tổng kết :
Nêu những điểm nổi bật về nghệ thuật của truyện?
Nêu giá trị tư tưởng - nghệ thuật của truyện? Bài học rút ra? 
HĐ 4: HD luyện tập
Học sinh trao đổi nhóm.Trình bày trước lớp.
Giáo viên tổng kết
I> Tìm hiểu chung
Tác giả: Hồ Nguyên Trùng
Tác phẩm: 
Hoàn cảnh sáng tác: Nửa đầu Thế kỷ XV, trên đất Trung Quốc.
Chủ đề: Nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính.
Bố cục: 3 phần
Phần đầu: Giới thiệu nhân vật
Phần diễn biến: Một tình huống gay cấn bộ lộ phẩm chất.
Phần cuối: Hạnh phúc của bậc danh y.
II> Phân tích
Giới thiệu nhân vật
Thái y lệnh là bậc danh y được người đời trọng vọng vì những công lao đối với nhân dân trong vùng.
Không tiếc tiền bạc
Không kể phiền hà
Năm đói kém: ông dựng nhà, chữa bệnh
Tấm lòng quảng đại.
Diễn biến câu chuyện
a) Tình huống đặc biệt.
-> Làm rõ phẩm chất đạo đức, bản lĩnh của vị thái y lệnh.
Đây là tình huống thử thách -> gay go đối với y đức và bản lĩnh của vị thái y lệnh: Giữa cứu người và phận làm tôi -> việc nào làm trước.
+ Tính mệnh của người dân - tính mệnh của chính mình cái nào làm trước.
+ Lời đáp của ông đã bộc lộ nhân cách, bản lĩnh (quyền uy không thắng nổi y đức, tính mạng thầy thuốc đặt dưới tính mạng dân thường, sức mạnh trí tuệ trong phép ứng xử)
b) Khi yết kiến vua
Nhà vua lúc đầu tức giận sau đó không những hết giận mà còn ca ngợi -> Trần Anh Vương là một ông vua có lòng nhân đức.
IV> Tổng kết
Nghệ thuật
+ Mang tính giáo huấn
+ Cách viết truyện gần với cách viết kí, sử.
+ Xây dựng tình huống gay cấn bộc lộ rõ nét nhân vật chính.
+ đối thoại sắc sảo
2. ý nghĩa: Ghi nhớ: SGK 
IV> Luyện tập
 Bài 1: So sánh nội dung y đức được thể hiện trong truyện này và trong truyện kể về Tuệ Tĩnh
=> + Hai văn bản đều biểu dương y đức cao đẹp của người thầy thuốc trước những quyền lực của xã hội thông qua hai tình huống gần giống nhau.
 + Tuy nhiên “Thầy thuốc” nội dung y đức được kể lại phong phú hơn, sâu sắc, cụ thể hơn.
D2 Học tập:
Học bài, tập kể lại truyện.
Chuẩn bị bài: Ôn tập TV.
Tiết 66
Ôn tập Tiếng Việt
A. Mục tiêu:
- Học sinh được hệ thống hoá kiến thức đã học phần Tiếng Việt.
- Luyện một số dạng bài tập vận dụng kiến thức.
B. Tiến trình các hoạt động dạy và học
1. ổn định
2. Kiểm tra: Nhắc lại những kiến thức từ ngữ đã học.
3. Bài mới
HĐ1: DH tìm hiểu mục 1
+ Yêu cầu học sinh nhắc lại những kiến thức cần nhớ phần Tiếng Việt.
+ Chia 2 nhóm: từ ngữ - ngữ pháp
Nêu một số dạng bài tập
HĐ 3: HD luyện tập:
I> Những nội dung kiến thức cần nhớ
Cấu tạo từ tiếng Việt
Từ mượn
Nghĩa của từ: nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
Chữa lỗi dùng từ
Danh từ, cụm danh từ
Động từ, cụm động từ
Tính từ, cụm tính từ
Số từ, lượng từ
Chỉ từ
II> Các dạng bài tập
Bài tập nhận diện (củng cố và khắc sâu kiến thức) 
Bài tập chữa lỗi.
Bài tập đặt câu
Bài tập viết đoạn
III> Luyện tập
Bài 1 (SGK)
Cho đoạn văn sau:
Các em yêu mến, hãy nghĩ xem còn gì sung sướng hơn được làm lụng đổ mồ hôi trên đất nước của tổ quốc liền một khối từ Lạng Sơn đến Cà Mau, đất nước mà hiện giờ ta đang phải lấy cả máu mình để bảo vệ, còn gì sung sướng hơn được nói, viết, học Tiếng Việt, tâm hồn ta gắn làm một với tinh hoa tiếng nói Việt Nam yêu quý.
1) Tìm từ đơn, từ phức.
2) a. Tìm cụm danh từ
 b. Tìm cụm động từ
 c. Tìm cụm tính từ
3) Tìm số từ, lượng từ, chỉ từ
4) Tìm các từ mượn
Học sinh chia 4 nhóm thảo luận. Trình bày kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung
Giáo viên chốt lại.
D2 học tập : - Ôn tập kiểm tra học kì 1
 - Chuẩn bị: Thi kể chuyện, diễn hoạt cảnh DG.
Tiết 67 - 68
Kiểm tra học kì I
A. Mục tiêu:
Bài kiểm tra nhằm đánh giá học sinh ở các phương diện:
Nắm được nội dung cơ bản cả 3 phần trong SGK 
Vận dụng linh hoạt theo hướng thích hợp với kiến thức và kĩ năng đã học ở cả 3 phần.
Đánh giá năng lực vận dụng phương thức tự sự và kỹ năng tạo lập văn bản nói chung.
B. Tiến trình các hoạt động dạy và học
1. ổn định
2. Đề bài: Sổ lưu đề
Củng cố, dặn dò về nhà
Ôn tập kĩ các kiến thức đã học
Chuẩn bị bài sau: Chương trình địa phương
Tuần 18
Ngày dạy: 
Tiết 69
Hoạt động ngữ văn
Thi kể chuyện
A. Mục tiêu:
Lôi cuốn học sinh tham gia các hoạt động về ngữ văn.
Rèn cho học sinh thói quen yêu văn, yêu Tiếng Việt, thích làm văn kể chuyện.
B. Tiến trình cscs hoạt động dạy và học
1. ổn định
2. Kiểm tra
3. Bài mới
HĐ1: DH tìm hiểu mục 1
Giáo viên nêu yêu cầu của tiết thi kể chuyện
HĐ1: HD tìm hiểu mục 2
5 học sinh lên tham gia kể.
Có thể hỏi các câu liên quan đến truyện
Về thể loại:
 + Nhân vật
 + Sự việc, chi tiết thú vị.
+ Học sinh nhận xét, đánh giá.
I> Yêu cầu thi kể chuyện
Tất cả học sinh cùng tham gia
Kể một câu chuyện mình tâm đắc nhất: Truyện sưu tầm, truyện tự sáng tác, truyện đã học trong sách giáo khoa.
Không đọc thuộc lòng, phải kể rõ ràng, có ngữ điệu, diễn cảm.
Tư thế đàng hoàng, tự tin.
Kể hấp dẫn, thuộc truyện, hiểu truyện, kể tự nhiên, liền mach gây được sự chú ý.
II> Thi kể chuyện
Thi kể miệng
+ Chú ý tư thế
+ Cách diễn đạt: điệu bộ, nét mặt, giọng điệu.
Thi kể viết
Chú ý lời mở đầu 
* Ưu tiên và có phần thưởng cho các học sinh có tìm tòi các truyện ngoài SGK mà hay, hấp dẫn, có ý nghĩa sâu sắc.
Củng cố, hướng dẫn: Mỗi học sinh chuẩn bị một truyện mà em thích nhất để thi kể chuyện
Tiết 70 - 71 
Chương trình ngữ văn địa phương
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm được một số truyện kể dân gian hoặc sinh hoạt văn hoá dân gian địa phương, nơi mình đang sống.
Biết liên hệ và so sánh với phần văn học dân gian đã học trong ngữ văn 6/1 để thấy sự giống và khác nhau của hai bộ phận văn học dân gian này.
B. Tiến trình cscs hoạt động dạy và học
1. ổn định
2. Kiểm tra:
Sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới
Nêu mục đích, yêu cầu, nội dung, ý nghĩa.
Kể tên các loại truyện dân gian mà em đã học.
Nêu ví dụ.
Kể một số hoạt động văn hoá truyền thống của dân tộc ta trong các lễ hội mà em biết. Địa phương em có lễ hội nào lớn?
Học sinh thảo luận nhóm
Mỗi tổ: 1 nhóm
Thời gian: 15 phút
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
Các cá nhân và nhóm khác theo dõi, bổ sung.
Nhận xét, đánh giá về các tác phẩm đã sưu tầm.
Đánh giá về nội dung hình thức tổ chức các hoạt động văn hoá nói chung?
Nhận xét về ý thức học tập của học sinh
I> Nội dung
 1. Các thể loại truyện dân gian
- Truyền thuyết
- Cổ tích
- Ngụ ngôn
- Truyện cười
2. Các hoạt động văn hóa dân gian
- Chọi gà, chọi trâu
- Đánh đu
- Ném còn
- Hát quan họ
- Đấu vật
II> Luyện tập
1. Thảo luận nhóm
- Nội dung: Phần chuẩn bị bài ở nhà theo nội dung của sách giáo khoa.
+ Sưu tầm truyện dân gian theo các thể loại truyện đã học 
+ Nêu được ý nghĩa của truyện
+ So sánh sự giống và khác nhau giữa truyện sưu tầm và truyện dân gian đã học.
+ Kể và nêu cảm nghĩ của em về các trò chơi trong lễ hội dân gian.
2. Các nhóm trình bày kết quả
+ kể miệng
+ Đọc diễn cảm văn bản đã sưu tầm
+ Biểu diễn hoặc giới thiệu trò chơi dân gian,
3. Tổng kết, đánh giá
a) Các tác phẩm đã học
- Nội dung: mang đặc điểm chung của thể loại dân gian.
- Hình thức: vừa có nét chung, vừa có ngôn ngữ riêng của từng địa phương.
b) Các hoạt động văn hoá
- Các lễ hội có một số hoạt động văn hoá chung
- Mỗi địa phương lại có hoạt động riêng: Gióng, Lệ Mật
- Thể hiện trí tuệ, tinh thần và đời sống tình cảm của nhân dân ta.
c) ý thức học tập và kết quả học tập của học sinh 
Củng cố, hướng dẫn
+ Cách kể chuyện hay, hấp dẫn.
+ Chuẩn bị bài sau: Trả bài thi học kỳ
Tiết 72:
Trả bài thi học kỳ
A. Mục tiêu:
Học sinh nhận ra lỗi sai để tự sửa chữa.
Giáo viên bổ sung những phần kiến thức mà học sinh còn chưa nắm chắc, củng cố lại.
Rèn kỹ năng diễn đạt, trình bày một câu chuyện.
B. Tiến trình các hoạt động dạy và học
1. ổn định
2. Kiểm tra:
3. Bài mới
Học sinh đọc lại đề bài 
Giáo viên nêu nhận xét chung về chất lượng bài làm.
+ Những ưu điểm chính
Nhược điểm còn hay mắc phải
Nêu rõ biểu điểm, đáp án từng câu, từng chữ để học sinh đối chiếu biết mình bị trừ ở đâu.
Đưa dàn ý khái quát để học sinh nắm được
I> Đề bài
 Học sinh đọc lại đề bài đã có
II> Nhận xét chung
Ưu điểm
+ Nhiều em ôn tập tốt, học bài kỹ, trình bày mạch lạc, rõ ràng.
+ Phần câu hỏi trắc nghiệm làm tốt, chính xác.
+ Trả lời câu hỏi nhỏ: làm chính xác.
+ Phần tập làm văn: nhiều em có đầu tư, bài sáng tạo, hay, xây dựng câu chuyện hợp lý.
Nhược điểm
+ Nêu ý nghĩa của truyện có một số bài chưa đủ.
+ Có trường hợp bỏ sót ý.
+ Phần tập làm văn nhiều em xây dựng câu chuyện chưa hợp lý: chi tiết vụn, không có ý nghĩa. Câu văn lủng củng.
III> Biểu điểm, đáp án
Câu 1: Mỗi ý đúng 0,5 đ
Câu 2:
 - Nêu đúng tên: văn bản: 0,5
Kiểu nhân vật: 0,5 
ý nghĩa: 0,5
Tìm đúng: danh từ: 0,5
 động từ: 0,5
 cụm danh từ: 1đ
Câu 3: 5đ
Bài làm đạt được yâu cầu về thể loại: Người ở đứng ở ngôi thứ nhất.
Các sự việc chính phù hợp văn bản
Có ý nghĩa
IV> Chữa bài
 Giáo viên trả bài cho học sinh, từng em chữa các lỗi mà mình mắc phải trong bài vào vở.
Những lỗi thường mắc:
Sai chính tả
Dùng từ chưa chính xác, tuỳ tiện
Diễn đạt còn lủng củng, tối nghĩa
Kết cấu bài tập làm văn chưa rõ ràng
Củng cố hướng dẫn về nhà
+ Cần chú ý nhiều hơn khi làm bài để tránh mắc lỗi
+ Chuẩn bị tốt cho bài sau: Bài học đường đời đầu tiên 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN van6 HKI.doc