Giáo án Ngữ văn 6 - Học kỳ I - Nguyễn Xuân Trường - Năm học 2008-2009

Giáo án Ngữ văn 6 - Học kỳ I - Nguyễn Xuân Trường - Năm học 2008-2009

CON RỒNG CHÁU TIÊN

A.Mục tiêu cần đạt:

-Học sinh hiểu được một cách sơ lược về truyền thuyết.

-Hiểu được nội dung ,ý nghĩa của truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên".chỉ ra được và hiểu được ý nghĩa các chi tiết tưởng tượng,kì ảo của truyện. Kể được truyện.

B.Các bước lên lớp:

 1.ổn định tổ chức :

2.KTBC:

 Kiểm tra sách vở,bài soạn của học sinh.

3.Bài mới:

a.Giới thiệu bài:

 Mỗi chúng ta đều thuộc về một dân tộc.Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình gửi gắm trong những thần thoại,truyền thuyết kì diệu.Dân tộc Việt chúng ta đời đời sinh sống trên dải đất hẹp hình chữ S bên bờ biển Đông,bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xăm huyền ảo "Con Rồng cháu Tiên".

b.Tiến trình tổ chức các hoạt động :

 Hoạt động1:Hướng dẫn HS đọc -tìm hiểu chú thích.

 

doc 172 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 924Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Học kỳ I - Nguyễn Xuân Trường - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20/8/2008
Ngày giảng:26/8
 Tuần 1-Bài 1.
Tiết 1 Văn bản con rồng cháu tiên
A.Mục tiêu cần đạt:
-Học sinh hiểu được một cách sơ lược về truyền thuyết.
-Hiểu được nội dung ,ý nghĩa của truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên".chỉ ra được và hiểu được ý nghĩa các chi tiết tưởng tượng,kì ảo của truyện. Kể được truyện.
B.Các bước lên lớp:
 1.ổn định tổ chức :
2.KTBC:
 Kiểm tra sách vở,bài soạn của học sinh.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
 Mỗi chúng ta đều thuộc về một dân tộc.Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình gửi gắm trong những thần thoại,truyền thuyết kì diệu.Dân tộc Việt chúng ta đời đời sinh sống trên dải đất hẹp hình chữ S bên bờ biển Đông,bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xăm huyền ảo "Con Rồng cháu Tiên".
b.Tiến trình tổ chức các hoạt động :
 Hoạt động1:Hướng dẫn HS đọc -tìm hiểu chú thích.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt.
+ Đọc diễn cảm văn bản?
+Văn bản "Con Rồng cháu Tiên" là một truyền thuyết (1 loại truyện dân gian).Quan sát chú thích * đọc khái niệm truyền thuyết?
+Kể tóm tắt nội dung văn bản?
+Theo em ,có thể chia VB thành mấy đoạn?Nêu các SV chính được kể trong mỗi đoạn?
+Những SV trên được trình bày theo trình tự như thế nào?
+Đây là phương thức biểu đạt của kiểu văn bản tự sự.
+Các văn bản truyền thuyết thường chứa đựng nhiều yếu tố kì ảo.Hiểu thế nào là chi tiết kì ảo?
* Chi tiết kì ảo còn gọi là chi tiết hoang đường ,thần kì... thường xuất hiện trong các truyện dân gian như truyền thuyết ,cổ tích gắn với quan niệm của người xưa:Vạn vật hữu linh(có linh hồn,TG xen lẫn thần và người).
+Em thấy những chi tiết kì ảo nào trong văn bản "Con Rồng cháu Tiên"?
Hoạt động 2:H/d HS tìm hiểu VB.
+Quan sát đoạn đầu văn bản .Tìm các chi tiết kể về nhân vật LLQ và Âu Cơ?
+Em có nhận xét gì về các chi tiết đó? Từ đó giúp em có những cảm nhận như thế nào về hình tượng LLQ và Âu Cơ ?
*Họ là biểu tượng cho sự cao quí đẹp đẽ đáng tôn thờ (biểu tượng cho vẻ đẹp của văn hoá Việt Nam-hình tượng con Rồng).
+ Câu chuyện tiếp tục hấp dẫn người đọc bằng các chi tiết kì lạ .Đó là chi tiết nào?Vì sao?
+ Cuộc hôn nhân của họ là sự hoà hợp tuyệt diệu ,là kết tinh những gì đẹp đẽ của thần tiên,thiên nhiên sông núi.Theo em mối duyên tình này, người xưa muốn ta nghĩ gì về nòi giống dân tộc?
+ Qua SV này,người xưa còn muốn biểu lộ tình cảm nào với cội nguồn dân tộc?
+ Cuộc hôn nhân thần tiên đã dẫn đến một kết quả kì lạ.Em hãy tìm và phân tích để thấy được ý nghĩa của chi tiết này?
* Trong bản tuyên ngôn độc lập Bác Hồ nói:Tôi nói đồng bào nghe rõ không?->điều này có nghĩa là mọi người trên đất nước ta đều chung một nguồn gốc,chung một lòng mẹ bao dung ,một sức mạnh ý chí ,một người cha.Đây là một chi tiết,hình ảnh độc đáo nhấn mạnh sự cùng chung huyết thống->khẳng định dòng máu thần tiên,phẩm chất trí tuệ Việt Nam.
+ Điều gì đã xảy ra với gia đình LLQ và Âu Cơ?Tình thế ấy được giải quyết như thế nào?
 + Vì sao cha mẹ lại chia con theo 2 hướng :lên rừng ,xuống biển?
+ Việc chia con của LLQ và Âu Cơ phản ánh ý nguyện gì của dân tộc?
+ Chi tiết cuối truyện có ý nghĩa gì trong việc cắt nghĩa truyền thống dân tộc?
Hoạt động 3:Hướng dẫn HS thực hiện phần ghi nhớ.
+ Theo em những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện có ý nghĩa như thế nào?
+ Có thể nói cả câu chuyện là một bài ca thể hiện niềm tự hào về nguồn gốc-sức mạnh và ý chí dân tộc.ý kiến của em như thế nào?
+ Các truyền thuyết có liên quan đến sự thật lịch sử xa xưa.Theo em, truyền thuyết "CRCT" phản ánh sự thật lịch sử nào của nước ta trong quá khứ?
+ Đọc to mục ghi nhớ SGK?
Hoạt động 4:H/d HS luyện tập.
+ Kể diễn cảm truyện?
+ Kể các truyền thuyết tương tự giải thích nguồn gốc dân tộc Việt Nam?
+ Chi tiết nào trong truyện làm em thích thú?Rút ra bài học cho bản thân?
-Đọc văn bản.
-Trả lời như chú thích *SGK.
- Tóm tắt ngắn gọn nd vb.
- 3 đoạn:
+Đoạn 1:Từ đầu->Long Trang:Lạc Long Quân gặp Âu Cơ và kết duyên thành vợ chồng.
+Đoạn 2:Tiếp ->lên đường:
Âu Cơ có mang;sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra 100 người con.
+Đoạn 3:Còn lại:Sự trưởng thành của các con của Lạc Long Quân và Âu Cơ-lập nên các triều đại Vua Hùng.
- Theo một trật tự diễn biến từ đầu đến cuối (trật tự thời gian) từ sự việc này đến sự việc kia->kết thúc.
->Là chi tiết tưởng tượng, không có thật,rất phi thường.
+Lạc Long Quân nòi Rồng, có phép lạ diệt trừ yêu quái.
+Âu Cơ và Lạc Long Quân kết duyên,Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng...
+LLQ :Là con thần biển,có nhiều phép lạ,sức mạnh vô địch,diệt yêu quái giúp dân.
+Âu Cơ:Là con thần Nông,xinh đẹp tuyệt trần,yêu thiên nhiên cây cỏ.
- Chi tiết kì lạ ,lớn lao ,phi thường
+Lạc Long Quân là biểu tượng cho vẻ đẹp cao quí của bậc anh hùng.
+Âu Cơ biểu hiện cho vẻ đẹp dịu dàng,cao quí của người phụ nữ.
-LLQ kết duyên cùng Âu Cơ-Rồng ở biển cả,Tiên ở chốn non cao gặp nhau kết duyên thành vợ chồng.
- Dân tộc ta có nòi giống cao quí , thiêng liêng.
- Lòng tôn kính,tự hào về nòi giống Con Rồng Cháu Tiên.
- Âu Cơ có mang ,sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con khoẻ đẹp-Mọi người chúng ta đều là anh em một nhà do cùng một cha mẹ sinh ra.Cái gốc giống nòi của dân tộc ta thật cao quí thiêng liêng.Từ trong cội nguồn dân tộc ta đã là một khối thống nhất.
- LLQ và Âu Cơ chia con 50 con theo mẹ lên rừng ,50 con theo cha xuống biển.
- Rừng là quê mẹ,biển là quê cha, hai bên nội ngoại cân bằng->Đặc điểm địa lí nước ta rộng lớn.
+ý nguyện phát triển dân tộc:làm ăn ,mở rộng,giữ vững đất đai.
+ý nguyện đoàn kết,thống nhất dân tộc.
- Dân tộc ta có từ lâu đời,trải qua các triều đại Hùng Vương,dân tộc ta có truyền thống đoàn kết,thống nhất và bền vững.
- Tô đậm tính chất kì lạ,lớn lao,đạp đẽ của nhân vật.Thần kì hoá,thiêng liêng hoá nguồn gốc dân tộc.Khơi gợi niềm tự hào,tôn kính tổ tiên.
- Tự bộc lộ.
- Thời đại các vua Hùng,đền thờ vua Hùng ở Phong Châu, giỗ tổ Hùng Vương.
- Đọc ghi nhớ SGK.
- HS kể diễn cảm truyện.
- Kinh và Ba na là anh em, Quả bầu mẹ (Khơ Me),Quả trứng to nở ra người.
- Tự bộc lộ.
Tự hào ghi nhớ về cội nguồn, sống xứng đáng với nguồn gốc cao quí.
I.Đọc -chú thích.
1.Đọc
2.Chú thích
II.Tìm hiểu văn bản.
1.Cội nguồn dân tộc Việt nam.
a.Hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ.
+Lạc Long Quân :
-Con thần Long Nữ 
-Có sức khoẻ vô địch,có nhiều phép lạ,diệt trừ yêu quái giúp dân.
->Biểu hiện cho vẻ đẹp cao quí của bậc anh hùng.
+Âu Cơ:
- Con thần Nông 
-Xinh đẹp tuyệt trần
-Yêu thiên nhiên cây cỏ->Biểu hiện cho vẻ đẹp cao quí của người phụ nữ.
b.Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ.
Là sự hoà hợp tuyệt diệu của thiên nhiên, sông núi.
->Dân tộc ta có nguồn gốc cao quí.
2.Ước nguyện muôn đời của dân tộc Việt nam.
-Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra trăm người con
 ->Từ trong cội nguồn dân tộc ta đã là một khối thống nhất.
-LLQ và Âu Cơ chia con:50 người con theo cha xuống biển,50 người con theo mẹ lên rừng
->ý nguyện phát triển dân tộc,nguyện vọng đoàn kết ,thống nhất dân tộc.
*Ghi nhớ SGK.
III.Luyện tập.
Hướng dẫn về nhà:
-Học thuộc ghi nhớ SGK.
-Làm bài tập 2.
* Tự rút kinh nghiệm:
 .. 
Tiết 2:Văn bản:
 Bánh chưng ,bánh giầy
 (Truyền thuyết)
A.Mục tiêu cần đạt:
 -Giúp học sinh hiểu thêm định nghĩa về truyền thuyết.
-Hiểu thêm thành quả lao động trong việc xây dựng nền văn hoá dân tộc.Biết xây dựng cho mình lòng yêu quí những con người lao động chân chính,tự hào về dân tộc.
-Tiếp tục rèn kĩ năng cảm nhận truyền thuyết.
B.Các bước lên lớp
1.ổn định tổ chức.
2.KTBC:
+ Kể diễn cảm truyện :Con Rồng cháu Tiên? Nêu ý nghĩa của truyện?
+ Chi tiết nào trong truyện làm em thích thú nhất ? Vì sao?
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
Hàng năm ,mỗi khi tết đến xuân về,người Việt Nam chúng ta lại nhớ đến câu đối quen thuộc:
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh
Bánh chưng ,bánh giầy là hai thứ bánh không thể thiếu trong mâm cỗ tết của dân tộc Việt Nam.Văn bản "Bánh chưng ,bánh giầy"sẽ giải thích nguồn gốc của hai thứ bánh này.
b.Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh đọc -tìm hiểu chú thích.
+ Đọc với giọng chậm rãi,tình cảm.Giọng vua Hùng:đĩnh đạc , chắc khoẻ;giọng nói của thần trong giấc mơ của Lang Liêu :âm vang ,xa vắng.
+ đọc diễn cảm văn bản?
 + Hãy kể lại truyện?(Yêu cầu đủ ý,mạch lạc)
+ Giải nghĩa các từ:Lang,chứng giám,sơn hào hải vị?Phân biệt nghĩa các từ "Quân thần " và "quần thần"?
Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
+ Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào?Quan điểm và hình thức chọn người nối ngôi của nhà vua như thế nào?
+ Em hiểu "chí " ở đây có nghĩa là gì?
+ Em có nhận xét gì về quan điểm chọn người nối ngôi của vua Hùng?
Quan điểm sáng suốt,tiến bộ,coi trọng tài,trí hơn là trưởng, thứ.Thể hiện quyết tâm đời đời giữ nước và dựng nước.Chọn lễ tiên vương để các con trổ tài là việc làm có ý nghĩa bởi nó đề cao phong tục thờ cúng tổ tiên,trời đất.
+ Các lang đã làm gì để vui lòng vua cha?
+ Việc các quan đua nhau tìm lễ vật thật hậu chứng tỏ điều gì?
+ Lang Liêu khác các lang ở điểm nào?Vì sao Lang liêu là người buồn nhất?
* Như vậy,hoàn cảnh của Lang Liêu rất gần gũi với số phận các nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích sau này.
+ Vì sao Thần chỉ mách bảo giúp riêng cho Lang Liêu?
+ Đây là chi tiết rất cổ tích,các nhân vật mồ côi,bất hạnh thường được thần ,bụt hiện lên giúp đỡ mỗi khi gặp khó khăn.Thần mách bảo Lang Liêu điều gì?Có điều gì thú vị trong lời mách bảo đó?
+ Lang Liêu đã làm gì để thực hiện lời thần mách bảo?Qua đó em hiểu thêm gì về Lang Liêu?
+ Đọc doạn cuối truyện,cho biết tại sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua chọn tế trời đất, Tiên Vương?
+ Chi tiết vua nếm bánh và ngẫm nghĩ rất lâu có ý nghĩa gì?
+ Lời nói của vua gợi cho em suy nghĩ gì?
+ Theo em,Lang Liêu được nối ngôi có xứng đáng không?Vì sao?
Hoạt động3:Hướng dẫn HS thực hiện phần ghi nhớ.
+ Truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy" có ý nghĩa gì?
+ Tại sao nói "Bánh chưng ,bánh giầy"là truyền thuyết tiêu biểu?
+ Đọc phần ghi nhớ SGK.
Hoạt động 4: H/d luyện tập .
+ Em hãy cho biết ý nghĩa của phong tục ngày tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy?
+ Đọc truyện này em thích nhất chi tiết nào?Vì sao?
- Nghe hướng dẫn
- Đọc diễn cảm văn bản.
- Quan sát chú thích, giải nghĩa và phân biệt.
-Vua đã già,giặc ngoài đã dẹp yên,thiên hạ đã thái bình,nhà vua có tới 20 người con
-Tiêu chuẩn:Nối được chí vua (không nhất thiết là con trưởng)
-Hình thức: thử tài (ai làm vừa ý vua sẽ được nối ngôi)
- ý chí, tài , đức.
- Quan điểm tiến bộ so với đương thờ ... hụ...những dây núi...những cây to.
-> Từ láy, sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá.
-> Làm cảnh hiện lên sinh động, hấp dẫn.
-> Đa dạng, giàu sức sống, tươi đẹp, hùng vĩ, nguyên sơ, cổ kính.
-> Một phần do cảnh, một phần do khả năng quan sát, tưởng tượng, sự am hiểu và tình cảm yêu mến của tác giả.
-> Lái thuyền vượt thác trong mùa nước to ( Khó khăn , nguy hiểm)-> Đòi hỏi con người phải có lòng dũng cảm.
-> HS tìm trong văn bản.
-> H/s trả lời 
-> Con người khiêm tốn nhưng dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt, quả cảm trong khó khăn thử thách.
-> Thống nhất chặt chẽ giữa kể việc và miêu tả chân dung con người trong lao động với 2 nghệ thuật phổ biến là so sánh và nhân hoá.
-> Ca ngợi, quí trọng người lao động.
-> Thiên nhiên , hoang sơ, hùng vĩ.
Con người lao động khiêm tốn, quả cảm, dũng mãnh, quyết liệt trong công việc.
->Yêu thiên nhiên, trân trọng người lao động, yêu quê hương.
-> Chọn vị trí quan sát thuận lợi, tưởng tượng phong phú dùng nhiều so sánh, nhân hoá độc đáo, yêu mến cảnh và người .
 I. Đọc- chú thích.
1. Đọc.
2. Chú thích.
II. Tìm hiểu văn bản.
1.Cảnh thiên nhiên.
- Dòng sông: có đoạn êm đềm, có đoạn dữ dội.
- Hai bên bờ: Đa dạng, hùng vĩ, nguyên sơ, cổ kính.
-> Cảnh đẹp , giàu sức sống.
2. Dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác.
- Dòng thác dữ dội, ngang ngược.
- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc...như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
- Hình ảnh con người lao động mang sức mạnh phi thường, mang tinh thần quả cảm, quyết liệt trong khó khăn thử thách.
* Ghi nhớ.
III. Luyện tập.
BTTN: 
1. Đối tượng nào được tập trung miêu tả trong đoạn trích Vượt thác ?
A. Dượng Hương Thư và chú Hai ;
B. Dượng Hương Thư; 
C. Cảnh hai bên sông Thu Bồn ;
D. Dòng sông Thu Bồn 
2. Nhận xét nào đúng đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của đoạn trích Vượt thác ? 
A. Làm rõ cảnh thiên nhiên trải dọc theo hai bờ sông ;
B. Khái quát được sự rữ dằn và êm dịu của dòng sông ;
C. Làm nổi bật hình ảnh của con người trong tư thêd lao động;
D. Phối hợp tả cảnh thiên nhiên với tả hoạt động của con người .
Về nhà:
- Học thuộc ghi nhớ.
- Đọc bài đọc thêm.
- Chuẩn bị tiết so sánh.
*************************************
Ngày soạn:1/2/2007
Ngày giảng:2/2/2007
 Tiết 86:
So sánh ( Tiếp )
A. Mục tiêu cần đạt.
 - HS hiểu được 2 kiểu so sánh cơ bản: ngang bằng và không ngang bằng.
 - Hiểu được tác dụng chính của so sánh.
 - Bước đầu tạo được một số phép so sánh.
B. Lên lớp.
 I. ổn định tổ chức.
 II. KTBC:
1. So sánh là gì ? cho VD minh hoạ? 
1. Trong câu văn sau ,câu nào không sử dụng phép so sánh ?
A. Trên gác cao nhìn xuống ,hồ như một chiếc gương bầu dục lớn ,sáng long lanh 
B. Cầu Thê Húc mầu son ,cong cong như con tôm ,dẫn vào đừên Ngọc Sơn. 
C. Rồi cả nhà - trừ tôi - vui như tết khi bé Phương ,qua giới thiệu của chú Tiến Lê ,được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế .
D. Mặt chú bé toả ra một thứ ánh sáng rất lạ 
 III. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt.
Hoạt động 1: Tìm hiểu các kiểu so sánh và tác dụng của phép so sánh.
H: Đọc VD ( SGK) , tìm phép so sánh?
H: Tìm các từ so sánh?
H: Xác định cấu trúc của mỗi so sánh, nhận xét sự khác nhau của chúng?
H: Tìm thêm các từ so sánh thuộc mỗi kiểu so sánh?
H: Lấy VD về 2 kiểu so sánh?
H: Đọc đoạn văn SGK, tìm phép so sánh?
H: Sự vật nào được đem so sánh và so sánh trong hoàn cảnh nào?
H: Tác dụng của phép so sánh trên với việc miêu tả SV, thể hiện tưởng của người viết?
-> Tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động, giúp người đọc hình dung được đặc điểm của SV được miêu tả( Những cách rụng khác nhau của lá). Giúp người đọc nắm được tưởng của người viết: Quan điểm về sự sống, cái chết( Sự rụng của mỗi chiếc lá là cụ thể hoá những giây phút cuối trong vòng đời của mỗi con người)
H: Em có cảm nhận ntn khi đọc đoạn văn? Nhờ đâu em có những cảm nhận trên?
H: Rút ra nhận xét về tác dụng của phép so sánh?
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
Bài tập 1: Tìm phép so sánh?
Bài tập 2: 
H: Tìm phép so sánh trong văn bản “ Vượt thác”?
-GV chia nhóm. Yêu cầu HS phân tích cảm nhận thông qua hình ảnh so sánh.
Bài tập 3:
2 HS lên bảng
1. Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
2.....Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
-> 1. Chẳng bằng
 2. Là
-> 1. A không ngang bằng 
( chẳng bằng) B.
2. A là ( ngang bằng) B
-> 1. Như , tựa như, như là,, giống...
2. Khác, hơn,, kém, không giống...
-> HS hoạt động tiếp sức.
-> Những chiếc lá khi rụng ( Rời cành, kết thúc một kiếp sống theo qui luật, trong một khoảnh khắc)-> Gửi gắm tâm sự vui buồn của con người.
-> H/ s trả lời 
-> Đoạn văn hay, giàu hình ảnh, xúc động.
->Tác giả sử dụng phép so sánh linh hoạt, tài tình gợi lên những cung bậc tình cảm vui buồn của con người.
-> HS trả lời như SGK.
a. Tâm hồn tôi là....->so sánh ngang bằng.
b. Con đi...-> so sánh không ngang bằng, cha bằng...
c. Anh đội viên...nh nằm ( so sánh ngang bằng)
Bóng Bác...
ấm hơn...
-> so sánh không ngang bằng.
-> 1. Những động tác thả sào.....
 2. Dượng Hương Thư...hùng vĩ...khác hẳn...
 3. Dọc sờn núi...phía trước
I. Các kiểu so sánh 
1. V/d 
2. Ghi nhớ /sgk 
- có hai kiểu so sánh : 
+So sánh ngang bằng 
+ So sánh không ngang bằng
II. Luyện tập
1. Bài tập 1. 
2. Bài tập 2. 
3. Bài tập 3. 
BT: Tìm các từ ngữ thích hợp để hoàn thiện phép so sánh trong bài ca dao sau : 
Cổ tay em trắng ..
Đôi mắt em liếc .. dao cau
Miệng cười .. hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể ..
Về nhà:
- Học thuộc ghi nhớ.
- Làm bài tập 3.
- Chuẩn bị: chương trình địa phương.
***********************************
Ngày soạn:2/2/2007
Ngày giảng:5/2/2007
 Tiết 87:
Chương trình địa phương
(Rèn luyện chính tả.)
A. Mục tiêu cần đạt.
 HS sửa một số lỗi chính tả do ảnh hởng cách phát âm địa phơng. Có ý thức khắc phục các lỗi chính tả do ảnh hởng của cách phát âm địa phơng.
B. Lên lớp.
 I. ổn định tổ chức.
 II. KTBC:
 1. Dùng bài tập trắc nghiệm để kiểm tra.
 2. Viết đoạn văn trong đó dùng phép so sánh?
 III. Bài mới:
Hoạt động 1: Lựa chọn, viết đúng các phụ âm đầu dễ mắc lỗi vào chỗ trống.
a. Tr/ch: ......ung thuỷ;......ung thành;......ông chênh;.....enh lẹch;...ịnh trọng;..... ôi chảy; chan ...ứa;... ưởng thành;... ương trình
b. S/x: Sản ...uất; ....uất xứ; sung... ướng; sơ ...sài; ... ương rồng; ...uy nghĩ; ...ôi sục ; ...uất hiện
c. r/d/gi : ....a đình;  a dẻ; ...ung rinh; rạng ...ỡ;  áo dục; rắc ...rối; ... ang sơn; ...ụng rời; .... ao kèo; ... ao kéo.
d. n/l: ... eo núi; nước... on, lung...inh; ruộng ... ương; lóng ...ánh; ánh ...ắng;
 ... ương thiện; ruộng ...ương; ...o lắng; no ...ê.
HS hoạt động nhóm- thảo luận, trình bày vào bảng phụ.
- GV sửa chữa, chấm điểm theo nhóm.
Hoạt động 2: Chính tả: nghe đọc : Chú ý phụ âm dễ mắc lỗi.
- Gv cho HS viết đoạn văn:
“ Đến Phường Rạch, dượng Hương sai nấu ăn để được chắc bụng....nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống quay đầu chạy về lại Hà Phước.”
( Vượt thác- (Quê nội)- Võ Quảng)
Hình thức:
2 HS lên bảng viết dưới lớp hoạt động cá nhân.
GV chấm chữa một số bài: Tranh ,Huyền ,Minh ..
Về nhà:
-Viết đoạn văn “ Những động tác..dạ dạ” vào sổ tay chính tả.
- Soạn : “ Buổi học cuối cùng”.
********************************
Ngày soạn:5/2/2007
Ngày giảng:8/2/2007
Tiết 87: 
Phương pháp tả cảnh. Viết bài số 5 ở nhà.
A. Mục tiêu cần đạt.
 - HS nắm đợc cách tả cảnh và bố cục của một đoạn , một bài văn tả cảnh.
 - Luyện kĩ năng quan sát, lựa chọn, kĩ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo trình tự hợp lí.
B. Lên lớp.
 I. ổn định tổ chức.
 II. KTBC:
 - Kiểm tra vở chính tả- phần chuẩn bị của HS.
 III. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu phơng pháp tả cảnh.
H: Đọc 2 đoạn văn đầu ( SGK)- Đoạn văn đầu tả cảnh gì?
H: Tại sao nói qua hình ảnh nhân vật ta có thể hình dung đợc những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông nhiều thác dữ?
H: Đoạn 2 tả cảnh gì? Cảnh đợc miêu tả theo thứ tự nào?
H: Tìm những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu mà tác giả chọn để tả cảnh?
H: Liệu có thể đảo ngợc thứ tự này đợc không? Vì sao?
H: Qua 2 bài tập trên rút ra nhận xét: Muốn làm tốt bài văn tả cảnh cần chú ý những gì?
H: Đọc VD ( c) ? Nội dung bài văn?
H: Đây là bài văn tả cảnh có 3 phần tơng đối trọn vẹn? Chỉ ra và tóm tắt nội dung mỗi phần?
Hoạt động 2: Hớng dẫn luyện tập.
Bài tập 1: 
H; Nếu phải tả quang cảnh lớp học giờ TLV em sẽ tả ntn?
a. Em lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu nào để miêu tả?
b. Miêu tả theo thứ tự nào?
Bài tập 2:
H: Nếu tả quang cảnh sân trờng trong giờ ra chơi, em tả theo thứ tự ntn?
Bài tập 3: Rút văn bản : Biển đẹp” thành một dàn ý?
Về nhà:
- Viết bài văn tả cảnh.
1. Đề bài:
 Tả quang cảnh sân trờng trong ra chơi.
2. Biểu điểm:
 a. Nội dung: ( 7 điểm)
 * MB: Giới thiệu cảnh ra chơi( 1 điểm)
 * TB: Miêu tả giờ ra chơi ( 5 điểm)
- Trớc khi ra chơi: Sân trờng yên ắng...
- Trong khi ra chơi:
+ Trống ra chơi...HS ùa ra sân...hành lang nh hẹp lại, sân trờng vỡ tung bởi âm thanh náo nhiệt...Khăn quàng HS tung bay tạo nên một vờn hoa di động nhiều màu sắc.
+ Các trò chơi đợc triển khai nhanh chóng.
+ Nắng , cây cối...hoà vào cuộc chơi...
+ Hành động TDGG chống mệt mỏi.
- Sau giờ ra chơi: HS vào lớp- sân trờng lại yên ắng.
* KB: Cảm tởng về giờ ra chơi.( 1 điểm)
b. Hình thức .( 3 điểm)
- Bài viết đúng thể loại miêu tả , rõ bố cục, diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc, liên tởng phong phú; mới lạ ( 2 điểm)
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. ( 1 điểm).
*****************************
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 89, 90:
Buổi học cuối cùng.
A. Mục tiêu cần đạt.
 - HS nắm đợc cốt truyện, nhân vật và t tởng của truyện: Qua câu chuyện buổi học cuối tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An Dát, truyện đã thể hiện lòng yêu nớc trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói dân tộc.
- Nắm đợc tác dụng của phơng thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuậ biểu hiện tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ , cử chỉ, ngoại hình, hành động.
B. Lên lớp.
 I. ổn định tổ chức.
 II. KTBC: 
 Thu bài viết ở nhà của HS.
 III. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Đọc – chú thích văn bản.
H: đọc diễn cảm truyện? ( đúng từ phiêm âm tiếng Pháp, giọng điệu , lời văn thay đổi theo cái nhìn và tâm trạng nhân vật Phrăng)
H: Trình bày ngắn gọn về tác giả Đô đê và hoàn cảnh sáng tác truyện

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Van 6HKI3cot.doc